1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm

56 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 274 KB

Nội dung

Thực tế việc dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện diễn cảm hiện nay, do chưa hiểuthật đầy đủ cơ sở khoa học của môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫnmột cách cụ thể nên giáo viên thực hi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM I HÀ NỘI

KHOA: GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP TỐT NGHIỆP

Tên đề tài

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRE MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

KỂ LẠI CHUYỆN DIỄN CẢM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS ĐINH HỒNG THÁI GIÁO SINH NGHIÊN CỨU : PHẠM THỊ HẢI

LỚP : ĐHMN KHÓA 2

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:

I Lý do chọn đề tài

II Lịch sử vấn đề

III Phạm vi nghiên cứu

IV Mục đích nghiên cứu

V Nhiệm vụ nghiên cứu

VI Phương pháp nghiên cứu

VII Giả thuyết khoa học

PHẦN II: NỘI DUNG:

Chương I: Thực trạng dạy trẻ 5-6 tuổi kể lại chuyện

I Khái quát quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ kể lại chuyện diễn

cảm

II Phân tích kết quả điều tra

III Kết quả điều tra

Chương II: cơ sở lý luận của đề tài:

I Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo liên quan đến việc tiếp

nhận truyện và kể lại chuyện diễn cảm

II Cơ sở giáo dục

III Cơ sở ngữ văn

Chương III: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại

chuyện diễn cảm

I Những vấn đề lưu ý trong việc dạy trẻ kẻ lại chuyện diễn cảm

Trang 3

II Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn

cảm III Thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

Đó là sự mở cửa cho trẻ những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giớinhững giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học Sự tiếp xúc đầutiên của trẻ mẫu giáo với tác phẩm văn học được chọn lọc, nhất là những câuchuyện kể sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ , sự phát triển ngôn ngữ ,trí tuệ Văn học góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mẫugiáo việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình thức quantrọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập, sáng tạo của trẻ

Trẻ thơ lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, giữacác em và những câu chuyện, các nhân vật trong truyện có sự đồng điệu vềtâm hồn về tính cách, các em thích nghe kể chuyện và thích kể lại chuyện Các

em đến với những câu chuyện, những nhân vật trong truyện với tất cả những

Trang 4

tình cảm, những rung động ngọt ngào nhất, say mê nhất, đồng cảm nhất.Chính vì thế những câu chuyện có vai trò rất lớn góp phần hình thành và pháttriển nhân cách trẻ Những câu chuyện là một phần của cuộc sống gợi lên chotrẻ những xúc cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, nhữngmối quan hệ giữa con người với con người… góp phần giáo dục thẩm mỹ vàphát triển ngôn ngữ nghệ thuật cho trẻ.

Nhờ đó trẻ này sinh năng lực tự hoạt động nghệ thuật khi tiếp xúc với nhữngcâu chuyện

Dạy trẻ kể lại chuyện là một dạng thức tiết học tổ chức cho trẻ tự hoạt độngvăn học nghệ thuật Tổ chức cho trẻ hoạt động trong đó có tự hoạt động vănhọc nghệ thuật sẽ làm giàu nhân cách trẻ Chỉ có để trẻ hoạt động thì mới pháttriển được tính tích cực của cá nhân, giúp trẻ cảm thụ văn học đặc biệt lànhững câu chuyện một cách rõ nét và có cảm xúc

Thực tế việc dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện diễn cảm hiện nay, do chưa hiểuthật đầy đủ cơ sở khoa học của môn học, do chương trình còn chưa hướng dẫnmột cách cụ thể nên giáo viên thực hiện dạng thức tiết học này còn tùy tiện,dẫn đến hiệu quả chưa cao Chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích giáo dục

Vấn đề nắm vững phương pháp , biện pháp thực hiện có cơ sở khoa học trởnên là một vấn đề quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục

Không có gì tham vọng lớn ở đề tài này, dựa trên thành tựu của những người

đi trước, người viết đưa ra và hệ thống hóa một số biện pháp xây dựng cơ sở lýluận cho dạng thức tiết học này ( cụ thể là tiết dạy trẻ kể lại chuyện) và ứngdụng vào một vài tiết cụ thể, hy vọng góp một vài ý kiến nhỏ vào hệ thống lýluận và trực tiễn vào phương pháp dạy học mới“ cho trẻ làm quen với tácphẩm văn học” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:

Trang 5

Bước đầu tìm hiểu vấn đề này tôi đã được tiếp xúc với một số công trìnhnghiên cứu và thấy rằng một số tác giả ( trong và gnoài nước) đã quan tâmđến vấn đề này:

1 “ Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học” Dotác giả : Cao Đức Tiến ( chủ biên)cùng với Nguyễn Đắc Diệu Lam, lê Thị ánhTuyết- Hà nội 1992

2 Cuốn “đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ” Tác giả : M-K Bogoliupxkaia

8 Cuốn “ Phát triến tiếng cho trẻ mẫu giáo” của Nguyễn Xuân Khoa

9 Gần đây nhất là cuốn “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – một số vấn

đề lý luận và thực tiễn” Của Hà Nguyễn Kim Giang

Các công trình này đã đề cập đến một số vấn đề: Vị trí văn học trong việcgiáo dục , các phương pháp đọc thơ, kể chuyện, các thủ thuật đọc diễn cảm, kểchuyện diễn cảm , các tác phẩm chọn làm mẫu

Đồng thời các tác giả chỉ mới định hướng và đưa ra một số phương phápchung cơ bản, cụ thể hơn chúng ta có thể nhìn lại các tác phẩm nghiên cứu vềvấn đề này:

Trang 6

1- “ Cuốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ em lứa tuổi học đường” củaE.ItiKhiêva (NXBGD- 1917) Tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò của việc thựchiện nhiệm vụ kể chuyện, dạy trẻ kể lại chuyện

Đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ- Hình thức dạy trẻ kể lại chuyện chính

là con đường đúng đắn nhất để dạy ngôn ngữ cho trẻ

2- “ Cuốn đọc và kể chuyện văn học ỏ vườn trẻ” của tác giả Kbogolaupskaia- V.VseptenKo do Lê Đức Mẫn dịch (NXBGD 1976)Tác giảnhẫn mạnh: “ Kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật phức tạp, để cóthể kể chuyện hay đòi hỏi người kể phải nắm thành thạo các thủ thuật đọc, kểvăn học : ngắt giọng, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…”

3 “ Giáo dục trẻ mẫu giáo qua truyện và thơ” Tác giả Nguyễn Thu Thủy(NXBGD- 1976)

- Sách được cấu tạo theo 3 chương:

Trong chươngII: Kể và đọc truyện cho trẻ mẫu giáo tác giả đã đề cập đến một

số vấn đề:

+ Tìm hiểu tác phẩm văn học đó là các tác phẩm văn xuôi:

- Tác phẩm văn học dân gian Việt Nam

- Truyện do các nhà văn trong và ngoài nước viết cho trẻ, truyệndân gian các nước

+ Kể và đọc truyện cho trẻ nghe:(chú ý đến cường độ dân vang của giọng.Ngắt giọng, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…)

+ Dạy trẻ kể lại truyện : được tiến hành qua các bước: giáo viên giới thiệu tácphẩm ,giúp trẻ hiểu tác phẩm

Các phương pháp thể hiện khi kể chuyện cho trẻ là trực quan( ảnh, tranh vẽ,

mô hình, rối, và những khung cảch thiện nhiên gần gũi xung quanh trẻ) vàđàm thoại giới thiệu tác phẩm, đàm thoại để hiểu tác phẩm ,ở đây chúng tathấy tác giả đã đưa ra một số phương pháp chung Tuy vậy đã đưa ra một sốphương pháp chung Tuy vậy vấn đề chúng tôi quan tâm là hoạt động của trẻchỉ được nhắc tới rất ít

Trang 7

4- “Văn học và phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học “ củaCao Đức Tiến , Nguyễn Đắc Diệu Lam, Lê Thị ánh Tuyết- Hà Nội 1993

Ở phần thứ VI: Phương pháp giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học tác giả

đã đề cập đến:

- Các thủ thuật đọc và kể diễn cảm

- Các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

- Các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Tác giả đã nêu ra một số vấn đề:

Các thủ thuật kể diễn cảm bao gồm (Xác định và sử dụng đúng giọng điệu cơbản, ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ giọng, cử chỉ…)

Dạy trẻ kể lại chuyện: trong tiết học việc dạy trẻ kể lại truyện được tiến hànhtheo trình tự ( Gây hứng thú cho trẻ bằng con rối) , tranh ảnh, đàm thoại thậtngắn để dẫn dắt đến câu chuyện, Giới thiệu tên câu chuyện, tiếp đó cô kể diễncảm truyện 2-3 lần- tóm tắt nộ dung câu chuyện sau đó dặt hệ thống câu hỏitheo nội dung câu chuyện

Kết thúc giờ học có thể cho trẻ vẽ các nhân vật trong truyện

Điều đáng chú ý là tác giả đã đề cập đến một vài thủ thuật đọc và kể diễncảm

Tuy nhiên vấn đề mà chúng tôi quan tâm là dạng thức tiết học dạy trẻ kể lạichuyện và đề ra một số biện pháp hữu hiệu cho dạng thức tiết học này thì hầunhư chỉ thoáng qua trong tác phẩm

5- “ Tiếng Việt- Văn học và phương pháp giáo dục” của tác giả Lương KimNga, Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Thu Thủy ( NXBGD-1988)

Ở chương thứ IV tác giả đã đề cập đến cách dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể lạichuyện và tiến hành các loại bài thơ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Chương này tác giả đã nêu ra một số vấn đề:

- Tác dụng: Khi dạy trẻ đọc thuộc thơ , kể lại chuyện chúng ta đã dạy trẻcách thể hiện những xúc cảm về tác phẩm văn học

Trang 8

Điều kiện cần có để trẻ đọc thuộc thơ, kể lại chuyện: Những câu chuyện, bàithơ mà trẻ có thể kể lại và đọc thuộc phải phù hợp với trình độ của trẻ.

Trẻ phải được nghe hoặc đọc diễn cảm nhiều lần giúp trẻ nhớ và bắt chướccách đọc hoặc kể của cô giáo

- Yêu cầu đối với cô giáo khi sử dụng phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện vàđọc thuộc thơ:

+ Dạy trẻ kể lại chuyện: phải được tiến hành thường xuyên, có thể cho trẻ

kể lại theo các đọan, cô kể các đoạn dẫn, cô cho trẻ kể lại các đoạn đối thoại + Khi dạy trẻ kể lại chuyện giáo viên cần: có nhận xét, uốn nắn, thể hiệnđúng tính cách của các nhân vật điều chủ yếu là trẻ phải biết sử dụng ngôn ngữvăn học kết hợp với ngôn ngữ của trẻ để kể lại

Chương V: nghệ thuật đọc diễn cảm tác phẩm văn học

- khái niệm đọc, kể diễn cảm : đọc và kể diễn cảm tác phẩm văn học là sự táitạo lại tác phẩm một cách sáng tạo

- nghệ thuật diễn cảm chia làm hai giai đoạn

* Giai đoạn một: chuẩn bị cho việc kể diễn cảm bao gồm : lựa chon tác phẩmtìm hiểu tác phẩm, để xác định giọng kể cho phù hợp

* Giai đoạn hai: kể diễn cảm tác phẩm : người kể phải nắm được phương tiệnchủ yếu để thể hiện tác phẩm( giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…)

Ở đây chúng ta thấy nhà nghiên cứu đã chú ý tới việc dạy trẻ kể lạichuyện Tuy chưa nhiều những nhà nghiên cứu đã chú ý tới những hoạt độngcủa trẻ Tuy nhiên chúng tôi coi đây là ý kiến đóng góp cho đề tài

6- Tập để cương bài giảng: “ Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫugiáo” của tác giả Lê Thị Kim Anh đã đề cập đến việc cần phải phát triển ngônngữ cho trẻ theo một hệ thống ngay từ lứa tuổi nhà trẻ qua dạy trẻ phát âm,qua dạy trẻ kể lại chuyện…

Ngoài ra tác giả còn đề cập đến việc phát triển văn hóa giao tiếp cho trẻ mộtcách thường xuyên

7- “ Chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện”

Trang 9

Sau đó cô giới thiệu tên câu chuyện.

Cô kể diễn cảm bằng lời 1 lần Sau đó kể kết hợp bằng rối hoặc mô tóm tắt nội dung truyện

Khuyến khích trẻ trả lời đủ câu, theo ngs điệu của các nhân vật, tính cách củacác nhân vật

Cuối tiết học cô có thể kể lại chuyện một lần nữa hỏi lại tên câu chuyện côvừa kể

+ Tiết 2: Cô trích dẫn lời của nhân vật tên chuyện, sau đó kể lại chuyện Đàm thoại với trẻ theo trình tự nội dung câu chuyện sau đó cô gợi ý để trẻ

kể lại đoạn đối thoại giữa các nhân vật trong chuyện

+ Tiết 3: Khi trẻ đã nắm được lời thoại thì có thể cho trẻ đóng vai- mỗi trẻmột nhân vật

Cô giáo dẫn truyện để cùng kể lại truyện

Cuối cùng dạy trẻ đóng kịch theo kịch bản

8- Gần đây nhất là cuốn “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – một sốvấn đề lý luận và thực tiễn” của Hà Nguyễn Kim Giang, tác giả đã nhấn mạnhđến việc phát huy tính tích cực của chủ thể tiếp nhận và đặc biệt chú ý đếnphương pháp đọc và kể chuyện có nghệ thuật, coi đó là phương pháp rất cơbản và chủ đạo trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Khi nóiđến nội dung của phương pháp kể chuyện tác giả đã đưa ra quan niệm về việc

kể chuyện cho trẻ một cách rất rõ ràng cụ thể và có tính chất quyết định choviệc dạy trẻ kể lại chuyện

Trang 10

Ở các công trình này chúng tôi nhận thấy các tác giả đã quan tâm đến việcphát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hình thức kể chuyện nhưng chưa có công trình

cụ thể nghiên cứu về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi qua hình thức

kể lại chuyện Tuy nhiên các công trình nghiên cứu cũng đã góp phần rất lớntrong việc định hướng cho đề tài Vì vậy tôi mạnh dạn bước đầu nghiên cứu và

đề xuất một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo kể lại truyện diễn cảm

III/ GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Kết cấu tiết dạy kể chuyện cho trẻ mẫu giáo gồm hai quá trình

+ Kể chuyện cho trẻ nghe

+ Dạy trẻ kể lại chuyện

Ở đề tài này chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu một số biện pháp dạytrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm

IV/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :

Xuất phát từ một số cơ sở lý luận khoa học, xuất phát từ thực trạng trẻ ởtrường mầm non Hạ Long đề tài này nhằm hệ thống hóa, đưa ra một số biệnpháp giảng dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm và ứng dụng vào một vài tiết học cụthể dựa trên những phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩmvăn học

V/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

1- Điều tra thực trạng để thấy được việc thực hiện dạng thức tiết học này đạtkết quả như thế nào

2- Nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở tổng hợp những tư liệu về lý thuyết cóliên quan đến đề tài, xây dựng cơ sở lý luận cho việc hệ thống hóa, đưa ra mộtssó biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm và ứng dụng vào một vài tiết học

cụ thể

3- Thực nghiệm

VI/ Phương pháp nghiên cứu :

1- Tập hợp tư liệu, phân tích chọnlọc, rút ra những cơ sở lý luận cần thiếtliên quan đến đề tài

Trang 11

2- Thực nghiệm :

- Điều tra thực trạng

- Thực nghiệmđối chứng

- Thực nghiệm hình thành

VII/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có nhu cầu và có những biện pháp thiết thực trong quátrình dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm thì sẽ kích thích được tính độc lập sángtạo, tính tích cực cá nhân, phát huy khả năng tự hoạt động nghệ thuật ở cácem

PHẦN II.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : CHƯƠNG I.

THỰC TRẠNG DẠY TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI KỂ LẠI CHUYỆN DIỄN CẢM

I/ Khái quát về quá trình điều tra thực trạng dạy trẻ kể chuyện diễn cảm

ở lớp mẫu giáo lớn.

1- Mục đích điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng nhằm đánh giátình hình chung của việc dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm ở lớp mẫu giáo 5-6tuổi đề làm cơ sở nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy trẻ kểlại chuyện diễn cảm

2- Điạ bàn điều tra :

* Tại thành phố Hạ Long- Tỉnh Quảng Ninh

- Trường mầm non Hạ Long

+ Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A

+ Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi B

+ Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C

Thời gian điều tra từ 15/3/2005 đến3/4/2005

3- Nội dung và phương pháp điều tra:

* Chúng tôi điều tra các nội dung sau:

Trang 12

3.1 Điều tra bằng phiếu Ankét (29 phiếu)

Chúng tôi đã sử dụng một số câu hỏi :

1/ Chị gặp thuận lợi ( hoặc khó khăn gì) khi tổ chức tiết dạy trẻ kể lạichuyện diễn cảm ?

2/ Chị gặp khó khăn gì trong việc soạn giáo án?

3/ Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi coa hứng thú với loại tiết học này không?

4/ Chị đã sử dụng phương pháp , biện pháp gì khi tổ chức cho trẻ kể têncác biện pháp ?

5/ Cơ sở lý luận về dạng thức tiết học dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm đãđược cung cấp đầy đủ hay chưa?

6/ Khi dạy tiết học này chị sẽ vận dụng những cơ sở lý luận nào?

III.2 Việc soạn giáo án của giáo viên = 6 giáo án

III.3 Tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm : 6 tiết

Chúng tôi điều tra bằng phương pháp sau:

* Điều tra bằng phiếu Ankét trên các cô giáo mẫu giáo ở 3 lớp mẫu giáo lớntại trường mầm non Hạ long- Tỉnh Quảng Ninh

* Sử dụng biện pháp quan sát để điều tra Chúng tôi đến từng lớp quan sát,

dự giờ tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm để xem xét cách thức, biện pháp tổchức của giáo viên ra sao

II/ Phân tích kết quả điều tra:

1- Trả lời phiếu AnKét của giáo viên :

Qua điều tra một số câu hỏi liên quan đén vấn đề dạy trẻ kể lại chuyện diễncảm chúng tôi thấy như sau:

+ nói chung về nhận thức và đánh giá của giáo viên mầm non về vấn đề nàytương đối đồng nhất- Tuy nhiên cũng dừng lại ở mức độ nhất định

+ Đối với câu hỏi1:

- Thuận lợi: 23/29 đa ssó các cháu được học từ mẫu giáo bé

29/29 Trẻ rất thích kể lại câu chuyện

21/29 Nhận thức của trẻ đồng đều

Trang 13

- Khó khăn: 29/29 Cơ sở vật chất còn nghèo nàn.

+ Đối với câu hỏi 3:

29/29 Giáo viên đều trả lời là trẻ rất hứng thú với loại tiết họcnày

Qua đó, chúng tôi thấy rằng đa phần giáo viên điều tra chưa nắm được têncác phương pháp và biện pháp khi tổ chức dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm + Đối với câu hỏi 5:

23/29 Đầy đủ

9/29 ít

9/29 Quá nghèo nàn

Như vậy 18/29 giáo viên cho rằng cơ sở lý luận về dạng thức tiết học dạy trẻ

kể lại chuyện diễn cảm còn ít, quá nghèo nàn, vì giáo viên không có điểu kiện

để trang bị thêm

+ Câu 6 : 7/29 Vận dụng cơ sở ngữ văn

Trang 14

23/ 29 Giáo viên không nắm rõ đã vận dụng cơ sở lý luận vào tiếtdạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm

2 Về việc soạn giáo án của giáo viên :

Qua điều tra chúng tôi thấy: Mục đích yêu cầu đặt ra trong giáo án còn rấtchung chung, hầu hết các giáo viên đặt ra mục đích yêu cầu còn dập khuôntheo mẫu như trong cuốn chương trình chăm sóc giáo dục

- Chủ yếu các giáo viên xác định được mục đích yêu cầu sau:

+ Trẻ kể lại chuyện còn đều chưa thể hiện rõ nét tính cách các nhân vật + Thông qua nội dung trẻ biết yêu qúi các nhân vật có tính cách tốt, phảnđối những nhân vật xấu

- Trong 6 giáo án thì chỉ có hai giáo án đã cố gắng xác định mục đích yêucầu một cách cụ thể hơn và tỏ ra có hiểu được vấn đề

Giáo án : dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm

Câu chuyện: “ Chú dê đen”

- Giúp trẻ hiểu nội dung truyện

- Biết đánh giá các nhân vật trong chuyện ( Dê đen dũng cảm, dêtrắng nhút nhát, chó sói độc ác, nhát gan)

- Thuộc các lời thoại trong câu chuyện

- Giáo dục tính dũng cảm, lên án tính độc ác ( Trần Thị Cúc giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5 tuổi B- Trường mầm non

Trang 15

3 Điều tra một số tiết dạy trẻ kể lại chuyện ( chúng tôi đã dự giờ và ghi chéplại)

3.1 ở trường mầm non Hạ long chúng tôi dự được 6 tiết

+ tiết 1: dạy trẻ kể lại chuyện “ Hai chú dê đen” lớp mẫu giáo

5-6 tuổi A

Thực trạng kể lại chuyện diễn cảm của lớp này có nhiều điều đáng quan tâm Đây là tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm nhưng thực chất trẻ mới chỉ thuộcđược từng đoạn của câu chuyện

- Về phía giáo viên : giọng kể của giáo viên chưa gây hứng thú và thu húttrẻ, giọng kể còn đều chưa làm rõ nét tính cách các nhân vật trong chuyện Vìvậy trẻ cũng chỉ kể được giống cô chứ chưa kể được diễn cảm câu chuyện

Cố xác định sai chất giọng: các nhân vật trong chuyện có tính cách đối lậpnhau: giọng dê trắng run sợ, yếu ớt và nói ngắt quãng, giọng dê đen bình tĩnh,đanh thép, giọng chó sói quát nạt khi nói với dê trắng, giọng chó sói với dêđen đầu tiên quát nạt, sau chuyển sang lo lắng, ngần ngừ Nhưng cô lại kể vớigiọng điệu đều đều Do vậy trẻ chưa thể hiện diễn cảm , chưa bộc lộ tính cáchcác nhân vật một cách rõ nét đã thuộc được chuyện xong chưa thể hiện đượccường độ giọng, cử chỉ, nét mặt… có cháu kể rất to, có cháu kể lí nhí…

Nhìn chung tiết học này cô giáo tiến hành một cách cứng nhắc, trầm, giọng

cô không truyền cảm do đó không gây được chú ý cho trẻ Trong tiết học cô có

sử dụng câu hỏi đàm thoại: ( trong chuyện có những nhân vật nào? Dê trắng

đi vào rừng làm gì? dê đen đã gặp con gì? vì sao chó sói sợ hãi chạy thẳng vàorừng? ( những câu hỏi này còn chưa phù hợp với dạng thức tiết học dạy trẻ kểlại chuyện )

Trong quá trình trẻ bắt chước những lời thoại của nhân vật cô chưa chú ý sửasai cho trẻ

Cụ thể ở tiết này, giáo viên tiến hành như sau: Vào đầu tiết học cô dùng rối vàgiới tiệu câu chuyện sau đó cất rối đi và kể bằng lời- không sử dụng thêm trựcquan nào khác

Trang 16

Cô kể lần 2: và đặt một số câu hỏi đàm thoại như trên: Sau đó cô cho trẻ kểlại từng lời đối thoại của các nhân vật ( bằng hình thức cả lớp đến cá nhân) Kết thúc tiết học cô dặn các cháu về kể lại chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe Nhìn chung ở tiết học lớp 5 tuổi B cô giáo không rèn cho trẻ một kỹ năng nàotrong cả tiết dạy.

Điều quan trọng là cô không tạo được hứng thú cho trẻ phát huy tính tích cựccủa mình

* Tiết 2 : “ Cô bé quàng khăn đỏ” lớp 5 tuổi A

* Tiết 3 : “Ba cô gái” lớp mẫu giáo 5-6 tuổi C

* Tiết 4 : “ Ai đáng khen hơn nhiều” lớp mẫu giáo 5 tuổi D

So với tiết học của lớp mẫu giáo 5 tuổi B, 3 lớp này trẻ hứng thú nghe cô kểchuyện và thích kể lại chuyện diễn cảm hơn

Cả ba cô đều có cách vào bài như nhau “ Đọclời nói của một nhân vật trongchuyện” sau đó đoán đó là câu nói của ai trong câu chuyện nào?

Sau đó giáo viên kể chuyện một lần bằng lời

Lần hai kết hợp cho trẻ xem tranh

Như vậy lần nào cô giáo đã thu hút được trẻ, tiếp theo đó cô cũng có một hệthống câu hỏi theo trình tự câu chuyện- cô cho cả lớp các lời thoại truyềnkhẩu theo cô

Các cô đều không có biện pháp gì để khuyến khích động viên trẻ hay cho trẻthi đua giữa tổ này và tổ khác

Điều khác là cả ba cô giáo đều soạn giáo án với cấu trúc như nhau nên cả batiết đều giống nhau ở cách thể hiện Số trẻ kể lại chuyện diễn cảm ở cả 3 lớpnày rất ít ( 10 cháu)

Ở 3 lớp này cô còn để các cháu nói sai nhiều, có cháu còn nói ngọng Côkhông có hình thức nào khuyến khích động viên trẻ Bản thân trẻ rất hứng thúđược kể lại chuyện nhưng giáo viên chưa khai thác hết khả năng mà trẻ có Nhiều cháu có giọng kể rất hay, rất truyền cảm nhưng các cô lại chưa chú ýđến những trẻ đó

Trang 17

Ở các 3 tiết học này lúc đầu trẻ còn hứng thú, tiết học còn sôi nổi Nhưngcuối tiết các cháu uể oải không tập trung Cả 3 tiết học các cô đều thực hiệnmáy móc, rập khuôn như trong chương trình hướng dẫn Cả 3 tiết học các côkhông sử dụng thêm mô hình ( rối) có sử dụng phương pháp đàm thoại xong

số cháu được trả lời câu hỏi được ít quá

Ở 3 lớp này có ưu điểm là các cháu được kể lại từng đoạn chuyện nhiềunhưng cũng như tiết của lớp 5 tuổi B trẻ không được diễn cảm và cô giáokhông biết thu hút trẻ cô sử dụng phương pháp đàm thoại nhưng câu hỏi cònđơn giản và số các cháu được trả lời còn quá ít

* Tiết 5 : “ Chàng Rùa” Lớp mẫu giáo 5 tuổi G

* Tiết 6 : “ Cây tre trăm đốt” lớp mẫu giáo 5tuổi E

Thực trạng của việc kể chuyện diễn cảm cuả 2 lớp trên: hầu hết trẻ chỉ thuộcchuyện chứ chưa kể được diễn cảm cả 2 lớp đều sử dụng phương pháp đàmthoại và sử dụng mô hình minh họa, nhưng hiệu quả sử dụng những phươngpháp này chưa cao Câu hỏi của cô đơn giản, cụ thể cô hỏi trẻ như sau:

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

- Các con thấy anh nông dân là người thế nào?

Nhìn chung hai tiết học này cả hai giáo viên đã phần nào thể hiện được cátính của các nhân vật đã phần nào trình bày được ngữ điệu, nhịp điệu của lờinói, Trình bày được xúc cảm của các nhân vật ở cả hai tiết học cô giáo đều sửdụng mô hình minh họa nhưng mới chỉ lướt qua, không khắc sâu được trítưởng tượng cho trẻ, vì vậy phương pháp của cô không gây được hứng thú chotrẻ

Cụ thể cô: Nguyễn Thị Thơm đã thực hiện như sau:

- Vào đầu tiết học cô đưa cho một bó tre và hỏi trẻ đay là cái gì?(những đốttre ) các cháu có biết để những đốt tre này dính lại với nháu thành cây tre trămđốt thì anh nông dân đã được ai giúp đỡ và giúp như thế nào chúng mình hãychú ý nghe cô kể chuyện “ cây tre trăm đốt nhé”

- Tiếp theo đó cô kể chuyện bằng lời cho trẻ nghe

Trang 18

Câu chuyện “ Chàng Rùa” lớp 5 tuổi E

Cô giáo : Nguyến Thị Quyên thể hiện:

Trong tiết học này cô giáo đã sử dụng biện pháp thi đua, biện pháp dùngtranh, mô hình minh họa kết hợp với biện pháp đàm thoại

Thực tế lớp này đã có nhiều cháu kể lại được câu chuyện một cách diễn cảm :15/35 cháu

Khi vào bài cô giáo đã gây được hứng thú cho trẻ đồng thời khi kể chuyện

cô đã kết hợp được ngữ điệu, cử chỉ, nhịp điệu, nét mặt… một cách sáng tạo

và cô sử dụng các đồ dùng trực quan hiệu quả đưa ra đúng lúc nên khắc sâuđược nội dung truyện cho trẻ

Phần tập kể cô cho các tổ, các cá nhân thi đua với nhau Cho mỗi tổ nhận mộtnhân vật và kể nối tiếp nhau…

Như vậy ở tiết học này các cháu học có phần hứng thú hơn Có những cháu

đã thuộc truyện và diễn tả tính cách, nội tâm của nhân vật đạt tuy nhiên phầnđông các cháu mới chỉ dừng lại ở vấn đề thuộc truyện Cô giáo đã chú ý baoquát lớp, sửa sai cho trẻ, động viên trẻ kịp thời nên lớp học có phần sôi nổi,các cháu hứng thú hơn

III/ Kết quả điều tra:

1 Ưu điểm:

Trang 19

- Về phía cô: Các cô nhìn chung đều nhận thức được vai trò, mục đích củagiờ dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm đối với trẻ 5-6 tuổi là:

Phát triển ngôn ngữ , cho trẻ làm quen với văn học , hình thành nhân cách … Trên các tiết học giáo viên đã cố gắng tìm kiếm các biện pháp, thủ thuật, đãchú ý đến việc soạn giáo án cho tiết dạy Một vài cô cũng đã chú ý đến việcrèn cho trẻ kể diễn cảm và đã biết sử dụng một số biện pháp cuốn hút trẻ vàotiết học như : thi đua, khuyến khích, động viên trẻ

- Về phía trẻ: trẻ đã biết nghe cô, hứng thú khi thể hiện câu chuyện một cáchdiễn cảm Tuy vậy đặc điểm chú ý ở độ tuổi này là chú ý không chủ định, dovậy ở cuối tiết học trẻ thường hay mất trật tự

2 Nhược điểm:

- Về phía cô: Các cô soạn giáo án còn chung chung, chủ yếu dựa vào cuốnphương hướng mang tính chất chỉ đạo chung Mục đích yêu cầu đặt ra trongtiết học còn chung chung Vì vậy đòi hỏi giáo viên khi soạn bài cần phải cósáng kiến của mình Các cô mới chỉ chú ý đến việc ổn định trật tự lớp Các côđều bao quát lớp tốt, các cháu đều nghe cô Đa phần các cô chưa chú ý đếnnhững trẻ yếu kém, nhút nhát có nghĩa là cô chỉ chú ý đến những trẻ có khảnăng thuộc và kể diễn cảm Cô chưa chú ý đến việc giáo dục cá biệt do vậy cónhững trẻ rất thiệt thòi chỉ biết ngồi lắng nghe bạn kể Trong cả tiết trẻ khôngđược tham gia lần nào

+ Trong tiết học các cô chưa xác định được tiết học này thì phải đưa phươngpháp , biện pháp gì? , tiết học khác phải sử dụng ra sao để phù hợp Đây là tiếtdạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm những biện pháp và phương pháp các cô đưa ragiống như tiết kể chuyện cho trẻ nghe Vì vậy các phương pháp này không tạohứng thú cho trẻ

+ Khi sử dụng phương pháp đàm thoại thì hầu hết các giáo viên đều sử dụngcâu hỏi đơn giản, không theo trình tự nội dung câu chuyện- các câu hỏi cònmang ngôn ngữ nói: ơi, à, nhé,…số lượng các cháu được trả lời câu hỏi ít Các

Trang 20

câu hỏi chưa mang tính mở nên chưa phát huy được tính tích cực hoạt độngcủa trẻ.

+ Nhìn chung các cô chưa đưa ra được các biện pháp , thủ thuật để khơi gợihứng thú, khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động văn hóa nghệ thuật ( kểchuyện diễn cảm ) do đó tiêthọc trở nên nhàm chán và buồn tẻ

+ Có nhiều cô giáo chưa chú tâm vào tiết dạy vì vậy cô thực hiện rất máymóc, rập khuôn dẫn đến sự nhàm chán cho trẻ

+ Việc xác định giọng điệu cơ bản cho câu chuyện là rất quan trọng, tuyvậy phần đông các cô chưa xác định được đúng giọng điệu của câu chuyện dẫnđến việc kể chuyện còn tùy tiện chưa diễn cảm

- Về phía trẻ: Đa số trẻ chưa chú ý trong tiết học, đa số trẻ chưa kể lại chuyệnđược diễn cảm

* Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

- Trong quá trình điều hào thực trạng kể chuyện diễn cảm của trẻ chúng tôi

đã dự một số tiết kể chuyện cho trẻ nghe Qua các tiết học này chúng tôi đềunhận thấy các cô đều rơi vào tình trạng kể chuyện một cách tự nhiên, truyệnnào cũng sử dụng giọng điệu như vậy Trong khi kể cô không gây được hứngthú cho trẻ cả về trang phục, quang cảnh, giọng điệu, cử chỉ, nét mặt điệu bộminh họa

Gần như các cô không có cảm xúc khi kể chuyện cho trẻ nghe Hỗu hết các

cô kể với giọng đều đều, tính cách các nhân vật không rõ ràng, không chú ýđến những chỗ ngắt giọng, nhấn giọng Tóm lại là cô chưa chú tâm kể chuyệnmột cách nghệ thuật và sáng tạo , kể chưa hay, chưa diễn cảm

- Khi trẻ kể lại chuyện cô không sử dụng biện pháp gì để khuyến khíchđộng viên trẻ cố gắng

- Giáo viên chưa nhìn thấy được tầm quan trọng, vị trí, vai trò của hoạt độngvăn học nghệ thuật trong công tác giáo dục trẻ mẫu giáo

Trang 21

- Giáo viên chưa nắm vững được phương pháp biện pháp dạy trẻ kể lạichuyện theo một hệ thống không có sự sáng tạo , tìm tòi trong tiết học nên khi

Qua sơ bộ điều tra thực trạng tổ chức dạy trẻ kể chuyện diễn cảm ở trươngmầm non Hạ long, kết hợp với khả năng phát triển của trẻ, chúng tôi thấy rằngcần có một số hệ thống các biện pháp dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

I/ Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo lớn liên quan đến việc tiếp nhận truyện và kể lại chuyện diễn cảm

1 Cơ sở sinh học:

Ở trẻ 5-6 tuổi hệ thần kinh phát triển tương đối hoàn thiện, bộ não của trẻkhông khác người trưởng thành là bao nhiêu Với trên1 tỷ rưỡi tế bào thầnkinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong bán cầu đại não Trẻ đã thể hiệnnăng lực qua hoạt động tổng hợp lời nói, quan sát, chú ý, ghi nhớ, tưởngtượng, tư duy Ở lứa tuổi này trẻ đã nắm vững ngôn ngữ và sử dụng như một

hệ thống tín hiệu, điều này giúp cho trẻ hình thành nhiều hình thức thích nghiphong phú với môi trường, làm giàu kinh nghiệm sống và làm cho trí tuệ củatrẻ phát triển hơn

Trang 22

Khi có những kích thích tác động vào cơ thể ( những cảm xúc vui buồn giậndữ… ) thì có quá trình thần kinh tương ứng xuất hiện ở náo và tạo nên nhữngbiến đổi tương ứng trong toàn bộ cơ thể đặc biệt là sự thay đổi của nhịp tim.Nhịp tim của lứa tuổi này là 120 lần/ 1 phút

+ Đặc biệt là cơ quan phát âm cũng đã hoàn thiện, khả năng thính giác pháttriển mạnh, trẻ nghe rất tinh đó chính là tiền đề dạy trẻ nghe và nói Sự trưởngthành của hệ thần kinh và sự hoàn thiện của các cơ quan trong cơ thể ( Tuầnhoàn, hô hấp, vận động…) Cả về lượng lẫn về chất là điều kiện thuận lợi cho

Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh đó làđiều kiện thuận lợi nhất để gíup trẻ cảm thụ tốt những hình tượng nghệ thuậtđược xây dựng trong các tác phẩm văn học Những câu chuyện với nhữngtình tiết ly kỳ, hấp dẫn, những nhân vật với đầy đủ những tính cách khác nhau

đã có sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ làm trẻ say mê, hứng thú Qua việc cảm thụ cáctác phẩm văn học vốn biểu tượng của trẻ mẫu giáo có thêm, nhiều Lòng hamhiểu biết và nhận thức tăng lên rõ rệt Vì vậy đề ra một số biện pháp dạy trẻ kểlại chuyện diễn cảm xuất phát từ vấn đề này

Các câu chuyện là một bộ phận của văn học mà văn học lại phản ánh cuộcsống thông qua các hình tượng , các hình tượng văn học đã góp phần kíchthích sự phát triển tư duy của trẻ

Tuy nhiên không thể bỗng dưng mà hình tượng văn học lại trở nên phù hợpvới đặc điểm tư duy của trẻ điều đó phụ thuộc rất nhiều vào người đem vănhọc đến cho các em ( đó là cô giáo ) ở đây cô giáo phải làm cho những hìnhtượng ấy trở nên sống động trước mặt trẻ Trê có thể hình dung được cảm nhậ

Trang 23

được toàn bộ nội dung câu chuyện , cảm nhận được những khung cảnh, những

sự kiện, những phẩm chất, tính cách của các nhân vật trong truyện Điều nàyphụ thuộc rất nhiều vào quá trình sư phạm Thứ nhất tức là phải thông qua quátrình sư phạm thứ nhất ( kể chuyện cho trẻ nghe) giúp trẻ thâm nhập vào tácphẩm một cách sâu sắc qua sự thể hiện của cô giáo : Cách sử dụng ngữ điệu ,

độ âm vang của giọng, ngưng nghỉ, nét mặt, cử chỉ…

Việc kể chuyện diễn cảm của cô góp phần quan trọng đặc biệt giúp trẻ cảmthụ, hiểu câu chuyện tốt hơn và tiến tới quá trình sư phạm thứ hai- cho trẻ tựhoạt động nghệ thuật

Sự phát triển mạnh mẽ của tư duy trực quan hình tượng thuận lợi cho trẻ tựhoạt động nghệ thuật

Tâm lý học đã khẳng định rằng: Sự phát triển năng khiếu nghệ thuật của trẻtrong quá trình học tập thường sảy ra khi chính đứa trẻ nắm được những quiluật cơ bản của văn học Việc tổ chức dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm là điềukiện tốt để phát huy tính tích cực, tính độc lập sáng tạo của trẻ

Để tư duy hình tượng phát triển mạnh mẽ hơn, suy luận được nhiều vấn đềmới hơn, phụ thuộc vào quá tình tổ chức cho trẻ tự hoạt động vì chỉ có tronghoạt động các phẩm chất tâm lý của trẻ mới được hình thành và phát triển 2.2 Tưởng tượng :

Trí tưởng tượng là một năng lực của tư duy góp phần tích cực vào hoạtđộng nhận thức

Trí tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng nhưriêng rẽ, tách biệt nhau thành một mạch thống nhất Ta biết rằng tưởng tượnghình thành trong quá trình hoạt động của trẻ dưới ảnh hưởng nhát định củađiều kiện sống và giáo dục

Đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là tưởng tượng tái hiện vàtưởng tượng sáng tạo

Tưởng tượng sáng tạo : là quá trình xây dựng nên những hình ảnh mới chưa

có trong kinh nghiệm cá nhân, cũng như chưa có trong xã hội và nó là thành

Trang 24

phần không thể thiếu được trong hoạt động sáng tạo nói chung và sáng tạo vănhọc nghệ thuật của con người.

Đối với đặc điểm sáng tạo của trẻ thì ta phải coi “ sáng tạo” là một sự biếnđổi, tạo ra một cái gì mới trên cơ sở những cái mà trẻ đã lĩnh hội được trongquá trình hoạt động chứ không phải chỉ bó hẹp trong những phát minh sángtạo ra những tác phẩm vĩ đại của những vĩ nhân Tức là thông qua việc kểchuyện diễn cảm của cô mà trẻ có thể kể lại theo trí tưởng tượng riêng của trẻchủ yếu là tưởng tượng tái hiện, trẻ tưởng tượng dựa trên những ấn tượng đã

có trước

Tưởng tượng con là nguyện nhân và kết quả, là phương tiện của sự lao độngcủa con người và chỉ ở con người mới có Với trí tưởng tượng đã đưa trẻ baycao, bay xa đưa trẻ tới ước mơ sự khát vọng và là thứ qúi giá nó thúc đẩy khảnăng sáng tạo của trẻ

Vd “ Mơ ước có một tấm thảm biết bay để bay đi khắp quê hương, đấtnước…”

Những hình ảnh mà trẻ hình dung, tưởng tượng đều được thể hiện trongcách thể hiện cử chỉ, điệu bộ của trẻ khi kể lại chuyện- đó là trẻ đã thể hiệnđược cách kể diễn cảm, sáng tạo qua lời kể của cô

Sự tưởng tượng đã giúp con người vượt lên trên thực tại và đạt tới nhữngđiều kỳ diệu và nó trở thành động lực của sự phát triển văn hóa và khoa học

Vì vậy giáo viên cần nhận thấy vị trí vai trò của tưởng tượng và phải dựa vàothế mạnh của các câu chuyện cùng với biện pháp kể diễn cảm của cô để khi

đó cô biết khơi dậy ở trong lòng trẻ những cảm xúc, những mơ ước, nhữnghoài bão và tưởng tượng làm sinh động và hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượngcủa trẻ, kích thích khả năng tự tham gia hoạt động nghệ thuật và sáng tạo củatrẻ

Căn cứ vào đặc điểm tưởng tượng của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chủ yếu là tưởngtượng tái hiện vì vậy mà việc kể diễn cảm của giáo viên cũng là một yếu tố rất

Trang 25

quan trọng để đưa trẻ làm chất liệu xây dựng nên những hình tượng mới,những chi tiết hấp dẫn muôn màu, muôn vẻ

Bởi vì trẻ có kinh nghiệm về kể chuyện, có biểu tượng , hình ảnhvề câuchuyện thì trẻ mới kể lại chuyện diễn cảm bằng trí tưởng tượng sáng tạo củamình được

Kinh nghiệm của trẻ càng nhiều, hình ảnh biểu tượng của trẻ càng phongphú thì tưởng tượng của trẻ càng đa dạng một số biện pháp dạy trẻ kể lạichuyện diễn cảm nhằm bồi dưỡng tính tích cực tư duy , tính độc lập sáng tạocủa trẻ

2.3 Ngôn ngữ :

Ở trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là thời kỳ trẻ có khả năng nắm vững và lĩnh hội 2hình thức cơ bản của ngôn ngữ đó là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ bên trong việcnắm ngôn ngữ trong thực hành và thông hiểu được nhiều điều người lớn nói.Đây là một đặc điểm vô cùng thuận lợi để đưa trẻ nghe kể chuyện, trẻ lĩnh hộiđược ngôn ngữ trong câu chuyện Từ đó trẻ có thể kể lại truyện bằng ngôn ngữcủa mình

Những câu chuyện cổ tích, thần thoại dân gian, đồng thoại… đã lôi cuốn sựyêu thích của trẻ Vì nó đem đến cho trẻ nhiều ước mơ, nhiều tấm gương tốt…phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ và trẻ cũng rất muốn nghe truyện, nếunhư lời kể của cô giáo hấp dẫn sinh động và lôi cuốn được trẻ Bằng nhữngbiện pháp kể diễn cảm , cô lựa chọn lời kể ngắn gọn xúc tích tác động đến tìnhcảm thẩm mỹ sẽ giúp cho quá trình tiếp nhận của trẻ được tốt hơn, trẻ tiếpnhận cũng là sự cô đọng xúc tích hơn Trẻ có thể kể lại chuyện bằng ngôn ngữcủa trẻ chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ của câu chuyện Với lời

kể chuyện diễn cảm và sinh động cô đã làm cho câu chuyện như có hồn, côlàm sống động trước mắt trẻ những hình ảnh, những quang cảnh của câuchuyện như diễn ra trước mắt trẻ VD khi kể chuyện “ Sơn Tinh Thủy Tinh”với giọng kể diễn cảm lúc dí dỏm, lúc hùng hồn… trẻ như thấy được mộtchàng Sơn Tinh cao to lực lưỡng đầy nghi lực đang gọi gió gọi mây để nâng

Trang 26

núi lên cao tránh được sự trả thù của chàng Thủy Tinh- Trẻ thấy được cảnhnước dâng lên, những con baba, thuồng luồng chết nổi trên mặt nước… Hìnhảnh cô công chúa con Vua Hùng đẹp kiều diễm… Theo các nhà tâm lý học “một hình tượng ngôn ngữ càng giàu hình tượng bao nhiêu, càng giúp trẻ gợicảm bấy nhiêu và càng khơi mạnh sức tưởng tượng , hình dung và xúc cảmcủa con người bấy nhiêu Khô khan nhạt nheõ dễ gây sự thờ ơ Nếu chúng takhông thay những ngôn từ khô khan, những ngôn từ khô khan những ngôn từtạo nên sự gợn sóng suy tưởng bằng những ngôn từ lung linh màu sắc, hìnhảnh thì chắc chắn người nghe sẽ nhìn thấy trước mắt những gì ta muốn miêutả”.

Tuy nhiên quá trình sư phạm thứ nhất ( cô kể diễn cảm )cũng phải xuất phát

từ đặc điểm ngôn ngữ cũng như liên quan trực tiếp đến đặc điểm tư duy ,tưởng tượng , chú ý tiếp nhận nghệ thuật của trẻ Vì thế mà phải thông qua quátrình sư phạm thứ nhất để tiến hành quá trình sư phạm thứ hai thì mới đạt kếtquả tốt được

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không chỉ lĩnh hội dược 2 hình thức cơ bản của ngônngữ mà trẻ còn nắm được ngữ âm, ngữ điệu- Trẻ biết sử dụng ngữ điệu phùhợp với nội dung giao tiếp hay nội dung câu chuyện mà trẻ kể Do đó khi cô

kể chuyện cho trẻ nghe thì việc kể đúng giọng điệu, ngữ điệu của tác phẩm làrất quan trọng Từ việc cô kể đúng sẽ giúp trẻ khi kể lại đúng giọng điệu tácphẩm và sẽ giúp khả năng tưởng tượng của trẻ thêm phong phú , góp phầnhình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của trẻ lòng yêu thương conngười, tính dũng cảm, lòng hiếu thảo…

Cô sáng tạo trong ngôn ngữ giúp trẻ phát triển óc tưởng tượng Một yếu tốquan trọng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tư duy sáng tạo ở nhiều lĩnhvực như âm nhạc, hội họa, văn, toán… Ngữ âm, ngữ điệu trong các câuchuyện cũng dề hiểu, các sự việc, các nhân vật cũng gần gũi với trẻ và cũng dễbắt chước do đó rất phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ Cùng với việcnắm ngôn ngữ trong thực hành và khả năng hiểu ngôn ngữ từ vốn từ của trẻ

Trang 27

tăng lên một cách đáng kể (khoảng 2000 -3000 từ) Trẻ biết sắp xếp các từthành một câu, biết dùng các câu nói để diễn đạt nguyện vọng, bày tỏ mongmuốn của mình Hơn nữa trẻ không chỉ có khả năng nói được các câu, đủthành phần, đúng ngữ pháp mà còn có khả năng nói đươc những câu nói giàusắc thái biểu cảm.

Tất cả những đặc điểm đó gợi cho ta những liên tưởng tới khả năng kểchuyện diễn cảm của trẻ, đặc biệt là kể lại chuyện diễn cảm

Việc kể cho trẻ nghe những câu chuyện một cách diễn cảm cho việc phântích và cảm nhận tác phẩm văn học một cách sinh động hơn, rõ nét và truyềncảm hơn Khi cho trẻ kể lại chuyện diễn cảm là để trẻ tự thể hiện mình trướctác phẩm điều đó lôi cuốn sự chú ý – ghi nhớ của trẻ Trẻ phaỉ nhớ tên cácnhân vật trong truyện, nhớ tính cách của các nhân vật Trong thực tế chúng tathấy rằng trẻ ghi nhớ một câu chuyện một bài thơ nào đó mà ghi nhớ đó đi sâuvào hứng thú của trẻ thì trẻ nhớ rất lâu, ngược lại những điều mô tả khô khan

về các sự vật, hiện tượng trẻ sẽ quên ngay

Do vậy căn cứ vào đặc điểm ghi nhớ, chú ý của trẻ thì cô giáo phải là ngườitạo ra cho trẻ những hứng thú nhất là trong quá trình dạy trẻ kể lại chuyện diễncảm Bằng sắc thái biểu cảm, bằng ngôn ngữ biểu cảm , cảm xúc của nhân vậttrong tác phẩm cô giáo sẽ tác động đến nhu cầu tình cảm của trẻ để kích thíchkhả năng chú ý - ghi nhớ của trẻ

Trang 28

Muốn thu hút được sự chú ý – ghi nhớ của trẻ thì trong quá trình tổ chức chotrẻ tự hoạt động nghệ thuật cô phải có những biện pháp, phương pháp thủthuật để lôi cuốn sự chú ý của trẻ Từ chú ý thì trẻ mới ghi nhớ được nội dung

và các câu chuyện mà trẻ kể mới có “hồn”

Ngoài ra ở trẻ mẫu giáo lớn đã xuất hiện ghi nhớ có chủ định Nhưng những

gì ấn tượng thì trẻ ghi nhớ rất lâu Những câu truyện nội dung gần gũi trẻ,những tấm gương trong sáng, những tính dũng cảm, tinh thần đoàn kết… dễlôi cuốn trẻ và trẻ yêu thích, ghi nhớ và thể hiện được những câu truyện, bàithơ một cách sáng tạo

2.5 Xúc cảm - tình cảm :

Trẻ mẫu giáo rất giàu xúc cảm- tình cảm, mọi họat động và tư duy của trẻđều chi phối bởi tình cảm.Trẻ mẫu giáo luôn có nhu cầu đòi hỏi mọi ngườixung quanh thể hiện tình cảm tốt đẹp đối với trẻ Ngược lại trẻ cũng muôn thểhiện tình cảm tốt đẹp của mình với mọi người xung quanh Trẻ rất xúc cảmvới những cái mới của những sự vật- hiện tượng xung quanh trẻ, nhất là đốivới những nhân vật trong truyện Trẻ rất yêu thương anh nông dân hiền lànhthật thà trong câu chuyện “ Cây tre trăm đốt”… Trẻ còn có tình cảm tốt đẹp vàchân thành đối với các sự vật hiện tượng mà trẻ tiếp xúc hàng ngày

Sự phát triển tình cảm của trẻ mẫu giáo còn được biểu hiện ra ở nhiêù mặttrong đời sống tinh thần của trẻ (thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ) trẻ biết rung độngtrứoc cái đẹp trong cuộc sống xung quanh Khi trẻ trực tiếp tiếp xúc với cáiđẹp khiến trẻ thấy gắn bó, thiết tha với con người và cảnh vật xung quanh,kích thích trẻ làm những điều tốt lành để đem lại niềm vui hạnh phúc cho mọingười Ngôn ngữ văn học nhất là những câu chuyện gần gũi trẻ, nó có một sứcmạnh lôi cuốn trẻ ghê gớm tạo cho trẻ những cảm xúc mãnh liệt trước nhữngnhân vật trong truyện Đây là thời điểm thuận lợi để giáo dục thẩm mỹ vàtình cảm đạo đức cho trẻ Sự phát triển mạnh những xúc cảm thẩm mỹ kếthợp vơi sự ghi nhớ máy móc vốn có khiến cho đứa trẻ ở lứa tuổi này rất dễnhạy cảm trước những tác phẩm văn học nghệ thuật Trẻ mẫu giáo tiếp nhận

Ngày đăng: 16/08/2015, 07:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w