Vì thế trong quá trình dạy học cũng như quản lý, tổ chức giờhọc toán, thì giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy phù hợp, biết lôicuốn học sinh vào giờ học, tạo được không khí vui v
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đãvạch rõ: Muốn xây dựng và phát triển một xã hội mới cần phải xây dựng: “Một nền giáo dục của một nước độc lập, đó là một nền giáo dục sẽ đào tạo cáccháu nên những người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dụclàm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháu’’ Từ đấy về sautừng chặng đường cách mạng đã thường xuyên đề ra cho giáo dục những mụcđích theo phương thức đó
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục làđào tạo thế hệ trẻ thành “Con người mới’’ Đó là con người có tri thức văn hóa,
có sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, giàu lòng yêu nước và tinh thầnquốc tế chân chính
Ý thức được vai trò của mình, mục tiêu đào tạo của trường phổ thông,người giáo viên phải có vốn tri thức cần thiết và phải biết cách tổ chức, quản lýgiờ học sao cho phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi học sinh
Các nhà nghiên cứu khảng định rằng “Toán học là cơ sở của ngành khoahọc khác” Toán học không phải là sự thông minh sách vở khô khan, cũngkhông phải là một kho tính toán chỉ đem lại kết quả là học thuộc lòng một tómtắt, một công thức nào đó Hơn tất cả, toán học là công cụ vĩ đại làm giảm nhẹcông việc trong các lĩnh vực khác nhau Không nên xem toán học đơn thuầnnhư một sự khó hiểu cần thiết Sự nghiên cứu toán học là một bộ phận khôngtách rời của nền giáo dục quốc dân Trong các môn học ở tiểu học, cùng vớimôn Tiếng Việt, môn Toán hết sức quan trọng:
1 Toán học với tư cách là một môn khoa học nghiên cứu một số mặtcủa thế giới thực, có hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rấtcần thiết cho đời sống, sinh hoạt, lao động…Đó cũng là những công cụ rất cần
Trang 2thiết để học các môn học khác, để tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh vàhoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.
2 Môn Toán có khả năng giáo dục nhiều mặt rất lớn, có nhiều khả năng
để phát triển tư duy lô gíc, bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cầnthiết để nhận thức giáo dục hiện thực từ trừu tượng hóa, khái quát hóa, phântích, tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh và bác bỏ Nó có vai trò lớntrong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, giải quyếtvấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện, chính xác Nó có nhiều tác dụng pháttriển trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt sáng tạo trong việc hình thành vàrèn luyện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người góp phần giáo dục ý chí
và đức tính tốt như: Cần cù, nhẫn nại, ý thức vượt khó…
Vì vậy việc dạy toán ở các trường Tiểu học là một nền tảng của đất nước,
là sức mạnh tương lai của cả dân tộc Nó là cơ sở ban đầu rất quan trọng cho
sự phát triển tư duy, trí tuệ, nhận thức kiến thức của một con người, tạo ra ược những con người phát triển một cách toàn diện
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán thì ngay từ lớp đầu cấp ngườigiáo viên phải trang bị cho các em những kiến thức cơ bản cho việc nắm kiếnthức ở phần tiếp theo Mặt khác, người giáo viên phải hiểu đặc điểm tâm, sinh
lý học sinh tiểu học, đó là sự phát triển của tư duy chưa cao, chủ yếu là tư duy
cụ thể, ghi nhớ máy móc, vốn kinh nghiệm nghèo nàn và những kiến thức lýthuyết khô khan Vì thế trong quá trình dạy học cũng như quản lý, tổ chức giờhọc toán, thì giáo viên phải lựa chọn các phương pháp dạy phù hợp, biết lôicuốn học sinh vào giờ học, tạo được không khí vui vẻ, phấn khởi học tập làmcho các em không bị gò ép mà hứng thú học
Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, các em chuyển từ giai đoạn chơi là chủyếu sang giai đoạn học là chủ yếu Các em chịu nhiều ảnh hưởng của phươngpháp “ Chơi mà học’’ cho nên khi vào lớp các em phải tuân theo một quy định
Trang 3chặt chẽ, phải tiếp xúc với nhiều kiến thức lạ và khó phải ngồi trong lớp mộtthời gian dài không được ra chơi Vì thế khả năng tập trung chú ý của các emkhông cao, các em hay làm việc riêng, quay bên nọ ngó bên kia Để học sinhvào học cho tốt, chú ý nghe giảng lại phải phụ thuộc vào cái “Tài’’ của ngườigiáo viên, người giáo viên phải biết kết hợp tổ chức hình thức dạy học: “ Họcbằng chơi - chơi mà học’’.
Như chúng ta đã biết con đường thông dụng để dẫn tới nghiên cứu toánhọc đó là: Toán học vui, trò chơi toán học, câu đố…“Trò chơi toán học’’ trongcác giờ học khơi dạy sự thích thú to lớn của học sinh trong giờ học Trò chơitoán học không chỉ là phương tiện để rút ngắn sự “ buồn tẻ’’ mà dẫn tới nhữngbài toán nghiêm túc và ứng dụng toán học vào các ngành: Giao thông, kĩ thuật,khoa học tự nhiên rất có giá trị
Như vậy: Đối với người giáo viên khi tổ chức trò chơi trong tiết học Toán
sẽ giúp cho học sinh hình thành khả năng phát triển tư duy lô gíc, thúc đẩy quátrình phát triển tâm lý và hình thành cho các em có tính cách tốt như trí nhớ, sựsuy nghĩ, óc quan sát, biết cách so sánh có trí tưởng tượng và ý chí khắc phụckhó khăn, tự giải quyết lấy công việc của mình Bên cạnh đó, việc tổ chức tròchơi toán học còn bồi dưỡng và phát triển những thao tác trí tuệ cần thiết để họcsinh nhận biết thế giới hiện thực như: Trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích,tổng hợp Nó có vai trò lớn trong việc rèn cho các em cách suy nghĩ, phươngpháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có căn cứ khoa học, toàn diện,chính xác…Ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc phát triển trí thông minh, tưduy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong việc hình thành và rèn luyện ở mọi lĩnhvực hoạt động của con người góp phần giáo dục ý chí và đức tính tốt như: Cần
cù, nhẫn nại, ý thức vượt qua khó khăn trong cuộc sống Ngoài ra nó còn tạoniềm say mê, kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo không khí vui vẻthoải mái trong học tập Để góp phần nâng cao chất lượng dạy “Dạy theo ph-
Trang 4ương pháp đổi mới, phát huy tính độc lập tự giác sáng tạo của cá nhân họcsinh” Là người giáo viên phải nắm chắc và có sự sáng tạo về phương pháp dạyhọc môn toán cả về lý luận, cả về kĩ năng, kĩ xảo Phải có ý thức tìm tòi, sángtạo nhiều loại hình trò chơi phù hợp với từng nội dung của bài dạy.
Qua quá trình giảng dạy lớp 5 với việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hìnhgiảng dạy của giáo viên trong tổ 4 + 5 trường mình tôi nhận thấy : Việc tổchức trò chơi trong các giờ học toán còn rất nhiều hạn chế, giáo viên chưa thật
sự tận dụng các trò chơi vào tiết dạy, nếu có vận dụng thì chưa thật sáng tạo vàhình thức trò chơi chưa phong phú, linh hoạt
Với thời gian ngồi học từ 35 - 40 phút trẻ hay mất trật tự, không tậptrung nếu gò ép bắt trẻ vào khuôn khổ thì trẻ không thích học, không có cảmtình với cô giáo, nếu không tạo ra sự say mê hứng thú cuốn hút học sinh thìchất lượng giờ học không cao Đây là vấn đề bức xúc và hết sức phức tạp màđòi hỏi người giáo viên phải dày công suy nghĩ, tìm hiểu và nghiên cứu để cókiến thức tổ chức lôi cuốn học sinh vào giờ học tạo cho các em sự say mêhứng thú trong giờ học
Xuất phát từ quan điểm tâm sinh lý học sinh, từ nguyên tắc lý luận, từnhiệm vụ trọng tâm của môn Toán, từ quan điểm của đổi mới phương phápgiảng dạy, xuất phát từ lòng yêu nghề mến trẻ Chính những điều đó thúc đẩytôi nghiên cứu cách “Thiết kế và tổ chức một số trò chơi toán học lớp 5”
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giúp cho giáo viên có kinh nghiệm “Thiết kế và tổ chức trò chơi toán học’’ phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, đúng với nội dung kiến thức của
bài, tạo cho học sinh say mê, hứng thú với môn học
Giúp cho giáo viên khi giảng dạy củng cố được kiến thức, rèn luyện chohọc sinh kĩ năng, kĩ xảo, phát triển linh hoạt, nhanh nhạy cho học sinh thôngqua trò chơi
Trang 53 Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức và thiết kế trò chơi trong dạy học Toán khối 5 trường Tiểu học TràngAn
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Thiết kế và sưu tầm một số trò chơi toán học phục vụ các tiết dạy toán lớp
5 góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán nhằm nâng cao chất lượng đạitrà, chất lượng học sinh giỏi trong khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2014 đếntháng 3 năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp sau :
1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
T«i sö dông ph¬ng ph¸p nghiªn cứu lý thuyết để tìm ra c¬ së khoa häccña viÖc thiết kế và tổ chøc c¸c trß ch¬i trong d¹y häc to¸n 5, tìm hiểu cácnguyên tắc và phương pháp thiết kế và tổ chức trò chơi toán 5 Mục tiêu củamôn toán ở Tiểu học nói chung và mục tiêu toán 5 nói riêng
Đọc, ghi chép, xem tư liệu, nghe các phương tiện thông tin có liên quanđến nội dung đề tài
2 Nhóm ph¬ng ph¸p nghiªn cøu thùc tiÔn:
+ Phương pháp khảo sát điều tra thực tế
+ Ph¬ng ph¸p quan s¸t
+ Ph¬ng ph¸p pháng vÊn
+ Ph¬ng ph¸p thèng kª
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận:
1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học:
Trang 6Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khichúng không tập trung cao độ Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thútrong học tập và học sinh phải thường xuyên được luyện tập.
Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiệntượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh
Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các emchóng chán
Học sinh tiểu học nói chung cũng như học sinh lớp 5 nói riêng đều pháttriển theo hướng hình thành nhân cách, định hình dần con người mình theo h-ướng “Mục tiêu giáo dục’’ Chính vì vậy mà những gì ta đưa đến cho trẻ phảiđược chọn lọc, đảm bảo sự đúng đắn và lành mạnh Phương pháp giáo dụcphải đúng, phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ, thì mới đem lại hiệu quảgiáo dục cao
Trên đây là toàn bộ những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học nóichung và học sinh lớp 5 nói riêng, đó là cơ sở để người Giáo viên có phươngpháp dạy học phù hợp mang lại hiệu quả tối ưu nhất
1.2 Nhu cầu về đổi mới phương pháp dạy học:
Học sinh Tiểu học có trí thông minh khá nhạy bén sắc sảo, có óc tưởngtượng phong phú Đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưngrất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng, quá tải Chính vì thế nộidung chương trình, phương pháp giảng dạy, hình thức chuyển tải, truyền đạtlàm thế nào cho phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi là điều không thể xem nhẹ.Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, lớp mà các em vừa mới vượt qua những mới
mẻ ban đầu chuyển từ hoạt động vui chơi là chủ đạo sang hoạt động học tập làchủ đạo Vì ở lứa tuổi mẫu giáo, các em được học theo cách vui chơi là chủyếu còn yêu cầu về kỷ luật học tập và kết quả học tập không đặt ra nghiêmngặt đối với mỗi em Lên đến lớp 5 thì yêu cầu đó đặt ra là thường xuyên đối
Trang 7với các em ở tất cả các môn học Như vậy nói về cách học, về yêu cầu học thìtrẻ lớp 5 gặp phải một sự thay đổi đột ngột, các em cần làm quen dần với cáchhọc đó Do vậy giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ýcủa các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo.
Muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mớiphương pháp dạy học tức là kiểu dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” hướngtập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em Kiểu dạy này ngườigiáo viên là người định hướng, tổ chức ra những tình huống học tập nó kíchthích óc tỉ mỉ và tư duy độc lập Muốn các em học được thì trước hết giáo viênphải nắm chắc nội dung của mỗi bài và lựa chọn, vận dụng các phương phápsao cho phù hợp, bài nào thì sử dụng các phương pháp trực quan, thuyết trình,trò chơi hoặc bài nào thì sử dụng phương pháp giảng giải, kiểm tra, thínghiệm nhưng phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học Học sinh Tiểu học không thể ngồi quá lâu trong giờ học cũng như làm mộtviệc nhiều thời gian Vì thế giáo viên có thể thay đổi hoạt động học của các emtrong giờ học: cho các em thảo luận, làm bài tập hoặc thông qua trò chơi Cónhư vậy mới gây được hứng thú học tập và khắc sâu được bài học
1.3 Mục tiêu của việc dạy toán ở bậc Tiểu học:
Môn Toán ở bậc tiểu học nhằm giúp học sinh:
Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số, sốthập phân và thống kê đơn giản
Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiềuứng dụng thiết thực trong đời sống
Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạtđúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết các vấn đề đơn giản, gầngũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng, chăm học và hứng thú học tậptoán, hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoahọc, chủ động, linh hoạt, sáng tạo
Trang 8Ngoài những mục tiêu có tính chất đại trà như trên, cũng như nhữngmôn học khác, môn toán ở trường Tiểu học còn góp phần hình thành các phẩmchất, các đức tính của người lao động mới.
1.4 Nội dung SGK Toán 5:
Theo chương trình hiện hành, Toán lớp 5 được chia làm 5 phần:
- Số thập phân và các phép tính với với số thập phân
- Một só yếu tố thống kê: biểu đồ hình quạt
- Đại lượng và đo đại lượng
- Yếu tố hình học
- Giải bài toán có lời văn
với 5 chương:
*Chương một: - Ôn tập và bổ sung về phân số
- Giải toán liên quan đến tỉ lệ
- Bảng đơn vị đo diện tích
* Chương hai: - Số thập phân
- Các phép tính với số thập phân
* Chương ba: - Hình học
*Chương bốn: - Số đo thời gian
- Toán chuyển động đều
*Chương năm: Ôn tập
1.5 Thực tế:
Qua tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy rằng môn Toán là môn học đượcnhiều học sinh quan tâm vì nó là môn mang tính chất tìm tòi, khám phá Nhiềuhọc sinh cảm thấy thích thú và say mê bởi vì niềm vui của các em khi tìm rađáp số đúng của một bài toán cũng giống như niềm vui của một nhà khoa họckhi khám phá ra một vấn đề mới Tuy nhiên, đây cũng là môn học khó vàmang tính khô khan Do vậy, các em vẫn muốn có những giờ học Toán sôi nổi
Trang 9hơn, sinh động hơn, tạo ra bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng trong việc tiếpthu kiến thức nhất là những giờ có nội dung kiến thức khó hiểu, phức tạp.
Nhiều năm qua, cùng với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học ở tất cảcác môn học, việc đổi mới phương pháp dạy học toán đã được tiến hành rất sớm
và rộng rãi ở khắp địa phương Mặc dù Giáo viên nhận thấy được tác dụng tolớn của việc sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học toán nhưng họ lại ngại
sử dụng Lý do là sợ không đủ thời gian để tổ chức trò chơi, chuẩn bị trò chơitốn nhiều thời gian đầu tư
Như vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết
những bất cập này góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học nóichung và ở lớp 5 nói riêng Vì vậy, cần lưu ý trong khi dạy học cần phải lựachọn, phải sử dụng các phương pháp dạy học kết hợp những yếu tố trò chơi, kểchuyện, đố vui nhằm tạo ra những tình huống gây hứng thú thúc đẩy mongmuốn được tự khẳng định mình trong các hoạt động ở giờ học Bên cạnh đó,học sinh Tiểu học có tình cảm hồn nhiên, mang nặng màu sắc cảm tính nênthường không bền vững Trẻ thường biểu hiện cảm xúc trong tri giác trực tiếpcác sự vật, hiện tượng cụ thể, hấp dẫn Những lời triết lý khô khan, thiếu hình
ảnh, thiếu sinh động sẽ khó gây cảm xúc ở trẻ
Để khắc phục tình trạng này, tôi đưa ra một số giải pháp được nêu ở phần 2
Trang 10đồng chí hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn rất vững vàng về chuyên mônnghiệp vụ Đồng chí chỉ đạo toàn bộ phương pháp cách thức lên lớp của cáckhối cho nên phương pháp dạy cũng như nội dung chương trình đều thốngnhất trong các khối.
* Tồn tại:
Giáo viên đã tận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học, nhưng chưatriệt để, chưa có sáng tạo, mới chỉ dừng lại ở khuôn mẫu trò chơi trong sáchgiáo khoa, chưa thực sự sáng tạo các loại hình trò chơi khác, phong phú hơn.Giáo viên chưa tận dụng kết hợp được phương pháp trò chơi trong học Toán,phần nào còn mang tính chất áp đặt kiến thức cho các em, chưa phát huy đượctính tích cực của học sinh
em còn dành ít thời gian cho học bài và chuẩn bị bài trước khi tới lớp nên sựtiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế, các em dễ bị rỗng kiến thức
Các em còn lười động não, không chịu tư duy, suy luận, không có hứngthú say mê tìm tòi sáng tạo, chưa phát huy hết khả năng của HS
Nhận thức của học sinh trong cùng một độ tuổi không đồng đều, các emcòn ham chơi hơn ham học
2.3 Khảo sát thực tế:
Trang 11Lớp 5A có chất lượng khảo sát đầu năm, cụ thể:
- Tuy trong giờ học, học sinh đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bàisong không khí giờ học chưa thật sự sôi nổi Trong giờ vẫn còn một số em họctheo kiểu chống đối hoặc chưa tập trung chú ý vào giờ học Giờ học còn cócảm giác đơn điệu, sức hấp dẫn chưa cao
Trang 12- Các giờ toán được dự có thể tổ chức được một số trò chơi học tập nhưnghiệu quả chưa cao, lớp học còn trầm, chưa lôi cuốn được học sinh say mêtrong học tập.
3 Các giải pháp, biện pháp:
3.1 Mục tiêu của giải pháp:
- Tìm ra các nguyên tắc thiết kế trò chơi toán học lớp 5
- Tìm ra yêu cầu của các trò chơi học tập:
- Thiết kế một số trò chơi ở từng dạng toán trong chương trình toán lớp 5
Nhằm: Góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học nói chung và ở
lớp 5 nói riêng Những giờ học Toán sôi nổi hơn, sinh động hơn, tạo ra bầukhông khí thoải mái, nhẹ nhàng trong việc tiếp thu kiến thức nhất là những giờ
có nội dung kiến thức khó hiểu, phức tạp Lôi cuốn học sinh vào giờ học, các
em phấn khởi học tập, cảm thấy không bị gò ép mà hứng thú học
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
3.2.1 Nguyên tắc thiết kế trò chơi toán học trong môn Toán:
- Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 5nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trongmỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp Song muốn tổ chứcđược trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phảithực sự tâm huyết với nghề nghiệp, không ngại đổi mới, dám nghĩ, dám làm.Mạnh dạn trong việc thay đổi quy trình một số bài dạy cho hợp lý hơn, rút gọnđược thời gian mà vẫn đảm bảo kiến thức cần cung cấp đầy đủ trong bài
- Trò chơi toán học phải dựa vào nội dung bài học để tổ chức trò chơi cho họcsinh
- Phải lựa chọn thời gian thích hợp trong tiết dạy để tổ chức trò chơi Khôngnhất thiết phải tổ chức vào cuối tiết học, tuy nhiên vẫn cần phải căn cứ vào nộidung của bài để lựa chọn thời gian cho phù hợp
Trang 13- Trò chơi đưa ra phải phù hợp với lứa tuổi học sinh không quá khó, cũngkhông quá dễ.
- Trò chơi phải phong phú, không quá đơn giản mà cũng không quá cầu kỳ
- Khi tổ chức trò chơi cần cho học sinh chơi với cùng một nội dung để dễđánh giá phân thắng thua, tránh tình trạng chơi tổ chức trò chơi với nội dungkhác nhau giữa các đội sẽ không gây được hứng thú học tập cho học sinh
- Trong một tiết dạy có thể tổ chức 1 - 2 trò chơi, nếu vào tiết ôn tập nên tổchức nhiều trò chơi nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh
- Trò chơi không những phục vụ cho tiết học đó mà còn là tiền đề cho tiết họcsau
- Phải đề ra luật thắng thua trong khi tổ chức trò chơi, tuân thủ thời gian mộtcách chặt chẽ
Đặc biệt chú ý khi tổ chức trò chơi lời nói, cử chỉ của giáo viên khi tổ chứctrò chơi phải tạo ra được không khí thoải mái, sôi động của lớp học, tạo hứngthú cho các em khi tổ chức trò chơi
3.2.2 Cấu trúc của Trò chơi học tập:
- Tên trò chơi
- Mục đích : Nêu từng mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cốkiến thức, kỹ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơiđược thiết kế trong trò chơi
- Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi họctập
- Nêu lên luật chơi: chỉ từng qui tắc của hành động chơi quy định đối vớingười chơi, quy định thắng thua của trò chơi
- Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi
- Nêu lên cách chơi
3.2.3 Thiết kế một số trò chơi:
Trang 14Dạng 1 Củng cố khái niệm và so sánh số
*Trò chơi thứ nhất: Ai đúng? Ai nhanh?
a) Mục đích chơi: Giúp học sinh nắm vững khái niệm cách đọc, viết cấu tạo
phân số và so sánh sắp thứ tự phân số
Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, trí thông minh sáng tạo
b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh trung bình trở lên.
c) Thời gian chơi: 5 - 7 phút.
d) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 con xúc sắc bằng gỗ trên các mặt có ghi các
số trong phạm vi từ 1 đến 9
Học sinh chuẩn bị giấy nháp và bút để ghi
e) Hướng dẫn cách chơi: Chơi theo nhóm, gồm 4 nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh, cả
4 nhóm đứng thành hàng đối diện quan sát kết quả thầy giáo tung xúc sắc 3 lầnliên tiếp Các nhóm có thể phân công nhau ghi kết quả từng lần tung Sau đó có 5phút để:
- Viết các phân số sau mỗi lần tung
VD: Viết PS từ số trên mặt (mặt trên là số 3, mặt dưới là số 5)của xúc sắc:53;
…
- So sánh và sắp thứ tự các phân số sau từng lần tung
- So sánh và sắp thứ tự các phân số cả nhóm đã viết được
- GV cùng cả lớp sẽ làm trọng tài kiểm tra 4 nhóm
Nhóm nào xong trước và đúng thì được cộng thêm 1 điểm
Nhóm thắng cuộc là nhóm đạt nhiều điểm hơn
Trang 15*Trò chơi thứ 2: Cướp cờ tính điểm
a) Mục đích chơi : Giúp học sinh nắm vững cấu tạo hàng của số thập phân và
cách ghi số theo vị trí ứng dụng linh hoạt trong tình huống chơi
Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thông minh sáng tạo
b) Đối tượng chơi : Dành cho học sinh trung bình trở lên.
c) Thời gian chơi: 7-10 phút
d) chuẩn bị : 5 lá cờ gồm các màu: xanh, đỏ, tím, vàng, trắng , 5 mẩu mút để
cắm cờ, 1 miếng mút đỏ để làm dấu phẩy
- Giáo viên và một học sinh sẽ làm thư kí ghi thứ tự lá cờ được cắm và điểmcủa từng nhóm
e) Luật chơi: 2 nhóm xếp hàng, điểm danh từ 1-5 như sau:
- Đội nào đạt nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc
* Trò chơi thứ 3 Hãy tìm lấy ngôi nhà của bạn
a) Mục đích : Giúp học sinh nắm vững tính chất cơ bản của phân số, ứng dụng
linh hoRèn luyện tác phong nhanh nhẹn , trí thông minh sáng tạo
Trang 16b) Đối tượng chơi: Dành cho học sinh khá giỏi.
c) Thời gian chơi : 7 – 10 phút
d) Chuẩn bị : Giáo viên chuẩn bị một số chun buộc, vẽ hình 2 ngôi nhà, trên
mỗi ngôi nhà có ghi một phân số
`
- 8 bút chì và các thẻ bài được ghi các phân số như trên
- Mỗi đội cử 4 bạn tham gia chơi một lần và chơi trong hai lượt
e) Hướng dẫn cách chơi: Giáo viên tráo đều các thẻ bài rồi chia cho các đội
viên của 2 đội một cách xen kẽ, yêu cầu học sinh quan sát kĩ số nhà ghi trênhình vẽ của 2 toà lâu đài và quan sát kĩ số ghi trên thẻ bài rồi suy nghĩ vàquyết định xem mình sẽ được vào ngôi nhà nào Khi đó sẽ ghi tên bằng bútmàu ở sau thẻ bài và ghi tên ở bên dưới hình vẽ của ngôi nhà Sau đó chuyểnthẻ bài cho GV và về chỗ
g) Luật chơi: GV cùng hai bạn được chọn làm “ bảo vệ” sẽ kiểm tra thẻ vào
cửa với tên đã ghi ở dưới ngôi nhà Bạn nào vào nhầm sẽ bị buộc tóc túm lại
ở trên đầu Sau hai lần chơi đội nào có nhiều bạn bị buộc chun thì đội đó sẽthua
*Trò chơi thứ nhất: “ Ai nhanh, ai đúng”
a Mục đích chơi: Giúp HS nắm vững cấu tạo số thập phân, nắm vững quy tắc
và có kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; …
Rèn cho học sinh tính tư duy, tác phong năng động sáng tạo
b Đối tượng chơi: Dành cho HS trung bình trở lên.
5
27 15