CHƯƠNG III: Một số giải pháp xây dựng và phát triển Dự án Vân Phong

Một phần của tài liệu Cảng Trung chuyển container quốc tế Vân Phong và tầm nhìn 2030.doc (Trang 33 - 37)

I. Các công trình giao thông khác:

CHƯƠNG III: Một số giải pháp xây dựng và phát triển Dự án Vân Phong

3.1. Các biện pháp cần thiết trước mắt:

Nếu xác định dự án Vân Phong là dự án trọng điểm nhất thì chúng ta cần gấp rút làm các việc sau:

- Lập cơ quan chủ quản cho địa dư hành chính Vân Phong với quyền ngang với cấp của một thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan này bao gồm những cá nhân có tầm nhìn, có năng lực vượt trội.

- Lập một thiết chế về hệ thống chủ quản, về hệ thống thuế, hệ thống tài chính... phù hợp cho Vân Phong.

- Quy hoạch lại Vịnh Vân Phong tương xứng với tầm cỡ của một thương cảng lớn nhất và quan trọng nhất thế giới. Làm gọn lại hoặc di dời một số dự án, công trình không phù hợp với thiết kế vĩ mô của một Vân Phong sầm uất trong tương lai

- Quy hoạch lại hệ thống cảng biển và hệ thống cảng hàng không của Việt Nam sao cho tương ứng với Vân Phong và phù hợp với chương trình phát triển quốc gia dài hạn.

3.2. Đấu thầu tư vấn thiết kế và xúc tiến đầu tư

Xét trên các lợi thế mà Vân Phong có được, chúng ta cần thuê cơ quan tư vấn và thiết kế quốc tế thiết kế Vịnh Vân Phong sao cho phù hợp với vị trí chiến lược của Vịnh và tổ chức đấu thầu quốc tế về đầu tư cho Vân Phong. Doanh nghiệp thiết kế này nên lấy từ Châu Âu, Châu Mỹ. Có thể thuê riêng rẽ các công ty chuyên thiết kế cảng hàng không và công ty chuyên thiết kế cảng biển quốc tế trước, căn cứ vào các thiết kế đó sẽ thuê công ty thiết kế toàn cảnh sau. Chúng ta cần thuê một công ty chuyên thiết kế có uy tín nhất thế giới mà không phải là một công ty làm đủ mọi lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực thiết kế.

Chính phủ có thể phát động một cuộc thi thiết kế ngay trong nước cho dự án Vân Phong hoặc cho riêng từng phần của dự án Vân Phong có trao giải thưởng, căn cứ vào các thiết kế không đồng bộ đó sẽ thuê một doanh nghiệp chuyên nghiệp để thiết kế tổng thể và chi tiết hơn cho Vân Phong thì chất lượng và thời gian sẽ nhanh hơn.

3.3. Kêu gọi làn sóng đầu tư

Dự án càng lớn, sự quan tâm càng cao, các khách hàng sẽ tự quảng cáo cho Việt Nam. Các dự án khác trên mọi miền của Việt Nam cũng sẽ nhờ đó mà tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn khi có Vân Phong, chợ đầu mối, trục cầu hàng không và trục vận tải biển lớn nhất Châu Á (cũng đồng nghĩa là lớn nhất thế giới), là hấp lực hỗ trợ. Một dự án ở một vị trí đắc địa như Vân Phong mà chỉ kêu gọi đầu tư khoảng 35 tỷ USD vẫn chưa tương xứng với năng lực đầu tư rất mạnh của các nhà đầu tư tầm cỡ trên thế giới. Khi giá cả vật liệu và các dịch vụ kèm theo xuống thấp như hiện nay là lúc chúng ta cũng nên nhanh chóng gấp rút đầu tư xây dựng cảng biển nước sâu và cảng hàng không quốc tế để đón đầu giai đoạn tăng trưởng tiếp theo trong vòng một, hai năm tới khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở lại. Các nước có lợi thế cảng biển cũng đang bị khủng hoảng, các cảng biển của họ không còn ở vào trạng thái phát triển lao nhanh như tên bắn nữa, cho nên đây là cơ hội có một không hai để chúng ta rượt đuổi. Vân Phong sẽ trở thành một chợ đầu mối tiếp nhận và phân phối hành khách và hàng hóa ở một vị trí đắc địa. Nhà nước sẽ thu tiền neo đậu, bến bãi, xếp dỡ, các dịch vụ kèm theo, thuế phi trường và các dịch vụ phát sinh, lên đến nhiều chục tỷ USD mỗi năm, một nguồn tiền mà các nước không có vị trí địa lý ưu đãi như Vân Phong không thể nào có được.

3.4. Gói giải pháp kích cầu

Vân Phong không chỉ nằm giữa một vùng kinh tế năng động nhất Châu Á mà còn nằm trên trục hàng không và hàng hải quan trọng nhất thế giới. Vân Phong có nhiệt độ lý tưởng để cư dân thế giới đến tránh lạnh mùa đông, tránh nắng mùa hè, đồng thời Vân Phong còn có cảng nước sâu kín gió, nơi xếp dỡ và neo đậu lý tưởng của các thương

thuyền quốc tế. Đặc biệt hơn khi Vân Phong vừa là gói giải pháp kích cầu giá trị lớn, tạo ra vô số việc làm, và vừa tạo ra được các lợi thế cạnh tranh tối ưu cho Việt Nam, tạo đà để rút ngắn được khoảng cách về kinh tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Chính phủ nên xem xét việc phát hành Cổ phiếu Công trình Quốc gia Vân Phong để toàn dân cùng tham gia đầu tư vào toàn bộ dự án hoặc vào một số gói thầu có lợi nhuận cao nào đó của dự án Vân Phong (ví dụ các gói thầu vào các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, hệ thống sân bay, cầu và cảng cho du thuyền đón khách...). Cổ phiếu công trình quốc gia là cổ phiếu phát hành theo phương thức mua tự nguyện. Không giới hạn số tiền đầu tư của mỗi cá nhân ở mỗi gói thầu. Nhà nước cần có chiến dịch phân tích kỹ lưỡng ý nghĩa và lời lãi từ từng gói thầu của dự án Vân Phong để toàn dân hiểu rõ và đồng lòng tham gia. Mỗi cổ phiếu nên có giá trị hợp lý để cho những người có rất ít tiền cũng có cơ hội đầu tư. Như vậy, Cổ phiếu Công trình Quốc gia sẽ phát huy hết tác dụng và tạo điều kiện cho toàn dân Việt Nam đều được đầu tư để thu lời từ các gói thầu của dự án có ý nghĩa nhất và có khả năng sinh lời nhất này. Dự án Vân Phong được khởi công sẽ góp phần ngăn chặn vấn đề suy giảm kinh tế trong năm 2009-2010 và kích thích sự lưu thông của đồng tiền và hàng hóa trong nội địa, tạo sự tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng vận tải bằng đường biển là phương thức vận tải chủ yếu trong hoạt động mua bán ngoại thương, mà đặc biệt, khi nhu cầu trao đổi hàng hóa gia tăng, vận tải container ngày càng phát triển. Điều đó đặt ra nhu cầu bức thiết đối với các quốc gia có lợi thế về đường biển cần xây dựng các cảng container, các cảng trung chuyển quốc tế để có thể phát huy lợi thế, phát triển kinh tế đất nước.

Bài toán tương tự đang được đặt ra cho Việt Nam. Với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị trong nước ổn định là những điều kiện rất tốt để xây dựng một cảng trung chuyển quốc tế trên vịnh Vân Phong. Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn nhưng hiện nay, công trình vẫn đang tiếp tục được xây dựng với viễn cảnh vào năm 2030 sẽ trở thành một cảng trung chuyển container lớn nằm trên trục Thượng Hải, Thâm Quyến, Singapore.

Tuy nhiên, để viễn cảnh đó trở thành sự thực thì cần phải có những giải pháp của nhà nước nhằm nhanh chóng đầu tư xây dựng có hiệu quả thành công khu cảng, đồng thời cung cấp các dịch vụ đi kèm nhằm nâng cao tính cạnh tranh của cảng. Bên cạnh đó cần phải nâng cao ý thức của các nhà kinh tế, các nhà hàng hải Việt Nam về việc xây dựng nước ta phát triển theo hình thức kinh tế biển nhằm phát huy lợi thế về biển của Việt Nam.

Hi vọng trong tương lai không xa, Việt Nam nói chung và khu vực cảng Vân phong nói riêng sẽ trở thành một trung tâm về vận tải trong đường biển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Cảng Trung chuyển container quốc tế Vân Phong và tầm nhìn 2030.doc (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w