CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế
2.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế
Phán quyết của Tòa là nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật, các khái niệm pháp lý trong Luật quốc tế.
Đây được coi là vai trò cơ bản của án lệ. Chẳng hạn, trong phán quyết về vụ Las Palmas, khái niệm chủ quyền lãnh thổ được định nghĩa là sự “… bao hàm đặc quyền thể hiện các hoạt động của một quốc gia. Quyền này có một nghĩa vụ tương ứng: nghĩa vụ của các quốc gia bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ đó đối với quyền của các quốc gia khác, cụ thể là quyền đối với sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm trong chiến tranh và hòa bình, cùng với các quyền mà mỗi quốc gia có thể viện dẫn đối với
công dân của mình ở lãnh thổ nước ngoài..” . Hay tòa đã giải thích vấn đề “thời điểm kết tinh tranh chấp” trong Vụ các đảo Minquiers và Ecréhous (Pháp và Anh) năm 1953 hoặc Tòa đã làm rõ khái niệm “quốc tịch của pháp nhân” trong Vụ kiện công ty điện lực, ánh sáng và động cơ Barcelona (Bỉ kiện Tây Ban Nha) năm 1970, hay định nghĩa về vịnh lịch sử “người ta gọi chung là “vùng nước lịch sử” là các vùng nước mà người ta đối xử như các vùng nước nội thủy, trong khi cả vùng nước này thiếu một danh nghĩa lịch sử thì nó sẽ không có tính chất đó” 18
Các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế được ghi nhận trong các Điều ước quốc tế được làm rõ qua quá trình hình thành án lệ:
Tại vụ án Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa (Nicaragoa kiện Mỹ). Tòa đã xem xét và lập luận những hành vi của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế nêu ra tại Điều 2.4 Hiến chương Liên hợp quốc cũng như cấm can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia khác. Trên cơ sở những lập luận đó, Tòa đã kết luận Mỹ đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và xử cho Nicaragoa thắng kiện.
Ngoài ra, án lệ còn làm rõ tính chất của bảo lưu điều ước 19, hay xác định vai trò của hành động phản đối liên tục đối với việc hình thành tập quán mới cũng như yêu cầu phải có sự đồng ý hay chấp thuận ngầm những tuyên bố đơn phương xâm phạm các quyền hiện có tại khu vực quốc tế20 .
Các án lệ có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại một vấn đề cơ bản ở những lĩnh vực trong khoa học Luật quốc tế mà hiện nay quá trình pháp điển hóa còn đang tiếp diễn:
như trách nhiệm pháp lý (opino juris), “trách nhiệm pháp lý là một hệ quả tất yếu của một quyền. Tất cả các quyền của một chủ thể Luật quốc tế đều liên hệ tới trách nhiệm
17 Trích từ nguồn Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 – Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế
18 Phán quyết về vụ Ngư trường Na-uy năm 1951.
19 Vụ Tội diệt chủng ở Nam Tư , việc áp dụng Công ước 1993.
20 Vụ Ngư trường Na-uy 1951
pháp lý quốc tế. Trách nhiệm pháp lý dẫn đến nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường nếu những nghĩa vụ được nói đến là không được thực thi” 21
2.1.3.2 Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các án lệ có vai trò là cơ sở vật chất (material sources) làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế
Điển hình là trong vụ tranh chấp Ngư trường Na-uy năm 1951, phán quyết mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
“Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm)”
Qua phán quyết của Tòa đã trở thành các tiêu chuẩn chung được pháp luật thừa nhận và được điển chế hóa trong các Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển; Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp; Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 22.
Một vụ tranh chấp khác Vụ eo biển Corfou (Vương quốc Anh và Anbani) năm 1948, phán quyết không chỉ làm rõ khái niệm pháp lý eo biển quốc tế và nguyên tắc quyền qua lại eo biển quốc tế không gây hại mà quyền này được công nhận trong Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp sau đó được điều chỉnh và phát triển trở thành quyền quá cảnh qua các eo biển quốc tế trong Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982.
Kết luận
Không chỉ làm nền tảng xây dựng các quy phạm mới của Luật quốc tế mà án lệ còn hình thành các quy phạm Luật quốc tế dưới dạng các tập quán. Ví dụ, quy phạm tập quán của Luật quốc tế “không một quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình dẫn đến việc gây thiệt hại bởi việc gây ô nhiễm do khói 21 Vụ Spanish Zone of Marocco năm 1923
22 Được ghi nhận tại Điều 7 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
bay sang hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia khác” được nêu ra trong vụ Trail Smelter (Mỹ và Canada). Nguyên tắc đó sau này đã trở thành cơ sở pháp lý cho những Điều ước quốc tế về môi trường, chẳng hạn như Nghị định thư Kyoto của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 1997.
Do đó, các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế chính là cơ sở đề hình thành những quy phạm tập quán của Luật quốc tế khi tại thời điểm phán quyết ra đời chưa có các quy phạm Điều ước quốc tế.
Không chỉ thế, án lệ không chỉ do Tòa viện dẫn trong phần lập luận của mình để đưa ra quyết định về vụ án mà nó còn là nguồn quan trọng cho các bên tranh chấp có thể viện dẫn án lệ để đưa ra quan điểm của mình hay phản biện lại lập luận của đối phương.