1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)

14 584 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 410,7 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- TRẦN THI ̣ DUNG NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THI ̣ DUNG

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC

SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN

VÀ NHÂN VẬT (QUA TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG, CÁNH ĐỒNG BẤT

TẬN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận Lịch sử và Phê bình Điện ảnh Truyền hình

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TRẦN THI ̣ DUNG

NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC

SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CỐT TRUYỆN

VÀ NHÂN VẬT (QUA TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG, CÁNH ĐỒNG BẤT

TẬN)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ly ́ luâ ̣n Li ̣ch sử và Phê bình Điê ̣n ảnh Truyền hình

Mã số: 60210231

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Lý Hoài Thu

Hà Nội - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Nghệ thuật chuyển thể tác phẩm văn

học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những phân tích và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra đều dựa trên thực tế tìm hiểu, nghiên cứu và chưa từng được ai công bố

Nếu những thông tin tôi cung cấp không chính xác, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước những cá nhân, tổ chức có thẩm quyền

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Tác giả

Trần Thị Dung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn PGS TS Lý Hoài Thu – người không chỉ hướng dẫn, góp ý trao đổi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và các hướng dẫn khoa học khác mà còn động viên, khích lệ đảm bảo cho luận văn hoàn thành có chất lượng

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN đã tạo mọi điều kiện cho việc học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Hà Nội, tháng 5 năm 2016

Học viên

Trần Thị Dung

Trang 5

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Lịch sử vấn đề 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

6 Đóng góp mới của luận văn Error! Bookmark not defined

7 Cấu trúc của luận văn Error! Bookmark not defined NỘI DUNG Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TỰ SỰ VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM Error! Bookmark not defined 1.1 Giới thuyết về tự sự học và chuyển thể tác phẩm:Error! Bookmark not defined

1.2 Khái niệm cốt truyện trong tác phẩm văn học và tác phẩm điện ảnh Error! Bookmark not defined

1.2.1 Khái niệm và đặc trưng cốt truyện trong tác phẩm văn học Error!

Bookmark not defined

1.2.2 Khái niệm và đặc trưng cốt truyện trong tác phẩm điện ảnh Error!

Bookmark not defined

1.3 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học và

tác phẩm điện ảnh Error! Bookmark not defined

1.3.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò nhân vật trong tác phẩm văn học

Error! Bookmark not defined

1.3.2 Khái niệm, đặc trưng và vai trò nhân vật trong tác phẩm điện ảnh

Error! Bookmark not defined

Trang 6

2

1.4 Giới thiệu về “Trăng nơi đáy giếng” và “Cánh đồng bất tận” trên bình

diện tác phẩm văn học và điện ảnh Error! Bookmark not defined

1.4.1 Trăng nơi đáy giếng Error! Bookmark not defined 1.4.2 Cánh đồng bất tận Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ CỐT TRUYỆNError! Bookmark not defined

2.1 Những tiếp thu, bổ sung và cải biên đường dây cốt truyện chính qua

“Trăng nơi đáy giếng” và “Cánh đồng bất tận”.Error! Bookmark not defined

2.2 Nghệ thuật chuyển thể qua tổ chức không gian – thời gian Error! Bookmark not defined

2.3 Nghệ thuật chuyển thể qua mở đầu và kết thúcError! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN ẢNH NHÌN TỪ NHÂN VẬT Error! Bookmark not defined 3.1 Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hệ thống:Error! Bookmark not defined

3.2 Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua hành động, tính cách Error! Bookmark not defined

3.3 Nghệ thuật chuyển thể nhân vật qua ngôn ngữError! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 7

Trang 7

3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Nhà nghiên cứu phê bình điện ảnh Timothy Corrigan đã từng nhận xét về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh như sau: “Lịch sử quan hệ giữa phim ảnh và văn chương là một lịch sử yêu ghét lẫn lộn, đương đầu và phụ thuộc lẫn nhau.” Quả đúng thế, ngay từ khi điện ảnh ra đời (từ cuối thế kỷ 19), văn chương và điện ảnh vẫn luôn song hành cùng nhau trong toà lâu đài nghệ thuật Thông thường hai ngành nghệ thuật ấy vẫn song song đi bên nhau, tự kiến tạo cho mình những đặc trưng riêng biệt nhưng không ít lần văn chương rất tự nhiên đi vào thế giới điện ảnh để toả sáng Việc chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh đã xuất hiện từ lâu và đang là hiện tượng rất phổ biến trong đời sống văn hoá nghệ thuật trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Bởi điện ảnh thật khó vượt qua được sức hấp dẫn từ kho tàng văn học phong phú và giá trị được làm đầy qua hàng ngàn năm lịch sử Bởi thế, nghiên cứu về vấn đề chuyển thể các tác phẩm văn học sang điện ảnh như một cầu nối tự nhiên để gắn kết mối nhân duyên của hai ngành nghệ thuật này 1.2 Tự sự học là một ngành nghiên cứu còn non trẻ, được định hình từ những năm 60-70 của thế kỷ XX ở Pháp, nhưng đã nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới và có nhiều đóng góp trong nghiên cứu khoa học cơ bản Bởi chiếm lĩnh tri thức rộng lớn nên tự sự học là bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng Nó không chỉ giới hạn trong tự sự văn học mà còn được vận dụng để nghiên cứu nhiều hình thức tự sự khác như: tôn giáo, lịch sử, triết học, âm nhạc, mỹ thuật, điện ảnh… Cho nên Roland Bathes có nói đại ý tự sự xuất hiện cùng bản thân lịch sử loài người Trong đó, tự sự văn học là đối tượng nghiên cứu lâu đời nhất, phức tạp nhất Còn điện ảnh lại là có tuổi đời trẻ hơn, thế nên

tự sự điện ảnh cũng là em út trong nghiên cứu tự sự học Tuy nhiên, sự bắt rễ của điện ảnh với văn học cũng tạo nên một mối quan hệ hữu cơ mới khi so

Trang 8

4

sánh tự sự văn học với tự sự điện ảnh, tuy có nhiều điểm chung nhưng cũng có không ít điểm khác biệt vì chất liệu và phương thức tác động của hai loại hình nghệ thuật là khác nhau Không thể đánh giá về một tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ tác phẩm văn học là bản sao của tác phẩm văn học gốc Bởi khi

đi vào môi trường điện ảnh, với những nhân tố điện ảnh thì tác phẩm văn học

đã có sự chuyển biến khá nhiều Cho nên, việc vận dụng lý thuyết của tự sự đặc biệt là cốt truyện và nhân vật để nghiên cứu vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh là cần thiết khi muốn nhìn nhận lại giá trị của những tác phẩm này một cách đầy đủ và công bằng nhất

1.3 Mặt khác, người viết với niềm yêu thích văn chương và điện ảnh mong muốn khám phá sâu hơn vào địa hạt của hai lĩnh vực này, bổ sung cho mình cũng như những người yêu văn chương và điện ảnh có thêm những kiến thức quý báu, phát hiện ra vẻ đẹp bí ẩn đằng sau “tảng băng trôi” của mỗi tác phẩm văn học và điện ảnh Đồng thời cũng mong muốn tìm ra bí quyết để một

bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh có thể thành công từ góc nhìn cốt truyện và nhân vật

Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác

phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” cho luận văn Thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Hiện tượng chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh là để tài không mới, tuy nhiên mỗi nhà nghiên cứu lại có một góc nhìn khác nhau về vấn đề này Người viết thiết nghĩ đem một vấn đề đã cũ ra để mổ xẻ, bàn bạc lại có lẽ không tránh khỏi những ý kiến trái chiều Nhưng thiết nghĩ, việc đặt lại vấn đề chuyển thể ở một góc nhìn cụ thể, đi sâu vào nội dung chi tiết của hiện tượng chuyển thể là cần thiết trong thời buổi hiện nay Nghiên cứu hiện tượng đó trên hai phương diện cốt truyện và nhân vật, tức là đi vào cốt lõi của vấn đề chuyển

Trang 9

5

thể, khai thác công cụ để bất kì một nhà văn cũng như nhà làm phim nào muốn xây dựng một bộ phim thành công đều cần đến, người viết mong muốn có một phương thức khái quát nhất cho những người làm phim chuyển thể hay nghiên cứu về phim chuyển thể khai thác cái hay, cái đặc sắc của truyện – phim Bởi vậy, đề tài không hướng đến những điều cao xa như mối quan hệ giữa văn học – điện ảnh, vận dụng các yếu tố của tự sự văn học vào nghiên cứu tự sự điện ảnh… mà nhằm khai thác tối đa việc vận dụng cốt truyện và nhân vật trong tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh như thế nào để tạo nên một bộ phim chuyển thể thành công, có dấu ấn của nhà làm phim trong một bộ phim độc lập chứ không phải là bản dịch của tác phẩm văn học

Đối với điện ảnh thế giới và điện ảnh Việt Nam gần đây, nhiều bộ phim chuyển thể thành công, vậy họ cũng có những bí quyết riêng khi chuyển thể Cho nên đối với nhà làm phim trẻ hay với những người nghiên cứu điện ảnh, biết được bí kíp qua chuyển thể cốt truyện và nhân vật là đã thành công được

một nửa Vì vậy, người viết mong muốn đề tài “Nghệ thuật chuyển thể tác

phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ phương diện cốt truyện và nhân vật (qua Trăng nơi đáy giếng, Cánh đồng bất tận)” sẽ tiếp cận với nhiều người làm

nghề trong lĩnh vực điện ảnh và cả người yêu điện ảnh để có những thước đo chuẩn xác khi chuyển thể, khi xem và đánh giá một bộ phim chuyển thể

3 Lịch sử vấn đề

3.1 Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh

Sự phát triển như vũ bão của kỹ thuật nghe nhìn đã tạo ra cho công chúng những nhu cầu thưởng thức văn học nghệ thuật theo cách mới mẻ Điện ảnh là ngành nghệ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu mới này bởi điện ảnh tích hợp được những đặc tính ưu việt của các ngành nghệ thuật khác từ âm nhạc, hội hoạ, văn học… Các nhà làm phim hoàn toàn có thể làm cho tác phẩm điện ảnh của mình thành công hơn nếu biết vận dụng càng nhiều sức sáng tạo của kỹ thuật phim ảnh

Trang 10

6

cũng như sự tham gia của các: kịch gia, diễn viên, nhạc sĩ, hoạ sĩ… để biến những con chữ trong trang văn trở thành những thực thể sinh động, có hồn Chính vì vậy, mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh là một thực tế sống động không thể phủ nhận Ngay từ những ngày đầu có mối giao duyên ấy, nhiều nhà lí luận đã khẳng định: bên cạnh quá trình điện ảnh hấp thụ và cải tiến những kinh nghiệm nghệ thuật của văn học, một hiện tượng không kém phần quan trọng là tác động ngược lại rất to lớn của điện ảnh đối với văn học Nghiên cứu về mối quan hệ này,

cuốn Văn học với điện ảnh (Mai Hồng dịch, NXB Văn học, 1961) là cuốn sách

tập hợp những bài giảng của M.Rôm, I Khây-phít-xơ, E Ga-bơ-ri-lô-vi-trư đã đưa ra mấy đặc trưng quan trọng trong việc viết truyện phim, đặc điểm thành phần văn xuôi trong truyện phim… nhằm “nâng cao tác dụng của văn học trong điện ảnh, để sáng tạo những truyện phim và những bộ phim kiểu mới thể hiện đời sống

vô cùng phong phú một cách chân thực” Cuốn sách mới chỉ dừng lại ở mặt gợi

mở cho những nhà làm phim khi chuyển thể từ tác phẩm văn học chứ chưa chỉ ra một cách có hệ thống và chuyên sâu mối quan hệ giữa văn học với điện ảnh

Gần đây, cuốn Dẫn luận và nghiên cứu “Điện ảnh và văn học”

(Timothy Corrigan) đã chỉ ra khá nhiều điểm đồng thuận cũng như khác biệt giữa văn học và điện ảnh trên cơ sở tái hiện một loạt giai đoạn lịch sử, các phong tục văn hoá và phương pháp phê bình Phần một phác hoạ những khác biệt và động lực lịch sử hình thành nên chủ đề, nhấn mạnh những đặc thù và

di sản theo sau cuộc tranh luận trong suốt những năm 1990 Phần hai, tác giả trình bày về những khái niệm chủ đạo mà văn học và điện ảnh chia sẻ, cái thường tạo nên đặc thù của mỗi chuyên ngành Phần ba là trọng tâm cuốn sách, đem đến những tuyên bố chủ đạo về mối quan hệ giữa điện ảnh và văn chương đã xuất hiện Nhờ vậy, người nghiên cứu có được cái nhìn tổng quan nhất về mối quan hệ của hai loại hình nghệ thuật này Tuy nhiên, xét về góc

độ cốt truyện và nhân vật có ý nghĩa như thế nào trong việc chuyển thể dường như vẫn chưa được người viết chú trọng

Trang 11

7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách tác phẩm:

1 Trần Thuỳ Mai (2010), Trăng nơi đáy giếng, tập truyện ngắn chọn

lọc, Nxb Thanh Niên, Hà Nội

2 Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, tập truyện ngắn, Nxb

Trẻ, Tp Hồ Chí Minh

Sách nghiên cứu:

3 A-lếch-xăng Đốp-gien-cô (1965), Mấy nguyên tố cấu thành trong

ngôn ngữ điện ảnh, Tài liệu nghiên cứu học thuật – nghiệp vụ điện ảnh, Ban

Nghiên cứu nghệ thuật – Cục điện ảnh, Hà Nội

4 David Bordwell và Kristin Thompson (2013), Nghệ thuật điện ảnh,

Nxb Thế giới liên kết với Công ty văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội

5 Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

6 Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội

7 Trương Đăng Dung, Tác phẩm văn học nhìn từ lý thuyết tiếp nhận,

Chương trình sau Đại học, Hà Nội

8 Lê Thị Dương (2012), Vấn đề chuyển thể văn học – điện ảnh từ góc

độ liên văn bản, Viện văn học, Hà Nội

9 Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây

hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

10 Phan Bích Hà (2007), Văn học nghệ thuật truyền thống với phim

truyện Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội

11 Hạ Diễn – Mao Thuẫn – Dương Thiên-Hỉ (1964), Bàn về cải biên

tiểu thuyết thành phim, người dịch: Đỗ Kim Phượng, Nxb Văn hoá – nghệ

thuật, Hà Nội

Trang 12

8

12 Hồ Ngọc (1977), Xây dựng cốt truyện kịch, Nxb Văn hoá, Hà Nội

13 I.Vai.Sphen – M Rôm – I.Khây-Phít-Xơ – E Ga-Bơ-Ri-Lô-Vi-Trư

(1961), Văn học với điện ảnh, người dịch: Mai Hồng, Nxb Văn học

14 Izvetan Todorov (2007), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đạo học Sư phạm

Hà Nội

15 Jonh W.Block, William Fadimen, Lois Peyser (1996), Nghệ thuật

viết kịch bản điện ảnh, Trung tâm nghiên cứu nghệ thuật và lưu trữ

Điện ảnh Việt Nam

16 Kristin Thompson và David Bordwell (2007), Lịch sử điện ảnh, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội liên kết với Công ty văn hóa và Truyền thông Nhã Nam

17 Manfred Jahn (2007), Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học,

người dịch: Nguyễn Thị Như Trang, tài liệu lưu hành nội bộ Dự án

Điện ảnh – Trường ĐHKHXH & NV

18 Phạm Thuỳ Nhân (2005), Làm sao viết kịch bản phim?, Nxb Văn hoá

Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh

19 Nhiều tác giả (2008), Tự sự học: Một số vấn đề lý luận và lịch sử,

phần 1, Chủ biên: GS.TS Trần Đình Sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

20 Nhiều tác giả (2008), Tự sự học: Một số vấn đề lý luận và lịch sử,

phần 2, Chủ biên: GS.TS Trần Đình Sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội

21 Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, chủ biên: GS Hà Minh Đức,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

22 Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, chủ biên: GS Phương Lựu,

Nxb Giáo dục, Hà Nội

23 Nhiều tác giả (1963), Đặc điểm của truyện phim, người dịch: Mai

Hồng, Nxb Văn học, Hà Nội

24 Nhiều tác giả (2003), Lý luận văn học, tập 2, chủ biên: PGS TS Trần

Đình Sử, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

Ngày đăng: 13/01/2017, 20:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w