Cũng như các ngành kinh tế khác, số lượng bài tập này của phần địa lí GTVT Việt Nam khá nhiều và đa dạng. Các bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải thực hiện tổng hợp nhiều kĩ năng: tính toán, xử lí và phân tích số liệu, so sánh, vận dụng kiến thức đã học để rút ra đặc điểm,… Trong nhiều trường hợp, đề bài còn yêu cầu học sinh kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ.
Để làm tốt các bài tập dạng này đòi hỏi học sinh phải:
- Tính toán, xử lí số liệu triệt để theo hàng, cột,…
- Nhận dạng và vẽ đúng dạng biểu đồ mà đề bài yêu cầu - Nắm chắc các kiến thức liên quan đến bảng số liệu đó
- Phân tích, đối chiếu với các kiến thức liên quan để rút ra đặc điểm - Vận dụng kiến thức để giải thích…
Ví dụ 1:
Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta (nghìn tấn)
Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không 2000 6258,2 144571,8 57395,3 15552,5 45,2
2004 8873,6 264761,6 97936,8 31332,0 98,2 2006 9153,2 338623,3 122984,4 42693,4 120,8 2008 8487,1 455898,4 133027,9 55696,5 131,4 2010 7980,2 585024,5 144324,8 64714,7 186
1. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành vận tải nước ta qua các năm.
2. Nhận xét và giải thích về tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành vận tải.
Hướng dẫn
1. Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu:
Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành vận tải nước ta qua các năm (%).Coi năm 2000 là 100%
Năm Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không 2000 100 100 100 100 100 2004 141,8 183,1 170,6 201,5 217,3 2006 146,3 234,2 214,3 274,5 276,3 2008 135,6 315,3 231,8 358,1 290,7 2010 127,5 404,7 251,5 416,1 411,5
* Yêu cầu: vẽ biểu đồ đường, đảm bảo đầy đủ các yếu tố của biểu đồ và có tính thẩm mĩ. Các dạng biểu đồ khác không cho điểm
2. Nhận xét, giải thích
* Nhận xét
- Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển của các ngành vận tải nước ta nhìn chung đều tăng qua các năm
- Các ngành vận tải có tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển khác nhau: + Đường biển, đường không và đường bộ là những ngành có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển cao
+ Đường sông: tốc độ tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển chậm hơn
+ Đường sắt có tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển không ổn định
- Công cuộc đổi mới và hội nhập làm nền kinh tế xã hội nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu vận tải không ngừng tăng qua các năm
- Các ngành vận tải có tốc độ tăng trưởng hàng hóa vận chuyển khác nhau do đặc điểm kinh tế kĩ thuật và nhu cầu vận tải khác nhau của từng ngành:
+ Đường biển, đường không, đường bộ là những ngành có nhiều ưu điểm, phù hợp với nước ta trong xu thế hội nhập hiện nay nên có tốc độ tăng trưởng cao.
+ Đường sông và đường sắt có tốc độ tăng trưởng chậm hơn là do tốc độ chậm, chất lượng dịch vụ chưa cao, không cơ động, linh hoạt…(Phân tích cụ thể)
Ví dụ 2:
Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải (triệu tấn. km)
Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
Đường hàng không 2000 55.629,7 1.955,0 7.969,9 14.346,1 31.244,6 114,1 2005 100.728, 3 2.949,3 17.668,3 17.999,0 61.872,4 239,3 2007 134.883, 0 3.882,5 24.646,9 22.235,6 83.838,1 279,9 2010 217.767,1 3.960,9 36.179,0 31.679,0 145.521,4 426,8
1. Nhận xét cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
2. Tại sao vận tải đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất trong khi vận tải đường hàng không lại chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể?
Hướng dẫn
1. Nhận xét cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển
Cơ cấu khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải (%)
Năm Tổng số Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển
Đường hàng không 2000 100 3,5 14,3 25,8 56,2 0,2 2005 100 2,9 17,5 17,9 61,4 0,3 2007 100 2,9 18,3 16,5 62,1 0,2 2010 100 1,8 16,6 14,5 66,8 0,3 * Nhận xét
- Cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hóa phân theo ngành vận tải ở nước ta không đều và có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng các ngành đường sắt, đường bộ, đường sông; tăng tỉ trọng vận tải đường biển; vận tải đường hàng không chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể.
+ Đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng khá nhanh (DC) + Đường sông năm 2000 chiếm tỉ trọng cao thứ 2, liên tục giảm nhanh (DC), đến năm 2010 chiếm tỉ trọng cao thứ 3 sau đường biển, đường bộ.
+ Đường bộ tỉ trọng liên tục tăng trong giai đoạn 2000 - 2007, giai đoạn 2007 - 2010 có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng cao thứ hai (DC)
+ Đường sắt chiếm tỉ trọng nhỏ, liên tục giảm (DC)
+ Đường hàng không chiếm tỉ trọng không đáng kể, biến động (DC)
- Xu hướng chuyển dịch trên là tích cực, phù hợp với quá trình Đổi mới và công cuộc hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
2. Tại sao vận tải đường biển có khối lượng hàng hóa luân chuyển lớn nhất
trong khi vận tải đường hàng không lại chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể?
- Vận tải đường biển và đường hàng không đều có quãng đường vận chuyển dài, chủ yếu thực hiện mối quan hệ giao lưu quốc tế.
- Tuy nhiên vận tải đường biển có trọng tải lớn, tốc độ chậm, cước phí rẻ nên chủ yếu chuyên chở hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ cho các ngành sản xuất đang trong quá trình CNH - HĐH đang diễn ra khá nhanh ở nước ta. Vận tải đường hàng không mặc dù tốc độ vận chuyển nhanh nhưng trọng tải thấp, cước phí rất đắt nên chủ yếu chuyên chở người. Do vậy vận tải đường biển có khối lượng hàng hóa
luân chuyển lớn nhất trong khi vận tải đường hàng không lại chiếm tỉ lệ nhỏ, không đáng kể.
Ví dụ 3:
Cho bảng số liệu:
Khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo thành phần kinh tế (Nghìn tấn)
Năm Tổng số
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2005 460.146,3 75.961,6 376.739,5 7.445,2 2012 961.128,4 112.315,5 846.218,8 2.594,1
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô khối lượng hàng hóa vận chuyển của nước ta và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế năm 2005 và năm 2012.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong 2 năm trên.
Hướng dẫn
1. Vẽ biểu đồ
* Xử lí số liệu
Cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo thành phần kinh tế (%)
Năm Tổng số
Kinh tế Nhà nước
Kinh tế ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
2005 100 16,5 81,9 1,6
2012 100 11,7 88,0 0,3
* Tính tỉ lệ bán kính: R2012 = 1,4.R2005
* Yêu cầu: biểu đồ tròn, chính xác về tỉ lệ bán kính và tỉ lệ các thành phần. Sạch, đẹp, có đầy đủ tên, chú giải, giá trị.
2. Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Quy mô: trong giai đoạn 2005 - 2012, khối lượng hàng hóa vận chuyển nước ta có xu hướng tăng khá nhanh (DC)
- Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo thành phần kinh tế không đều và có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng khu vự Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; khu vực ngoài Nhà nước chiếm chủ yếu và có xu hướng tăng nhanh (DC)
- Xu hướng chuyển dịch trên là tích cực, phù hợp với đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường của Đảng và Nhà nước ta.
* Giải thích
- Khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng nhanh do sự phát triển của các ngành sản xuất và nhu cầu của đời sống nhân dân,...
- Cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hóa thay đổi do Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động vận tải, trong đó khu vực ngoaig Nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường...