1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB)

20 607 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 43,01 KB

Nội dung

NHỮNG LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) I. luận chung về ODA 1. Nguồn gốc lịch sử của ODA Sau chiến tranh thế giới thứ II, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ra đời cùng với kế hoạch Marshall để giúp các nước châu âu phục hồi các ngành công nghiệp bị chiến tranh tàn phá. Để tiếp nhận nguồn viện trợ của kế hoạch này, các nước châu âu đã đưa ra một chương trình phục hồi kinh tế thành lập tổ chức hợp tác kinh tế châu âu nay là OFCD 1 . Trong khuôn khổ hợp tác phát triển các nước thành viên OECD đã lập ra các uỷ ban chuyên môn trong đó có uỷ ban viện trợ phát triển (DAC) để giúp các nước đang phát triển, phát triển kinh tế nâng cao hiệu quả đầu tư. Các nước trong uỷ ban này vào thường kỳ thông báo các khoản đóng góp của họ cho các chương trình viện trợ phát triển để DAC biết trao đổi các vấn đề liên quan với chính sách viện trợ phát triển. Vào năm 1970 lần đầu tiên đại hội đồng liên hợp quốc đã chính thức thông qua chỉ tiêu ODA bằng 0,7% GNP của các nước phát triển các nước này cần đạt chỉ tiêu trên vào năm 1985 hoặc muộn nhất vào cuôí thập kỷ 80 ODA bằng 1% GNP 4 sớm nhất vào năm 2000. 2. Khái niệm về ODA Theo OECD thì ODA được coi là nguồn tài chính so các cơ quan chính thức (chính quyền nhà nước hay địa phương) của một nước viện trợ cho các nước đang phát triển các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế phúc lợi của các nước này. 1 1 OECD được ký v o 14/12/1960 có hià ệu lực từ 1961 lúc đầu bao gồm 20 nước sau có thêm 4 nước l à Nhật, Niudilân, Phần Lan, Australia 4 4 Những điều cần biết về viện trợ phát triển chính thức - NXB xây dựng - 1993 - trang 7 Theo ngân hàng thế giới thì hỗ trợ phát triển chính thức là tập con của tài chính phát triển chính thức (ODF) 5 bao gồm khoản vay ưu đãi trong đó có ít nhất 25% yếu tố cho không. Tại điều 1 của quy chế quản sử dụng hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo nghị định 87/CP của chính phủ ngày 05-8-1997 quy định Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) nói trong quy chế này được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia tổ chức quốc tế (sau đây gọi tắt là bên nước ngoài) bao gồm các hình thức cụ thể sau đây: 1. Hỗ trợ cán cân thanh toán 2. Hỗ trợ theo chương trình 3. Hỗ trợ theo dự án 4. Hỗ trợ kỹ thuật. OFCD đưa ra khái niệm ODA dưới góc độ của các nhà tài trợ, hỗ trợ các nước đang phát triển bằng nguồn tài chính của mình nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên khái niệm này chỉ mới đưa ra nguồn tài trợ song phương mà chưa đề cập đến nguồn tài trọ đa phương. Đây cũng là điểm hạn chế của khái niệm do tổ chức OFCD mà cụ thể là DAC là cơ quan chủ trì của viện trợ song phương. WB đưa ra khái niệm ODA nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tài chính đặc điểm của ODA từ cả hai nguồn song phương đa phương cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên chưa đề cập đến mục đích của hỗ trợ phát triển chính thức, khái niệm ODA do Việt Nam đưa ra nghiêng nhiều về phía nước nhận tài trợ, sự hợp tác phát triển quốc gia với các nhà tài trợ song phương đa phương theo các hình thức hỗ trợ chủ yếu. 5 5 ODF nội dung của viện trợ nước ngo i l các nguà à ồn t i chính tà ừ chính phủ các nước phát triển v các tà ổ chức đa phương đến các nước đang phát triển trong đó có khi lãi suất gần với lãi suất thương mại. Như vậy ở các giác độ khác nhau, thì khái niệm ODA được đưa ra có những điểm khác nhau tuy nhiên có thể hiểu chung nhất là ODA là nguồn hỗ trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế giành cho các nước đang phát triển nhằm giúp các nước này tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững. 3. Các hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát triển chính thức: ODA được thể hiện dưới dạng viện trợ không hoàn lại về cho vay ưu đãi. Viện trợ không hoàn lại hay còn gọi là viện trợ cho không. Cho vay ưu đãi tức là cho vay với lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất vay thương mại thời hạn vay dài khoảng từ 10 đến 40 năm. Hỗ trợ phát triển chính thức 4 loại hình chủ yếu là: - Hỗ trợ cán cân thanh toán - Hỗ trợ theo chương trình - Hỗ trợ kỹ thuật - Hỗ trợ theo dự án. * Loại hình hỗ trợ cán cân thanh toán thường có nghĩa là viện trợ tài chính trực tiếp thông qua chuyển giao tiền hoặc hiện vật, hoặc hỗ trợ nhập khẩu. * Hỗ trợ theo chương trình là viện trợ theo khuôn khổ đạt được bằng hiệp định với các nhà tài trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA trong một khoảng thời gian mà không phải xác định trước một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào ví dụ viện trợ cho phát triển chung của giáo dục tiểu học, viện trợ ngân sách cho Bộ giáo dục đào tạo, viện trợ phát triển hoà nhập cộng đồng ở các địa phương nhiều người di tản. * Hỗ trợ theo dự án. trước khi nhận được khoản viện trợ, nước nhận viện trợ phải chuẩn bị chi tiết dự án. Loại hình viện trợ này thường chủ yếu là để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đê đập, trường học . các dự án này thường có kèm theo một bộ phận của viện trợ kỹ thuật dưới dạng các chuyên gia nước ngoài đến kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho các nhà viện trợ . * Hỗ trợ kỹ thuật thường tập trung chủ yếu vào chuyển giao tri thức hoặc vào tăng cường cơ sở, lập kế hoạch cố vấn, nghiên cứu tình hình cơ sở, nghiên cứu tiền khả thi . 4. Nguồn đối tượng của hỗ trợ phát triển chính thức 4.1. Nguồn của ODA ODA được cung cấp trên cơ sở song phương đa phương nguồn phi chính phủ: 4.1.1. Nguồn hỗ trợ song phương Nguồn hỗ trợ này xuất phát từ chính phủ này cho chính phủ khác, không thông qua tổ chức thứ ba. Hỗ trợ song phương bao gồm cả viện trợ cho không, hợp tác kỹ thuật cho vay không lãi hoặc lãi suất thấp, được thể hiện dưới nhiều loại hình như hỗ trợ nhập khẩu, hỗ trợ chương trình, hỗ trợ dự án. Đối với các nước viện trợ nguồn hỗ trợ song phương đem lại cho họ những điều kiện có lợi về kinh tế chính trị như việc vươn ra để chiếm lĩnh mở rộng thị trường, khai thác tài nguyên phong phú nhân lực rồi rào từ nước nhận viện trợ, tiêu thụ được hàng hoá thông qua các điều kiện ràng buộc như buộc các nước nhận viện trợ phải mua hàng, thiết bị, công nghệ . có khi với giá cao hơn so với giá trên thị trường thế giới, ràng buộc về tỷ lệ tham gia trị giá hợp đồng . Ví dụ như Nhật bản một đối tác song phương lớn nhất thế giới về ODA, thì 1/2 kim ngạch ngoại thương năm 1997 là buôn bán với các nước đang phát triển (6) khi nền kinh tế các nước này phát triển thì việc buôn bán với Nhật cũng tăng lên. Đối với nước nhận nguồn hỗ trợ song phương có điều kiện giúp cho tăng trưởng phát triển kinh tế từ các chương trình cải cách cơ cấu kinh tế , đầu tư (6) (6) tạp chí TTTC 2-3/1997 - trang 48 b i: vià ện trợ phát triển chính thức ODA có lợi cho nước chủ nh .à cho y tế, giáo dục, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển nguồn nhân lực nông thôn, môi trường . Tuy nhiên họ cũng phải chấp nhận các điều kiện ràng buộc rất chặt chẽ từ phía các nước bằng đồng Yen Nhật. Có thể thấy rằng các nước nhận viện trợ sẽ có lợi hơn nếu được viện trợ bằng đồng USD hay một loại ngoại tệ mạnh nào khác có giá trị hơn so với đồng Yên. cũng như rất khó trong việc dự báo tỷ giá của đồng Yên so với đôla. 4.1.2. Viện trợ đa phương Nguồn viện trợ này được xuất phát từ các tổ chức đa phương như WB, ADB, IMF cho các nước đang phát triển là hội viên hoặc thành viên chính thức của các tổ chức đa phương. Các nước này phải tuân thủ các thủ tục, thể lệ quy định chặt chẽ từ các tổ chức trên như việc đóng góp cổ phần, thu nhập bình quân đầu người, các chỉ tiêu về GDP .v.v liên quan đến chính sách tài trợ trong từng thời kỳ nhất định. Các tổ chức đa phương cũng xem xét rất kỹ về mức độ tin cậy về khả năng trả nợ, tính ổn định về kinh tế - chính trị, uy tín cũng như những tiến bộ của nước được nhận viện trợ. Ví dụ như ngân hàng thế giới để đánh giá kết quả sử dụng ODA của nước nhận viện trợ có chỉ tiêu"Các chỉ báo tiến bộ" (7) . Các nước nhận viện trợ nếu muốn tiếp tục được tiếp nhận viện trợ phải có cơ chế quản chặt chẽ sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ, cũng như cam kết trả nợ đúng hạn. So với nguồn viện trợ song phương, nước nhận viện trợ đa phương có thể tránh được các điều kiện ràng buộc quá chặt chẽ nhiều khi gây khó khăn, thêm vào đó là bất lợi do những lệ thuộc về kinh tế, chính trị hỗ trợ đa phương có tính ổn định hơn khi xảy ra những biến động lớn như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng dầu lửa, chiến tranh thế giới . bởi vì nó được đảm bảo bằng sức mạnh tổng hợp của nhiều quốc gia có vị trí địa điều kiện tụ nhiên, kinh tế - chính trị, xã hội khác nhau. Một ví dụ là lần đầu tiên sau nhiều năm Nhật bản - nước có nguồn ODA lớn nhất giành cho các nước châu á đã cắt giảm nguồn viện trợ này trong năm taì chính 1998, giảm 10,4% so (7) (7) Việt nam - chiến lược hỗ trợ quốc gia của nhóm ngân h ng thà ế giới giai đoạn 1999-2002- 1998 t i lià ệu của WB - VN - CP - 52074. với năm 1997 do những khó khăn về kinh tế khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ (8) . Trong khi các nguồn đa phương như WB, ADB . hầu như không có thay đổi gì đáng chú ý. Tuy nhiên các nước nhận viện trợ đa phương cũng phải đối mặt với cuộc cạnh tranh để thu hút nguồn ODA cho nước mình từ các tổ chức đa phương, bên cạnh đó là việc hoàn tất các thủ tục để được rút vốn nhanh chóng cũng là một khó khăn không nhỏ. 4.1.3. Viện trợ phi chính phủ: Nguồn viện trợ này là của các tổ chức phi chính phủ thường được chuyển giao trực tiếp từ các tổ chức này cho các tổ chức các địa phương trong nước nhận viện trợ. Nguồn viện trợ này thường không quy định các điều kiện ràng buộc chặt chẽ nhưng lại có nhiều loaị hình vì phức tạp. Bên cạnh mục đích hỗ trợ phát triển các khoản viện trợ còn mang tính chất chính trị của các tổ chức này. Do vậy cần phải có sự thận trọng quy chế quản chặt chẽ đối với nguồn hỗ trợ này. 4.2. Đối tượng của ODA Nguồn ODA của các tổ chức các nước trên thế giới chỉ tập trung dành cho những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, đặc biệt là ở mức dưới 220USD/người, năm (9) . Để được tiếp nhận nguồn vốn ODA các nước phải tuân thủ các điều kiện ràng buộc khác nhau tuỳ theo từng nguồn hỗ trợ. Đối vơí các khoản tiền theo chương trình điều chỉnh cơ cấu (SAC), chương trình nông nghiệp chương trình tài chính thì các khoản vay được rút vốn theo từng đợt sau khi bên rút vốn chứng minh đầy đủ rằng đã thực hiện các biện pháp cải cách chính sách vĩ mô đã cam kết với tổ chức cho vay. Nếu vay theo dự án thì bên vay phải tiến hành các thủ tục để chuẩn bị dự án như xây dựng nghiên cứu khả thi, kế hoạch vốn đối ứng, kế hoạch giải phóng mặt bằng tiếp đó là (8) (8) Báo quân đội nhân dân ng y 1/11/1998 - trang 3.à (9) (9) Báo h nà ội mới - 2-8-1998 b i: à Để thu hút được vốn ODA của Phạm Hải Bình. các công việc thuê tư vấn, thiết kế sơ bộ, thiết kế chi tiết đặc biệt là công tác đấu thầu sao cho phù hợp với yêu cầu của bên cho vay cũng như thông lệ quốc tế. Cuối cùng là thực hiện các thủ tục để rút vốn. Để đẩy nhanh tốc độ rút vốn sử dụng vốn bên vay cần chuẩn bị triển khai dự án kịp thời theo đúng tiến độ đã cam kết có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay, từ đó đặt ra yêu cầu về nhân lực của mối nhận viện trợ cần phải có trình độ, đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong quá trình sử dụng cũng như quản sử dụng nguồn vốn ODA. Một yêu cầu nữa đặt ra là uy tín của nước tiếp nhận viện trợ những tiến bộ đạt được thông qua quá trình sử dụng vốn viện trợ của các nước này. Đây là tiền đề quan trọng tạo thuận lợi cho nước nhận ODA có được sự tin tưởng từ phía các nhà tài trợ qua đó tiếp tục nhận được nhiều hơn sự ủng hộ từ phía họ. Như vậy về phía các nước tiếp nhận nguồn vốn ODA cần phải tuân thủ các điều kiện, yêu cầu từ phía khách quan chủ yếu, không ngừng nâng cao uy tín với các tài trợ để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ODA bởi vai trò quan trọng của nguồn vốn này cho tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia đang phát triển. 5. Vai trò của ODA đối với phát triển kinh tế - xã hội : Để phát triển kinh tế - xã hội của một nước thì nhu cầu về vốn là không thể thiếu được. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn ở mức rất thấp, tăng trưởng kinh tế chưa cao thì một nguồn vốn lớn đề tập trung giải quyết những vấn đề trên là hết suức cần thiết. Nâng cao được cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới có thể giúp các nước này thoát khỏi tình trạng nghèo đói tiến tới phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đáp ứng được những yêu cầu trên, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức với đặc thù lãi suất vay thấp, thời hạn dài (thường từ 15 - 40 năm) , vốn đầu tư tập trung lớn có thể lên tới hàng trăm triệu USD cho một dự án. Bên cạnh đó nguồn vốn này cũng có mục đích nhằm hỗ trợ các nước nghèo giải quyết các vấn đề trên. Điều này thường không tìm thấy trong các nguồn tư bản tự nhiên (đầu tư trực tiếp) . Để thấy rõ hơn ta xét quan hệ giữa vốn tăng trưởng trong mô hình Harro - Domar thể hiện như sau: s g=----------- (10) ICOR Trong đó: g: tốc độ tăng trưởng s: tiết kiệm ICOR: hệ số phản ánh trình độ sản xuất Có thể thấy vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nếu xét về mối quan hệ giữa nguồn vốn ODA với tăng trưởng thì không hoàn toàn chặt chẽ tức là cứ khi viện trợ cho một nước tăng lên thì tăng trưởng của nước này cũng tăng lên. Một ví dụ minh hoạ là nước Zămbia nhận được số lượng lớn của viện trợ nhưng tăng trưởng chậm trong khi một số nước khác như Botsnanca. Ghana cũng nhận được nhièu viện trợ tăng trưởng nhanh (11) . Mối quan hệ trên còn phụ thuộc nhiều vào khả năng quản tốt của nước nhận viện trợ. Trong điều kiện quản tốt thêm 1% viện trợ trong GDP thì tăng trưởng tăng thêm là 0,5%. Còn đối với phát triển kinh tế, ODA giúp tăng thu nhập bình quân đầu người dẫn đến tăng phúc lợi mức sống cho người dân từ đó thúc đẩy phát triển. Năm 1966 Thái lan nước nghèo với mức thu nhập dưới 1 USD một ngày (theo giá năm 1985) , tuy nhiên nước này đã có những biến đổi đến năm 1966. Năm 1967 cứ 1000 đầu sơ sinh đã có 84 trẻ không tiếp tục tồn tại thì vào (10) (10) Công thức trên l kà ết quả nghiên cứu độc lập của hai nh kinh tà ế học Domar người Anh v Harrod ngà ươì Mỹ. (11) (11) Viện trợ v tà ăng trưởng ở các nước đang phát triển - giai đoạn 1970-1993. assessing Aid What worko, what dô , and why - trang 31. năm 1994 con số này giảm xuống gần 2/3 (13) . Những thành tựu này được đánh giá là có vai trò quan trọng của viện trợ nước ngoài. Một trong các mục tiêu của viện trợ ODA là giảm . , mà vấn đề này liên quan đến tăng mức thu nhập bình quân đầu người. Một nghiên cứu được tiến hành ở 67 nước cho kết quả là thường thu nhập đầu người tăng thì tỷ lệ nghèo giảm đi : Bảng 1: Chỉ tiêu Quốc gia Tăng thu nhập bình quân(%) Giảm nghèo (%) Phát triển 4 5 Nước đang phát triển 7 19 Nguồn: Asseng Aid - NHTG trang 39 Nguồn viện trợ còn giúp các nước giảm được tỷ lệ trẻ em tử vong. thêm 1% vốn viện trợ trong GDP dẫn đến giảm 0,9% số trẻ em tử vong. Đây là một trong các chỉ tiêu nằm trong mục tiêu của viện trợ ODA về ytế - sức khoẻ cộng đồng. ODA cũng còn có vai trò đối với công cuộc cải tổ kinh tế của chính phủ các nước đang phát triển. Như vậy nguồn hỗ trợ phát triển chính thức có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội các nước tiếp nhận ODA, từ đó thấy được tầm quan trọng của thu hút ODA đặc biệt là trong khi nguồn hỗ trợ này có đang xu hướng giảm dần. 6. Xu hướng ODA hiện nay Nguồn hỗ trợ phát triển hiện nay đang có xu hướng giảm. Bà Carole Bellamy tăng giảm tới UNICEF đã phát biểu "Nếu tình trạng teo dần của khoản viện trợ ODA tiếp tục theo hướng hiện nay thường ta sẽ không còn khái niệm về (13) (13) - 14 Péing Aid - t i lià ệu của WB trang 29 - 39 - 1998 ODA vào năm 2012" (15) . Nguồn ODA cho các nước đang phát triển giảm từ mức 55,4 tỷ USD năm 1996 xuống còn 47,6 tỷ USD năm 1997. Nhật bản - nhà tài trợ số 1 thế giới cũng có xu hướng cắt giảm nguồn viện trợ này (xem chú thích số 8 trang 9) Năm 1997 Mỹ đã cắt giảm trên 3 tỷ USD hạ mức vốn ODA còn 6,1 tỷ (17) . Cam kết về tỷ lệ dành cho ODA trong GNP của các nhà tài trợ cũng giảm. Xem bảng 2. Bảng 2: Viện trợ phát triển chính thức với GNP 1991 1997 Nước Năm Thụy sĩ Pháp Canada Đức Nhật Anh Italia Mỹ OECD 1991(%) 0,9 0,64 0,45 0,38 0,32 0,32 0,29 0,2 0,35 1997(%) 0,85 0,5 0,42 0,3 0,2 0,28 0,09 0,08 0,2 Giảm 1997 so với 1991 (%) 5,56 21,88 6,67 21,05 37,5 12,5 68,97 60 42,86 Nguồn: assessing Aid - NHTG - trang 9 Bốn nước dẫn đầu trong cắt giảm đứng đầu là Italia với 68,97% sau đó đến Mỹ 60%, khiến OECD 42,86% Nhật 37,5%. Tuy nhiên Nhật vẫn duy trì vị trí số 1 với 9,4tỷ USD cho ODA vào năm 1997.(18) do cắt giảm nguồn ODA từ các nhà tài trợ rất đa dạng song chủ yếu là do gặp khó khăn về kinh tế trong nước nên phải tập trung nguồn luực cho việc khắc phục những khó khăn này. Bên cạnh đó cũng có do xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ bắt đầu xảy ra vào năm 1997 kéo dài cho đến nay. Nguồn ODA đang có xu hướng giảm dần, điều này tạo nên sự bắt lợi cho các nước vốn là đối tượng của ODA, đặc biệt là các nước trong khu vực châu á, (15) -16(15) Báo tin tức buổi chiều - 26-2-1998 trang 6 b i vià ện trợ phát triển có nguy cơ bị xoá sổ (17) (17) Tìn tức buổi chiều 1/8/98 trang 6 [...]... đang phát triển trong đó có Việt Nam là cần phải có những biện pháp cần thiết để đa phương hoá các nguồn hỗ trợ cũng như phải tranh thủ thu hút sử dụng nguồn vốn ODA một cách có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội II Ngân hàng thế giới - Một trong số các nguồn cung cấp ODA của thế giới nói chung Việt Nam nói riêng 1 Lịch sử ra đời tổ chức ngân hàng thế giới Ngân hàng. .. của WB Ngân hàng thế giớinguồn cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất với cam kết khoảng 20 tỷ USD khoản cho vay mới mỗi năm (19) Không chỉ vậy ngân hàng còn đóng vai trò điều phối với các tổ chức đa phương, các chính phủ , tổ chức phi chính phủ tư nhân để bảo đảm các nguồn được sử dụng triệt để trong hỗ trợ chương trình nghị sự phát triển quốc gia Với chức năng nhiệm vụ thúc đẩy phát triển. .. của ngân hàng các khoản cho vay bảo đảm, chính sách mới, đóng góp quỹ chiến lược hỗ trợ quốc gia, các quyết định về tài chính Tổng giám đốc của ngân hàng là cổ đông lớn nhất theo truyền thống là Mỹ cử ra nhiệm kỳ 5 năm một lần có trách nhiệm tổ chức các cuộc họp của ban giám đốc toàn bộ công việc quản ngân hàng Sơ đồ 3 - cơ cấu tổ chức ngân hàng thế giới Hội đồng quản trị Ban giám đốc Tổng... được tổ chức, cho đến 18/6/1946 thì WB có tổng giám đốc đầu tiên là ông Eugenen Meyer Trải qua quá trình phát triển từ 1946 đến nay WB đã có 9 Tổng giám đốc những thay đổi khác (xem phụ lục 1) 2 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của WB 2.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng thế giới hiện nay bao gồm 180 nước thành viên với số vốn pháp định là 184 tỷ USD trong đó hội viên đóng góp 10% Nhóm ngân hàng thế giới. .. biệt là sự trợ giúp nguồn ODA rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển để giúp các nước này đầu tư vào nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tổ kinh tế, phát triển nông thôn tăng khả năng cạnh tranh Như vậy, ngân hàng thế giới có vai trò quan trọng đối với đời sống kinh tế - xã hội đối với hầu hết các nước trên thế giới đặc biệt là vai trò của nguồn cung cấp ODA lớn của thế giới cho... vực hỗ trợ Cung cấp ODA cho các nước đang phát triển là một trong các chức năng nhiệm vụ cơ bản của WB nhằm trợ giúp cho các nước này phát triển kinh tế xã hội WB nằm trong số 3 nhà tài trợ ODA lớn nhất của thế giới là Nhật bản, WB ADB, đứng ở vị trí số 2 sau Nhật bản Với mục tiêu giảm nghèo, giữ vững đà tăng trưởng tăng cường chất lượng phát triển, WB trú trọng hỗ trợ cho các nước đang phát. .. tăng cường hỗ trợ y tế, giáo dục cho các nước đang phát triển Ngân hàng thế giới đã cung cấp khoản vay ưu đãi tổng số 40 tỷ USD cho hơn 500 dự án phát triển nguồn nhân lực ở 100 nước - Bảo vệ môi trường WB là nhà tài trợ có quỹ lớn nhất cho các dự án về môi trường với tổng số 166 dự án trị giá hơn 11 tỷ USD - Thúc đẩy các chương trình cải tổ kinh tế WB hỗ trợ cho các chính phủ cải tiến các chính sách... trên tt tài chính quốc tế, trong trường hợp của IDA nguồn tài chính có được thông qua sự đóng góp của chính phủ các nước thành viên có tiềm lực mạnh về tài chính như Pháp, Đức, Mĩ, Nhật cả những nước đang phát triển như Brazil, Achentina, Hungari, Hàn quốc 2.3 Ngân hàng thế giới - nhà tài trợ ODA lớn thứ hai của thế giới (19)(19) Bộ tài chính - 12/4/99 (20)(20) Tài liệu về NHTG - bộ tài chính - 12/4/99... quản quản quản - Huy động nguồn vốn kiểm soát - Châu Mỹ La - Châu Phi - Tinh, - Đông Á nhân lực - - Chính sách Caribê Thái Hội tài chính - Châu Âu Dương quản rủi Trung á-Nam - Khu vực tài ro- Thủ quỹ á chính tư - Trung Đông nhân Bắc phi CSHT vịnh Bình Hệ thống dịch PTGĐ PTKT Chủ GĐQL Thư ký PTGĐ cấp cao Nguồn đồng thư ký nhóm giải pháp thông tin dịch vụ chung Tổ chức. .. trình nghị sự phát triển quốc gia Với chức năng nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước nghèo trên thế giới, trợ giúp các nước đang phát triển thông qua hỗ trợ tài chính dài hạn cho các dự án chương trình phát triển Ngân hàng thế giới mà cụ thểtổ chức IDA có trợ giúp tài chính đặc biệt đó là khoản vay không có lãi suất , bên vay chỉ phải chịu phí dưới 1% của khoản vay Thời gian hoàn . NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀ TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WB) I. Lý luận chung về ODA 1. Nguồn gốc lịch. Australia 4 4 Những điều cần biết về viện trợ phát triển chính thức - NXB xây dựng - 1993 - trang 7 Theo ngân hàng thế giới thì hỗ trợ phát triển chính thức là

Ngày đăng: 07/11/2013, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w