Vị trí ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 30 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3 Vị trí ký Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tiến trình ký của văn học Việt

Việt Nam hiện đại

Kể từ “Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu” (1971) cho đến nay, với các tập bút ký đã được xuất bản trong hơn ba mươi năm cầm bút, HPNT đã thể hiện sự tìm tòi đáng kể của mình trong lĩnh vực bút ký, tùy bút. Bằng ý thức và trách nhiệm của một nhà văn, với mong muốn tái hiện lại một cách chân thực sự đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của đất nước và con người Việt Nam, ông đã dành trọn sự nghiệp văn xuôi của mình cho thể loai bút ký. Trọn bộ “Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường” gồm 4 tập (có dung lượng là 1600 trang) thì riêng tập 2 và 3 (với dung lượng là 1259 trang) đã dành cho bút ký, còn tập 1 tuy tuyển những bài nhàn đàm những thực chất đó cũng là những bút ký ngắn (còn gọi là

bút ký mi-ni). Điều này đã chứng tỏ được sự say mê tìm tòi sáng tạo của nhà văn đối với thể loại văn học mang tính chất thời sự này

Trong sáng tạo nghệ thuật, điều quan trọng làm nên sắc diện cho một nhà văn chính là việc khẳng định phong cách riêng của mình: “Nhà văn chỉ có thể nói một lời mới mẻ khi anh ta có được tiếng nói riêng của mình. Vì tiếng nói đó càng mạnh bao nhiêu, cá tính sáng tạo của nhà nghệ sĩ hiện thực càng rõ nét bao nhiêu thì cống hiến của anh ta vào nghệ thuật càng lớn bấy nhiêu” [43, tr.220]. Vậy thì điều gì đã làm nên bản sắc riêng của ký HPNT, trong khi trước đó đã có một Vũ Bằng nức tiếng với những “Miếng ngon Hà Nội” và một nỗi niềm “Thương nhớ 12”, một Nguyễn Trung Thành nổi tiếng với “Đường chúng ta đi” tràn đầy cảm hứng sử thi, anh hùng, lãng mạn và trữ tình, đặc biệt còn có một Nguyễn Tuân với tài năng độc đáo của mình đã đóng một dấu triện riêng đỏ thắm trên văn đàn ký Việt Nam hiện đại? ý thức được điều đó, HPNT đã tìm lấy cho mình một lối đi riêng để không dẫm lên bước chân của người đi trước. Nhà văn thường khai thác những cái gì thuộc về chiều sâu “tâm hồn” (người viết nhấn mạnh) của sự kiện. Tất nhiên, không ai phủ nhận tính chất thời sự nóng hổi trong phản ánh hiện thực của thể ký. Nhưng với HPNT, đó là hiện thực đã lắng lại từ lịch sử cuộc sống, từ chính bản thân nhà văn qua những gì mà ông gắn bó, trải nghiệm. Chẳng hạn, khi dựng lại truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, HPNT không tập trung tái hiện lại không khí hào hùng, bi tráng của thế trận “chiến tranh nhân dân” như những trang ký của Trần Đăng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải, Vũ Kỳ Lân… mà cố gắng đi tìm, lí giải và phản ánh cái đã làm nên sức mạnh đó của dân tộc. Rất giản dị, đó là tình yêu mảnh đất, căn nhà, nơi mình sinh ra và lớn lên và những người ruột thịt mà mình gắn bó sâu nặng trong cả cuộc đời. Tình yêu ấy đã trở thành máu thịt, rất đỗi thiêng liêng và thành kính trong tâm hồn mỗi người. Bởi thế,

khi bị xúc phạm, nó sẽ hóa thành ngọn lửa đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng. Chỉ có thể lí giải bằng tình yêu đó, người đọc mới có thể hiểu vì sao giữa chốn rừng xanh núi thẳm, khi lâm vào tình cảnh bị cắt đứt liên lạc hoàn toàn với hậu phương và tính mạng bị đe doạ bởi cái đói và cái rét, các chiến sĩ biệt động ở trại Cây Thị vẫn tỉnh táo và gay gắt tự đấu tranh với chính mình để “không ăn cắp bò của giáo sĩ” vì một lẽ đơn giản: bảo vệ nhân cách của người chiến sĩ cách mạng trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào như lời Bác Hồ đã dạy (Bản di chúc của cỏ lau). Và cũng chính vì tình yêu sâu sắc và mạnh mẽ đó mà hơn một vạn dân ba xã vùng Mũi đã bồng bế nhau vào rừng “cất lấy từng giọt mồ hôi nước mặn đầm lầy thành nước uống để tự nuôi sống và đánh giặc” để trụ vững được giữa đám lầy rừng đước suốt 13 năm chống lại chiến dịch “Sóng tình thương” của giặc cho đến ngày chiến thắng (Đất Mũi).

Như vậy, qua những trang ký của HPNT, người đọc nhận ra rằng Tổ quốc không còn là một khái niệm gì trừu tượng, chung chung nữa mà Tổ quốc chính là máu xương của nhân dân đã ngã xuống, là ngọn lửa nhân cách ấp ủ và bền bĩ trong mỗi mảnh đời cụ thể.

Tổ quốc đối với HPNT còn là thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ, là người mẹ lớn nuôi dưỡng và chở che những con đất Việt ưu tú, đầy dũng cảm của mình. Qua những trang viết của ông, người đọc càng có cơ hội mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết của mình về vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên trong suốt chiều dài đất nước, đặc biệt là về thiên nhiên Huế. Từ những trang viết về rừng hồi Lạng Sơn, rừng tùng A Sao đến rừng đước ở tận đất mũi Cà Mau mà tuổi đời của rừng ngang tầm với “một thành phố văn hoá lâu đời(Đời rừng), hay khi tác giả đang dõi theo “cuộc biến ảo của Xuân, Hạ, Thu, Đông qua bộ lịch vĩnh hằng của tự nhiên trên cây cỏ(Mùa xuân thay áo trên cây), người đọc không chỉ cảm

thông tin nghiên cứu khoa học chính xác bổ sung tri thức cho trí tuệ, mà hơn thế nữa, họ còn ngộ ra những điều thiêng liêng thuộc về tâm linh sâu thẳm “Thiên nhiên Việt Nam cũng có sức sống dẻo dai như con người Việt Nam(Đời rừng). Bởi vậy, ký HPNT không chỉ là những trang viết giàu có về tri thức mà còn ám gợi bởi những thôi thúc của nội tâm sâu sắc. Vì thế mà Lê Thị Hường đã nhận xét: “Là thi sĩ của thiên nhiên, những trang ký của HPNT mang đến cho người đọc những miền không gian xanh thẳm, ẩn chìm những vết trầm tích văn hóa từ thiên nhiên” [42, tr.69].

Khi chọn ký làm mảnh đất để ký thác tâm hồn mình, hơn ai hết, HPNT ý thức được rằng phẩm chất đạo đức của một nhà viết ký là phải tôn trọng sự thật của cuộc sống. Đó không chỉ là yêu cầu có tính nguyên tắc mà còn là điều căn cốt làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của một bài ký. Chính ông đã từng nói: “những gì có ý nghĩa mà anh nói đến thì không chỉ là có lí, mà còn phải có thực, tất cả phải được đảm bảo bằng thực chứng(Một vài suy nghĩ về thể ký). Người viết ký phải luôn luôn tự đặt mình trước những kỷ luật hết sức khắc khe: phong phú trong tư liệu, chính xác trong hiểu biết. HPNT đã cần mẫn gom nhặt từng chi tiết, sự kiện, thổi vào đó một đời sống nội tâm phong phú để làm lóe sáng “sức mạnh vĩnh cửu của các sự kiện được lưu giữ trong cõi thực, vốn là bản gốc của tác phẩm(Một vài suy nghĩ về thể ký). Bên cạnh đó, nhà văn rất quan tâm đến việc lựa chọn và thể hiện các chi tiết nghệ thuật có sức mạnh thanh lọc tâm hồn con người. Đây được xem là một trong những thế mạnh của nhà văn. Như chi tiết Hoàng - người chiến sĩ biệt động thành, trong một cố gắng cuối cùng trước khi chết, đã lục tìm cuốn sổ ghi chép quen thuộc của mình và cố viết nhanh lên đó lời vĩnh biệt đồng đội bằng chính máu của mình “TO QUOC MUON NAM CAC DONG CHI TIEN LEN!”, “Ngón tay trỏ của Hoàng vẫn chìa ra trên trang giấy theo cái dáng đang viết tiếp, đầu ngón tay có vết máu đã khô trên dòng chữ

Huế suốt đời chằm nón bài thơ nuôi con lớn lên, đã trốn khỏi trại tập trung, tất tả chạy về làng, tìm đến chỗ miệng hầm mà bà biết chắc rằng con gái mình, sau nhiều ngày đói khát vẫn còn ở dưới hầm, giữa trảng cát bát ngát và suốt ngày chỉ có tiếng máy bay chiêu hồi, để chỉ ngồi xuống và nói với con một điều gan ruột, tưởng như nói với mặt cát quạnh hiu: “Con phải cố gắng chịu đựng, có chết cũng phải cho tiết sạch, giá trong, con đừng nghe bọn hắn mà ra chiêu hồi, con mà làm nhục ông cha thì thà con giết mạ đi, con nghe không, mạ lạy con(Vành đai trong lửa). Có thể nói, đó là những chi tiết đắt giá, đã chuyển tải được trọn vẹn ý nghĩa vốn có của sự kiện, góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Sự gạn lọc, lựa chọn các chi tiết trong quá trình tái hiện sự kiện, con người đã chứng minh cho quan điểm mới mẻ của nhà văn, rằng “hư cấu là sự bớt đi(Một vài suy nghĩ về thể ký).

Sự tồn tại, phát triển của đất nước, dân tộc trong thời đại mới là mảnh đất màu mỡ những cũng nhiều gai góc cho ký bước chân vào tìm hiểu, khám phá và thể hiện. Điều này thể hiện tính thời sự nóng hổi của ký nói chung. Tất nhiên, ký HPNT cũng không tránh khỏi cái quỹ đạo đó. Những vấn đề của cuộc sống, xã hội, con người cứ lần lượt đi vào trang sách của HPNT, chắc chắc và đầy ấn tượng. Từ vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, địa lý, đạo lý đến cả những cuộc chơi, không chỉ ở trong nước mà cả ở ngoài nước, bao giờ những vấn đề ấy cũng được soi chiếu bằng cái nhìn của chiều sâu văn hóa. Bởi vậy, chất thời sự trong tác phẩm HPNT không giản lược trong những khoảnh khắc của hiện tại. Ngòi bút của ông hướng vào khám phá bề sâu của sự kiện. Từ chuyện con sông, ngọn núi, cái vườn… nhà văn nói về con người, lẽ sống ở đời qua những tồn sinh, hủy diệt của thời gian và nhân thế. Có thể nói, HPNT đã tạo ra trong tác phẩm của mình những sự kiện mang tính thời sự của cảm xúc hơn là tính thời sự của thời gian, địa điểm. Cuộc sống, xã hội biến động mỗi ngày. Các

sự kiện của đời sống, vấn đề tồn tại và phát triển của xã hội, xây dựng nhân cách con người… thường được phản ánh dưới góc độ văn hóa - lịch sử bằng sự cảm nhận nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chính vì thế, tuy vẫn là những sự kiện cụ thể của đời sống thực tế nhưng dưới ngòi bút của HPNT, chúng lại chở nặng những triết luận thấm thía về lẽ đời. Qua đó, góp phần thức tỉnh và lưu giữ những giá trị nhân bản, những nhân cách cao đẹp, những cách ứng xử văn hóa của con người. Bởi vậy, Bích Thu đã nhận xét: “nếu như Tô Hoài được ví như một thỏi nam châm đã hút những chuyện lớn, chuyện nhỏ, những chuyện tình cờ rơi vào từ trường của mình, đã hút bao nhiêu mảnh vụn của đời sống nhân sinh thì Hoàng Phủ Ngọc Tường được ví như một cây ăng ten cực nhạy, biết thu lượm tất cả những âm thanh nhỏ nhất trong cuộc sống để rồi chiêm nghiệm và phát sóng”” [22, tr.422].

Trong cuộc hành trình đi đến cội nguồn sâu thẳm của Chân - Thiện - Mỹ, HPNT luôn tỏ ra là một con người trí tuệ, nghiêm túc trong nghề nghiệp, trung thực với tất cả những gì mình muốn tái hiện. Hơn thế nữa, theo HPNT, cần có sự “luyện kim” bên trong mỗi nhà văn viết ký chân chính. Nghĩa là “Phải đủ sức biến thực tế thành văn hóa rồi mới hy vọng có được văn học”. Ông nhấn mạnh: một bút ký chỉ trọn vẹn khi “chứa đựng trong nó cái tầm văn hóa của người viết”. Vì thế, ký HPNT không chỉ đơn thuần mang đến những tri thức, thông tin về cuộc sống mà còn hướng ta tới cái đẹp của văn hoá, của tâm linh sâu thẳm. Bởi vậy, người đọc rất dễ dàng tìm thấy “cái tôi thứ hai” của tác giả trong mối quan hệ với thiên nhiên được thể hiện rất khéo léo trong những trang ký của ông. Xem thiên nhiên như là một chủ thể cho nên “Tôi (tác giả) vẫn dành một niềm ngưỡng mộ riêng về chất trí tuệ của lối kiến trúc dân tộc Huế qua các ngõ hạnh này ở đây, qua vài chục bước đi thong thả dưới lá xanh, nó thường mang lại cho tôi tâm hồn nửa thực nửa ảo rất khó tả, một chút hương đăng đắng của

người mơ mộng trong tôi để rủ nhau vào cuộc đối thoại với cây cỏ(Hoa trái quanh tôi). Từ đó, chúng ta có thể thấy, nội tâm hoá thiên nhiên là một yếu tố góp phần tạo nên bản sắc riêng, sức hấp dẫn riêng cho ký HPNT. Nhà văn có thể cho phép mình mở rộng các chiều không gian để tung hoành cái Tôi của mình hướng đến những “chân trời xa xôi khác”, tránh được tình trạng quẩn quanh, gò bó giữa những “người thật, việc thật”.

Nhà thơ ấn Độ Rabindranath Tagore đã từng nói: “Có thể vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Và HPNT, bằng sự “mở rộng bản sắc của chính mình” đã mang lại hơi thở mới cho ký Việt Nam đương đại. Thật vậy, với sở trường của một cái Tôi trữ tình nồng nàn, từng trải đầy chiêm nghiệm, suy tưởng và thấm đẫm chất thơ của con người thông tuệ mọi lẽ đời, mọi triết lí của Nho, Phật, Đạo và cả Hiện sinh, HPNT đã tìm đến thể ký như một lẽ tất yếu và theo thời gian, ông đã khẳng định được phong cách viết bút ký của riêng mình: dày dặn trong vốn liếng, thẳm sâu trong triết lí, lắng đọng trong suy ngẫm, mênh mang trong cảm xúc, trầm tĩnh trong giọng điệu, kĩ lưỡng mà tự nhiên trong ngôn từ, cú pháp. Bởi vậy mà những trang viết của HPNT dường như đã vượt ra khỏi khuôn sáo văn chương, trở thành sinh lực lay chuyển tâm tư người đọc.

Nếu Nguyễn Tuân được đánh giá là một bậc thầy về thể ký với những tác phẩm vẫn còn “vang bóng” đến tận ngày nay, thì HPNT bằng những đột phá, sáng tạo riêng trên chính mảnh đất tâm hồn mình đã tạo nên những trang văn vừa duyên dáng, mặn mà, lại vừa quyến rũ bởi cái chiều sâu “tâm hồn” của nó. Thiết nghĩ, trong sáng tạo nghệ thuật, không có sự rập khuôn, chỉ có sự tâm đắc và nhà văn phải sáng tạo bằng năng lực của chính mình. Vì vậy, sau Nguyễn Tuân, những trang ký của HPNT thực sự đã vang bóng bằng những tìm tòi, khám

Nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên của “Tác gia văn học Việt Nam” (tập 2) đã từng nhận xét: “trong số không nhiều nhà văn dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình cho thể ký hiện nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút đặc sắc” [51, tr.38].

Còn Trần Mạnh Thường trong “Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX” thì nhấn mạnh “Trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường tuy không nhiều nhưng là những trang rực lửa, một cây bút xuất sắc của miền trung xứ Huế”và là một“cây bút đặc sắc về thể ký” [94, tr.279].

Qua đó, chúng ta có thể thấy được vị trí quan trọng của HPNT cũng như ký HPNT trong tiến trình phát triển của ký Việt Nam hiện đại. Cùng với dòng chảy của văn học, ký HPNT ngày càng thể hiện những giá trị bất biến của mình theo thời gian, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng về nội dung đề tài cũng như về hình thức thể hiện của ký Việt Nam hiện đại.

Chương 2:

CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO CỦA KÝ HOÀNG PHỦ NGỌC TƯÒNG

Bất cứ nhà văn, nhà thơ nào khi sáng tạo nghệ thuật đều mong muốn đứa con tinh thần của mình được độc giả say mê thưởng thức. Và một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của tác phẩm chính là nguồn cảm hứng của nhà văn. Đó là những trăn trở, suy tư, dằn vặt, những rung động mãnh liệt của tác giả trước cuộc sống. Nhà văn không thể sáng tác được tác phẩm nghệ thuật đích thực nếu thiếu vắng những trạng thái cảm xúc chân thành, mạnh mẽ. Bởi vậy, không thể có văn chương theo ý nghĩa đích thực nếu không có cảm hứng.

Hêghen và Bêlinxki đều đã dùng từ “cảm hứng” (tiếng Hy Lap cổ:

pathos - một tình cảm sâu sắc, nồng nàn) để chỉ “trạng thái phấn hưng cao độ

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 30 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)