1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mầm non rất ưa thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện về “ Đức, trí, thể, mỹ, lao động” cho trẻ. Hiện nay thực tế việc giáo dục âm nhạc ở các trường mầm non thường tập trung dạy trẻ hát múa những ca khúc thiếu nhi được chú trọng đến việc dạy múa dân ca cho trẻ. Vì vậy những âm điệu dân ca, những sáng tác mang sắc thái dân tộc cần phải được đếnn sớm với tuổi thơ lưa tuổi hồn nhiên trong sáng nhạy cảm, tức là vào tuổi mẫu giáo tiép xúc với dân ca quá muộn hoặc không đựơc nghe dân ca thì lớn lên sẽ thờ ơ với dân ca. Vì những lời ra những làn điệu dân ca ấy ban đầu như vô tri vô giác được trẻ nghe và nhớ theo quy luật cơ học thông thường, đến khi lớn lên trẻ được vui đùa cùng chúng bạn trong những đêm trăng sáng, dưới mỗi bữa trưa hè bằng những trò chơi, bài hát ca dao dân ca ngộ nghĩnh thắm tươi đượm tình dân tộc, được củng cố nhận thức trẻ bắt đầu hiểu và lưu giữ trong bộ nhớ của trẻ, góp phần nuôi dưỡng và phát triển những giá trị nhân văn và tâm hồn dân tộc trong tâm hồn trẻ thơ một cách tích cực. Vì vậy việc dạy trẻ hát múa dân ca ở trong truờng mầm non hiện nay là việc làm thiết thực góp phần giáo dục trẻ ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc. xuất phát từ nhận thức trên, tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 56 tuổi múa hát dân ca”. a. Lý do khách quan: Ở Việt Nam đã có một số trừơng sư phạm sưu tầm nghiên cứu đưa dân ca vào chương trình giáo dục phổ cập. Thí dụ: chương trình hát nhạc của giáo dục tiểu học học sinh được hát một số bài như: “ Inh lả ơi” của dân ca Thái, “ Quê hương em biết bao tươi đẹp” của dân ca Nùng. kết hợp với vổ tay theo phách hay múa đơn giản. Đối với lứa tuổi mẫu giáo chương trình giáo dục cải cách đã chú trọng trẻ làm quen với dân ca các miền qua hình thức nghe cô hát. đặc biệt từ năm 19931996 vụ Giáo dục mầm non thực hiện chuyên đề giáo dục âm nhạc có tổ chức hội thi các cấp có đầu tư cơ sở vật chất cũng như chuyên môn nên nội dung dân ca được các cô giáo thể hiện khá phong phú, cô hát, đàn cho trẻ nghe băng, trang trí quần áo dân tộc, động tác minh hoạ. b. Lý do chủ quan: Việc lựa chọn và dạy dân ca như thế nào để phù hợp với tre mẫu giáo 56 tuổi là vấn đề còn mới đối với trưòng mầm non. Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu lựa chọn và dạy hát dân ca thành công tác giả có sưu tầm phân tích các bài dân ca đảm bảo “ vừa sức trẻ” nhưng không đi sâu vào phương pháp