CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
2.2 Các học thuyết khoa học về Luật quốc tế
2.2.2 Các học thuyết tiêu biểu
2.2.2.2 Các học thuyết khoa học
Các luận điểm trong tác phẩm “Biển Quốc tế” của tác giả Hugues Grotius24 có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng Luật biển Quốc tế. Việc công bố của De jure Belli ac Pacis25 của Hugo Grotius năm 1625 đã đánh dấu sự xuất hiện của luật pháp quốc tế như là một "khoa học pháp lý độc lập". Trong năm 1609, Grotius đã viết một trong những học thuyết pháp lý quốc tế quan trọng nhất về biển và đại dương - Mare Liberum, một tiêu đề Latin mà có thể hiểu là "tự do biển cả." Nó được xem là "học thuyết đầu tiên và cổ điển trình bày về giáo lý về tự do trên biển" là xương sống cốt lõi của luật biển hiện đại. Nói chung người ta cho rằng Grotius là người đầu tiên đề xuất nguyên tắc tự do trên biển, mặc dù tất cả các quốc gia ở Ấn Độ Dương và vùng biển châu Á khác chấp nhận quyền hàng hải không bị cản trở một thời gian dài trước khi Grotius viết De Jure Praedae (On the Law of Spoils) vào năm 1604. Những khái niệm về sự tự do trên biển của Grotius tồn tại cho đến giữa thế kỷ XX, và nó vẫn tiếp tục được áp dụng đến ngày nay, mặc dù việc áp dụng các khái niệm và phạm vi của nó có nhiều thay đổi2
Một số học thuyết về chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ26 như:
Thuyết Tài vật
Thuyết này được ra đời trong thời kỳ các quốc gia phong kiến
Nội dung: Thuyết Tài vật xem lãnh thổ quốc gia như một loại tài sản là bất động sản thuộc quyền ở hữu của quốc gia cũng như một vật thuộc quyền sở hữu của một cá nhân nhất định là vua. Do vậy, trong thời kỳ này lãnh thổ của quốc gia được tặng cho, mua bán, thừa kế, thuộc quyền quyết định của nhà Vua. Có nghĩa là việc thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt lãnh thổ quốc gia trong thời kỳ phong kiến thuộc quyền tối cao của nhà Vua.
24 Những điều cần biết về Huges Grotius http://en.wikipedia.org/wiki/Hugo_Grotius
25 Ba sách về luật chiến tranh và hòa bình, http://www.britannica.com/EBchecked/topic/428750/On-the-Law- of-War-and-Peace
26 Lãnh thổ và biên giới quốc gia trong Luật quốc tế, http://data.tailieuhoctap.vn/books/luat/nha-nuoc-phap- luat/file_goc_776509.pdf
Ví dụ, Bán đảo Alaska trước năm 1867 thuộc chủ quyền của Nga. Năm 1867 , Sa Hoàng đã bán nó cho Hoa Kỳ với giá7,2 triệu USD. Từ đó, Alaska trở thành một tiểu bang của Hoa kỳ. Học thuyết này một thời gian đã ủng hộ cho chế độ quân chủ chuyên chế , để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau.
Thuyết Cai trị
Thuyết cai trị ra đời trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản.
Nội dung: Thuyết cai trị xem lãnh thổ quốc gia là khoảng không gian trong đó tồn tại quyền lực Nhà, là phạm vi chủ quyền được thi hành trong giới hạn lãnh thổ vùng đất, vùng nước, vùng trời của quốc gia. Lãnh thổ quốc gia không phải là vật mà là phạm vi cai trị của quốc gia. Có nghĩa là phạm vi quyền lực của quốc gia tác động, ảnh hưởng tới đâu thì lãnh thổ của quốc gia tới đó. Những người ủng hộ học thuyết này đã hợp pháp hóa sự bành trướng phạm vi cai trị bằng xâm lược hoặc bằng bất kỳ hình thức nào bất chấp lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó cũng như quyền tối cao của quốc gia chủ nhà đối với lãnh thổ của mình ( học thuyết này củng cố lợi ích của chế độ thực dân kiểu cũ )
Thuyết Thẩm quyền
Thuyết thẩm quyền ra đời vào năm 1906
Nội dung:Thuyết này coi lãnh thổ quốc gia chỉ là một khái niệm trừu tượng, trong phạm vi lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại quyền lực của quốc gia chủ nhà mà còn tồn tại quyền lực của quốc gia khác nữa ( mặc dù quyền lực của các quốc khác rất hạn chế). Mục đích của thuyết này là nhằm biện minh cho hành vi can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác trong quan hệ Quốc tế của các nước tư bản thời kỳ lúc bấy giờ đối với các quốc gia thuộc địa, nghèo chậm phát triển để nô dịch các quốc gia này ( học thuyết này là cơ sở lý luận cho chế độ thực dân kiểu mới ).
Các học thuyết nêu trên đều xem xét quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ một cách hình thức và sai lệch. Dù ở mỗi mức độ khác nhau nhưng các học thuyết đó dều phủ nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung quyền tối cao của quốc đối với lãnh
thổ. Đến nay các học thuyết nêu trên không được thừa nhận bởi vì nội dung của nó không còn phù hợp với bản chất và các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại.
Một số học thuyết thủ đắc lãnh thổ27 như:
Thuyết phát hiện: ra đời vào thế kỉ XV-XVI theo đó quốc gia nào phát hiện ra vùng lãnh thổ vô chủ lần đầu tiên thì quốc gia đó sẽ được thủ đắc vùng lãnh thổ đó. Hơn thế nữa, thuyết này cho thấy rằng chỉ cần các nhà hàng hải của một quốc gia cắm một lá cờ lên một hòn đảo, thậm chí một thuyền trưởng của một nước nhìn thấy một vùng đất mới, quốc gia đó có quyền ưu tiên chiếm hữu. Tuy nhiên, trên thực tế, việc phát hiện như trên chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lãnh thổ vì rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện và xác định giá trị pháp lý của việc phát hiện ra một vùng lãnh thổ.
Thuyết chiếm hữu danh nghĩa: ra đời vào thế kỉ XVI theo đó quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ vô chủ phải để lại dấu vết trên vùng lãnh thổ mà họ phát hiện như một bia hay một mốc chủ quyền hay một dấu hiệu quốc gia có giá trị hợp lệ mới được coi là có chủ quyền lãnh thổ. Song thuyết chiếm hữu về danh nghĩa càng ngày càng bộc lộ những nhược điểm. Đã xảy ra tình trạng có những nước vô tình hay cố ý lại
"phát hiện” và đặt dấu hiệu như cắm cờ, cột mốc, bia về chủ quyền của mình lên những lãnh thổ mà các quốc gia khác đã xác nhận. Do đó mà nảy sinh ra nhiều vụ tranh chấp. Các luật gia càng ngày càng thấy việc phát hiện, kể cả việc phát hiện có để lại dấu vết chỉ đem lại cho quốc gia phát hiện vùng lãnh thổ một danh nghĩa phôi thai, chưa hoàn chỉnh. Danh nghĩa này có thể bị mất đi nếu như nó không được củng cố bằng những hành động thực tế tích cực. Chính vì vậy, thuyết chiếm hữu về danh nghĩa cũng đã bắt đầu bị phê phán từ thế kỷ XVII, theo đó chiếm hữu danh nghĩa chỉ mới là một dạng phôi thai ban đầu không thể tự nó tạo ra danh nghĩa chủ quyền đầy đủ. Việc phát hiện cần phải được bổ sung bằng các hành động chiếm đóng hiệu quả mới có thể tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ. Chủ quyền muốn được xác lập thì phải là thật sự, có hiệu quả, tức là đòi hỏi sự có mặt thực tế của quốc gia chiếm hữu trên vùng lãnh thổ đó.
27Cơ sở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảo,Thứ năm - 21/07/2011 11:25 - Người đăng bài viết: Phan Trọng Quỳnh, http://www.vusta.vn/vi/news/Trao-doi/Co-so-phap-ly-quoc-te-ve-su-thiet-lap- chu-quyen-lanh-tho-tai-cac-hai-dao-39133.html
Thuyết chiếm hữu thực tế: ra đời vào thế kỉ XIX theo đó quốc gia nào phát hiện ra một vùng lãnh thổ vô chủ và quản lý vùng lãnh thổ đó trong một thời gian dài, không chịu sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào thì quốc gia chiếm hữu đó được thụ đắc vùng lãnh thổ. Học thuyết này ra đời nhằm giải tỏa những khúc mắt và đảm bảo cho sự chiếm hữu thực tế là có giá trị thực thi. Từ đó, việc chiếm hữu thực tế tạo nên quyền xác lập chủ quyền lãnh thổ và nhận được sự tôn trọng đối vùng lãnh thổ mà các nước giành được quyền chiếm đóng.
Đơn cử một ví dụ áp dụng cả ba học thuyết này: Trong cuộc chiến giành quyền sở hữu hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam với Trung Quốc (bản chất là cuộc chiến giữa các học thuyết), hai quốc gia này đã vận dụng các học thuyết về thụ đắc lãnh thổlàm cơ sở lý luận và biện chứng cho sự sở hữu của mình về hai quần đảo này. Trung Quốc đã vận dụng Thuyết phát hiện (thế kỉ XVI) để chứng minh lịch sử thời Tần đã cho đóng nhiều con tàu đi xuống phía Nam Trung Quốc và đã phát hiện được hai quần đảo đạt tên là Shisha và Nasha, tuy nhiên nó không được ghi nhận trên bản đồ. Tiếp đó, Trung Quốc lại dựa vào Thuyết chiếm hữu danh nghĩa (thế kỉ XVI-XIX) để chỉ ra nhiều dấu tích được đào bới trên hai quần đảo này. Trước tình hình tưởng chừng như Việt Nam rơi vào thế bí đứng trước nguy cơ mất Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng với Thuyết Chiếm hữu thực tế (cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX) vừa có đầy đủ lí lẽ thuyết phục để đáp trả phản biện lại Trung Quốc vừa làm công cụ hữu hiệu để bảo vệ và chứng minh về quyền sở hữu của nước mình đối với Hoàng Sa và Trường Sa28.
Kết luận
Sở dĩ các học thuyết không thể trở thành nguồn của Luật quốc tế là vì những lí do sau:
Thứ nhất, học thuyết về Luật quốc tế không phải là văn bản pháp lý ràng buộc giữa các quốc gia, không thể hiện ý chí cuả các quốc gia được nâng lên thành luật
Thứ hai, tự bản thân nó, các học thuyết về Luật quốc tế không chứa đựng các quy phạm pháp luật, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quốc tế
28 Cơ sở pháp lý xác lập chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa 11:38' 07/12/2007(GMT+7)
Thứ ba, học thuyết về Luật quốc tế không có sự công nhận chính thức từ các quốc gia.
Bởi lẽ, chúng chỉ là kết quả nghiên cứu mang tính cá nhân hoặc của tập thể các chuyên gia Luật quốc tế. Chính vì vậy, áp dụng hay không áp dụng các học thuyết vào các quan hệ quốc tế là quyền lựa chọn của các chủ thể Luật quốc tế 29
Học thuyết về Luật quốc tế là những tư tưởng, quan điểm thể hiện các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận của các học giả, luật gia về những vấn đề lý luận cơ bản của Luật quốc tế. Trong nhiều trường hợp, các học thuyết đó lại đưa ra những lý giải về Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để làm sáng tỏ nội dung của nó, trợ giúp cho việc áp dụng một cách đúng đắn quy phạm Luật quốc tế vào từng trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, nếu các học thuyết về Luật quốc tế có nội dung tiến bộ, khoa học thì nó có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhận thức của con người về Luật quốc tế và qua đó, tác động đến quan điểm của các quốc gia về vấn đề pháp lý quốc tế.
Trong tương lai nên vận dụng nhiều hơn học thuyết khoa học vào việc giải quyết các vấn đề về Luật quốc tế. Bởi lẽ các học thuyết khoa học được biết đến như nguồn cội của pháp luật, vì vậy việc áp dụng từ gốc sẽ tổng quát và chính xác hơn.
Hơn nữa tác động của những học thuyết này đến Luật quốc tế là tương đối tích cực.