1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ký hoàng phủ ngọc tường

171 883 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ký hoàng phủ ngọc tường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- LÊ THỊ HỒNG MINH HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THÀNH THI Thành phố Hồ Chí Minh - 2006 MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu .2 3. Lòch sử vấn đề 3 4. Đóng góp của luận văn 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Kết cấu của luận văn 7 Chương 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường Việt Nam hiện đại 1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - con người và sự nghiệp . .8 1.2 Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình của văn học Việt Nam hiện đại .13 1.2.1 Khái quát về thể “ký” .13 1.2.2 Đặc điểm Hoàng Phủ Ngọc Tường 17 1.2.3 Vò trí Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình của văn học Việt Nam hiện đại 24 Chương 2: Cảm hứng chủ đạo của Hoàng Phủ Ngọc Tường 2.1 Cảm hứng thiên nhiên 32 2.1.1 Một thiên nhiên tươi đẹp với nhiều dáng vẻ phong phú khác nhau. 33 2.1.2 Một thiên nhiên đầy khắc nghiệt, bò tàn phá nặng nề bởi chiến tranh và con người 42 2.2 Cảm hứng văn hoá - lòch sử 45 2.2.1 Luôn hướng đến chiều sâu văn hóa . 46 2.2.2 Những khám phá mới về lòch sử 55 2.3 Cảm hứng trữ tình công dân .60 2.3.1 Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm 60 2.3.2 Ca ngợi con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước .64 2.3.3 Ca ngợi sự lựa chọn thái độ sống đúng đắn của người trí thức Việt Nam trước những bước ngoặc của lòch sử . 67 2.4 Cảm hứng phê phán và cảm hứng thời sự .71 2.4.1 Phê phán tội ác diệt chủng và diệt môi trường sống của kẻ thù xâm lược 71 2.4.2 Trăn trở với những vấn đề thời sự nóng hổi đáng báo động .75 Chương 3: Phương thức biểu hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 81 3.1.1 Sự tự biểu hiện của cái Tôi trữ tình .81 3.1.2 Thế giới nhân vật phong phú, sinh động .86 3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu .90 3.2.1 Kết cấu “phi cốt truyện” 90 3.2.2 Kết cấu theo trường liên tưởng 96 3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu .101 3.3.1 Ngôn ngữ .101 3.3.2 Giọng điệu .113 3.4 Cách ứng xử nghệ thuật đối với từng tiểu loại .118 3.4.1 Với bút .118 3.4.2 Với tùy bút 121 3.4.3 Sự xâm nhập giữa hai thể loại 124 KẾT LUẬN 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 131 PHỤ LỤC . 139 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1.1 là một bộ phận hợp thành của hầu hết các nền văn học hiện đại. Được xem là một thể loại rất cơ động, linh hoạt, nhạy bén, ngày càng khẳng đònh vò trí quan trọng của mình trong việc phản ánh hiện thực của đời sống con người và xã hội ở cái thế trực tiếp và tươi mới nhất, đồng thời vẫn giữ được những giá trò nghệ thuật cơ bản của một tác phẩm văn học. Bằng vốn sống, sự hiểu biết và tài năng sáng tạo, các nhà văn viết thực sự đã khẳng đònh vai trò không thể thiếu của mình trong việc góp phần xây dựng một nền văn học hoàn chỉnh. 1.2 Trong những gương mặt viết tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT) nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý với một phong cách viết vừa trữ tình, lãng mạn vừa thâm trầm, triết lí rất độc đáo, tài hoa. Vốn được sinh ra và lớn lên ở Huế - một trong những trung tâm văn hóa lâu đời của đất nước, do đó, hơn ai hết, HPNT rất am hiểu về thiên nhiên, lòch sử, văn hóa và con người nơi đây. Bởi vậy, những trang viết của ông luôn được gắn với vùng đất Huế vừa thẩm mỹ vừa ruột thòt. Bên cạnh đó, với vốn kiến thức uyên bác, phong phú trên nhiều lónh vực có được bằng sự tích lũy kiến thức qua những chuyến điền dã đến mọi miền của Tổ quốc, từ rừng hồi Lạng Sơn đến tận đất Mũi Cà Mau…, HPNT đã sáng tạo được những trang vừa chuyển tải được những vấn đề thời sự nóng hổi, đáng quan tâm đang diễn ra trong cuộc sống vừa thể hiện cái nhìn của một con người luôn muốn tìm hiểu, khám phá sự kiện ở chiều sâu của nó. 2 Chính vì thế, những tác phẩm HPNT thực sự đã khẳng đònh giá trò của mình theo thời gian, gây được sự chú ý cho công chúng gần xa và những nhà phê bình, nghiên cứu văn học . Từ năm 2003, HPNT đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình Văn 12 thí điểm phân ban ở cả 2 bộ sách (bộ 1 do Trần Đình Sử chủ biên; bộ 2 do Phan Trọng Luận chủ biên) với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Đây là một sự ghi nhận đáng kể vò trí của HPNT đối với nền văn học nước nhà. 1.3 Là một người giảng dạy văn học, lại vốn có sự yêu thích về bản chất phản ánh “người thật, việc thật” của thể và niềm say mê về truyền thống văn hóa xứ Huế, tôi đã tìm đến những trang của HPNT. Bởi tôi mong rằng, qua những trang đầy “ánh lửa” đó, tôi phần nào cảm nhận được những truyền thống văn hóa - lòch sử đặc sắc của xứ Huế, của dân tộc, mở rộng tầm nhìn của mình đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là về mảnh đất miền Trung đầy thương đau và khói lửa trong chiến tranh. Hơn thế nữa, việc nghiên cứu HPNT sẽ trang bò cho tôi những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc giảng dạy tác phẩm của ông ở THPT. Đó chính là những lý do tôi muốn đi sâu vào những tác phẩm của nhà văn HPNT để khám phá những giá trò tiềm ẩn, cũng như muốn khẳng đònh sự đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Mặt khác, nếu thành công, tôi xem như đây là một kỷ niệm trân trọng dành cho ông. 2. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu: 2.1. Giới hạn của đề tài: Có thể nói, văn chương HPNT thực sự là một mảnh đất còn đang bỏ ngỏ. Do thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm 3 nhằm rút ra những đặc điểm chủ yếu của HPNT trong sự nghiệp sáng tác của ông trên hai phương diện nội dung cảm hứng và phương thức biểu hiện. 2.2. Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này, người viết tập trung khảo sát các tác phẩm của HPNT, chủ yếu là bút và tùy bút, được tuyển chọn trong tập 2 và 3 của “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” (trọn bộ 4 tập) do Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh phát hành năm 2002. Tổng số là 80 tác phẩm. Tuy nhiên, để bao quát hơn, chúng tôi tham khảo thêm các tác phẩm của HPNT đã được in riêng: “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu”, “Rất nhiều ánh lửa”, “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Bản di chúc của cỏ lau”, “Hoa trái quanh tôi”, “Huế di tích và con người”, “Ngọn núi ảo ảnh”, “Trong mắt tôi”, “Rượu hồng đào chưa nhắm đã say”, Tập 1 “Tuyển tập HPNT” (tuyển chọn những bài Nhàn đàm), “Trònh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé”… 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Có thể xem HPNT là một hiện tượng văn học miền Trung và rộng hơn là văn học cả nước sau năm 1975. Các tác phẩm của ông tạo nên một sức hấp dẫn riêng, đặc biệt là đối với những người đã từng gắn bó với Huế. Những năm gần đây, các bài phê bình, bình luận tác phẩm HPNT đã được đăng nhiều trên các báo, tạp chí trong và cả ngoài nước. Ngoại trừ những bài viết bình bàn về thơ (vì không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài) thì chúng tôi có trong tay những bài viết sau liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài cần khảo sát: Bước vào văn đàn Việt Nam không bao lâu, HPNT đã nhanh chóng tạo dựng một chỗ đứng vững chắc cho mình với những tập bút giàu giá trò nội dung và nghệ thuật. Và có lẽ, theo chúng tôi, Nguyễn Tuân là người đầu tiên có một cái nhìn rất bao quát nhưng đầy chính xác về giá trò của HPNT: “Ký 4 HPNT có rất nhiều ánh lửa” [99, tr. 3]. Còn Trần Đình Sử thì nhìn nhận một cách cụ thể hơn: “Bút của HPNT là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hóa và lòch sử của các hiện tượng đời sống… Văn anh giàu những tư liệu lấy từ sử sách, tri thức khoa học, huyền thoại và ức cá nhân làm cho hình tượng lóe lên những ánh sáng bất ngờ” [77, tr.298]. Phạm Xuân Nguyên khi đưa HPNT vào “Chân dung văn học Quảng Bình, Quảng Trò, Thừa Thiên sau 1975” đã đánh giá: “Bất cứ viết về cái gì và viết về nơi đâu, tôi thầm nghó, HPNT chỉ đặt bút xuống trang viết khi đã tìm được mạch liên tưởng của nơi này với nơi kia, hôm nay và ngàn xưa, nhất thời và muôn thû và khi đã quyết được với mình là từ những trang viết đó khả dó có được một chút gì đấy còn lại với người, với đời cho dù sự kiện đã vónh viễn bò vùi lấp trong dòng thời gian”, bởi vậy mà “Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường là từ thực tế thoát ra khỏi thực tế, sau khi đã ngoảnh vào lòch sử văn hóa hiện trở ra đời” [64, tr.76-78]. Không chỉ thế, Nguyễn Đăng Mạnh còn đưa HPNT vào bộ sưu tập 90 chân dung nhà văn Việt Nam hiện đại trong “Tác giả Văn học Việt Nam” (Tập II) cùng với những nhận xét đáng quý: “Trong số không nhiều nhà văn đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình cho thể hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc” và chính “sự nhạy bén trong việc nắm bắt hiện thực cuộc sống và nhanh chóng lẩy ra những vấn đề đáng quan tâm, đáng bình luận là một nguồn gốc tạo nên thành công ở các trang kí của nhà văn” [51, tr.38]. Một trong những yếu tố của HPNT mà các nhà phê bình hay đề cập đến là cảnh sắc thiên nhiên. Lê Xuân Việt trong bài “Cảnh sắc thiên nhiên trong bút HPNT”, có viết: “Với HPNT, cảnh sắc thiên nhiên Huế in rõ bản sắc, bút pháp trong sáng tác của anh. Anh viết về sông Hương, Bạch Mã, về “thành phố vườn” của Huế với những liên tưởng phong phú, đa dạng mang dấu ấn của một cây bút tài hoa trong hư cấu, sáng tạo hình tượng đầy tính nghệ thuật ít lẫn với những người viết khác” [126, tr.80]. Lê Đức Dục thì nhấn mạnh: “Thiên 5 nhiên vốn có mặt trong mỗi số phận con người, nhưng thiên nhiên hóa thân thành máu thòt đời người, trở thành ám ảnh khôn nguôi đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường” và “Đọc những bút của anh, ta luôn bắt gặp một HPNT luôn hiền kính như con chiên trước một đấng tối cao là chim muông - hoa lá - đất trời gọi tên là thiên nhiên” [17, tr.96-97]. Còn Lê Thò Hường thì tinh tế, cụ thể hơn: “Là thi só của thiên nhiên, HPNT nhạy cảm với cỏ, hoa, ngàn thông, chim sẻ. Trong thơ anh xuất hiện nhiều hình ảnh hoa dại, cỏ gai, chim trời… như là biểu tượng của thiên nhiên trong trẻo, thuần khiết. Là thi só của thiên nhiên, những trang của HPNT mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết trầm tích văn hóa từ thiên nhiên” [42, tr.69]. Một khía cạnh khác mà các nhà nghiên cứu, phê bình cũng hay chú ý, đó là chất Huế, văn hóa Huế trong các tác phẩm HPNT. Hoàng Ngọc Hiến khi viết “Ký và tiểu luận (et-xe)” đã phát hiện rằng “trong Hoa trái quanh tôi của HPNT, vườn An Hiên được chiêm ngưỡng bằng những suy tư về “bản sắc Huế”, về quan niệm triết học Con người - Thiên nhiên và rộng hơn nữa, về vò thế của con người trong vũ trụ…” [32, tr.19]. Đặng Nhật Minh thì nhìn nhận: “Cái làm nên giá trò văn chương của HPNT theo tôi nghó, lại không nằm trong những kiến thức văn hóa uyên thâm ấy, mà nằm trong cái chất Huế của con người anh” [56, tr.65]. Trần Thùy Mai khi đặt vấn đề “Ký văn hóa của HPNT” đã nhấn mạnh: “Huế trong văn hóa của HPNT không giới hạn ở những thành quách, lăng mộ, sông núi, hay những chuyện vua chúa hậu phi chép dài dài trong những sách sử” mà “điều anh quan tâm là con người, và với sự hiểu biết khoa học của mình anh đã dựng lại diện mạo tâm hồn của Huế xưa, điều mà không một nhà Huế học nào làm được” [50, tr.56]. Bên cạnh đó, vốn kiến thức uyên bác, sâu rộng về các vấn đề của đời sống xã hội của nhà văn - cái mạch ngầm tạo nên sức sống, sức hấp dẫn cho các tác phẩm HPNT cũng được các nhà phê bình, nhà văn đặc biệt nhấn mạnh. “Đọc 6 Ngọn núi ảo ảnh của HPNT”, Hoàng Cát đã nhận đònh: “HPNT có một phong cách viết bút văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lòch sử, đòa lý… sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được” [12, tr.69]. Còn Nguyên Ngọc khi “Đọc HPNT” thì nhận xét: “HPNT là người thường hay suy nghó về lòch sử. Và những mô tả của anh, cố gắng thật tỉnh táo, bao giờ cũng được “chống đỡ” bởi những suy nghiệm sâu xa và ẩn ngầm về lòch sử; chính vì vậy mà những mô tả ấy thật khách quan nhưng không hề hời hợt” [63, tr.11]. Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh: “Anh là một nhà văn hóa hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên thâm lãng tử”, “Đọc anh, ta không chỉ thâu nhận đời sống, lòch sử, triết học, kinh tế hay chính trò mà còn cảm nhận được cả một tình yêu lớn đối với con người, dân tộc và cách mạng” [85, tr.65]. Ngay cả Đặng Tiến, một Việt kiều sống ở Paris, sau khi “Đọc tuyển tập HPNT” cũng đã đánh giá: “Đặc điểm trong tác phẩm HPNT là chất trí tuệ, dựa trên vốn kiến thức sâu rộng về đòa lý, lòch sử, văn học kết hợp với lý luận sắc bén, được phô diễn trong hành văn súc tích, say đắm và hào hoa. Tình cảm dành cho đất nước, quê hương, bè bạn, thiên nhiên và nhân đạo vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, trở thành sinh lực lay chuyển tâm tư người đọc” [95, tr.8]. Có thể nói, với sự thông tuệ kiến thức đời sống, lòch sử, văn hóa cổ kim Đông - Tây, HPNT đã ngày càng khẳng đònh vò trí của mình bằng một phong cách rất độc đáo, rất riêng. Lê Viết Thọ “Trong miền hoài niệm” của mình đã ngẫm thấy: “Ngòi bút của nhà văn đẫm đầy chất thơ, chất trữ tình sâu lắng làm cho bài bút như trở thành một essai (tiểu luận) với những trang sâu sắc triết luận, miêu tả nghệ thuật tinh tế, một lượng tri thức, liên tưởng và một kiến văn phong phú” [90, tr.62]. Rồi Đặng Hiển, người giới thiệu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” trong Ngữ văn 12, Tập 2, Ban KHTN, khi trình bày 7 những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HPNT cũng đã nhấn mạnh: “Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông (HPNT) là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa khách quan và chủ quan, giữa trữ tình và chính luận, sử thi hóa cảm hứng lòch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng” [47, tr.37]. Bởi vậy, “Trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường tuy không nhiều nhưng là những trang rực lửa, một cây bút xuất sắc của miền Trung xứ Huế” - Trần Mạnh Thường đã đi đến kết luận như vậy khi giới thiệu ông trong “Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX” [94, tr.279]. Nhìn chung, những tài liệu đã được tiếp cận dù chưa phải là những công trình nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện về HPNT và sáng tác của ông nhưng ít nhiều cũng đã chạm vào những vấn đề mà luận văn đặt ra. Chúng tôi xin ghi nhận tất cả các ý kiến trên và xem đó như những gợi ý quý báu để đi sâu vào việc tìm hiểu vấn đề, từ đó rút ra những đặc điểm chủ yếu của HPNT. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN: - Luận văn tập trung tìm hiểu các tác phẩm thuộc thể loại (chủ yếu là bút và tùy bút) trong sự nghiệp sáng tác của HPNT để có một cái nhìn bao quát trên hai phương diện nội dung cảm hứng và phương thức biểu hiện. - Hy vọng góp thêm tiếng nói khẳng đònh giá trò những trang “rất nhiều ánh lửa” của HPNT, sự đóng góp của ông đối với bộ phận văn học Việt Nam nói riêng cũng như văn học đương đại Việt Nam nói chung. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình: ở đây là thể loại ký, chủ yếu là bút và tùy bút để làm cơ sở lý luận vững chắc nghiên cứu HPNT. [...]... quá trình khảo sát các tác phẩm của HPNT để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu 6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài phần Mở đầu trình bày những vấn đề mang tính trường quy, trọng tâm luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Hoàng Phủ Ngọc Tường Việt Nam hiện đại Chương 2: Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường Chương 3: Phương thức biểu hiện của Hoàng Phủ Ngọc Tường Cuối cùng là Kết luận,... Nhật Nguyễn Ngọc Tấn, Hồi Đặng Thai 18 Mai, “Từ rừng U Minh lên Cần Thơ” của Sơn Nam… Những hồi này đều có giá trò văn học, thu hút sự chú ý của người đọc đã chứng tỏ cái thế mạnh của tác phẩm ký: đáp ứng yêu cầu nào đó của nghệ thuật và tự khẳng đònh không phải là thừa so với truyện ngắn, cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) [120, tr.166] Có thể nói, ký. .. Cảm hứng chủ đạo của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường Chương 3: Phương thức biểu hiện của ký Hoàng Phủ Ngọc Tường Cuối cùng là Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục 8 Chương 1: HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1 Hoàng Phủ Ngọc Tường - Con người và sự nghiệp 1.1.1 Con người Nhà văn HPNT sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937 tại thành phố Huế Ông người làng Bích Khê, xã Triệu Phong, huyện Triệu Hải, tỉnh... 2, được dành cho những bút thiên về chính luận, biên khảo và bút nhân vật” (Trần Thức) [120, tr.5] Trước hết, có thể nói, mỗi tác phẩm của HPNT là một phức thể của nhiều tiểu loại (bút ký, tùy bút, hồi ký, sự, truyện ký, ét - xe …) Nhưng có lẽ, bút và tùy bút là hai tiểu loại mang phong cách chủ đạo ở hầu hết các tác phẩm của ông Cả hai tiểu loại thuộc loại trữ tình, cho nên chất cảm... cho tập bút “Rất nhiều ánh lửa” - 1980 - Giải thưởng văn học của ủy ban liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao cho tập bút “Ngọn núi ảo ảnh” - 2000 - Giải thưởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam cho tập “Miền gái đẹp” - 2002 14 Đây là sự ghi nhận tài năng cũng như những đóng góp quý báu của HPNT đối với nền văn học nước nhà 1.2 Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình của văn học... phát triển lâu dài, ngày càng khẳng đònh vò trí quan trọng, không thể thiếu được của mình trong một nền văn học hoàn chỉnh Và những nhà văn viết luôn có sự phấn đấu bền bó không ngừng để sáng tạo ra những tác phẩm có sức sống lâu bền trong đời sống văn học 1.2.2 Đặc điểm ký Hoàng Phủ Ngọc Tường Đối với HPNT, từ mong muốn chứng minh khả năng đảm nhận nhiều chức năng của văn học cũng như muốn thể... “thể” hoặc “tiểu loại” khác nhau: bút ký, hồi ký, du ký, chính luận, sự, phóng sự, tùy bút, tạp văn, tản văn (ét - xe)…vv Tùy theo tính chất của từng “thể” hay “tiểu loại” mà cảm hứng trữ tình của người tự thuật (thường đứng ở ngôi thứ ba trong tác phẩm - nhân vật Tôi) có 15 nhiều sắc độ khác nhau Từ phóng sự mang nhiều tính khách quan qua du ký, bút ký, hồi đến tùy bút ngày càng mang đậm tính... sâu sắc và phong phú hơn Tiêu biểu có Hoàng Phủ Ngọc Tường với “Hoa trái quanh tôi”, “Ngọn núi ảo ảnh”… Ngoài ra, còn có “Làng giáo có gì vui” của Hoàng Minh Tường, “Người đàn bà quỳ” của Trần Khắc, “Lời khai của bò can” của Trần Huy Quang, “Chuyện làng ngày ấy” của Võ Văn Trực, tạp văn Nguyễn Khải… Đặc biệt, vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nở rộ thể hồi văn học mang đậm yếu tố tự truyện,... muốn thể nghiệm năng lực của mình mà HPNT là sự phức hợp của nhiều thể loại văn học Điều này thể hiện ở khả năng phối hợp nhiều thể loại rất điệu nghệ của HPNT trong từng tác phẩm Trong trọn bộ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường thì tập 2 được xem là sự tập hợp những tác phẩm bút văn học viết về chiến tranh Còn tập 3, theo sự phân loại của HPNT thì đây là tập phê bình, và theo người tuyển chọn... “Thương nhớ 12” của Vũ Bằng, “Đường lớn” của Bùi Hiển, “Rất nhiều ánh lửa” của Hoàng Phủ Ngọc Tường vv… Sau ngày đất nước thống nhất và nhất là những năm bước vào thời kỳ đổi mới, các chủ đề của ngày càng đa dạng phong phú hơn, ngoài chủ đề về sự khẳng đònh bản lónh sống của dân tộc, các tác giả chuyên về ký, đặc biệt là bút và tùy bút còn hướng ngòi bút của mình đến việc ghi nhận thực tại cuộc sống

Ngày đăng: 15/04/2013, 15:21

Xem thêm: ký hoàng phủ ngọc tường

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w