Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

2.5 Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế

2.5.1 Cơ sở lý luận

Khái niệm:

Đây là những hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể Luật quốc tế. Hành vi đơn phương của các quốc gia có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức: tuyên bố, công hàm, phát biểu của các vị lãnh đạo Nhà nước, tuyên bố chung…bất cứ hành vi nào cũng làm phát sinh nghĩa vụ đối với quốc gia đưa ra hành vi đó. Những nghĩa vụ đó có thể là những nghĩa vụ mang tính chính trị, đạo đức. Việc từ chối không thực hiện những cam kết đơn phương này sẽ làm giảm sút uy tín của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Hiện nay, các hành vi đơn phương ngày càng đóng vai trò quan trọng.

Căn cứ vào Khoản 1 của “ Nguyên tắc Hướng dẫn về Tuyên bố đơn phương của Quốc gia của Ủy ban Công pháp quốc tế thuộc Liên hợp quốc” thông qua có ghi nhận nội dung:

“ Những tuyên bố phát biểu một cách công khai và bày tỏ ý muốn tôn trọng (những gì đã tuyên bố) có thể có tác dụng tạo ra các nghĩa vụ pháp lý. Khi các điều kiện được hội đủ, tính cách ràng buộc của các tuyên bố này được dựa vào sự thành tín. Quốc gia liên hệ có thể xem xét và dựa vào tuyên bố này làm căn cứ, để đòi hỏi các nghĩa vụ đó phải được tôn trọng”.

Ví dụ: Điển hình trong vụ án Newzeland và Úc cùng kiện Pháp năm 1974 lên Tòa án Công lý quốc tế ICJ về việc Pháp “Thử vũ khí hạt nhân”. Newzeland và Úc đã dựa vào “Nguyên tắc Hướng dẫn về Tuyên bố đơn phương của Quốc gia của Ủy ban Công pháp quốc tế thuộc Liên hợp quốc” rằng:

“Nếu một quốc gia có tuyên bố mà (nội dung của tuyên bố) có thể hạn chế hành động của quốc gia này trong tương lai thì việc giải thích cần hạn chế.”

Và vì vậy, Newzeland và Úc dựa vào các tuyên bố này kiện lên ICJ, yêu cầu Pháp không được thử (khi thấy Pháp có động thái muốn thử).

Trước khi tòa án nghe toàn bộ vụ việc thì các quan chức có thẩm quyền của Pháp đã ra các tuyên bố, theo đó nước Pháp sẽ không thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển nữa. Như vậy, rõ ràng tuyên bố của các viên chức Pháp có hệ quả hạn chế tự do của nước Pháp trong tương lai. Kết quả là tòa án phán quyết (với tỉ lệ phiếu 9/6) rằng, tuyên bố của Pháp, Úc và Newzeland không có đối tượng khởi kiện và vì vậy Tòa không phải ra quyết định về cấn đề này (nhưng sau Pháp lại thử dưới lòng đất).

Đặc điểm:

Một tuyên bố đơn phương chỉ có khả năng ràng buộc quốc gia (đã phát biểu), tạo ra nghĩa vụ pháp lý khi nội dung (của bản tuyên bố) có mục đích rõ ràng và cụ thể.

Trong trường hợp có nghi ngờ về mức độ cam kết của tuyên bố thì văn bản phải được giải thích một cách hạn chế.

Khi quốc gia đưa ra tuyên bố bày tỏ ý định chịu sự ràng buộc của nội dung tuyên bố, thì ý định này làm cho tuyên bố mang tính chất của một cam kết pháp lý, và vì vậy quốc gia đó có nghĩa vụ pháp lý phải thực thi những cam kết phù hợp với nội dung của tuyên bố đó. Một cam kết loại này có giá trị ràng buộc nếu cam kết đó được tuyên bố công khai, và với ý định sẽ bị ràng buộc, dù không được đưa ra trong khuôn

khổ đàm phán quốc tế. Trong những trường hợp này, tuyên bố có hiệu lực mà không đòi hỏi có đi có lại và cũng không đòi hỏi phải có sự chấp nhận, hoặc thậm chí trả lời và có phản ứng của các quốc gia khác, vì đòi hỏi như vậy không thích hợp với bản chất đơn phương của hành vi pháp lý thông qua tuyên bố quốc gia.

Ví dụ: Quay lại vụ án “Thử vũ khí hạt nhân năm 1974” đã đề cập ở trên, Tòa cũng nhấn mạnh: “ Một tuyên bố đơn phương chỉ có thể tạo nghĩa vụ pháp lý đối với quốc gia tuyên bố khi mà nó có mục tiêu rõ rệt và cụ thể.” Các tuyên bố của các lãnh đạo Pháp đã có mục tiêu rõ rệt và cụ thể. Vì vậy, nó tạo nghĩa vụ pháp lý, buộc nước Pháp phải giữ lời.

Luật quốc tế không định ra những yêu cầu cụ thể và nghiêm ngặt về hình thức tuyên bố. Tuyên bố dù được đưa ra thông qua phát ngôn hay thể hiện bằng văn bản về bản chất không khác nhau, bởi những tuyên bố này trong những tình huống cụ thể vẫn có thể tạo ra cam kết theo luật pháp quốc tế, trong khi luật pháp quốc tế không đòi hỏi các cam kết này phải được thể hiện trên văn bản. Vì vậy, vấn đề hình thức của các tuyên bố không mang tính quyết định.

Ví dụ: Quay lại vụ án “Thử vũ khí hạt nhân năm 1974” đã đề cập ở trên, trong số những tuyên bố của chính phủ Pháp được đưa ra trước tòa án, tuyên bố quan trọng nhất rõ ràng là những tuyên bố của Tổng thống Cộng hòa Pháp. Chắc chắn, theo chức năng của ông, những trao đổi hoặc tuyên bố của ông với tư cách là người đứng đầu Nhà nước, dù là qua phát ngôn hoặc được thể hiện trên văn bản, đều là những tuyên bố về quan hệ quốc tế của Nhà nước Pháp. Tuyên bố của ông và tuyên bố của các thành viên khác của chính phủ Pháp dưới sự điều hành của Tổng thống, mà ví dụ là tuyên bố của Bộ trưởng bộ Quốc phòng (ngày 11/10/1974) đã tạo thành một tổng thể chung. Vì vậy, xét về ý định và hoàn cảnh ra đời của tuyên bố, những tuyên bố này chính là cam kết của quốc gia, bất kể hình thức thể hiện tuyên bố.

Đối tượng của những tuyên bố đơn phương

Rất hiếm khi Tòa án kết luận một Tuyên bố đơn phương ràng buộc một quốc gia. Lấy lại ví dụ về vụ “Thử vũ khí hạt nhân năm 1974 thì thông qua việc tuyên bố rằng những vụ thử hạt nhân năm 1974 là những vụ thử cuối cùng. Chính phủ Pháp đã chuyển đến toàn thể thế giới, gồm cả nguyên đơn và Úc và Newzeland, ý định của

Pháp thực sự chấm dứt các vụ thử vũ khí hạt nhân. Các quốc gia khác có thể ghi nhận tuyên bố này và tin vào hiệu lực của chúng.

Giá trị của những tuyên bố này và hiệu lực pháp lý của chúng phải được xem xét trong trong khuôn khổ an ninh và hợp tác quốc tế và với niềm tin và sự tin tưởng vốn rất quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia. Từ bản chất của những tuyên bố này và từ hoàn cảnh đưa ra các tuyên bố, có thể thấy các tuyên bố này có tính pháp lý.

Đối tượng của những tuyên bố đơn phương này là rõ ràng và các tuyên bố này dành cho toàn thể cộng đồng quốc tế và Tòa án quốc tế ICJ cho rằng những tuyên bố này chính là cam kết có hiệu lực pháp lý quốc tế.

Từ những cơ sở lý luận trên có thể nhận thấy rằng “tuyên bố đơn phương” là một trong những bộ phận cấu thành nguồn bổ trợ của Luật quốc tế. Nói một cách chung nhất, đó là hành vi chính trị pháp lý đơn phương nhằm tuyên bố về việc có hay không thực hiện một, một số quyền, nghĩa vụ pháp lý nào đó trong quan hệ quốc tế.

Vì tuyên bố đơn phương với tư cách là nguồn bảo trợ - loại nguồn không trực tiếp và chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể Luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w