Nguyên tắc tôn trọng quyền thụ đắc (principe du respect de droits acquyss)

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

2.3 Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận

2.3.5 Nguyên tắc tôn trọng quyền thụ đắc (principe du respect de droits acquyss)

Trong lịch sử phát triển lâu dài của luật pháp quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác định chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở của thực tiễn

quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ mà các bên tranh chấp thường dựa vào để bảo vệ cho quan điểm pháp lý của mình, đó là:

 Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền phát hiện”

Phương thức thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “quyền phát hiện” hay còn được gọi là “quyền ưu tiên chiếm hữu”; theo đó, dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho một quốc gia nào đã phát hiện ra nó đầu tiên.

 Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “chiếm hữu thật sự”.

32 Professor Michael Blakeney ,Queen Mary Intellectual Property Research Institute, University of London – Curriculum on intellectual property, tài liệu do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) dịch và cung cấp, trang 10, 11.

33 “Nemo plus juris ad alium transferre potest quam ipse habet law&legal definition”, trang online USLegal http://definitions.uslegal.com/n/nemo-plus-juris-ad-alium-transferre-potest-quam-ipse-habet/

Nội dung chủ yếu của nguyên tắc này là:

 Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do Nhà nước tiến hành.

 Việc chiếm hữu phải được tiến hành trên một vùng lãnh thổ vô chủ (Res-Nullius) hay trên một vùng lãnh thổ đã bị bỏ hoang (derelicto).

 Quốc gia chiếm hữu phải thực thi chủ quyền của mình một cách hiệu quả, thích hợp với những điều kiện tự nhiên, dân cư ở trên vùng lãnh thổ đó. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền phải hòa bình, liên tục, rõ ràng; dùng vũ lực để xâm chiếm là phi pháp, không được thừa nhận.

Do tính hợp lý và chặt chẽ của nguyên tắc này nên mặc dù Công ước Saint Germain ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã tuyên bố hủy bỏ Định ước Berlin 1885 vì thế giới không còn “đất vô chủ” nữa, các luật gia, các Cơ quan tài phán quốc tế vẫn vận dụng nguyên tắc này để giải quyết các tranh chấp chủ quyền đối với các hải đảo:

chẳng hạn Tòa án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 đã vận dụng nguyên tắc này để xử vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan; phán quyết của Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc tháng 11 năm 1953 đối với vụ tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp về các đảo Minquiers và Ecrehous; Tòa án thường trực quốc tế

đã ra phán quyết về vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Mai-lai-xia và In-đô-nê-xia năm 2002…

 Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “kế cận địa lý”

Quyền thụ đắc lãnh thổ theo nguyên tắc “kế cận địa lý”: một số quốc gia đã dựa vào sự kế cận về vị trí địa lý để bảo vệ cho yêu sách chủ quyền lãnh thổ của mình, họ thường nói vùng lãnh thổ này ở gần lãnh thổ của họ hoặc nằm trong vùng biển, thềm lục địa của họ, nên “đương nhiên” thuộc chủ quyền của họ. Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lập luận này không được thừa nhận như là một nguyên tắc pháp lý. Bởi vì, có rất nhiều vùng lãnh thổ nằm sát ngay bờ biển của nước này nhưng vẫn thuộc chủ quyền của nước khác và không hề có sự tranh chấp nào xảy ra

 Ngoài ra, còn một số nguyên tắc khác như: nguyên tắc không ai có thể trở thành thẩm phán trong vụ việc của mình; nguyên tắc gây thiệt hại thì phải bồi thường (principle de la re’paration du pre’judice cause’ ); nguyên tắc tôn trọng quyết định của tòa án hay nguyên tắc mọi người đếu bình đẳng trước pháp luật...

Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế không pháp điển hóa những quy định bất thành văn về các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh thừa nhận mà cố gắng tạo ra một nguồn bổ trợ mới; tạo cho Tòa án một vai trò sáng tạo, hạn chế những kẽ hở của pháp luật. Trên thực tế, khi viện dẫn các nguyên tắc này, Tòa án chỉ sử dụng chúng để hỗ trợ những kết luận được rút ra trên những cơ sở khác. Các nguyên tắc chung không được coi như một cơ sở duy nhất cho phán quyết của Tòa. Các Tòa án quốc tế hiện nay vẩn xác định các nguyên tắc chung đã được đúc kết hoặc khái quát hoá từ điều ước hay luật tập quán hoặc được các quốc gia dùng để xây dựng những tiêu chuẩn nền tảng cho hành vi ứng xử của xã hội quốc tế hiện đại. Tuy nhiên, trong các phán quyết của Tòa án quốc tế, những nguyên tắc này lại không được viện dẫn như một cơ sở duy nhất cho phán quyết, mà chỉ để củng cố các kết luận đã đạt được khi xem xét nhiều loại nguồn khác. Dẫn chứng một vài vụ việc mà các nguyên tắc chung đã được áp dụng:

 Vụ “Đổi dòng nước từ Meuse”, Tòa thường trực quốc tế xét xử dựa trên “nguyên tắc công bằng”

 Vụ “Nhà máy Chorzow”, áp dụng nguyên tắc khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu (restitutio in intergrum)

 Vụ “Các vùng tự do”, các học thuyết về lạm quyền và thiện chí cũng được nhắc đến.

Kết luận

Các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận – dù không chứa đựng các quy phạm pháp luật thực định điều chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng đối với hoạt động xây dựng, giải thích và thực hiện pháp luật trên thực tế. Các nguyên tắc này sẽ được áp dụng trong trường hợp các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế không trù liệu cách giải quyết hoặc không thể giải quyết một cách thích đáng các vấn đề quốc tế. Do đó, Quy chế Tòa án quốc tế cũng đã công nhận các nguyên tắc chung được các quốc gia văn minh trên thế giới thừa nhận là một loại nguồn của Luật quốc tế bên cạnh Điều ước quốc tế và tòa án quốc tế 34.

34 Ngô Hữu Phước, “Luật quốc tế”- Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2013, trang 119

Một phần của tài liệu Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w