MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU5PHẦN NỘI DUNG9CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ91. 1. Khái niệm91.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế91.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế91.2 Lịch sử hình thành101.2.1 Luật quốc tế Cổ đại101.2.2 Luật quốc tế Trung đại111.2.3 Luật quốc tế Cận đại111.2.4 Luật quốc tế Hiện đại121.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới131.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế161.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế18CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ192.1 Án lệ (Precedent)202.1.1 Góc nhìn tổng quan về án lệ (precedent)202.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế212.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế252.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế252.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế272.2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế282.2.1 Khái niệm282.2.2 Các học thuyết tiêu biểu292.2.2.1 Các bài viết khoa học của các học giả nổi tiếng292.2.2.2 Các học thuyết khoa học362.3 Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận402.3.1 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)412.3.2 Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat priori)432.3.3 Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung (lex specialis derogat generalis)462.3.4 Nguyên tắc không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những quyền mà mình có (nemo plus iuris transferre potest quam inpse habet)472.3.5 Nguyên tắc tôn trọng quyền thụ đắc (principe du respect de droits acquyss)482.4 Nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ502.4.1 Cơ sở lí luận502.4.2.Phân loại512.4.2.1 Nghị quyết có tính quy phạm (có giá trị bắt buộc)512.4.2.2 Nghị quyết mang tính khuyến nghị522.4.3 Vai trò của nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ532.4.3.1 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng trong quy phạm điều ước532.4.3.2 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán542.5 Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế562.5.1 Cơ sở lý luận562.5.2. Tuyên bố đơn phương với tư cách là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế với các tuyên bố đơn phương khác592.5.3. Một số loại tuyên bố đơn phương60CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP68PHẦN KẾT LUẬN71DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO72LỜI MỞ ĐẦU1.Đặt vấn đềNguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc tế. Trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại ngoài nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế có thể xác định một cách rõ ràng khi tranh chấp xảy ra thì cơ quan tài phán sẽ có căn cứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốc tế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễ dàng Điều ước quốc tế hay Tập quán quốc tế hoặc khi không có cả hai nguồn trên thì tòa án quốc tế dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp. Từ đó đặt ra vấn đề, ngoài nguồn cơ bản ra còn có nguồn nào khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễ dàng căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế với nhau. Từ các nguyên nhân trên nguồn bổ trợ của Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với nguồn cơ bản. Thế nhưng vai trò của nguồn bổ trợ có vai trò như thế nào trong Luật quốc tế, nó góp phần quan trọng ra sao trong các phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế?Với những lý do trên, nhóm đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài Phân tích nguồn bổ trợ Luật quốc tế nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra, từ đó làm nổi bật vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế nói riêng và tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung để có cái nhìn sâu rộng và bao quát về vấn đề này.2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứuBài tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trong mối quan hệ với các nguồn Luật quốc tế cơ bản và thông qua thực tiễn áp dụng hiện nay để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểu luận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan. Từ đó, đưa một số kết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận.3.Mục đích nghiên cứuKhi chọn đề tài này, nhóm đã hướng đến hai mục tiêu chính, đó là đảm bảo cả tính lí luận và thực tiễn:Trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các tài liệu, các học thuyết khoa học về Luật quốc tế, nhóm muốn hướng đến mục đích tìm hiểu những vai trò của nguồn bổ trợ trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể, thông qua đó xác định mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế.Đây là bài tiểu luận mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, nhóm đã đặt ra mục tiêu là có thể nghiên cứu thực tiễn áp dụng của nguồn bổ trợ Luật quốc tế hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với một trong những nguồn bổ trợ của Luật quốc tế đang được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, đó là án lệ.4.Phương pháp nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:Phương pháp diễn dịch và quy nạp.Phương pháp phân tích và tổng hợp.Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bài luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái niệm, nội dung cơ bản trong nguồn bổ trợ, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa trên: sự tôn trọng các nghiên cứu đã có.5.Tổng quan tình hình nghiên cứuHiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn bổ trợ của luật quốc tế từ các bài tiểu luận đến các luận văn cao học đều phân tích tống quát về nguổn bổ trợ. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu còn mang tính khái quát cao mà chưa chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể để có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của nguồn bổ trợ. Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều những nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này. Nhóm thực hiện xin giới thiệu một số nguồn tâm đắc sau:Thứ nhất, cuốn sách “Luật quốc tế” sách chuyên khảo của Tiến sĩ Ngô Hữu Phước, NXB Chính trị quốc gia phát hành.Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về các nguồn bổ trợ trong luật quốc tế. Cuốn sách đã đưa ra được khái niệm và giới thiệu được các hình thức của các loại nguồn bổ trợ khác nhau trong Luật quốc tế. Tuy nhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở phần khái niệm và chưa đi phân tích sâu hơn vào từng loại nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Thứ hai, cuốn sách “Luật quốc tế” , sách tham khảo của học viện Quan hệ quốc tế Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.Cuốn sách này không đưa ra các khái niệm cơ bản theo tuần tự mà đã cung cấp những phân tích, những ví dụ cụ thể nhất của án lệ, các tuyên bố đơn phương của các quốc gia, các bài viết của các học giả nổi tiếng, các nghị quyết của tổ chức Liên hợp quốc qua các giai đoạn phát triển. Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách và thay đổi mạnh mẽ những quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quy chế tòa án quốc tế và các công ước quốc tế. Đồng thời, nhóm tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từ thực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tính chuyên sâu. Người đọc phải nắm được các khái niệm, đặc điểm cơ bản của nguồn cơ bản nói riêng và của Luật quốc tế thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả.Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước.Hiện nay, pháp luật quốc tế đã đưa vai trò của nguồn bổ trợ lên tầm quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ những nghiên cứu của các tác giả trước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ có những nghiên cứu nối tiếp để làm rõ hơn về nguồn bổ trợ trong việc áp dụng, thực thi pháp luật quốc tế. 6.Ý nghĩa của việc nghiên cứuNhóm thực hiện đề tài này với mong muốn nhằm làm sáng tỏ hơn các quan điểm khác nhau về lý luận của nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Đồng thời, trong quá trình viết bài, nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế. Mặc dù nguồn cơ bản chiếm vị trí phần lớn trong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp hiện nay trên thế giới và giá trị pháp lý bắt buộc, tuy nhiên điều đó cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng và giá trị thực tiễn cao của nguồn bổ trợ trong khoa học pháp lý quốc tế. Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn về Luật quốc tế nói chung và nguồn bổ trợ của Luật quốc tế nói riêng. Từ đó trang bị được cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này.7.Bố cục bài tiểu luậnBài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 phần:Chương 1: Những lý luận chung về nguồn bổ trợ của Luật quốc tếChương 2: Các nguồn bổ trợ của Luật quốc tếChương 3: Kiến nghị và giải phápTrong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót, nhóm rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến. Xin chân thành cảm ơnNHÓM THỰC HIỆN. PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ1. 1. Khái niệm1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tếVấn đề nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định việc hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi Luật quốc tế nói chung.Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật biểu hiện dưới hai dạng thành văn và bất thành văn. Liên quan đến nguồn của Luật quốc tế có nhiều cách hiểu khác nhau.Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các quy phạm pháp lí quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lí quốc tế.Theo nghĩa rộng: Nguồn của Luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật.1.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tếKhoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Luật quốc tế quy định:“1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:a)Các Điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận.b)Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật.c)Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhậnd)Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.”Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và thực tiễn thì nguồn của Luật quốc tế có hai loại:Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm các Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn).Nguồn bổ trợ: Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của các học giả dan
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
Trang 2Nhóm trưởng: Nguyễn Phượng Liên
MSSV: K125042064 SĐT: 01635332648 Email: liennp12504@st.uel.edu.vn
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5
Trang 3PHẦN NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ 9
1 1 Khái niệm 9
1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế 9
1.1.2 Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế 9
1.2 Lịch sử hình thành 10
1.2.1 Luật quốc tế Cổ đại 10
1.2.2 Luật quốc tế Trung đại 11
1.2.3 Luật quốc tế Cận đại 11
1.2.4 Luật quốc tế Hiện đại 12
1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới 13
1.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế 16
1.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế 18
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ 19
2.1 Án lệ (Precedent) 20
2.1.1 Góc nhìn tổng quan về án lệ (precedent) 20
2.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế 21
2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế 25
2.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế 25
2.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế 27
2.2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế 28
Trang 42.2.1 Khái niệm 28
2.2.2 Các học thuyết tiêu biểu 29
2.2.2.1 Các bài viết khoa học của các học giả nổi tiếng 29
2.2.2.2 Các học thuyết khoa học 36
2.3 Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận 40
2.3.1 Nguyên tắc tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế (pacta sunt servanda) .41
2.3.2 Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat priori) .43
2.3.3 Nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung (lex specialis derogat generalis) .46
2.3.4 Nguyên tắc không ai có thể trao quyền cho người khác hơn những quyền mà mình có (nemo plus iuris transferre potest quam inpse habet) 47
2.3.5 Nguyên tắc tôn trọng quyền thụ đắc (principe du respect de droits acquyss) 48
2.4 Nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ 50
2.4.1 Cơ sở lí luận 50
2.4.2.Phân loại 51
2.4.2.1 Nghị quyết có tính quy phạm (có giá trị bắt buộc) 51
2.4.2.2 Nghị quyết mang tính khuyến nghị 52
2.4.3 Vai trò của nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ 53
2.4.3.1 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng trong quy phạm điều ước .53
2.4.3.2 Quá trình hình thành và viện dẫn áp dụng quy phạm tập quán 54
2.5 Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế 56
2.5.1 Cơ sở lý luận 56
Trang 52.5.2 Tuyên bố đơn phương với tư cách là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế với
các tuyên bố đơn phương khác 59
2.5.3 Một số loại tuyên bố đơn phương 60
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 68
PHẦN KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn
vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc
tế Trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại ngoài nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế có thể xác định một cách rõ ràng khi tranh chấp xảy
ra thì cơ quan tài phán sẽ có căn cứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể Tuy nhiên,
Trang 6trong các tranh chấp quốc tế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễdàng Điều ước quốc tế hay Tập quán quốc tế hoặc khi không có cả hai nguồn trên thì tòa án quốc tế dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp Từ đó đặt ra vấn đề, ngoài nguồn
cơ bản ra còn có nguồn nào khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễ dàng căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế với nhau Từ các nguyên nhân trên nguồn bổ trợ của Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với nguồn
cơ bản Thế nhưng vai trò của nguồn bổ trợ có vai trò như thế nào trong Luật quốc tế,
nó góp phần quan trọng ra sao trong các phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế?
Với những lý do trên, nhóm đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài
"Phân tích nguồn bổ trợ Luật quốc tế" nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra,
từ đó làm nổi bật vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế nói riêng và tầm ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung để có cái nhìn sâu rộng và bao quát về vấn đề này
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn bổ trợ của Luật quốc tếtrong mối quan hệ với các nguồn Luật quốc tế cơ bản và thông qua thực tiễn áp dụnghiện nay để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nhữngnguồn bổ trợ của Luật quốc tế
Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểuluận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan Từ đó, đưa một sốkết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận
cụ thể, thông qua đó xác định mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế
và Tập quán quốc tế
Trang 7Đây là bài tiểu luận mang tính thực tiễn cao Vì vậy, nhóm đã đặt ra mục tiêu là
có thể nghiên cứu thực tiễn áp dụng của nguồn bổ trợ Luật quốc tế hiện nay, đồng thờiđưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với một trong những nguồn bổ trợ của Luậtquốc tế đang được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, đó là án lệ
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:
Phương pháp diễn dịch và quy nạp
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bàiluận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề Sau đó nhómthực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các kháiniệm, nội dung cơ bản trong nguồn bổ trợ, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựatrên: sự tôn trọng các nghiên cứu đã có
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn bổ trợ của luật quốc tế từ các bàitiểu luận đến các luận văn cao học đều phân tích tống quát về nguổn bổ trợ Tuynhiên, các bài nghiên cứu còn mang tính khái quát cao mà chưa chuyên sâu vào mộtvấn đề cụ thể để có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của nguồn bổ trợ
Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiềunhững nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này Nhóm thực hiện xin giớithiệu một số nguồn tâm đắc sau:
Thứ nhất, cuốn sách “Luật quốc tế” sách chuyên khảo của Tiến sĩ Ngô HữuPhước, NXB Chính trị quốc gia phát hành
Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về cácnguồn bổ trợ trong luật quốc tế Cuốn sách đã đưa ra được khái niệm và giới thiệuđược các hình thức của các loại nguồn bổ trợ khác nhau trong Luật quốc tế Tuynhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở phần khái niệm và chưa đi phân tích sâu hơn vàotừng loại nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế
Trang 8Thứ hai, cuốn sách “Luật quốc tế” , sách tham khảo của học viện Quan hệ quốc
tế Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Cuốn sách này không đưa ra các khái niệm cơ bản theo tuần tự mà đã cung cấpnhững phân tích, những ví dụ cụ thể nhất của án lệ, các tuyên bố đơn phương của cácquốc gia, các bài viết của các học giả nổi tiếng, các nghị quyết của tổ chức Liên hợpquốc qua các giai đoạn phát triển Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách vàthay đổi mạnh mẽ những quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quy chế tòa
án quốc tế và các công ước quốc tế Đồng thời, nhóm tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từthực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật quốc
tế Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tínhchuyên sâu Người đọc phải nắm được các khái niệm, đặc điểm cơ bản của nguồn cơbản nói riêng và của Luật quốc tế thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả
Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời
sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước
Hiện nay, pháp luật quốc tế đã đưa vai trò của nguồn bổ trợ lên tầm quan trọngtrong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế Từ những nghiên cứu của các tác giảtrước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ cónhững nghiên cứu nối tiếp để làm rõ hơn về nguồn bổ trợ trong việc áp dụng, thực thipháp luật quốc tế
6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn nhằm làm sáng tỏ hơn các quanđiểm khác nhau về lý luận của nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế Đồng thời, trongquá trình viết bài, nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếucủa nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế Mặc dù nguồn cơ bản chiếm vị trí phần lớntrong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp hiện nay trên thế giới và giá trịpháp lý bắt buộc, tuy nhiên điều đó cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng vàgiá trị thực tiễn cao của nguồn bổ trợ trong khoa học pháp lý quốc tế Đồng thời, khinghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn vềLuật quốc tế nói chung và nguồn bổ trợ của Luật quốc tế nói riêng Từ đó trang bịđược cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này
Trang 97 Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 phần:
Chương 1: Những lý luận chung về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế
Chương 2: Các nguồn bổ trợ của Luật quốc tế
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biếtchưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiềusai sót, nhóm rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiệnhơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM THỰC HIỆN
Trang 10PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT
QUỐC TẾ
1 1 Khái niệm
1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế
Vấn đề nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý vàthực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định việc hình thành của quan hệ phápluật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi Luật quốc tế nói chung
Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật biểuhiện dưới hai dạng thành văn và bất thành văn Liên quan đến nguồn của Luật quốc tế
có nhiều cách hiểu khác nhau
Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, cácquy phạm pháp lí quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thểkhi tham gia vào các quan hệ pháp lí quốc tế
Theo nghĩa rộng: Nguồn của Luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan cóthẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật
1.1.2 Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Luật quốc tế quy định:
“1 Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a) Các Điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận.
b) Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật.
c) Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
Trang 11d) Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và thực tiễn thì nguồncủa Luật quốc tế có hai loại:
Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm các Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) vàTập quán quốc tế (nguồn bất thành văn)
Nguồn bổ trợ: Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán quyếtcủa Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chứcquốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia, các học thuyếtcủa các học giả danh tiếng về Luật quốc tế…
1.2 Lịch sử hình thành
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của Luật quốc tế cùng với quá trình xuấthiện nhu cầu thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau Theo đó,cùng với quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau,Luật quốc tế hay nguồn bổ trợ cũng có lịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện qua
4 giai đoạn chính là:
Luật quốc tế Cổ đại
Luật quốc tế Trung đại
Luật quốc tế Cận đại
Luật quốc tế Hiện đại
1.2.1 Luật quốc tế Cổ đại
Sự ra đời: Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và AiCập, rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc và ở phương tây như
Hy Lạp, La Mã
Đặc điểm: Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốcgia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế
Trang 12nên Luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực là chủ yếu và hầu như chỉ được sửdụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh.
Nguồn luật điều chỉnh: chủ yếu sử dụng các luật lệ và tập quán
Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Mặc dù phápluật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng khu vực nhất định, tuynhiên nội dung các quy phạm thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự ra đời của LuậtNhân đạo quốc tế sau này Ngoài ra, do nhu cầu thiết lập các quan hệ là “bang giao”giữa các quốc gia nên việc trao đổi các sứ thần bắt đầu hình thành cơ sở cho các quyền
ưu đãi miễn trừ ngoại giao sau này
1.2.2 Luật quốc tế Trung đại
Sự ra đời: Khoa học - kỹ thuật bắt đầu phát triển, ranh giới giữa nhà nước và tưnhân bắt đầu bị xóa nhòa, sở hữu nhà nước thuộc về những người đứng đầu nhà nước
Ở thời kỳ này tôn giáo rất phát triển
Đặc điểm: Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhấtđịnh, do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳnày dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực trong quan hệgiữa các quốc gia Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự hợptác của các quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị,
Nguồn luật điều chỉnh: Bao gồm nguồn luật tập quán và Điều ước quốc tế Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Sang thời kỳnày, Luật quốc tế đã có những bước hoàn thiện nhất định với sự xuất hiện của các quyphạm và chế định về Luật Biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện
cơ quan thường trực của quốc gia tại quốc gia khác Đây là những tiền đề quan trọngcho quá trình phát triển Luật quốc tế hiện đại sau này
1.2.3 Luật quốc tế Cận đại
Sự ra đời: Quan hệ quốc tế phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau và là thời
kỳ Luật quốc tế phát triển tương đối rực rỡ
Trang 13Đặc điểm: Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trênhầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ Luật quốc tế được phát triển trên
cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế
Nguồn luật điều chỉnh: Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế
Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Đây là thời kỳghi nhận sự hình thành các nguyên tắc mới của Luật quốc tế như: nguyên tắc bìnhđẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Tuy nhiên, đónggóp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên đánh dấu sự liên kết
và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia như: Liên minh điện tín quốc
tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879)
Hạn chế: vẫn còn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động,bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ thuộc địa, tô giới
1.2.4 Luật quốc tế Hiện đại
Cơ sở hình thành và phát triển: Đây là thời kỳ quan hệ hợp tác quốc tế diễn ra
vô cùng mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vựctrong những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI
Đặc điểm: Luật quốc tế thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, các lĩnh vực hợptác đã mở rộng sang hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa Đây cũng là thời
kỳ ghi nhận một loạt các nguyên tắc tiến bộ của Luật quốc tế như: nguyên tắc cấmdùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, dân tộc tự quyết, hòa bìnhgiải quyết các tranh chấp quốc tế song song với đó là sự phát triển hiện đại về nộidung của nhiều nghành luật như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không quốc tế Đặcbiệt, trong thời kỳ này Luật quốc tế đã bắt đầu xuất hiện những chế định mới khôngmang tính truyền thống như: hợp tác chống khủng bố quốc tế Đây cũng là thời kỳ ghinhận sự ra đời của hành loạt các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hay liên khu vựcnhư: LIÊN HỢP QUỐC, ILO, ICAO, FAO, WHO, WIPO, ASEAN
Mặc dù còn tiềm ẩn những hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế, nhưng Luậtquốc tế hiện nay đang phát triển theo xu hướng ngày càng bình đẳng tạo ra tiền đề
Trang 14quan trọng thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tham gia một cách rộng rãi vào các tổchức quốc tế
1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới
Ngoài hai loại nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quánquốc tế còn có các nguồn bổ trợ bao gồm: Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế (Ánlệ), các học thuyết khoa học về Luật quốc tế, các nguyên tắc chung được các nước vănminh trên thế giới thừa nhận, nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ, tuyên bố đơnphương của các chủ thể Luật quốc tế
Vị trí pháp lý: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 chương II – Quy chế Tòa ánquốc tế thì bên cạnh nguồn cơ bản là các loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuậncủa các chủ thể Luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, cógiá trị ràng buộc với các chủ thể quan hệ pháp Luật quốc tế, chủ yếu bao gồm Điềuước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn) thì việc giảiquyết tranh chấp quốc tế Tòa án còn dựa vào các nguồn bổ trợ Nguồn bổ trợ của Luậtquốc tế là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, hầunhư chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể Luật quốc tế
Trong trường hợp không có Điều ước quốc tế hoặc Tập quán quốc tế hoặc làm
rõ hơn nguồn cơ bản, thì nguồn bổ trợ mới được áp dụng làm cơ sở để các bên giảiquyết vụ việc Cần lưu ý rằng, nguồn bổ trợ và phương tiện bổ trợ là hai khái niệmkhác nhau; phương tiện bổ trợ dùng để bổ trợ cho nguồn cơ bản, vẫn được sử dụng khi
có nguồn cơ bản
Khoản 1 Điều 38 của Quy chế toà án quốc tế không hề nhắc đến cụm từ
“Nguồn của Luật quốc tế” nhưng lại được công nhận như một tiền đề để xác định cácloại nguồn của luật Thực sự trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia chưa thể thỏathuận rõ ràng các “nguồn” của Luật quốc tế là gì thì bản danh sách những vấn đề màToà án công lý quốc tế cần xem xét khi giải quyết một trường hợp cụ thể đã trở thành
cơ sở cho mọi cuộc thảo luận về những nguyên tắc liên quan Một khi nguồn của Luậtquốc tế được xác định một cách rõ ràng, cụ thể thì chắc chắn các quy phạm pháp Luật
Trang 15quốc tế cũng sẽ đạt được một sự ràng buộc mạnh mẽ và chặt chẽ hơn, nhưng điều nàylại mâu thuẫn với đặc tính “thỏa thuận – tự nguyện” vốn có của Luật quốc tế.
Những nguyên tắc pháp luật chung được cả pháp luật quốc gia và pháp luậtquốc tế thừa nhận và được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, ví dụ,nguyên tắc gây thiệt hại thì phải bồi thường, nguyên tắc luật không có hiệu lực hồi tố,nguyên tắc không ai là quan tòa chính trong vụ việc của mình… Trong thực tiễn,nguyên tắc pháp luật chung chỉ áp dụng sau Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế với
ý nghĩa để giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của quy phạm luật quốc tế Khi nói đếnphán quyết của tòa án với vai trò là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế, chúng ta chủ yếu
đề cập đến các phán quyết của tòa án công lý quốc tế Bản thân các phán quyết là kếtquả của quá trình áp dụng pháp luật của tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấpquốc tế, và các quyết định tài phán này chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh
chấp Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế quy định “Quyết định của tòa án có giá trị bắt
buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án và chỉ đối với các vụ án cụ thể đó” Sở dĩ các
phán quyết này không thể trở thành nguồn cơ bản của Luật quốc tế vì các nguồn cơbản phải được hình thành trên cơ sở của sự thỏa thuận giữa các chủ thể Luật quốc tế
Tự bản thân các phán quyết của Tòa không sinh ra quy phạm pháp lý có giá trị bắtbuộc các chủ thể phải tuân theo mà chỉ là phương tiện hỗ trợ cần thiết để xácđịnh đúng sai của các quốc gia khi áp dụng quy phạm luật quốc tế cụ thể nào đó.Học thuyết của các chuyên gia có uy tín cao về Luật quốc tế cũng chỉ có thể là
“nguồn bổ trợ để xác định quy phạm pháp lý” như quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa
án quốc tế, do không phải là văn bản pháp lý ràng buộc các quốc gia, không sinh
ra quy phạm pháp lý quốc tế, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ ràng buộc cácquốc gia, và không có sự công nhận hay không công nhận chính thức từ phía các quốcgia, cũng như không được áp dụng thường xuyên trong quan hệ quốc tế
Dựa vào Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế chúng ta có thể thấy Luật quốc tế cócác loại nguồn khác nhau: Các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơbản của luật, các án lệ và các học thuyết của các luật gia nổi tiếng Trong đó hai nguồnchính, quan trọng và cơ bản nhất đó là các Điều ước quốc tế và các Tập quán quốc tế
Trong cuốn Các giới hạn của Luật quốc tế và cách tiếp cận bình đẳng giới của
Trang 16H.Charlesworth và C Chinkin1, tác giả đã trình bày rằng: “Danh mục truyền thống
những nguồn của Luật quốc tế ở Điều 38 đảm bảo sự kiểm soát của quốc gia đối với những gì được coi là luật, nhưng là một sự phản ánh không đầy đủ hiện thực của lập pháp quốc tế đương đại Nhiều hình thức lập pháp quan trọng khác đã được xác định,
ví dụ thông qua nghị quyết của các tổ chức quốc tế như Đại hội đồng Luật quốc tế, thực tiễn hoạt động của các tổ chức quốc tế và các bản quy tắc ứng xử quốc tế…”
Như vậy, các loại nguồn của Luật quốc tế hiện nay không chỉ giới hạn trongĐiều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế mà đã được bổ sung và áp dụng trong việc xét xửcác tranh chấp ở Toà án công lý quốc tế cũng như cơ sở để xác định các quy phạmpháp Luật quốc tế như các nghị quyết của các tổ chức quốc tế, các hành vi pháp lý đơnphương của các quốc gia… Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể Luật quốc tế thườngquan tâm đến các nghị quyết của Liên hợp quốc vì tính chất toàn cầu của tổ chức này.Tuy nhiên, không phải mọi nghị quyết của tổ chức liên chính phủ đều được xếp vàonhóm này, chỉ những nghị quyết chứa đựng nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế,
xã hội…còn những nghị quyết có tính chất gây hại đến quan hệ giữa các quốc gia sẽkhông được xếp vào nhóm này Tương tự với các tuyên bố đơn phương của chủ thểLuật quốc tế, tuy có thể làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ chính trị, đạođức nhưng theo Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế thì không được xem là nguồn củaLuật quốc tế bởi nguồn của luật chỉ có thể là các quy phạm sinh ra từ sự thỏa thuận.Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế coi các nguyên tắc chung của luật, phán quyếtcủa Tòa và học thuyết của các chuyên gia giỏi nhất về công pháp quốc tế là nguồn bổtrợ để xác định quy phạm pháp Luật quốc tế Quy định trên ngày càng không đáp ứngđược đòi hỏi của thực tiễn quốc tế Tuy nhiên việc quy định này cũng dễ hiểu, bởi lẽnội dung tương tự như Điều 38 đã được hình thành từ sau thế chiến thứ nhất đối vớiPháp viện thường trực quốc tế Khi tòa án quốc tế được thành lập, nhiều nội dung củaQuy chế Pháp viện thường trực quốc tế được chuyền tải vào Quy chế của Tòa Khi cácvăn kiện quốc tế còn quá ít ỏi, nên Điều 38 không đề cập đến loại văn kiện cực kìquan trọng khác như Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ hay Tuyên bốđơn phương của các chủ thể Luật quốc tế
1 Hilary Charlesworth and Christine Chinkin, The Boundaries of International Law: a Feminist Analysis, Juris Publishing, Inc (August 1, 2000)
Trang 171.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Nguồn cơ bản: Hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể LQT Nó chứađựng các quy phạm pháp lý quốc tế và có giá trị rang buộc đối với các chủ thể LQT
Nguồn bổ trợ: có thể chứa đựng quy phạm pháp lý quốc tế, nhưng đa phần làkhông chứa các quy phạm Nó không được hình thành từ sự thỏa thuận, trong nhiềutrường hợp nó không có giá trị ràng buộc
Giữa nguồn cơ bản và phương tiện hỗ trợ có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ chonhau Điều này thể hiện ở chỗ:
Nguồn hỗ trợ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản,thông qua các phương tiện này người ta xây dựng các quy phạm LQT nhanh chónghơn
Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng phápluật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể Góp phần làm sáng tỏ các quy định củaLQT, tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể LQT có cơ hội tiếp cận và giải thích LQTtheo nghĩa chung thống nhất
Các chủ thể của LQT có thể viện dẫn nguồn bổ trợ (phán quyết của tòa án) đểxác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan
Ví dụ: Dựa vào phán quyết của tòa án quốc tế về việc giải quyết tranh chấp
giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến đền Preah Vihear, Thái Lan không thểkhẳng định ngôi đền đó thuộc về mình
Một số quy phạm trước đây đã tồn tại trong nguồn bổ trợ, tùy từng trường hợp
nó có thể trở thành nguồn cơ bản của Luật quốc tế
Ví dụ: Phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường
Anh – Nauy năm 1951 Từ phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờbiển khúc khuỷu như của Nauy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để tínhchiều rộng lãnh hải Như vậy, ban đầu phán quyết "thẳng để xác định các vùng biểncủa quốc gia mình” này của tòa án quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
Trang 18chấp, nhưng sau đó đã trở thành "được sử dụng rộng rãi và được cộng đồng quốc tếthừa nhận được ghi nhận trong công ướcLiên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tếđược thực tiễn hóa trong quá trình giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của Luậtquốc tế hay cụ thể là quá trình áp dụng các nguồn của Luật quốc tế để đưa ra các phánquyết của Tòa án quốc tế Ví dụ, các phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực trong
vụ MOXplant giữa Ireland và Anh2, Iron Rhine (Bỉ và Hà Lan)3, Tòa án Quốc tế vềLuật biển (International Tribunal for the Law of the Sea, ITLOS) trong vụ MOX(Ireland và Anh), Trung tâm Quốc tế về giải quyết các tranh chấp về đầu tư(International Centre for the Settlement of Investment Disputes, ICSID) trong các vụTrail Smelter (Mỹ và Canada)4 hay Metaclad (Metalclad Corporation và Mexico)5 Từcác phán quyết trong các tranh chấp này đã góp phần hình thành hệ thống các quyphạm tập quán trong luật môi trường quốc tế Ngoài ra, nguồn của Luật quốc tế hiệnđại ngày nay, chẳng hạn như Điều ước quốc tế thường được hình thành từ các nghịquyết của các tổ chức liên chính phủ, ví dụ: Tuyên ngôn về quyền con người đượcthông qua trên cơ sở Nghị quyết số 217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày10/12/1948 trên cơ sở này hai Điều ước quốc tế quan trọng đã được các thành viênLiên hợp quốc kí kết đó là Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước cácquyền kinh tế, xã hôi năm 1996
Trong bối cảnh hiện nay các quan hệ, tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế ngàycàng phát triển và theo xu hướng phức tạp hóa không ngừng cần được giải quyết mộtcách nhanh chóng và tối ưu nhất các tranh chấp xảy ra, bên cạnh đó để góp phần hạnchế hậu quả thiệt hại nếu những quan hệ, tranh chấp đó không được giải quyết kịpthời Với vai trò là cơ sở căn cứ đưa ra phán quyết giải quyết các tranh chấp khi các
2 MOX Plant Case (Ir v U.K.), "Dispute Concerning the MOX Plant, International Movements of Radioactive Materials, and the Protection of the Marine Environment of the Irish Sea” (Perm Ct Arb., decision pending as
Trail Smelter, UNRIAA, vol III (Sales No 1949.V.2).
5 Metalclad Corporation v The United Mexican States(ICSID Case No ARB(AB)/97/1).
Trang 19bên cùng đồng ý đem ra giải quyết bằng co đường tài phán, thì các nguồn chính thứccủa pháp Luật quốc tế là rất quan trọng, nhưng không thể lúc nào các nguồn này cũng
“đủ” để có thể giải quyết tốt, đều này cũng dễ hiểu, chẳng hạn: như một Điều ướcquốc tế dù là song phương hay đa phương thì để các chủ thể của Luật quốc tế cùngnhau đi đến việc kí kết là một khoảng thời gian rất lâu, trải qua rất nhiều thủ tục đôikhi là đi đến bế tắc Vì vậy, góp phần làm phong phú thêm các quan hệ tranh chấp mớiphát sinh cần điều chỉnh, cũng như đẩy nhanh quá trình kí kết điều ước lúc này cácnguồn bổ trợ sẽ đóng một vai trò không kém, vì khi đi từ một nghị quyết của một tổchức liên chính phủ đã được các quốc gia thành viên thừa nhận để nâng lên thànhĐiều ước quốc tế sẽ dễ được các chủ thể luật quốc thể đồng ý hơn nhiều so với việcmột quan hệ phát sinh mới hoàn toàn Bên cạnh đó, nhiều căn cứ của nguồn chínhLuật quốc tế chưa được hiểu thống nhất để áp dụng thì lúc này vai trò của nguồn bổtrợ là sẽ hỗ trợ cho việc giải thích các vấn đề rõ ràng hơn
Vấn đề cuối cùng, một khi các tranh chấp đã xảy ra rồi đang cần giải quyếtbằng con đường tài phán nhưng chưa có một Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tếđiều chỉnh thì lúc này các nguồn bổ trợ sẽ được các bên cũng như cơ quan tài phántham khảo đôi khi lấy làm lí giải cho mình
1.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế
Mặc dù không có giá trị pháp lý bắt buộc như nguồn cơ bản của Luật quốc tế(Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) nhưng nguồn bổ trợ đóng một vai trò hết sứcquan trọng và có giá trị thực tiễn cao trong khoa học pháp lý
Các loại nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn cơ bản, đồngthời là phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các nguồn cơ bản Các loạinguồn bổ trợ có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế trongtrường hợp không có nguồn cơ bản để điều chỉnh Nguồn bổ trợ là cơ sở có tính thuyếtphục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung, đặc biệt khi có sự không thốngnhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn vàhợp lý, các nguồn bổ trợ có vai trò là cơ sở vật chất làm nền tảng xây dựng các quyphạm mới của Luật quốc tế, kể cả việc hình thành các quy phạm Luật quốc tế dướidạng các tập quán
Trang 20Nguồn bổ trợ cũng đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, là nguồngốc hình thành nguồn cơ bản, thông qua các phương tiện này người ta xây dựng cácquy phạm Luật quốc tế nhanh chóng hơn Không chỉ có vai trò trong việc giải thích,hướng dẫn áp dụng pháp Luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể, hỗ trợ các quốcgia xác định đúng sai khi áp dụng quy phạm Luật quốc tế cụ thể nào đó, nguồn bổtrợ còn góp phần làm sáng tỏ các quy định của Luật quốc tế, đồng thời tạo tiền đềquan trọng để các chủ thể Luật quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích Luật quốc tếtheo một nghĩa chung thống nhất
Ngoài ra, các nguồn bổ trợ còn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển củaLuật quốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học Luật quốc tế Từ đâykhi xây dựng những Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế, chúng đóng góp vai tròkhông nhỏ trong việc tạo nên những Điều ước quốc tế mới
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Trang 21Ở các quốc gia thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu, nhiều lĩnhvực pháp luật không pháp điển thành các bộ luật, đặc biệt ở Anh nguồn luật án lệ được
áp dụng triệt để nhất Ở các nước này, các thẩm phán vừa sáng tạo ra các quy tắc án lệvừa chịu sự ràng buộc từ các quy tắc án lệ đã có Các quy tắc án lệ được tạo ra khôngchỉ bởi tòa tối cao mà còn bởi tất cả các tòa án khác có thẩm quyền phúc thẩm đối vớicác bản án của các tòa án cấp dưới Theo nguyên tắc này, một phán quyết của Tòangoài ý nghĩa là cách giải quyết một vụ án cụ thể, còn có ý nghĩa thiết lập ra một “tiềnlệ” để áp dụng cho những vụ án tương tự sau này được gọi là nguyên tắc “staredecisis” (nguyên tắc tôn trọng án lệ)
Đặc điểm:
Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ cònđược gọi là luật được hình thành từ vụ việc (case law) hay luật do thẩm phán ban hành(judge make law)
Khác với nguồn luật văn bản do nghị viện ban hành, án lệ được hình thànhthông qua quá trình xét xử, thẩm phán dựa trên cơ sở thực tiễn của vụ việc và khảnăng, kinh nghiệm trong quá trình thực thi áp dụng pháp luật mà đưa ra kết luận, phánquyết cho vụ án Kết luận, phán quyết đó được xem như luật của thẩm phán có thểđược viện dẫn trong các bản án tương tự sau này có giá trị bắt buộc đối với bản án đó
do đã viện dẫn án lệ Kết luận, phán quyết đó còn mang tính thực tiễn cao và cụ thể,tạo nên định hướng giải quyết các vụ án tương tự tránh tạo ra các hậu quả pháp lýkhác nhau mà nội dung các vụ án lại giống nhau
6 Black's law dictionary 2nd Ed-p.105.
Trang 22Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới
Đặc điểm này được hiểu là quy tắc chưa có trước đó Xét về định nghĩa của án
lệ thì án lệ được tạo ra trong quá trình xét xử nhưng không phải quá trình xét xử nàocũng tạo ra án lệ Tính mới ở đây được hiểu là khi giải quyết một vụ việc mà chưa cócác quy tắc tiền lệ trước đó về vụ án này thì lúc này án lệ mới ra đời
Thứ ba, kỹ thuật xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự
Xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết học Aristote là “Các trường hợpgiống nhau phải được xử lý như nhau” (Like cases must be decided alike) Kỹ thuật tưduy được các nước thông luật áp dụng đó là suy luận tương tự (analogical thinking) cónghĩa là lấy tính giống nhau làm tiêu chuẩn hay cái tương tự Quy tắc án lệ chỉ đượchình thành khi có ba yếu tố: Các tình tiết của vụ việc, Lý lẽ lập luận và Phán quyết củaTòa án Khi vụ việc đầu tiên được giải quyết để hình thành án lệ thì quy tắc án lệ chỉ
là bản mẫu chưa hoàn hảo, qua quá trình xây dựng và áp dụng án lệ cho các vụ ántương tự sau này thì quy tắc án lệ mới được hoàn thiện để tạo nên cách giải quyếtchung cho các vụ án tương tự sau này
2.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế
Từ cách hiểu khái quát về án lệ đã nêu ở trên, trong hệ thống Luật quốc tếngoại trừ các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế là nguồn cơ bản đóng vai trò chủyếu trong Luật quốc tế thì án lệ - tuy không phải là nguồn cơ bản nhưng án lệ lại cótầm ảnh hưởng rất lớn đối với các đối tượng áp dụng pháp Luật quốc tế cũng như cácchủ thế áp dụng Luật quốc tế
Trang 23một nguồn của Luật quốc tế”7 Như vậy, án lệ được xác định là một nguồn bổ trợ củaLuật quốc tế hay đầy đủ hơn là “nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật”(subsidiary means for the determination of rules of law) 8
Các loại án lệ trong nguồn bổ trợ của Luật quốc tế:
Phán quyết (judgment/decision) của Tòa án Công lý quốc tế(International Court of Justice – ICJ)9 bản án ở đây được hiểu là những phán quyết xét
xử những vụ tranh chấp quốc tế theo quy định tại Điều 34 và 35 của Quy chế Tòa ánquốc tế
Luật quốc tế là một hệ thống luật nên các quyết định tòa án nhằm áp dụng luật
có tầm quan trọng đáng kể Điều này đúng ngay cả khi các quyết định của ICJ chỉchính thức ràng buộc các bên liên quan của một vụ tranh chấp và không được coi làtạo nên một hệ thống tiền lệ10 Có sự tranh cãi ở đây giữa việc có hay không một hệthống tiền lệ thực sự tồn tại trong thực tế vì các quyết định của tòa có sự ảnh hưởngđáng kể đến cộng đồng quốc tế 11
Theo quy chế của mình, tòa án quốc tế khi giải quyết tranh chấp giữa các quốcgia có quyền áp dụng các phán quyết trước đó của Tòa với tư cách là phương tiện đểxác định rõ quy phạm Luật quốc tế liên quan đến các bên tranh chấp, giúp cho việcđưa ra những quyết định mới một cách đúng đắn Trong thực tiễn hoạt động của mình,tòa án quốc tế Liên hợp quốc không chỉ xác nhận sự tồn tại thực tế của các tiền lệ màcòn đưa ra nhiều định nghĩa và nguyên tắc mới, trở thành cơ sở của luật tập quán
và điều ước Khẳng định này được tổng kết từ thực tiễn của Tòa trong việc giảiquyết tranh chấp về biển và phân định biển, cũng như trong việc giải thích và áp dụngquy phạm Luật quốc tế nói chung12
7 Lauterpacht, H (1982) The Development of International Law by the International Court, Cambridge University Press
8
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế.
9 Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) được thành lập 1946 - là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai trò giả quyết tranh chấp quốc tế ICJ được thành lập và hoạt động dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án quốc tế.
10 Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế
Trang 24Như vậy, khi Tòa viện dẫn án lệ thì điều đó có thể hiểu đó chính là những bản
án của chính ICJ Những phán quyết này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bêntranh chấp đã đồng ý chấp nhận sự xét xử của Tòa 13 Tuy nhiên những phán quyết nàychỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp chứ không có giá trị bắt buộc chungnhư “luật” như khi áp dụng án lệ trong hệ thống thông luật (Common law) đối với các
vụ tương tự diễn ra sau đó Do đó, trong phiên tòa xét xử các vụ tranh chấp có nộidung tương tự Tòa viện dẫn án lệ nhằm làm rõ hoặc củng cố lập luận của mình
Kết luận tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế:
Đây là một chức năng của Tòa được quy định tại Điều 65 Chương IV Quy chếTòa án quốc tế, theo đó Tòa án có thể đưa ra những kết luận tư vấn về một vấn đềpháp lý bất kỳ nào mà theo yêu cầu của một cơ quan hoặc tổ chức bất kỳ được chínhHiến chương Liên hợp quốc, hoặc phù hợp với các điều khoản của Hiến chương chophép yêu cầu một kết luận tư vấn Cho đến nay Tòa đã đưa ra gần 30 kết luận tư vấn
về những vấn đề khác nhau Mặc dù theo định nghĩa về án lệ và theo Khoản 1 Điều 38Quy chế Tòa án quốc tế thì án lệ phải là những phán quyết xét xử mang tính ràng buộc
về mặt pháp lý nhưng xét về giá trị đóng góp của chúng cũng như bản án của Tòa dochúng cũng đề cập đến một nội dung pháp lý cụ thể và có làm sáng tỏ nội dung đógiúp cho việc thực thi Luật quốc tế được nghiêm chỉnh và thống nhất Như vậy, trong
hệ thống Luật quốc tế kết luận tư vấn của Tòa cũng có thể được xem là án lệ theo mộtnghĩa rộng hơn 14
Một số các kết luận tư vấn của Tòa có giá trị thực tiễn rất lớn, bởi chúng khẳngđịnh nguyên tắc jus cogen của Luật quốc tế, xác định nội hàm pháp lý của những quyphạm pháp Luật quốc tế15 Ví dụ như kết luận tư vấn của Tòa về việc sử dụng vũ khíhạt nhân trong chiến tranh hoặc về vấn đề diệt chủng, vụ Thềm lục địa Biển Bắc(Cộng hòa Liên Bang Đức với Đan Mạch, CHLB Đức với Hà Lan) cho thấy một sựđóng góp đáng kể cho sự phát triển của Luật quốc tế
13
Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế.
14 Như kết luận về Các điều kiện để kết nạp một quốc gia vào Liên hợp quốc (Điều 4 Hiến Chương LIÊN HỢP QUỐC) ngày 4-5-1948…
15
Trần Thăng Long - TS Luật học, G v K L q t., Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh (2012) "Vai trò của
án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế và sự cần thiết của việc sử dụng án lệ vào nghiên cứu và giảng dạy Luật quốc tế ở Việt Nam Nam hiện nay ".
Trang 25Do đó, các kết luận tư vấn của tòa được xem như “án lệ đặc biệt”
Ngoài ra còn có phán quyết của Pháp viện thường trực của Hội quốc liên(League of Nations) 16
Đây là cơ quan giải quyết tranh chấp tồn tại trong thời kỳ Hội quốc liên tồn tạinhưng khác với Tòa án Công lý quốc tế, Pháp viện thường trực quốc tế không phải làmột cơ quan chính của Liên hợp quốc Sau khi Liên hợp quốc ra đời, theo Hiếnchương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án quốc tế, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan
kế thừa Pháp viện thường trực quốc tế, thể hiện ở quy định những các bên tranh chấpbằng tuyên bố đơn phương của mình đã đồng ý chấp nhận thẩm quyền xét xử bắt buộccủa Pháp viện thường trực quốc tế mà vẫn còn hiệu lực thì Tòa án Công lý quốc tế sẽ
có thẩm quyền giải quyết
Tương tự Tòa án Công lý quốc tế cũng tiếp nhận những vụ việc trong trườnghợp những Điều ước quốc tế mà các bên ký kết đã đồng ý rằng khi có tranh chấp xảy
ra thì sẽ do Pháp viện thường trực quốc tế giải quyết Trong các phán quyết sau nàycủa Tòa án Công lý quốc tế cũng như giáo trình và tài liệu nghiên cứu về Luật quốc tếcủa các học giả trên thế giới thì các phán quyết trước đây của Pháp viện thường trựcquốc tế vẫn thường được viện dẫn để làm sáng tỏ những phân tích và lập luận về cácvấn đề pháp lý chẳng hạn như Tunis – Nghị Định về Quốc tịch của Macrốc 1923 vềviệc đưa ra ý kiến tư vấn của tòa về vấn đề quốc tịch, đặc biệt như các vấn đề có tínhtruyền thống như luật ngoại giao và lãnh sự, luật Điều ước quốc tế, bảo hộ ngoại giao,trách nhiệm pháp lý quốc tế… như vụ tranh chấp Đền Preah – Vihear (Campuchiakiện Thái Lan) năm 1959 liên quan đến lập luận của Thái Lan viện dẫn đến phánquyết vụ tai nạn máy bay năm 1955 (Isarel/Bungari)
Theo thuật ngữ pháp lý về “án lệ” còn có những bản án của các cơ quantài phán quốc tế khác Tuy Quy chế tòa án quy định tại Điều 38 án lệ là các phánquyết của Tòa án Công lý quốc tế nhưng không có nghĩa là Tòa chỉ được viện dẫnnhững bản án, phán quyết của Tòa mà có thể viện dẫn của các Tòa hay cơ quan tàiphán quốc tế khác như: Tòa án quốc tế về Luật biển, Tòa án quốc tế Tokyo,
16 Trích từ nguồn Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 – Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế
Trang 26Singapore, ICC, hay phán quyết của Trọng tài vụ việc hay Trung tâm trọng tàithường trực Lahaye.
Những phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác đã có những đónggóp không nhỏ trong sự phát triển của Luật quốc tế nói chung và án lệ nói riêng đặcbiệt khi chúng được viện dẫn trong các vụ tranh chấp quốc tế và được sử dụng như cáccông trình nghiên cứu về Luật quốc tế của Ủy ban Pháp Luật quốc tế của Liên hợpquốc
Do đó, trong khoa học Luật quốc tế, khái niệm “án lệ” nên được hiểu theonghĩa rộng chỉ cho tất cả những phán quyết, kết luận tư vấn của các cơ quan tài phánquốc tế, trong đó trước tiên và chủ yếu là của Tòa án Công lý quốc tế của LIÊN HỢPQUỐC
2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế
2.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế
Phán quyết của Tòa là nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quyphạm pháp luật, các khái niệm pháp lý trong Luật quốc tế
Đây được coi là vai trò cơ bản của án lệ Chẳng hạn, trong phán quyết về vụLas Palmas, khái niệm chủ quyền lãnh thổ được định nghĩa là sự “… bao hàm đặcquyền thể hiện các hoạt động của một quốc gia Quyền này có một nghĩa vụ tươngứng: nghĩa vụ của các quốc gia bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ đó đối với quyền củacác quốc gia khác, cụ thể là quyền đối với sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm trongchiến tranh và hòa bình, cùng với các quyền mà mỗi quốc gia có thể viện dẫn đối vớicông dân của mình ở lãnh thổ nước ngoài ”17 Hay tòa đã giải thích vấn đề “thời điểmkết tinh tranh chấp” trong Vụ các đảo Minquiers và Ecréhous (Pháp và Anh) năm
1953 hoặc Tòa đã làm rõ khái niệm “quốc tịch của pháp nhân” trong Vụ kiện công tyđiện lực, ánh sáng và động cơ Barcelona (Bỉ kiện Tây Ban Nha) năm 1970, hay định
17 Trích từ nguồn Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 – Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế
Trang 27nghĩa về vịnh lịch sử “người ta gọi chung là “vùng nước lịch sử” là các vùng nước màngười ta đối xử như các vùng nước nội thủy, trong khi cả vùng nước này thiếu mộtdanh nghĩa lịch sử thì nó sẽ không có tính chất đó” 18
Các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế được ghi nhận trong các Điều ướcquốc tế được làm rõ qua quá trình hình thành án lệ:
Tại vụ án Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lạiNicaragoa (Nicaragoa kiện Mỹ) Tòa đã xem xét và lập luận những hành vi của Mỹ đã
vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế nêu
ra tại Điều 2.4 Hiến chương Liên hợp quốc cũng như cấm can thiệp vào công việc nội
bộ của một quốc gia khác Trên cơ sở những lập luận đó, Tòa đã kết luận Mỹ đã viphạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và xử cho Nicaragoa thắng kiện
Ngoài ra, án lệ còn làm rõ tính chất của bảo lưu điều ước 19, hay xác định vaitrò của hành động phản đối liên tục đối với việc hình thành tập quán mới cũng nhưyêu cầu phải có sự đồng ý hay chấp thuận ngầm những tuyên bố đơn phương xâmphạm các quyền hiện có tại khu vực quốc tế20
Các án lệ có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại một vấn đề cơ bản ở những lĩnh vựctrong khoa học Luật quốc tế mà hiện nay quá trình pháp điển hóa còn đang tiếp diễn:như trách nhiệm pháp lý (opino juris), “trách nhiệm pháp lý là một hệ quả tất yếu củamột quyền Tất cả các quyền của một chủ thể Luật quốc tế đều liên hệ tới trách nhiệmpháp lý quốc tế Trách nhiệm pháp lý dẫn đến nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường nếunhững nghĩa vụ được nói đến là không được thực thi” 21
18 Phán quyết về vụ Ngư trường Na-uy năm 1951.
19
Vụ Tội diệt chủng ở Nam Tư , việc áp dụng Công ước 1993.
20 Vụ Ngư trường Na-uy 1951
21 Vụ Spanish Zone of Marocco năm 1923
Trang 282.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế
Điển hình là trong vụ tranh chấp Ngư trường Na-uy năm 1951, phán quyết mở
đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở thẳng dùng để tính chiềurộng lãnh hải
“Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọntại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trungbình nhiều năm)”
Qua phán quyết của Tòa đã trở thành các tiêu chuẩn chung được pháp luật thừanhận và được điển chế hóa trong các Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển; Côngước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp; Công ước Liên hợp quốc về Luậtbiển 1982 22
Một vụ tranh chấp khác Vụ eo biển Corfou (Vương quốc Anh và Anbani) năm
1948, phán quyết không chỉ làm rõ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắcquyền qua lại eo biển quốc tế không gây hại mà quyền này được công nhận trongCông ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp sau đó được điều chỉnh vàphát triển trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế trong Công ước Luật biểncủa Liên hợp quốc 1982
Kết luận
Không chỉ làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế mà án lệcòn hình thành các quy phạm Luật quốc tế dưới dạng các tập quán Ví dụ, quy phạmtập quán của Luật quốc tế “không một quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép
sử dụng lãnh thổ của mình dẫn đến việc gây thiệt hại bởi việc gây ô nhiễm do khóibay sang hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia khác” được nêu ra trong vụ TrailSmelter (Mỹ và Canada) Nguyên tắc đó sau này đã trở thành cơ sở pháp lý chonhững Điều ước quốc tế về môi trường, chẳng hạn như Nghị định thư Kyoto của Côngước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997
22 Được ghi nhận tại Điều 7 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Trang 29Do đó, các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế chính là cơ sở đề hìnhthành những quy phạm tập quán của Luật quốc tế khi tại thời điểm phán quyết ra đờichưa có các quy phạm Điều ước quốc tế.
Không chỉ thế, án lệ không chỉ do Tòa viện dẫn trong phần lập luận của mình
để đưa ra quyết định về vụ án mà nó còn là nguồn quan trọng cho các bên tranh chấp
có thể viện dẫn án lệ để đưa ra quan điểm của mình hay phản biện lại lập luận của đốiphương
2.2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế
2.2.1 Khái niệm
Trong số các nguồn bổ trợ của Luật quốc tế thì học thuyết của các học giả danhtiếng đóng vai trò quan trọng, là căn cứ để nghiên cứu nhiều vấn đề về quốc gia dân
tộc, có tác động thúc đẩy nhanh hơn, tạo tiền đề lí luận cho nguồn cơ bản ra đời Các
học thuyết về Luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm của các học giả nổi tiếng thể
hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và các kết luận của các tác giả vềnhững vấn đề lý luận cơ bản của Luật quốc tế Những tư tưởng quan điểm này là sựphản ánh những hiện tượng và quan hệ quốc tế nhất định Trong nhiều trường hợp cáchọc thuyết đó đưa ra những ý kiến đóng góp, những lý giải, giải thích khoa học để làmsáng tỏ nội dung các quy phạm pháp luật của Luật quốc tế Mặt khác, các học giả cóthể đưa ra những lí lẽ phân tích dựa trên những nền tảng lý luận pháp luật về các Điềuước quốc tế và Tập quán quốc tế để làm rõ ràng hơn các qui định Các học thuyết này
do các luật gia nổi tiếng, cán bộ nghiên cứu khoa học pháp lý đưa ra, nó thường đượcthể hiện dưới dạng các bài viết, các công trình nghiên cứu, các bài tham luận và không
có giá trị bắt buộc đối với cơ quan thực thi pháp luật Trong số các hoạt động đó,không thể phủ nhận vai trò của các trường đại học như đại học Havard, đại họcOttawa,… các trung tâm nghiên cứu luật như International Environmental Law
Research Centre (IELRC), Research Centre for Law và các luật gia có uy tín
Theo Điểm d, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế quy địnhnhư sau: “Các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất vềLuật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định qui
Trang 30phạm pháp luật Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa
án, xác định như vậy, nếu các bên thỏa thuận điều này Dựa trên tinh thần đó, thì cóthể hiểu rằng các học thuyết (luận thuyết) của các học giả danh tiếng, có uy tín chấtlượng cao và vì những ảnh hưởng tích cực của chúng đến quá trình phát triển của Luậtquốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học Luật quốc tế nên được xemnhư là phương tiện bổ trợ để xác định các quy phạm pháp lý
2.2.2 Các học thuyết tiêu biểu
2.2.2.1 Các bài viết khoa học của các học giả nổi tiếng 23
“Luật các quốc gia” của J.Bierly được viết vào năm 1928 Học thuyết cho
rằng có hai quan điểm được cho là truyền thống chính thống của lý luận pháp lý quốc
tế, đó là: quan điểm của các nhà tự nhiên và quan điểm của các nhà thực chứng Theoquan điểm của các nhà tự nhiên, các nguyên tắc của Luật quốc tế hoặc ít nhất là nhữngnguyên tắc cơ bản nhất, có thể suy ra từ bản chất tự nhiên của quốc gia – con người.Theo quan điểm của các nhà thực chứng, coi Luật quốc tế chỉ đơn giản là một phépcộng những quy định mà những quốc gia đã đồng ý chịu ràng buộc Có thể thấy rõràng là học thuyết về các quyền cơ bản ( quyền tự vệ, quyền độc lập, quyền bình đẳng,quyền được tôn trọng và quyền có quan hệ) gần giống như học thuyết cổ về cácquyền tự nhiên của con người nay được chuyển sang cho quốc gia Học thuyết thựcchứng thì cố gắng giải thích uy lực ràng buộc của những quy định (của Luật quốc tế)xuất phát từ một thực tế giả định là các quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc đó
“Khái niệm về Luật” của H.L.A.Hart được viết vào năm 1961 Việc thiếu một
cơ quan lập pháp quốc tế, một tòa án với thẩm quyền bắt buộc và sự trừng phạt được
tổ chức tập trung, dù sao cũng gây nên nỗi lo âu trong tâm khảm của các nhà lý luậnpháp luật Luật quốc tế không chỉ thiếu những quy định bậc hai về sự thay đổi và quychế xét xử dành cho cơ quan lập pháp và tòa án, mà còn thiếu cả quy định thống nhất
để nhận biết “các nguồn” cụ thể của luật và cung cấp những tiêu chuẩn chung để xácđịnh đâu là quy định của luật
“Xác định và đánh giá các hệ thống đa dạng của trật tự công cộng” của M.McDougal và H.Lasswell được viết vào năm 1959 Có một thực tế cho rằng, các hệ
23 Xem thêm “Luật quốc tế”, Học viện quan hệ quốc tế, Nxb Hà Nội,2007,tr 23-38
Trang 31thống trật tự công cộng chủ yếu, trên nhiều khía cạnh cơ bản, đều thống nhất với nhau
ở ngôn từ khoa trương Hệ thống trật tự công cộng – đó là những đặc điểm cơ bản củaquá trình xã hội trong một cộng đồng – bao gồm cả việc xác định và cơ cấu phân bổ
ưu tiên những giá trị mục tiêu căn bản và những thể chế thực thi được quá trình pháp
lý bảo vệ Tất cả mọi hệ thống này đều phấn đấu đạt chân giá trị của cá nhân conngười và lý tưởng về một trật tự công cộng trên toàn thế giới, trong đó lý tưởng nàyđược chính thức theo đuổi và gần với mục tiêu của nó Từ đó, ta rút ra được ý nghĩacủa chân giá trị con người là một tiến trình xã hội trong đó các giá trị được chia sẻrộng rãi chứ không bó hẹp, và sự lựa chọn cá nhân, chứ không phải ép buộc, đượcnhấn mạnh là một phương thức quyền lực chiếm ưu thế
“Quan điểm của các quốc gia Á Phi về một số vấn đề của Luật quốc tế”(R.Anand) trong F.Snyder và S.Sathirathai, “Quan điểm của các nước Thế giới thứ ba về Luật quốc tế” được viết vào năm 1987 Luật quốc tế “không còn là lĩnh vực
hầu như của riêng những dân tộc mang dòng máu châu Âu nữa”, mà bây giờ phải tínhđến các dân tộc khác và rõ ràng cần sự đồng thuận không kém của những dân tộc này.Hơn nữa, ít nhất là một phần của Luật quốc tế đã được tạo nên bởi, và để phục vụ, một
số ít các quốc gia công nghiệp, giàu có, thịnh vượng với một bối cảnh văn hóa chung
và đặc trưng bởi chủ nghĩa cá nhân và tự do mạnh mẽ Bộ phận đó của Luật quốc tếkhó có thể phù hợp với xã hội quốc tế không đồng nhất như hiện nay Cuộc khủnghoảng hiện nay trong Luật quốc tế gần như là sự phản ánh cuộc đấu tranh giữa các lựclượng bảo thủ đang cố gắng giữ nguyên trạng và những yêu cầu và hành động mạnh
mẽ của đa số áp đảo các quốc gia nhằm biến đổi và cải thiện một số quan niệm cũ củaLuật quốc tế cho phù hợp với hoàn cảnh thay đổi
Được thúc đẩy bởi mong muốn mạnh mẽ cải thiện số phận, những quốc gia
“kém phát triển” muốn hệ thống Luật quốc tế hiện tại phải phát triển ít nhất gấp bốnlần Trước hết, họ muốn hủy bỏ hiệu lực của những luật cũ của các nước thống trị thểhiện trong hệ thống thực dân và những hiệp định “bất bình đẳng” Ngoài việc cố xóa
bỏ những đặc quyền thực dân cũ và tàn dư dai dẳng của chúng, những quốc gia “mới”yêu cầu được áp dụng chung những phần của Luật quốc tế mà trước đây chỉ có các
“nước văn minh” mới được áp dụng Trên cơ sở này, họ tuyên bố đòi công nhậnquyền tự quyết, được công nhận giá trị của các chủng tộc không phân biệt màu da hay
Trang 32tín ngưỡng, và muốn được đại diện một cách bình đẳng ở các tổ chức quốc tế, như Ủyban Pháp Luật quốc tế, Tòa Công lý quốc tế, Hội đồng Bảo an và những cơ quan kháccủa Liên hợp quốc Hơn nữa, các quốc gia yếu và kém phát triển này còn muốn Luậtquốc tế phát triển thành một luật có thể bảo vệ những quốc gia yếu hơn, đặc biệt vềkinh tế, trước sự lấn át của các quốc gia mạnh hơn Cuối cùng, không chỉ thỏa mãnvới những luật về hòa bình không mang lại nhiều lợi ích cho mình, các quốc gia mớichiếm đa số này yêu cầu Luật quốc tế về phúc lợi xã hội có thể thúc đẩy nền kinh tếcủa họ và giúp họ nâng cao mức sống.
Không một quốc gia nào trong số quốc gia này từ chối dù chỉ một lần sức mạnhràng buộc của Luật quốc tế, trong thực tế họ chấp nhận phần lớn mà không đặt ra câuhỏi nào Một trât tự pháp lý quốc tế được xây dựng trên cơ sở lợi ích chung, phấn đấuthúc đẩy sự thịnh vượng và đáp ứng lòng mong mỏi của toàn thể nhân dân các nướcthế giới, sẽ tự nhiên được tất thảy mọi người phục tùng
✓ Bài viết “Nguồn của Luật quốc tế: Những xu thế mới trong tư duy Xô –
viết” của R.Mullerson được viết vào năm 1989 Một trong những chất lượng giá trị
của Luật quốc tế là tính dứt khoát của nó Ví dụ, việc đơn phương sử dụng vũ lực (trừtrường hợp tự vệ) và can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác đã bị cấmnhằm thiết lập những giá trị của nền kinh tế thị trường tự do và hệ thống xã hội chủnghĩa Đó là lý do vì sao rất cần phải xem Luật quốc tế như là một hệ thống cácnguyên tắc và quy định mà ai cũng có thể tìm thấy trong các nguồn chính thức đượccộng đồng các quốc gia trên thế giới công nhận Tuy nhiên, cần phân biệt cách tiếpcận tiêu chuẩn trong nghiên cứu Luật quốc tế và những định nghĩa tiêu chuẩn của nó.Cách tiếp cận tiêu chuẩn là cách tiếp cận trong đó các chuyên gia Luật quốc tế tự giớihạn nghiên cứu của họ trong phạm vi những nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc
tế, gạt những vấn đề ngoài pháp lý ra khỏi sự quan tâm của họ Cách tiếp cận này bịhạn chế,một chiều và không đầy đủ Như vậy, luật cần được nghiên cứu như một tiểu
hệ thống tiêu chuẩn của hệ thống quốc tế Nói cách khác, cách tiếp cận các quy địnhtiêu chuẩn đối với Luật quốc tế nên được kết hợp với những cách tiếp cận khác như xãhội học,khoa học chính trị và phân tích hệ thống Mặt khác, học giả Xô-viết này địnhnghĩa Luật quốc tế là một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm Để các quy phạmnày hoạt động hiệu quả thì còn phải phụ thuộc vào môi trường chính trị trên thế giới,
Trang 33nhận thức về Luật pháp quốc tế của các chính khách và ý chí chính trị của người dântrên toàn thế giới, cũng như nhiều yếu tố khác nữa
Bài luận “Tính hợp pháp trong hệ thống quốc tế” của T.Frank được viết vào năm 1988 Cộng đồng quốc tế không giống như quốc gia hiện đại ở chỗ các quốc gia
chủ động ban hành và thực thi những mệnh lệnh thuộc chủ quyền của mình, trong khicộng đồng quốc tế có tính thụ động hơn, chỉ hợp pháp hóa hoặc công nhận sự hợppháp của các cơ quan, các quy tắc, các thành viên và tư cách của họ trong cộng đồng.Bài luận này xác định và nghiên cứu bốn nhân tố, hay còn gọi là chỉ số tính hợp pháp
của các quy định trong cộng đồng các quốc gia Đó là : tính quyết đoán, tính hợp lí
tượng trưng, tính chặt chẽ và tính kiên định (theo một thứ bậc quy chuẩn) Nếu các
quy định càng tiến gần những phẩm chất trên thì chúng càng có sức ràng buộc cácquốc gia tuân thủ những mệnh lệnh của chúng Ngược lại, nếu các quy định càng xaphẩm chất đó thì có vẻ như các quốc gia theo đuổi những lợi ích cá nhân ngắn hạncàng dễ né tránh tuân thủ Mặc dù tính hợp pháp của một quy định có thể có uy lực tácđộng đến cách hành xử của các quốc gia, song còn có những nhân tố khác có thể cótác động mạnh hơn trong một vài hoàn cảnh cụ thể Trong những tình huống như vậy,tính hợp pháp được thể hiện không phải bằng sự tuân thủ mà bằng sự phản đối, khôngchấp nhận các vi phạm( các cuộc biểu tình của sinh viên đôi lúc có thể coi là một chỉ
số thể hiện sự không chấp nhận ấy)
Mỗi quy định có một sức mạnh lôi cuốn vốn có và độc lập với hoàn cảnh mà
nó được thực thi và ở mỗi quy định sức mạnh này khác nhau Sức mạnh lôi cuốn này
chính là chỉ số của tính hợp pháp Ví dụ, hầu hết các quốc gia đều biết đến quy định
không được đưa gián điệp sang quốc gia khác dưới chiêu bài ngoại giao, song vì quyđịnh này có tính hợp pháp rất thấp nên hầu như không có sức lôi cuốn phải tuân thủ.Nghiên cứu tính hợp pháp do đó tập trung vào năng lực vốn có của một quy định trongviệc gây sức ép buộc các quốc gia phải tuân thủ
“Từ biện hộ đến một sự không tưởng: Cấu trúc của các lập luận pháp lý quốc tế” của M.Koskenniemi được viết vào năm 1989 Theo M.Koskenniemi Luật quốc tế
sẽ không có ích gì nếu coi nó là một phương tiện để biện minh hoặc phê phán cáchành vi quốc tế Bởi vì Luật quốc tế dựa trên những cơ sở trái ngược nhau, vừa hợppháp hóa quá mức vừa hợp pháp hóa chưa đủ: hợp pháp hóa quá mức ở chỗ Luật quốc
Trang 34tế có thể luôn được viện dẫn để biện minh cho bất kỳ hành động nào (chủ nghĩa biệnminh), hợp pháp hóa chưa đủ ở chỗ nó không thể mang đến một lập luận có tínhthuyết phục về tính hợp pháp của bất kỳ hành động thực tế nào (chủ nghĩa khôngtưởng) Không thể xóa bỏ yêu cầu về tính cụ thể và tính chuẩn mực mà không cùnglúc xóa bỏ ý kiến cho rằng Luật khác chính trị ở chỗ nó “khách quan” hơn Cho nêncác luật gia nên thừa nhận là nếu họ muốn biện hộ được thì họ phải có quan điểm vềcác vấn đề chính trị mà không giả thiết rằng đã có sẵn một biện pháp tối ưu đề giảiquyết những vấn đề đó cho họ.
“Trật tự mới cho một thế giới mới” của P.Allott, Eunomia được viết vào năm
1990 Luật quốc tế đã trở thành luật khởi thủy của một xã hội quốc tế thiếu tính xã
hội Bản thân là một sản phẩm phụ của quá trình phi xã hội hóa, Luật quốc tế đã gópphần kéo lùi sự phát triển của xã hội toàn cầu với tư cách là một xã hội Không nhậnthấy chính mình là xã hội, xã hội toàn cầu không nhận ra rằng nó có một hiến pháp.Không biết đến hiến pháp của chính mình, nó đã lờ đi những nguyên tắc thông thườngcủa một hiến pháp Như tất cả các thành viên khác của xã hội quốc tế, xã hội quốc gia
có quyền lực xã hội, bao gồm cả quyền lực pháp lý để phục vụ các mục đích của xãhội quốc tế, để thể hiện ý chí và hành động vì sự tồn tại và thịnh vượng của xã hộiquốc gia, mà cũng là vì sự tồn tại và thịnh vượng của toàn nhân loại Do đó, Luật quốc
tế mới sẽ năng động và phong phú như luật của bất kỳ xã hội thành viên nào bằngcách điều chỉnh ý chí và hành động của con người trên tất cả mọi lĩnh vực liên quanđến sự tồn tại và thịnh vượng của xã hội toàn cầu
“Cách tiếp cận bình đẳng giới đối với Luật quốc tế” của H.Charlesworth, C.Chinkin và S.Wright được viết vào năm 1991 Quan điểm bình đẳng giới của Luật
quốc tế cho rằng chúng ta đang sống trong một thế giới trong đó đàn ông ở tất cả cácnước đã sử dụng hệ thống nhà nước nhằm thiết lập những ưu tiên kinh tế và dân tộcphục vụ tầng lớp lãnh đạo là nam giới mà không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản
về con người, kinh tế và xã hội Luật quốc tế hiện đạ không chỉ nghiêng về nam giới
mà còn có nguồn gốc châu Âu, tiếp thu nhiều giả định về luật và vị trí của luật trong
xã hội theo tư duy pháp lý phương Tây Các giả định này gồm: các thể chế pháp lý vềbản chất do nam giới lãnh đạo; luật có tính khách quan, trung lập về giới và áp dụngphổ cập trên toàn cầu và sự phân chia xã hội thành hai khu vực công và khu vực tư
Trang 35trong đó gạt nhiều vấn đề liên quan đến phụ nữ sang khu vực tư nhân bị coi là khôngthích hợp cho điều chỉnh pháp luật Quan điểm nam nữ bình quyền, cùng mối quantâm về giới với tư cách là tiêu chuẩn phân tích và cam kết bình đẳng thật sự giữa nam
và nữ, có thể soi sáng nhiều lĩnh vực của Luật quốc tế như: trách nhiệm quốc gia, luật
tị nạn, sử dụng vũ lực, luật nhân đạo chiến tranh, nhân quyền, kiểm soát dân số và luậtmôi trường quốc tế
Bài viết “Lý thuyết của Kant về Luật quốc tế” của F.Tesón được in trong 92 Columbia Law Rev 53 vào năm 1992 Bài viết này bảo vệ quan điểm do Immanuel
Kant khởi xướng và phát triển Mặc dù có sự nổi lên gần đây của Luật quốc tế về nhânquyền, nhưng địa vị pháp lý quan trọng của từng cá nhân vẫn không được xem là chủ
đề được đề cập trong nhiều lý thuyết luật pháp quốc tế Lý thuyết luật pháp quốc tếtruyền thống tập trung vào quyền và nghĩa vụ của các quốc gia mà không đồng ý rằngquyền của các quốc gia thực ra cũng bắt nguồn từ quyền và lợi ích của những cá nhânsống trong các quốc gia đó Việc khái niệm hóa tính chất quốc gia của Luật quốc tếnày biện hộ cho một mô hình kép về quản lí các cá nhân: một là trong nước, hai làquốc tế Có thể nói hệ thống trong nước nỗ lực thúc đẩy công lý; nhưng hệ thống quốc
tế chỉ tìm kiếm trật tự và sự tuân thủ
Mục tiêu của các quốc gia và chính phủ là mang lại lợi ích, phục vụ và bảo vệ
các thành viên trong xã hội của mình, những con người; và mục tiêu của Luật quốc tế
cũng phải là mang lại lợi ích, phục vụ và bảo vệ con người, chứ không phải các thànhviên là các chính phủ và quốc gia Theo cách hiểu này thì khái niệm chủ quyền quốcgia được định nghĩa như sau: Chủ quyền của quốc gia phụ thuộc vào tính hợp pháptrong nước của quốc gia đó; và vì vậy các nguyên tắc của công lý quốc tế phải tươngđồng với những nguyên tắc công lý trong nước
“Luật quốc tế phổ cập” của J.Charney được viết vào năm 1993 Thật không
may, truyền thống của hệ thống luật pháp quốc tế cho thấy dường như nó không cókhả năng xây dựng những quy phạm pháp lý có tính phổ cập Chủ quyền quốc gia vẫntiếp tục có những đóng góp đáng kể Quyền tự do của các quốc gia quyết định số phận
và chính sách của mình có những giá trị đặc biệt quan trọng: nó cho phép mỗi quốcgia đa dạng hóa và lựa chọn những ưu tiên xã hội của chính mình Nhiều người nêuquan điểm rằng một quốc gia nếu không muốn bị ràng buộc bởi một quy định mới của
Trang 36Luật quốc tế thì có thể phản đối quy định ấy và được miễn thực thi Trong một cộngđồng gồm gần 200 quốc gia khác nhau, hầu như không thể đạt được sự chấp nhận củatoàn bộ các quốc gia đối với bất kỳ quy phạm nào, đặc biệt những quy phạm đòi hỏinhững phí tổn hoặc thay đổi đáng kể trong cách ứng xử Chủ quyền hoàn toàn có thể
đã được chấp nhận trong quá khứ khi không quốc gia nào có thể hành động đe dọa đếncộng đồng thế giới Ngày nay, tiềm năng hủy diệt to lớn của một số hoạt động và điềukiện bấp bênh của một vài đối tượng quan tâm của quốc tế đã khiến cho chủ quyền làđiều không đáng mong muốn, nếu không nói là có thể gây thảm họa tiềm tàng
“Tìm hiểu ngoài lề: Chủ quyền và chủ nghĩa thực dân trong Luật quốc tế thế
kỷ 21” của A.Angie được viết vào năm 1999 Bằng cách công nhận mô hình khác biệt
văn hóa, ta có thể xem xét mối quan hệ phức tạp giữa văn hóa và chủ quyền và cụ thểhơn nữa, cách thức nhận biết chủ quyền trong thực tiễn văn hóa của châu Âu Tôi chorằng nếu không nắm được mối quan hệ này thì sẽ dẫn đến hiểu biết hạn chế về chủquyền và thực thi chủ quyền, cũng như điểm yếu của các tiến trình và cơ chế dẫn đếnphổ cập hóa Luật quốc tế Việc đánh giá cách thức trong đó hệ thống từ vựng của Luậtquốc tế chịu ảnh hưởng của sắc thái chủng tộc ngay từ khi bắt đầu được soạn thảo đãlàm nảy sinh nhiều câu hỏi quan trọng về cách thức thực thi chủ quyền quốc gia Nhìnchung, thế kỷ XXI mang đến cho chúng ta ví dụ về một chủ đề rộng lớn: tầm quantrọng của sự tồn tại một “kẻ khác” đối với sự tiến bộ và phát triển của bản thân cácquy tắc ứng xử…và thế kỷ XXI cũng là một ví dụ về mối quan hệ phức tạp giữa Luậtquốc tế và sứ mệnh truyền bá văn minh Chúng ta vẫn tiếp tục nhiệm vụ trong đại làxác định những khuynh hướng và nắm bắt những quy tắc ứng xử của chúng, đồng thờivới nhiệm vụ liên quan là xây dựng một Luật quốc tế có thể thực hiện những hứa hẹn
về thúc đẩy sự nghiệp công lý
2.2.2.2 Các học thuyết khoa học
Các luận điểm trong tác phẩm “Biển Quốc tế” của tác giả Hugues Grotius24 cóảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng Luật biển Quốc tế Việc công bố của Dejure Belli ac Pacis25 của Hugo Grotius năm 1625 đã đánh dấu sự xuất hiện của luật24
Những điều cần biết về Huges Grotius http://en.wikipedia.org/wiki/Hugo_Grotius
25 Ba sách về luật chiến tranh và hòa bình, War-and-Peace
Trang 37http://www.britannica.com/EBchecked/topic/428750/On-the-Law-of-pháp quốc tế như là một "khoa học http://www.britannica.com/EBchecked/topic/428750/On-the-Law-of-pháp lý độc lập" Trong năm 1609, Grotius đã viếtmột trong những học thuyết pháp lý quốc tế quan trọng nhất về biển và đại dương -Mare Liberum, một tiêu đề Latin mà có thể hiểu là "tự do biển cả." Nó được xem là
"học thuyết đầu tiên và cổ điển trình bày về giáo lý về tự do trên biển" là xương sốngcốt lõi của luật biển hiện đại Nói chung người ta cho rằng Grotius là người đầu tiên
đề xuất nguyên tắc tự do trên biển, mặc dù tất cả các quốc gia ở Ấn Độ Dương vàvùng biển châu Á khác chấp nhận quyền hàng hải không bị cản trở một thời gian dàitrước khi Grotius viết De Jure Praedae (On the Law of Spoils) vào năm 1604 Nhữngkhái niệm về sự tự do trên biển của Grotius tồn tại cho đến giữa thế kỷ XX, và nó vẫntiếp tục được áp dụng đến ngày nay, mặc dù việc áp dụng các khái niệm và phạm vicủa nó có nhiều thay đổi2
Một số học thuyết về chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ26 như:
Thuyết Tài vật
Thuyết này được ra đời trong thời kỳ các quốc gia phong kiến
Nội dung: Thuyết Tài vật xem lãnh thổ quốc gia như một loại tài sản là bấtđộng sản thuộc quyền ở hữu của quốc gia cũng như một vật thuộc quyền sở hữu củamột cá nhân nhất định là vua Do vậy, trong thời kỳ này lãnh thổ của quốc gia đượctặng cho, mua bán, thừa kế, thuộc quyền quyết định của nhà Vua Có nghĩa là việcthực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt lãnh thổ quốc gia trongthời kỳ phong kiến thuộc quyền tối cao của nhà Vua
Ví dụ, Bán đảo Alaska trước năm 1867 thuộc chủ quyền của Nga Năm 1867 ,
Sa Hoàng đã bán nó cho Hoa Kỳ với giá7,2 triệu USD Từ đó, Alaska trở thành mộttiểu bang của Hoa kỳ Học thuyết này một thời gian đã ủng hộ cho chế độ quân chủchuyên chế , để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau
Thuyết Cai trị
Thuyết cai trị ra đời trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản
26 Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong Luật quốc tế, http://data.tailieuhoctap.vn/books/luat/nha-nuoc-phap-luat/ file_goc_776509.pdf
Trang 38Nội dung: Thuyết cai trị xem lãnh thổ quốc gia là khoảng không gian trong đótồn tại quyền lực Nhà, là phạm vi chủ quyền được thi hành trong giới hạn lãnh thổvùng đất, vùng nước, vùng trời của quốc gia Lãnh thổ quốc gia không phải là vật mà
là phạm vi cai trị của quốc gia Có nghĩa là phạm vi quyền lực của quốc gia tác động,ảnh hưởng tới đâu thì lãnh thổ của quốc gia tới đó Những người ủng hộ học thuyếtnày đã hợp pháp hóa sự bành trướng phạm vi cai trị bằng xâm lược hoặc bằng bất kỳhình thức nào bất chấp lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó cũng nhưquyền tối cao của quốc gia chủ nhà đối với lãnh thổ của mình ( học thuyết này củng cốlợi ích của chế độ thực dân kiểu cũ )
Thuyết Thẩm quyền
Thuyết thẩm quyền ra đời vào năm 1906
Nội dung:Thuyết này coi lãnh thổ quốc gia chỉ là một khái niệm trừu tượng,trong phạm vi lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại quyền lực của quốc gia chủ nhà màcòn tồn tại quyền lực của quốc gia khác nữa ( mặc dù quyền lực của các quốc khác rấthạn chế) Mục đích của thuyết này là nhằm biện minh cho hành vi can thiệp vào côngviệc nội bộ của các quốc gia khác trong quan hệ Quốc tế của các nước tư bản thời kỳlúc bấy giờ đối với các quốc gia thuộc địa, nghèo chậm phát triển để nô dịch các quốcgia này ( học thuyết này là cơ sở lý luận cho chế độ thực dân kiểu mới )
Các học thuyết nêu trên đều xem xét quyền tối cao của quốc gia đối với lãnhthổ một cách hình thức và sai lệch Dù ở mỗi mức độ khác nhau nhưng các học thuyết
đó dều phủ nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung quyền tối cao của quốc đối với lãnhthổ Đến nay các học thuyết nêu trên không được thừa nhận bởi vì nội dung của nókhông còn phù hợp với bản chất và các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại
Một số học thuyết thủ đắc lãnh thổ27 như:
Thuyết phát hiện: ra đời vào thế kỉ XV-XVI theo đó quốc gia nào pháthiện ra vùng lãnh thổ vô chủ lần đầu tiên thì quốc gia đó sẽ được thủ đắc vùng lãnhthổ đó Hơn thế nữa, thuyết này cho thấy rằng chỉ cần các nhà hàng hải của một quốc
27
Cơ sở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo,Thứ năm - 21/07/2011 11:25 - Người đăng bài viết: Phan Trọng Quỳnh, http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi/Co-so-phap-ly-quoc-te-ve-su-thiet-lap- chu-quyen-lanh-tho-tai-cac-hai-dao-39133.html