Biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm 1 Một số phương pháp chung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm (Trang 37)

1. Một số phương pháp chung cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học .

Giáo dục mẫu giáo có nhiều hình thức khác nhau trong đó “ Tiết học” đóng vai trò quan trọng nhất.

Trên tiết học người ta phải sử dụng nhiều phương pháp biện pháp khác nhau để thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả. Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động nhận thức của trẻ nhằm đảm bảo cho trẻ nắm vững được tri thức và phương thức hoạt động tư duy và thực tiễn. Phương pháp dạy trẻ học là công cụ để cô giáo dùng nó tổ chức hoạt động cho trẻ.

Để thực hiện nội dung của việc làm cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học người ta sử dụng các phương pháp cơ bản sau:

- Đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật

- Phương pháp trao đổi gợi mở

- Sử dụng đồ dùng trực quan

- Đưa trẻ vào hoạt động nghệ thuật .

Trên mỗi tiết học các phương pháp này đều được kết hợp vận dụng nhuần nhuyễn từng tính chất, nội dung của tiết học mà giáo viên sử dụng phương

pháp nào là chính, phương pháp nào là phụ để từ đó tìm ra các biện pháp dạy học hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất

2. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm .

Theo từ điển tiếng Việt- Viện KHXHNV 1992 thì “ Biện pháp là cách làm, cách giải quyết vấn đề cụ thể”

Biện pháp dạy học có thể hiểu là những tác động riêng biệt của giáo viên trong mỗi phương pháp giáo dục cụ thể.

Hay biện pháp là cách áp dụn phương pháp vào thực tiễn dạy học là bộ phận của phương pháp dạy học.

Như mục đích của đề tài đặt ra ở đề tài này chúng tôi hệ thống hóa và đưa ra một số biện pháp có thể sử dụng trong các tiết dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm trên cơ sở khoa học liên ngành và dựa trên những phương pháp chung cơ bản cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học .

Có nhiều phương pháp, biện pháp có thể sử dụng trong các tiết “ dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm ‘ ở đây chúng tôi chủ yếu dựa trên 2 phương pháp chính đó là

+ Đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật

+ Đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật . 2.1 Đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật (kể diễn cảm )

Phương pháp này chính là sử dụng giọng kể kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt để truyền đạt ý nghĩa, tâm trạng của tác giả , truyền đạt nội dung của tác phẩm và thái độ của người đọc, kể đến với người nghe.

Khi kể chuyện cô cần phải làm bộc lộ rõ chủ đề của tác phẩm, hóa thân vào những nhân vật, những sự kiện… thể hiện được mối quan hệ xúc cảm, thái độ sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm.

Dựa vào phương pháp kể tác phẩm có nghệ thuật chúng tôi xây dựng các biện pháp sau:

Mục đích của biện pháp này hiểu được nội dung truyện, hiểu được tính cách nhân vật, bắt chước giọng kể diễn cảm của cô ở ngữ điệu giọng cách ngưng, nghỉ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt… phù hợp với từng tính cách của nhân vật

* Kể diễn cảm kết hợp với diễn xuất theo nội dung câu chuyện: Biện pháp này giúp trẻ kể tác phẩm nghệ thuật một cách sáng tạo .

Vd: Khi kể chuyện “ Bảy con quạ” đến đoạn cô gái đi đến mặt trời thì mặt trời quá nóng toát cả mồ hôi. Thì trẻ có thể kể và kết hợp cử chỉ “ đưa tay lên trán và quệt mồ hôi”

* Kể chuyện kết hợp với âm nhạc.

Biện pháp này làm cho câu chuyện huyền bí và lôi cuốn hơn. * Sử dụng đồ dùng trực quan:

Biện pháp này giúp trẻ tri giác câu chuyện một cách sống động hơn. * Kể chuyện kết hợp với trò chuyện giải thích.

Là biện pháp dùng lời nói kết hợp với động tác mẫu để giao tiếp nội dung tác phẩm, kích thích trẻ ham muốn thể hiện lại tác phẩm

* Kể trích dẫn:

Biện pháp này giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm một cách cụ thể và sâu sắc hơn.

* Đàm thoại với trẻ về tác phẩm :

Biện pháp này giúp trẻ ghi nhớ nội dung câu chuyện- khắc sâu được tính cách nhân vật- giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy tốt.

* Gây hứng thú cho trẻ về câu chuyện:

Giúp trẻ ham thích nghe chuyện và kể lại chuyện. * Sử dụng các phương tiện thông tin nghe nhìn

Biện pháp này giúp trẻ ghi nhớ câu chuyện tốt hơn. Hiểu được nội dung, tính cách của nhân vật tốt hơn. Kích thích trẻ vào tự hoạt động nghệ thuật

2.2 Đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật :

Phương pháp này nhằm kích thích khả năng tự hoạt động văn học nghệ thuật của trẻ. Khi sử dụng phương pháp này, cô giáo phải hướng dẫn trẻ vào hoạt

động, cuốn hút trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật , ở phương pháp này chủ yếu cô đưa ra vấn đề trẻ tự giải quyết vấn đề. Ở phương pháp này chúng tôi xây dựng các biện pháp sau:

* Cô cho trẻ kể theo cô từng đoạn của câu chuyện.

Biện pháp này giúp cho trẻ củng cố lại việc kể của mình thuộc chuyện và diễn cảm câu chuyện.

* Cô là người dẫn chuyện- Trẻ nói lời thoại. Vd; truyện “ Dê con nhanh trí”

- Cô giáo dẫn chuyện “ trong khu rừng kia có hai mẹ con nhà Dê. một hôm dê mẹ ra đồng và dặn Dê con:

- Trẻ nói lời thoại “ Con ở nhà cho ngoan mẹ ra đồng ăn một ít cỏ tươi lấy sữa ngọt cho con bú, ở nhà nếu ai gọi cửa con cũng đừng mở nhé, nếu không chó sói gian ác vào ăn thịt con đấy”

* Sử dụng câu hỏi gợi mở theo hứng thú say mê của trẻ. Vd : Khi dê mẹ đi vắng dê mẹ đã dặn dê con như thế nào? Dê con trả lời ra sao?

* Trẻ kể nối tiếp nhau theo nội dung câu chuyện.

Biện pháp này giúp trẻ ghi nhớ câu chuyện hơn và có ý thức thi đua. * Cho trẻ nhận xét bạn kể:

Cô giáo phải chú ý khêu gợi hứng thú và khả năng tích cực tư duy của trẻ bằng cách cho trẻ tự nhận xét bạn kể chẳng hạn :

- Bạn kể có hay không ? Tại sao?

- Giọng kể của bạn có rõ ràng không?

- Cháu có thích nghe bạn kể chuyện không? vì sao/ * Thi đua kể chuyện diễn cảm.

Biện pháp này là một động lực không thể thiếu được trong đời sống tập thể của trẻ bởi vậy khi tổ chức tiết học cần đưa biện pháp này để tạo hứng thú cho trẻ.

- Bạn đã kể rất hay rồi con có muốn kể hay hơn bạn không? và khi trẻ đã thực hiện được yêu cầu của cô đặt ra thì cô nên động viên khen thưởng trẻ kịp thời.

* Tạo không khí văn chương:

Khi thực hiện phương pháp này cô giáo là người tạo không khí lớp cho phù hợp với nội dung của câu chuyện, trang trí lớp, trang phục của cô … giúp trẻ hóa thân vào nhân vật và sống trong hoàn cảnh cụ thể của tác phẩm .

* Tuyên dương: là biện pháp dùng những mẫu mực cụ thể, sống động để giáo dục trẻ, kích thích trẻ bắt chước và làm theo mẫu mực đó.

Trên đây là các biện pháp dựa vào các phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm. Tuy nhiên tùy từng tiết học, điều kiện vật chất của từng trường, và đối tượng mà cô giáo sử dụng cho phù hợp để luôn gây hứng thú cho trẻ kích thích trẻ tự hoạt động nghệ thuật . Từ đó nảy sinh năng lực tự hoạt động, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học nghệ thuật và hoạt động nghệ thuật có sáng tạo. Ngoài ra cử chỉ, điệu bộ trang phục của cô khi kể diễn cảm cho trẻ là một phương diện trực quan sinh động góp phần không nhỏ vào thành công của tiết học.

Tóm lại: việc dạy trẻ kể lại chuyện diễn cảm có thể sử dụng kết hợp hài hòa hợp lý các biện pháp nêu trên. Tuy vậy không phải tiết học nào cũng kết hợp tất cả các biện pháp trên hoặc thường xuyên sử dụng một biện pháp mà cô phải biết sử dụng kết hợp linh hoạt. Với tiết này câu chuyện này cô phải sử dụng phương pháp , biện pháp nào là phù hợp. Giờ sau cô lại thay đổi các biện pháp giúp cho tiết học phong phú, gây hứng thú cho trẻ.

Một phần của tài liệu SKKN một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi kể lại chuyện diễn cảm (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w