1. Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo :
Khái niệm về thẩm mỹ có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau, có người cho rằng “Cái thẩm mỹ là siêu phạm trù, túc là phạm trù mỹ học chung nhất, rộng rãi nhất. Cái đẹp, cái xấu, cái cao cả, thấp hèn, cái bi, cái hài, tính kịch và những đặc hình tương tự khác nhau là cùng loại. Cái thẩm mỹ là cái chung là cái đặc tính đó vốn có.”
Có người lại cho rằng: thẩm mỹ là một khoa học về cảm giác có nghĩ là thẩm mỹ là sự thu nhận cái đẹp bằng cảm giác.
Nói về cái đẹp chúng ta thấy cái đẹp vô cùng rộng lớn “Cái đẹp là phạm trù cơ bản của mỹ học là trung tâm của các quan hệ thẩm mỹ. Trong đời sống tâm hồn trong tình cảm, trong lao động và trong nghệ thuật . Cái đẹp là hạt nhân quan trọng thúc đẩy xã hội tiến lên.”
Như vậy đẹp là một phạm trù của mỹ học bao gồm (cái đẹp, cái xấu, cái bi kịch, cái hài kịch và trác tuyệt)
Với trẻ mẫu giáo, giáo dục thẩm mỹ cho trẻ không ngoài giáo dục cái đẹp. Cái đẹp của trẻ cụ thể là đẹp trong sinh hoạt hàng ngày, đẹp trong thiên nhiên, đẹp trong nghệ thuật cuộc sống sôi động phong phú của thế giới xung quanh trẻ.
1.2 Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo .
Đối với trẻ mẫu giáo tuổi của sự hồn nhiên mơ ước và bắt đầu của mọi cái đẹp. Việc giáo dục thẩm mỹ là một trong những nhiệm vụ của giáo dục mẫu giáo nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình tác động có hệ thống vào nhân cách của trẻ, nhằm phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ và hiểu đúng đắn cái đẹp trong đời
sống xã hội, trong thiên nhiên, trong nghệ thuật giáo dục lòng yêu cái đẹp và đưa cái đẹp vào đời sống một cách sáng tạo. Cái đẹp làm phong phú thêm cuộc sống của trẻ góp phần giáo dục tính lạc quan yêu đời, có ảnh hưởng đến việc hình thàn mới quan hệ của các em với cuộc sống và những người xung quanh.
Giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ cảm thụ và nhận thức sâu sắc hơn những hiện tượng của cuộc sống, giúp mở rộng thêm tầm mắt của trẻ, trau dồi cho trẻ lòng ham hiểu biết. Ngược lại những biểu tượng của trẻ về thế giới năng lực quan sát và xác định mỗi tương hỗ giữa các hiện tượng của cuộc sống, việc ghi nhớ và tái hiện chúng sẽ làm ssâu sắc hơn việc cảm thụ và xúc cảm thẩm mỹ . Cảm xúc thẩm mỹ không những được xây dựng trên cơ sở cảm thụ cái đẹp mà còn trên cơ sở hiểu biết sâu sắc nội dung tưởng tượng nghệ thuật của tác phẩm . Giáo dục nghệ thuật là một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ . Giáo dục trẻ bằng các phương tiện nghệ thuật là đối tượng của giáo dục nghệ thuật , một bộ phận quan trọng của giáo dục thẩm mỹ .
Văn học nghệ thuật mang đến cho trẻ sự hiểu biết sâu sắc về cuộc sống, làm cho trẻ rung động trước cái hay, cái đẹp với tình cảm trong sáng của con người và biết lên án, tỏ thái độ với những cái xấu. Qua tác phẩm văn học trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ nghệ thuật đặc biệt là ngôn ngữ văn xuôi giàu cảm xúc từ đó sẽ kích thích năng lực tự hoạt động nghệ thuật của trẻ.
Như vậy giáo dục thẩm mỹ và nghệ thuật cần tiến hành ngay ở lứa tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng cho tương lai.
2. Tiết học ở trường mẫu giáo :
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi do đó cũng như mọi tiết học khác dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cũng phải tiến hành theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học”
Năng lực tự hoạt động nghệ thuật của trẻ chịu ảnh hưởng của những tác động sư phạm. Do vậy để thực hiện dạng thức tiết học cô giáo phải nắm vững được
cơ sở khoa học của môn học, phải biết khêu gợi hững thú kích thích , thu hút trẻ tới tự lực tìm tòi, phát hiện sáng tạo nghệ thuật .
Thông qua tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm qua cách thể hiện của cô giáo giúp trẻ có những kỹ năng tự thể hiện nghệ thuật độc lập, sáng tạo ( kể lại chuyện diễn cảm ) chỉ thông qua hoạt động các phẩm chất tâm lý của trẻ mới được hình thành và phát triển
3. Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học .
Ngoài những nguyên tắc chung cơ bản, cũng như các tiết học khác dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cần lưu ý đến các nguyên tắc sau:
3.1. Cho trẻ tham gia vào quá trình kể lại chuyện diễn cảm là đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật . Qua quá trình kể chuyện bản thân trẻ sẽ này sinh mối giao cảm với các nhân vật trong chuyện. Từ nhu cầu thích thể hiện mình trẻ hòa mình vào tác phẩm hóa thân vào các nhân vật. Để phát huy tính tích cực của trẻ cô giáo cần chọn hình thức tiết học và ngoài tiết học, vận dụng phương pháp , biện pháp sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ để trẻ không chi tham gia tiếp nhận mà còn hòa mình vào tác phẩm . Biết đánh giá các nhân vật trong chuyện mà cao hơn trẻ còn biết rung động trước những tấm gương, những hoạt động tốt của các nhân vật trong tác phẩm . Muốn vậy phải tổ chức cho trẻ hoạt động chuyển vào trong để tác phẩm tác động trực tiếp lên nhân cách của trẻ, biến thành nội dung nhân cách bền vững.
3.2. Nguyên tắc gợi cảm thẩm mỹ :
Với tiết học dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cần lựa chọn cách tiến hành tạo nên không khí của hoạt động văn chương để kích thích hứng thú, thu hút chú ý của trẻ.
Các câu chuyện phải mang tính nghệ thuật à tính giáo dục cao. Tính cách các nhân vật trong chuyện, phải rõ nét đặc trưng.
Tính gợi cảm thẩm mỹ còn được thể hiện trong mối quan hệ giưã các nhân vật trong chuyện, trong nhịp điệu, ngữ điệu của câu văn… mà trẻ thệ hiện qua giọng kể của mình.
3.3. Nguyên tắc vừa sức;
Vừa không phải tạo ra sự phù hợp với khả năng hiện có của trẻ mà phải hướng tới “vùng phát triển gần nhất của trẻ, bằng nỗ lực đánh thức tiềm năng của trẻ nhờ các phương pháp , biện pháp tác động tích cực trong dạy văn học . Thực hiện nguyên tắc vừa sức đối với tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm cần chú ý; cô phaỉ sử dụng biện pháp phù hợp với từng tiết học cụ thể để gây hứng thú cho trẻ. Chú ý sử dụng các tác phẩm không quá dài, các nhân vật gần giũ với trẻ, đó là những việc làm tốt, những tấm gương sáng để cho trẻ noi theo. Và như vậy khi lựa chọn tác phẩm văn học cần dựa trên hứng thú và nhận thức của trẻ đưa đến cho trẻ những hiểu biết mới.
4. Vấn đề tự hoạt động nghệ thuật của trẻ.
Trong khi tiếp xúc với nghệ thuật làm theo ý kiến chủ động, chủ quan của mình tức là trẻ đã tư tìm ra phương thức tự thể hiện mình trước 1 tác phẩm và trẻ có thể tự kể một câu chuyện hay đọc một bài thơ… như vậy trẻ phải trải qua quá trình tích lũy vồn văn học nghệ thuật nhất định- tức là trẻ phải nghe kể câu chuyện đó nhiều lần. Có thể nói trẻ rất có khả năng trong lĩnh vực này Từ việc tiếp xúc với những câu chuyện nhiều lần thì chính bản thân trẻ sẽ nảy sinh mong muốn thể hiện lại câu chuyện đó hay là thích đóng vai một nhât vật nào đó trong câu chuyện mà trẻ thích. Muốn thể hiện được trẻ phải huy động tất cả trí tưởng tượng và ngôn ngữ của mình. Song để phát triển năng lực.