Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

2.3 Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận

2.3.2 Nguyên tắc luật sau thay thế luật trước (lex posteriori derogat

Nguyên tắc này có thể được hiểu là các luật ra đời sau sẽ chiếm ưu thế hơn, hay sẽ bác bỏ các luật trước đó không phù hợp.

Trong Luật quốc tế, các Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế có vị trí bình đẳng và mối quan hệ giữa chúng được dẫn theo các nguyên tắc cũ của luật dân sự, đó là các luật ra đời sau sẽ thắng thế so với các luật ra đời sớm hơn, nhưng các luật ra đời sau vẫn phải đứng sau các luật mang tính chất đặc biệt ra đời trước, đó là một quy tắc đăc biệt chiếm ưu thế trong pháp luật nói chung 30.

Một ví dụ cho nguyên tắc này, cho thấy, khi cân nhắc giữa Điều ước quốc tế và luật quốc gia, Mỹ đã chọn luật quốc gia vì luật quốc gia ban hành sau nên nó có hiệu lực pháp lý cao hơn Điều ước quốc tế.

Một người Trung Quốc cư trú tại San Francisco, California từ 1875.

 9/1/1887 Ông ta về Trung Quốc bằng tàu hơi nước, mang theo giấy tờ tùy thân, giấy cho phép xuất ngoại trong thời gian cho phép được cấp 30 V.D Degan, “Sources of International Law”, Martinus Nijhoff Publishers, trang 17

bới cảng San Francisco, thực hiện theo đạo luật ngày 6/5/1882 và được thông qua ngày 5/7/1884.

 7/9/1888 Ông trở về California từ Hong Kong trên tàu Belgic, cập cảng San Francisco vào ngày 8/10/1888. Ông xuất trình giấy tờ tùy thân và giấy xuất ngoại song hải quan không cho phép ông xuống đất liền vì theo luật 1/10/1888, bổ sung cho hạn chế của luật 1884. Theo đó, giấy phép của ông để trở về Mỹ bị hủy bỏ, đồng nghĩa với việc ông bị cấm trở lại Mỹ và bị bắt trở lại tàu.

 Vụ việc này được đưa lên Tòa án xét xử tại chỗ ( Circuit Court of United States for Northern District of California ). Tòa tuyên bố theo luật, ông không được phép tự do và ông bị trả lại cho thuyền trưởng tàu.

Trước khi Tòa phúc thẩm diễn ra, lệnh này đã được thi hành. Sau khi xem xét diễn biến của vụ việc như trong cáo trạng, Tòa đã kết luận : Kháng án không được chấp nhận ở Hoa Kỳ và ông ta phải được trả về cho thuyền trưởng con tàu dưới hiệu lực của bản án quản thúc.

 1844: Mỹ và Trung Quốc ký hiệp định hòa bình, tạo điều kiện cho công dân Mỹ giao thương và sinh sống tại Trung Quốc.

 1849: Việc tìm thấy vàng ở California đã khiến làn sóng người Trung Quốc đổ xô sang Mỹ bằng các tàu thủy, gây ảnh hưởng đến cư dân Mỹ, nhất là tình trạng việc làm.

 Hiệp định giữa Mỹ và Trung Quốc được ký vào tháng 6 năm 1858 và thông qua tháng 8 năm sau đó. Hiệp định phê chuẩn những cam kết về hòa bình hữu nghị giữa 2 nước, làm mới cam kết về việc bảo vệ tất cả công dân Mĩ sống ở Trung Quốc

➔ Cả hai hiệp ước 1844 và 1858 đều không nói đến vấn đề dân nhập cư từ quốc gia này sang quốc gia kia.

 Những điều khoản bổ sung vào hiệp định 1858, trong đó: 'Article V. The United States of America and the emperor of China cordially recognize the inherent and inalienable right of man to change his home and allegiance, and also the mutual advantage of the free migration and emigration of their citizens and subjects respectively from the one country to the other for purposes of curiosity, of trade, or as permanent residents. The high

contracting parties, therefore, join in reprobating any other than an entirely voluntary emigration for these purposes.

(Trích Điều 5: Hoa Kì và Đế quốc Trung Hoa cùng công nhận quyền sở hữu và quyền không thay đổi nhà ở và lòng trung thành của một công dân và cũng như các lợi ích đôi bên và sự xuất nhập cảnh một cách tự dó của công dân và các chủ thể đi từ 1 nước này sang 1 nước khác vì mục đích khám phá, thương mại hay để trở thành công dân lâu dài. Do đó, những người thừa ủy quyền không được kết tội những người nhâp cư vì những mục đích nêu trên.)

 Năm 1880, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu khủng khoảng và việc bài trừ người Hoa bắt đầu được pháp luật hóa.

 17/11/1880 Mỹ ký với Trung Quốc Hiệp định về hạn chế người nhập cư.

 Điều 1 quy định: 'Whenever, in the opinion of the government of the United States, the coming of Chinese laborers to the United States, or their residence therein, affects or threatens to affect the interests of that country, or to endanger the good order of the said country or of any locality within the territory thereof, the government of China agrees that the government of the United States may regulate, limit, or suspend such coming or residence, but may not absolutely prohibit it…’ ( hiểu là việc nhập cư của người lao động Trung Quốc vào Mỹ mà gây ảnh hưởng, đe dọa hay nguy hại đến lợi ích của Mỹ thì Chính phủ Mỹ có quyền hạn chế, ngừng việc nhập cư đó nhưng không hoàn toàn cấm việc nhập cư ).

 1/10/1888 Luật được ban hành bởi các đại diện của Thượng viện và Hạ viện của Hoa Kì trong phiên họp toàn thể. Luật này không cho phép những người lao động Trung Quốc đã cư trú tại Hoa Kì trước hoặc sau khi luật này được ban hành hoặc đã rời khỏi hoặc sẽ rời khỏi nhưng không trở lại Hoa Kì trước khi luật này có hiệu lực được phép quay trở lại hoặc tiếp tục cư trú ở Hoa Kì : “Be it enacted by the senate and house of representatives of the United States of America, in congress assembled, that from and after the passage of this act it shall be unlawful for and Chinese laborer who shall at any time heretofore have been, or who may now or hereafter be, a resident within the United States, and who shall have departed, or shall depart,

therefrom, and shall not have returned before the passage of this act, to return to or remain the United States”

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w