Đối với nội dung thi HSG Quốc gia môn Địa lí thì đây là dạng bài tập cơ bản, khá phổ biến, thường kết hợp với các câu hỏi lí thuyết hoặc các bảng số liệu. Vì vậy đối với dạng bài này học sinh không những cần nắm chắc kiến thức, mà phải biết vận dụng linh hoạt kiến thức để nhận xét và giải thích các đối tượng đề bài yêu cầu trên bản đồ.
Để làm tốt dạng bài tập này, học sinh cần:
- Xác định tốt đối tượng mà đề bài yêu cầu trên bản đồ
- Vận dụng kiến thức để rút ra đặc điểm phân bố hoặc tình hình phát triển của đối tượng.
- Xác lập mối quan hệ với các nhân tố ảnh hưởng (chủ yếu địa hình, sự phát triển các ngành kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp, sự phân bố dân cư,...)
- Sắp xếp, bố cục các nội dung trả lời một cách khoa học, logic.
Ví dụ 1:
Xác định các tuyến đường bộ chính và nêu ý nghĩa của từng tuyến
Hướng dẫn
đường
Quốc lộ 1A Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tuyến giao thông huyết mạch, xương sống của cả hệ thống đường ô tô của nước ta, đi qua 6/7 vùng kinh tế, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Quốc lộ 2 Hà Nội, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang
Nối thủ đô với trung tâm công nghiệp Việt Trì – Lâm Thao và các vùng chuyên canh chè, chăn nuôi đại gia súc lớn ở phía Bắc, và điểm cuối cùng là cửa khẩu Thanh Thuỷ ở Hà Giang Quốc lộ 3 Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Kạn,
Cao Bằng
Nối Hà Nội với khu gang thép Thái Nguyên, qua Bắc Kạn tới cửa khẩu Tà Lùng (Cao Bằng) Quốc lộ 6 Hà Nội, Hoà Bình, Sơn La, Điện
Biên
Tuyến đường độc đạo, mang tính chiến lược đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của vùng Tây Bắc
Quốc lộ 5 Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng
Tuyến huyết mạch của đồng bằng sông Hồng đến cảng Hải Phòng, cửa ngõ xuất nhập khẩu Quốc lộ 7 Bắt đầu từ Diễn Châu - Nghệ An
đến cửa khẩ Nậm Cắn đi Xiêng Khoảng, Viên Chăn (Lào)
Đường ra biển của các tỉnh phía Bắc Lào
Quốc lộ 8 Bắt đầu từ thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tình) đến cửa khẩu cầu Treo sang Lào
Đường ra biển của các tỉnh miền trung Lào
Quốc lộ 9 Từ Đông Hà (Quảng Trị) đi qua cửa khẩu Lao Bảo đến Xavannakhet và các tỉnh Nam Lào
Đường ra biển của các tỉnh miền Trung và Nam Lào
Quốc lộ 14 Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông
Phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên
Quốc lộ 51 Biên Hoà – Bà Rịa –Vũng Tàu Nối 2 cảng quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ (Sài Gòn và Vũng Tàu)
Quốc lộ 22 TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh sang Campuchia
Nằm trên tuyến đường xuyên Á nối TP Hồ Chí Minh với Campuchia
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu sau đây
Khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển Việt Nam
Các loại hàng hoá 1995 2000 2007
Tổng số 14.463,5 21.902,5 46.246,8
Phân loại hàng hoá
- Hàng xuất khẩu 3.3737,1 5.460,9 11.661,1 - Hàng nhập khẩu 7.903,2 9.293,0 17855,6 - Hàng nội địa 2.823,2 7.148,6 16.730,1 Phân theo cảng - Hải Phòng 4.515,0 7.243,3 17.896,0 - Sài Gòn 7.212,0 9.501,0 14.181,3 - Đà Nẵng 830,2 1.310,6 2.736,9
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu trên, hãy phân tích tình hình phát triển giao thông vận tải đường biển nước ta?
Hướng dẫn
Hệ thống cảng biển nước ta phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam
- Phía Bắc có 3 cảng chính: Cửa Ông, Cái Lân, Hải Phòng, trong đó quan trọng nhất là cảng Hải Phòng.
- Miền Trung: Duyên Hải miền Trung, tính từ Thanh Hoá đến Bình Thuận do có đường bờ biển dài với nhiều vị trí thuận lợi để xây dựng cảng nên có số lượng cảng nhiều nhất nước ta (12 cảng). Tính từ Bắc vào Nam đó là: Cửa Lò, Vũng Áng, Nhật Lệ, Thuận An, Chân Mây, Đà Nẵng, Kì Hà, Dung Quất, Quy Nhơn, Ba Ngòi, Cam Ranh, Phan Thiết. Trong số này, quan trọng nhất là cảng Đà Nẵng.
- Miền Nam có một số cảng là Nhà Bè, Sài Gòn, Kiên Lương …. Trong đó quan trọng nhất là cảng Sài Gòn.
b/ Các tuyến đường biển chính.
- Tuyến nội địa
+ Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng nhất với quãng đường 1500km. + Hải Phòng - Cửa Lò: 390 km + Hải Phòng – Đà Nẵng: 500 km + Cửa Lò – Đà Nẵng: 420 km + Đà Nẵng – Quy Nhơn: 300 km + Đà Nẵng - Đảo Hoàng Sa 390 km + Quy Nhơn – Phan Thiết: 440 km + Phan Thiết – Sài Gòn: 290 km
- Các tuyến quốc tế chủ yếu xuất phát từ 2 cảng lớn nhất ở hai đầu đất nước là Hải Phòng và Sài Gòn đi đến nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.
+ Hải Phòng - Hồng Kông: 900 km + Hải Phòng – Tôkiô: 4350 km + Hải Phòng – Vlađivôxtôc: 4500 km + Hải Phòng – Manila: 1500 km + TP Hồ Chí Minh – Xingapo: 1170 km + TP Hồ Chí Minh – Băng Cốc: 1180 km
+ TP Hồ Chí Minh – Vlađivôxtôc: 4500 km + TP Hồ Chí Minh – Hồng Kông: 1720 km
2. Vận tải đường biển.
a/ Tình hình vận tải.
- Tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển qua cảng tăng nhanh, liên tục. Từ năm 1997 đến năm 2007 tăng thêm 31783,3 nghìn tấn (gấp 3,2 lần).
- Khối lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và hàng nội địa đều tăng, nhưng với tốc độ khác nhau:
+ Hàng xuất khẩu tăng 3,1 lần + Hàng nhập khẩu tăng 2,3 lần
+ Hàng nội địa tăng nhanh nhất (5,9 lần)
b/ Cơ cấu vận tải phân theo hàng hoá.
- Trong cơ cấu vận tải biển phân theo hàng hoá thì hàng nhập khẩu luông chiểm tỉ trọng cao nhất: năm 1997 chiếm 54,6%; năm 2000 là 42,4%; năm 2007 là 38,6%.
- Do tốc độ gia tăng khác nhau nên tỉ trọng hàng hoá có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa, giảm tỉ trọng hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
c/ Cơ cấu phân theo cảng.
- Hải Phòng, Đà Nẵng và Sài Gòn là 3 cảng lớn nhất nước ta, nhưng khối lượng hàng hoá vận chuyển chủ yếu thuộc 2 cảng Hải Phòng và Sài Gòn (chiếm 69,3% năm 2007).
- Tỉ trọng hàng hoá của các cảng có sự thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng của cảng Hải Phòng (tăng 7,4%); giảm tỉ trọng của cảng Sài Gòn (giảm 19,2%). Cảng Đà Nẵng có tỉ trọng nhỏ và tăng không đáng kể (từ 5,7% lên 5,9%)
Ví dụ 3:
1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nêu một số tuyến đường bay và sân bay quốc tế của nước ta.
2. Tại sao vận tải đường hàng không tuy là ngành trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh?
1. Nêu một số tuyến đường bay và sân bay quốc tế của nước ta
* Nước ta có 5 sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải Phòng, Phú Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất.
* Các tuyến bay quốc tế chủ yếu được khai thác từ 3 đầu mối bay chính là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng:
- Từ Hà Nội:
+ Hà Nội - Bắc Kinh
+ Hà Nội - Hồng Công - Sê un - Tô ki ô + Hà Nội - Matxcova - Pari
+ Hà Nội - Viêng Chăn + Hà Nội - Băng Cốc - Từ TP. Hồ Chí Minh:
+ TP. Hồ Chí Minh - Xitni - Men bơn + TP. Hồ Chí Minh - Manila
+ TP. Hồ Chí Minh - Hồng Công + TP. Hồ Chí Minh - Lot Angiolet + TP. Hồ Chí Minh - Băng Cốc + TP. Hồ Chí Minh - Phnompenh
+ TP. Hồ Chí Minh - Xingapo - Cualalampo - Từ Đà Nẵng:
+ Đà Nẵng - Hồng Công + Đà Nẵng - Băng Cốc + Đà Nẵng - Manila
2. Tại sao vận tải đường hàng không tuy là ngành trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh:
- Nhờ có chiến lược phát triển táo bạo
KẾT LUẬN