CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
2.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế
Từ cách hiểu khái quát về án lệ đã nêu ở trên, trong hệ thống Luật quốc tế ngoại trừ các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế là nguồn cơ bản đóng vai trò chủ yếu trong Luật quốc tế thì án lệ - tuy không phải là nguồn cơ bản nhưng án lệ lại có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các đối tượng áp dụng pháp Luật quốc tế cũng như các chủ thế áp dụng Luật quốc tế.
Khái niệm
Án lệ hay những bản án, quyết định xét xử của Tòa án quốc tế (judicial decisions) được xác định là một nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.
“Theo tập quán xét xử của Tòa án là từ việc khởi hành từ án lệ, khi cần thiết trong một số trường hợp là việc tạo ra ngoại lệ như nguyên tắc chung của Tòa án,
đóng một vai trò vô cùng hiệu quả trong quyết định của Tòa án quốc tế được xem là một nguồn của Luật quốc tế”7. Như vậy, án lệ được xác định là một nguồn bổ trợ của Luật quốc tế hay đầy đủ hơn là “nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật”
(subsidiary means for the determination of rules of law) 8 Các loại án lệ trong nguồn bổ trợ của Luật quốc tế:
Phán quyết (judgment/decision) của Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice – ICJ)9 bản án ở đây được hiểu là những phán quyết xét xử những vụ tranh chấp quốc tế theo quy định tại Điều 34 và 35 của Quy chế Tòa án quốc tế
Luật quốc tế là một hệ thống luật nên các quyết định tòa án nhằm áp dụng luật có tầm quan trọng đáng kể. Điều này đúng ngay cả khi các quyết định của ICJ chỉ chính thức ràng buộc các bên liên quan của một vụ tranh chấp và không được coi là tạo nên một hệ thống tiền lệ10. Có sự tranh cãi ở đây giữa việc có hay không một hệ thống tiền lệ thực sự tồn tại trong thực tế vì các quyết định của tòa có sự ảnh hưởng đáng kể đến cộng đồng quốc tế 11.
Theo quy chế của mình, tòa án quốc tế khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có quyền áp dụng các phán quyết trước đó của Tòa với tư cách là phương tiện để xác định rõ quy phạm Luật quốc tế liên quan đến các bên tranh chấp, giúp cho việc đưa ra những quyết định mới một cách đúng đắn. Trong thực tiễn hoạt động của mình, tòa án quốc tế Liên hợp quốc không chỉ xác nhận sự tồn tại thực tế của các tiền lệ mà còn đưa ra nhiều định nghĩa và nguyên tắc mới, trở thành cơ sở của luật tập quán và điều ước. Khẳng định này được tổng kết từ thực tiễn của Tòa trong việc giải
7 Lauterpacht, H. (1982). The Development of International Law by the International Court, Cambridge University Press
8 Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế.
9 Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) được thành lập 1946 - là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai trò giả quyết tranh chấp quốc tế. ICJ được thành lập và hoạt động dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án quốc tế.
10 Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế
11 Hàng loạt các Vụ Pinochet ở Anh tiếp tục phát huy ảnh hưởng đáng kể lên cách thức tác động qua lại giữa các nghĩa vụ nhân quyền và các nguyên tắc miễn trừ chủ quyền.
quyết tranh chấp về biển và phân định biển, cũng như trong việc giải thích và áp dụng quy phạm Luật quốc tế nói chung12.
Như vậy, khi Tòa viện dẫn án lệ thì điều đó có thể hiểu đó chính là những bản án của chính ICJ. Những phán quyết này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp đã đồng ý chấp nhận sự xét xử của Tòa 13. Tuy nhiên những phán quyết này chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp chứ không có giá trị bắt buộc chung như “luật” như khi áp dụng án lệ trong hệ thống thông luật (Common law) đối với các vụ tương tự diễn ra sau đó. Do đó, trong phiên tòa xét xử các vụ tranh chấp có nội dung tương tự Tòa viện dẫn án lệ nhằm làm rõ hoặc củng cố lập luận của mình.
Kết luận tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế:
Đây là một chức năng của Tòa được quy định tại Điều 65 Chương IV Quy chế Tòa án quốc tế, theo đó Tòa án có thể đưa ra những kết luận tư vấn về một vấn đề pháp lý bất kỳ nào mà theo yêu cầu của một cơ quan hoặc tổ chức bất kỳ được chính Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc phù hợp với các điều khoản của Hiến chương cho phép yêu cầu một kết luận tư vấn. Cho đến nay Tòa đã đưa ra gần 30 kết luận tư vấn về những vấn đề khác nhau. Mặc dù theo định nghĩa về án lệ và theo Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế thì án lệ phải là những phán quyết xét xử mang tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng xét về giá trị đóng góp của chúng cũng như bản án của Tòa do chúng cũng đề cập đến một nội dung pháp lý cụ thể và có làm sáng tỏ nội dung đó giúp cho việc thực thi Luật quốc tế được nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy, trong hệ thống Luật quốc tế kết luận tư vấn của Tòa cũng có thể được xem là án lệ theo một nghĩa rộng hơn 14.
Một số các kết luận tư vấn của Tòa có giá trị thực tiễn rất lớn, bởi chúng khẳng định nguyên tắc jus cogen của Luật quốc tế, xác định nội hàm pháp lý của những quy phạm pháp Luật quốc tế15. Ví dụ như kết luận tư vấn của Tòa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh hoặc về vấn đề diệt chủng, vụ Thềm lục địa Biển Bắc 12 Vi dụ: Đường cơ sở thẳng trong vụ tranh chấp Anh - Na Uy về ngư trường năm 1951
13 Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế.
14 Như kết luận về Các điều kiện để kết nạp một quốc gia vào Liên hợp quốc (Điều 4 Hiến Chương LIÊN HỢP QUỐC) ngày 4-5-1948…
(Cộng hòa Liên Bang Đức với Đan Mạch, CHLB Đức với Hà Lan) cho thấy một sự đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Luật quốc tế.
Do đó, các kết luận tư vấn của tòa được xem như “án lệ đặc biệt”.
Ngoài ra còn có phán quyết của Pháp viện thường trực của Hội quốc liên (League of Nations) 16
Đây là cơ quan giải quyết tranh chấp tồn tại trong thời kỳ Hội quốc liên tồn tại nhưng khác với Tòa án Công lý quốc tế, Pháp viện thường trực quốc tế không phải là một cơ quan chính của Liên hợp quốc. Sau khi Liên hợp quốc ra đời, theo Hiến chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án quốc tế, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan kế thừa Pháp viện thường trực quốc tế, thể hiện ở quy định những các bên tranh chấp bằng tuyên bố đơn phương của mình đã đồng ý chấp nhận thẩm quyền xét xử bắt buộc của Pháp viện thường trực quốc tế mà vẫn còn hiệu lực thì Tòa án Công lý quốc tế sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Tương tự Tòa án Công lý quốc tế cũng tiếp nhận những vụ việc trong trường hợp những Điều ước quốc tế mà các bên ký kết đã đồng ý rằng khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ do Pháp viện thường trực quốc tế giải quyết. Trong các phán quyết sau này của Tòa án Công lý quốc tế cũng như giáo trình và tài liệu nghiên cứu về Luật quốc tế của các học giả trên thế giới thì các phán quyết trước đây của Pháp viện thường trực quốc tế vẫn thường được viện dẫn để làm sáng tỏ những phân tích và lập luận về các vấn đề pháp lý chẳng hạn như Tunis – Nghị Định về Quốc tịch của Macrốc 1923 về việc đưa ra ý kiến tư vấn của tòa về vấn đề quốc tịch, đặc biệt như các vấn đề có tính truyền thống như luật ngoại giao và lãnh sự, luật Điều ước quốc tế, bảo hộ ngoại giao, trách nhiệm pháp lý quốc tế… như vụ tranh chấp Đền Preah – Vihear (Campuchia kiện Thái Lan) năm 1959 liên quan đến lập luận của Thái Lan viện dẫn đến phán quyết vụ tai nạn máy bay năm 1955 (Isarel/Bungari).
15 Trần Thăng Long - TS Luật học, G. v. K. L. q. t., Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. (2012). "Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế và sự cần thiết của việc sử dụng án lệ vào nghiên cứu và giảng dạy Luật quốc tế ở Việt Nam Nam hiện nay ".
16 Trích từ nguồn Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 – Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế
Theo thuật ngữ pháp lý về “án lệ” còn có những bản án của các cơ quan tài phán quốc tế khác. Tuy Quy chế tòa án quy định tại Điều 38 án lệ là các phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế nhưng không có nghĩa là Tòa chỉ được viện dẫn những bản án, phán quyết của Tòa mà có thể viện dẫn của các Tòa hay cơ quan tài phán quốc tế khác như:
Tòa án quốc tế về Luật biển, Tòa án quốc tế Tokyo, Singapore, ICC, .. hay phán quyết của Trọng tài vụ việc hay Trung tâm trọng tài thường trực Lahaye.
Những phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác đã có những đóng góp không nhỏ trong sự phát triển của Luật quốc tế nói chung và án lệ nói riêng đặc biệt khi chúng được viện dẫn trong các vụ tranh chấp quốc tế và được sử dụng như các công trình nghiên cứu về Luật quốc tế của Ủy ban Pháp Luật quốc tế của Liên hợp quốc
Do đó, trong khoa học Luật quốc tế, khái niệm “án lệ” nên được hiểu theo nghĩa rộng chỉ cho tất cả những phán quyết, kết luận tư vấn của các cơ quan tài phán quốc tế, trong đó trước tiên và chủ yếu là của Tòa án Công lý quốc tế của LIÊN HỢP QUỐC.