Một số loại tuyên bố đơn phương

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 58 - 66)

CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

2.5 Tuyên bố đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế

2.5.3. Một số loại tuyên bố đơn phương

Một tuyên bố đơn phương độc lập (Unilateral Declaration of Independence) viết tắt là UDI: là một khẳng định độc lập của một nhà nước hoặc một phần lãnh thổ của một quốc gia tuyên bố chính nó độc lập và có chủ quyền mà không có một sự chấp nhận chính thức của nhà nước đã thôn tính nó trước đây hoặc Nhà nước mà nó tuyên bố ly khai. Có thể kể đến những tuyên bố đơn phương độc lập như sau:

 Tuyên bố của Việt Nam là một quốc gia độc lập năm 1945:

Ngày 2/9/1945 , Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi chớp lấy thời cơ Nhật Bản đầu hàng đồng minh giữa những năm 45. Trong bản Tuyên bố, Hồ Chí Minh nêu rõ: “…chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam 37 Bước ngoặc mới trong cuộc chiến chống IS

quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Hành động tuyên bố này của Hồ Chí Minh có thể xem là một tuyên bố đơn phương về việc thành lập một quốc gia.

 Ngày 17/02/2008 Kosovo – một tỉnh của Serbia đơn phương tuyên bố độc lập. thủ tướng Kosovo Hashim Thaci đã tuyên bố: “Hôm nay là một ngày mới. Kể từ giờ phút này, Kosovo là một quốc gia độc lập. Chúng ta là một phần bình đẳng của thế giới”. 38

Vấn đề này bắt nguồn từ khi chiến tranh chấm dứt, lực lượng Liên hợp quốc và NATO đã có mặt để quản lý và bảo vệ an ninh vùng đất này theo Nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an. Trong hoàn cảnh không có lực lượng của Serbia, phe ly khai càng thúc đẩy tiến trình độc lập mạnh hơn. Vào năm 2007, sau chiến thắng trong cuộc bầu cử cơ quan lập pháp, phe ly khai đã không ngần ngại khẳng định sẽ đơn phương tuyên bố độc lập.

Mặc dù gặp nhiều sự phản đối của Serbia, Nga và 1/3 thành viên Hội đồng Bảo an, Liên hợp quốc không đồng ý nhưng giới lãnh đạo của Kosovo vẫn đưa ra những thông điệp mạnh như thế là do họ nhận được sự ủng hộ chắc chắn từ Mỹ và EU.

Vì được dự báo những vấn đề khó khăn này tại Hội đồng Bảo an, (trong đó có lá phiếu phủ quyết của Nga), phe ủng hộ Kosovo đã chủ trương giải quyết vấn đề bên ngoài Hội đồng Bảo an. Chủ trương được EU chính thức thông báo ủng hộ. EU cũng cụ thể hóa sự ủng hộ của mình bằng việc thành lập lực lượng bảo an và giám sát mang tên EUlex làm nhiệm vụ tại Kosovo từ tuần này, tiến tới thay thế lực lượng của Liên hợp quốc và NATO từ tháng 6 tới. Về vấn đề này, Việt Nam không tán thành việc Kosovo tuyên bố độc lập, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng nêu rõ: “Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các vấn đề Kosovo theo Nghị quyết 1244 ngày 10/6/1999 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã dược sự đồng ý của các bên liên quan”.

 Ngày 24/10/2013 Đông Lybia đơn phương tuyên bố thành vùng tự trị. Theo nhà tự trị tự xưng ông Abd-Rabbo al Brassi cho rằng: Chính quyền Trung ương có sự phân biệt 38 Kosovo Declares Its Independence From Serbia (Tuyên bố Độc lập của Kosovo Từ Serbia)

đối xử nên họ muốn khôi phục một chế độ như thời vua Idis năm 1951. Tuyên bố này có thể là bước đầu tiên của tiến trình chia cắt Lybia trong bối cảnh tồn tại nhiều bất đồng nội bộ sau chính biến lật đổ Muammar Gaddfi. Các nhóm vũ trang phía đông đang kiểm soát toàn bộ các nút xuất khẩu dầu lửa ở miền Đông Lybia.

 Dưới đây là danh sách một số quốc gia tuyên bố đơn phương độc lập:

Quốc gia Tuyên ngôn Thời gian Hiệp hội Quốc gia công nhận đầu tiên

Phần Lan

Tuyên ngôn độc lập của

Phần Lan

6/12/1917 Nga Quốc hội

Phần Lan Nga SFSR

Hàn Quốc

Tuyên ngôn độc lập của Hàn Quốc

1/3/1919 Nhật Bản

Ai Cập

Tuyên bố đơn phương độc lập của Ai Cập

28/2/1922

Vương quốc

Anh

Cấp đơn phương

độc lập của Chính

phủ Anh

Vương quốc Anh

Iraq

Tuyên ngôn độc lập của

Iraq

3/10/1932

Vương quốc

Anh

Vương quốc Anh

Như vậy có thể thấy rằng các quốc gia tuyên bố độc lập hoặc khi có sự bất mãn với chế độ cũ muốn thành lập Nhà nước hoặc ly khai để thành lập một Nhà nước tốt hơn Nhà nước hiện tại. Hoặc khi nhận thấy chế độ kinh tế hay chính trị của quốc gia hiện tại không đảm bảo sự phát triển của đất nước. Những nhà lãnh đạo một nhóm người sẽ tuyên bố độc lập, ly khai khỏi Nhà nước của họ mà thành lập một quốc gia mới khi thỏa mãn những điều kiện nhât định và trong như những trường hợp như thế này đòi hỏi phải có sự ủng hộ đồng tình của nhân dân thì những tuyên bố này mới có giá trị là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế. Những trường hợp tuyên bố của những nhóm người phản động để thành lập Nhà nước mới chống lại chế độ cũ nhưng không có sự

chấp thuận ủng hộ của đa số quần chúng nhân dân thì tuyên bố đó sẽ không có giá trị (ví dụ: nhóm phần tử người dân tộc ở Tây Nguyên tuyên bố thành lập Nhà nước Đề Ga nhưng nhân dân Việt Nam không ủng hộ39).

Những tuyên bố này bất kể có được sự đồng tình, chấp thuận, công nhận của tất cả các quốc gia khác hay không sẽ không làm thay đổi đến việc tuyên bố độc lập của một quốc gia. Và một tuyên bố đơn phương thành lập một quốc gia độc lập thường thể hiện dưới dạng lời nói. Tuy nhiên không phải bất cứ lời nói nào cũng là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế mà chỉ những tuyên bố của các nhà lãnh đạo một quốc gia hay những người có quyền hành của một phong trào nào đó và những tuyên bố này phải có tính chất hình thành nên địa vị pháp lý của quốc gia, dân tộc thì mới là tuyên bố đơn phương.

Việc tuyên bố đơn phương độc lập của một quốc gia, một mặt giúp cho quốc gia đó nhanh chóng xác định địa vị pháp lý của quốc gia mình trên trường quốc tế mà không cần sự chấp nhận hay không của một quốc gia khác. Nhưng một mặt nó nhằm tạo ra cơ hội cho những nhóm người có tư tưởng phản động bất mãn chế độ hay những kẻ thù ở nuocs ngoài “giật dây, lôi kéo, dụ dỗ người dân trong nước”; lợi dụng việc tuyên bố đơn phương để ly khai, tự trị nhằm chia rẽ đất nước dân tộc hòng chiếm đoạt quốc gia.

 Tuyên bố đơn phương chủ quyền trên biển

Điển hình về hành vi đơn phương của quốc gia là tuyên bố Truman ngày 28/9/1945 liên quan đến các nguồn tài nguyên khoáng sản của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Từ khi tuyên bố này ra đời trở thành cơ sở để các quốc gia Mỹ Latinh như Mehico 1946, Panama 1947,… tuyên bố mở rộng thềm lục địa.

Tiếp theo đó là các tuyên bố đơn phương của Peru, Chile, Equateur liên quan đến việc yêu cầu lãnh hải rộng 200 hải lí và sau đó là các tuyên bố đa phương của các quốc gia như Mỹ Latinh, tuyên bố chung Santiago 1952, Montevideo 1970. Những hành vi tuyên bố đơn phương về chủ quyền trên biển này đã góp phần hình thành nên

39 Fulro – Sự thật của Nhà nước “Đê Ga”, thứ 6 ngày 28 tháng 10 năm 2011 , http://nguyentienquang- huongtram.blogspot.com/2011/10/fulro-su-that-cua-nha-nuoc-e-ga.html

khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trước khi nó được pháp điển hóa trong Công ước 1982.

Tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán

 Tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ40

Về nguyên tắc này, tất cả các thành viên của Liên hợp quốc đương nhiên trở thành viên của quy chế Tòa án. Các nước không là thành viên của Liên hợp quốc vẫn có thể trở thành một bên của Tòa án nếu các quốc gia này tuyên bố chấp nhận các phán quyết của ICJ nói chung, hoặc đối với từng tranh chấp cụ thể.

Ví dụ: Thụy Sỹ tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án từ năm 1948 trước khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 10/09/2002.

Cộng hòa San Marino tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của Tòa án từ năm 1954 trước khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 2/3/1992.

Ngoài ra, các bên có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án để minh thị cho việc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa (hiện nay có 66 quốc gia chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ). Theo cách này thì khi có tranh chấp xảy ra các bên chỉ cần dựa vào các tuyên bố đơn phương trước đây về việc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án để nhờ Tòa giải quyết.

Tuy nhiên, điều kiện để các tuyên bố đơn phương về việc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án chỉ có hiệu lực khi các tuyên bố đơn phương này có cùng nội dung và phạm vi hiệu lực.

Ví dụ: Một quốc gia nào đó chưa là thành viên của Liên hợp quốc nhưng đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận thẩm quyền giải quyết của ICJ khi có tranh chấp. Vậy thì khi có tranh chấp giữa quốc gia đưa ra tuyên bố đơn phương trước đó với một quốc gia khác mà quốc gia này không chấp nhận thẩm quyền giải quyết của ICJ thì tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của quốc gia kia cũng không có hiệu lực.

40 Quy chế Tòa án quốc tế, UN Documentation: International Court of Justice

Trong trường hợp cả hai quốc gia cùng chấp nhận thẩm quyền của ICJ nhưng thời điểm chấp nhận khác nhau (một quốc gia thừa nhận khi chưa có tranh chấp xảy ra , một quốc gia chấp nhận sau khi có tranh chấp xảy ra) thì cả hai tuyên bố đều có hiệu lực nhưng phải đảm bảo sao cho nội dung, phạm vi của hai bên tuyên bố phải phù hợp với nhau. Giả sử một quốc gia tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của ICJ chỉ để giải quyết tranh chấp về biển đảo, một quốc gia khác tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết của ICJ nhưng về lĩnh vực thương mại, thì khi hai quốc gia này có tranh chấp chẳng hạn về tranh chấp biển đảo thì không thể dựa vào cả hai tuyên bố này để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp vì có sự không phù hợp về nội dung, phạm vi của hai tuyên bố đơn phương. Ở một góc độ nào đó tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ cũng dựa trên nguyên tắc “đồng thuận” – một nguyên tắc cốt lõi trong kí kết Điều ước quốc tế.

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ có những ưu điểm giúp cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế nhanh chóng, gọn nhẹ, không phải tốn kém thời gian để thỏa thuận ký Điều ước quốc tế để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế. Bên cạnh đó, tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ cũng có hạn chế trong trường hợp một bên tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ để giải quyết tranh chấp về phạm vi, nội dung này nhưng khi có tranh chấp thì quốc gia khác lại không tuyên bố chấp nhận thẩm quyền của ICJ (hoặc có chấp nhận trước nhưng phạm vi, nội dung chấp nhận không phù hợp với tuyên bố của bên kia) thì tuyên bố đó cũng không được thực thi, dẫn đến mâu thuẫn xung đột của các quốc gia lại gia tăng, kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp và điều này đi ngược lại với mục đích tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ

Tuyên bố chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài quốc tế Tương tự như việc chấp nhận trước thẩm quyền của ICJ đã trình bày. Điều này có nghĩa là các bên có thể đưa ra tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Trọng tài quốc tế để minh thị cho việc chấp nhận thẩm quyền của Trọng tài quốc tế khi có tranh chấp xảy ra.

Tuyên bố đơn phương không thực hiện các Điều ước quốc tế

Trên thực tế có những tuyên bố đơn phương không thực hiện Điều ước quốc tế là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế như Bản tuyên ngôn độc lập 1945 của Việt Nam, Bác Hồ tuyên: “... chúng tôi, lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.”

Hoặc tuyên bố của Nga sau khi Liên Xô tan rã về việc không thực hiện những điều ước mà Liên Xô đã ký trước đây.

Tuyên bố đơn phương của chủ thể Luật quốc tế còn có thể chia theo các hành vi sau:

 Hành vi công nhận: là hành vi thể hiện một cách minh thị hoặc mặc thị ý định xác nhận một tình hình hoặc yêu cầu nào đó phù hợp với pháp luật.

Ví dụ: Việt nam công nhận Đông Timo là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Ngày 1/10/2008 Somali cũng tuyên bố đang tiến hành chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc công nhận nền độc lập của hai khu vực mới ly khai khỏi Gruzia là Nam Ossetia và Apkhazi thông qua tuyên bố đơn phương muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với các khu vực này.

 Hành vi cam kết: là hành vi tạo ra các nghĩa vụ pháp lý mới bằng cách đơn phương chấp nhận ràng buộc với một nghĩa vụ pháp lý quốc tế vì quyền lợi của chủ thể khác.

Ví dụ: Tuyên bố của chính phủ Ai Cập năm 1957 về việc cho phép tàu thuyền qua lại tự do trên kênh đào Xuy-ê.

 Hành vi phản đối: là cách thức một quốc gia thể hiện ý chí không công nhận một hoàn cảnh, một yêu cầu hoặc một thái độ xử sự của chủ thể khác. Hành vi này phải được biểu thị minh thị, do cơ quan có thẩm quyền tiến hành.

Ví dụ: Phản đối hành vi công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Apkhazia từ phía Nga, đại diện của Mỹ (cụ thể là tổng thống và ngoại trưởng Mỹ) đã phát biểu công khai yêu cầu Nga phải xem xét lại hành vi công nhận của mình và cho rằng việc Nga công nhận nền độc lập của 2 khu vực này là đi ngược lại với các qui định của

pháp Luật quốc tế, đồng thời Mỹ cũng đưa ra tuyến bố rằng sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn mọi xử sự không phù hợp của Nga nhằm công nhận hoặc thiết lập quan hệ với 2 khu vực này.

 Hành vi từ bỏ: là hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể tự nguyện từ bỏ các quyền hạn nhất định.

Ví dụ: Trường hợp của Thụy sỹ, hoặc Nhật bản sau chiến tranh thế giới thứ II đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của mình đối với quần đảo Fonmôsa.

Đánh giá

Như vậy việc đơn phương không thực hiện các Điều ước quốc tế do Nhà nước, chế độ cũ để lại là phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện cho quốc gia mới chủ động tham gia, thực hiện các Điều ước quốc tế một cách tự nguyện mà không bị bắt buộc (có một số Điều ước quốc tế cũ không phù hợp với ý chí của quốc gia nữa). Các tuyên bố đơn phương của quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trong trong đời sống và ảnh hưởng tới các quốc gia khác có mối liên quan.

Kết luận

Bên cạnh vai trò quan trọng và chủ yếu của nguồn cơ bản thì nguồn bổ trợ cũng đóng vai trò quan trọng và ngày càng được áp dụng phổ biến, có sự ảnh hưởng rõ rệt trong quan hệ quốc tế. Chẳng hạn như, việc Indonesia cho phép tàu tuần tra của nước này được bắn và đánh chìm tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển của Indonesia. Đây là một thông tin gây lo ngại sâu sắc cho ngư dân làm nghề đánh cá xa bờ của các nước Đông Nam Á trong đó có nước ta. Tuyên bố đơn phương này gây nhiều ảnh hưởng không tốt đối với các nước.

Nguồn bổ trợ ngày càng thể hiện được vai trò của mình: là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, thông qua các phương tiện này người ta xây dựng các quy phạm luật quốc tế nhanh chóng hơn, vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể. Góp phần làm sang tỏ các quy định của Luật quốc tế, tạo tiền đề quan trọng cho các chủ thể Luật quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích Luật quốc tế theo nghĩa chung thống nhất, các chủ thể của Luật quốc tế có

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w