Cách ứng xử nghệ thuật đối với từng tiểu loại

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 139)

6. Kết cấu của luận văn

3.4 Cách ứng xử nghệ thuật đối với từng tiểu loại

3.4.1 Với bút ký

Là một thể ký đặt giá trị nhận thức lên hàng đầu, bút ký cũng tái hiện con người và sự việc khá dồi dào nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả. Bởi vậy, đây cũng là một thể ký giàu chất trữ tình (chỉ đứng sau tùy bút). Những yếu tố trữ tình luôn luôn được xen kẽ với sự việc, chính vì thế rất dễ phát triển thành tùy bút.

Nếu trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các nhà văn viết bút ký như Anh Đức, Trần Hiếu Minh, Bùi Hiển, Chế Lan Viên, Vũ Bằng… bằng cái Tôi có ý nghĩa vừa khái quát hóa vừa cá thể hóa đã bám sát, phản ánh được những vấn đề thời sự và cuộc sống con người trong chiến tranh, thì sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, khi con người sống trong một cơ chế mới, với những quan niệm mới về hiện thực và con người, các tác giả bút ký thường viết về những điều gần gũi bình dị quanh mình trong cuộc sống đời thường với một cái Tôi in đậm dấu ấn riêng của nhà văn. Và HPNT, bằng sự lắng đọng trong hiểu biết về các lĩnh vực của xã hội và thế thái nhân tình của con người luôn đề cao ý thức công dân và thiên chức nhà văn, đã thực sự khẳng định mình

những tác phẩm tiêu biểu, như: Ngọn núi ảo ảnh, Đất Mũi, Miếng trầu đỏ, Đứa con phù sa…

Để có thể tái hiện một cách chân thực, sinh động những vấn đề phong phú, phức tạp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cuộc đời của những nhân vật chọn lọc tiêu biểu mà mình yêu thích, HPNT đã sử dụng cái Tôi trữ tình vừa quan sát vừa cảm nghĩ trong khi trần thuật. Chính vì vậy, trong các tác phẩm, song song với việc trình bày, tái hiện sự kiện, con người, nhà văn đan xen vào việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ chủ quan và cả những liên tưởng tạt ngang của mình. Tuy nhiên, tất cả đều vẫn tuân thủ đi theo một mạch chung, đó là nhằm làm nổi bật tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.

Chẳng hạn, trong tác phẩm “Đứa con phù sa”, nhằm làm nổi bật truyền thống bất khuất, hào hùng của nhân dân Gò Nổi trong hai cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, HPNT đã sử dụng cái Tôi trữ tình rất linh hoạt và năng động trong mọi tình huống của câu chuyện. Nhà văn đồng thời vừa trần thuật những sự kiện, con người thể hiện truyền thống bất khuất, anh hùng của mảnh đất “đã một lần tử vong”, vừa đan cài vào những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình về mảnh đất và con người nơi đây. Ví như , khi nói về thế đất “địa linh nhân kiệt” đã tạo nên những “anh hùng tuất kiệt qua các thời”, HPNT luôn xen vào những câu văn bày tỏ cảm xúc, suy tư của mình, như: “Điều thứ hai làm tôi ngạc nhiên…”, “Còn với tôi, đây là hình tượng của Mẹ và Con”, “Điều này đã làm dấy lên trong lòng tôi niềm cảm phục vừa bồng bột vừa sâu sa về cái bản lĩnh của con người đã sinh thành trở lại…”, “tôi chợt thấy lạ lùng về sức suy nghĩ cường tráng khi lý giải cái sống và cái chết trong cuộc chiến đấu…”. Đặc biệt, ở đoạn cuối tác phẩm, cảm xúc tác giả được bộc lộ mạnh mẽ hơn, thể hiện ở ước muốn cháy bỏng “được tắm mình trong những dòng sông của đất nước” để “xương thịt và tâm hồn tôi mãi mãi ướt đẫm chất phù sa nuôi

dưỡng”. Bên cạnh đó, những liên tưởng tạt ngang về chiến tích vang dội của các bậc anh hùng từ buổi đầu kháng chiến chống Pháp như Hoàng Diệu, Trần Cao Vân, Phạm Phú Thứ… cũng đều nhằm mục đích làm nổi bât truyền thống bất khuất của nhân dân Gò Nổi từ bao đời nay.

Có thể nói, chính việc xử lý tư liệu, thông tin thực tế một cách khoa học kết hợp với sự bày tỏ những cảm xúc, suy tưởng chủ quan vừa nồng nàn vừa sâu lắng, HPNT đã thể hiện chủ đề của tác phẩm một cách sâu sắc và khúc triết.

Bằng việc sử dụng cái Tôi trữ tình vừa quan sát vừa cảm nghĩ trong khi tái hiện sự kiện, con người, HPNT như muốn ấn định rõ giới hạn của bút ký, đó là sự giới thuyết với người đọc chính kiến của tác giả về các vấn đề được trình bày. Tất nhiên, quan điểm đó phải mới, rõ ràng, phân biệt đúng cái thiện - cái ác, cái đẹp - cái xấu… Vì vậy, theo HPNT, trách nhiệm của người viết bút ký rất quan trọng, họ phải gánh vác mọi sự kiện, vấn đề sẽ xảy ra trong tác phẩm. Để làm được điều này, nhà văn không phải chỉ có kiến thức uyên bác mà còn phải có cách ứng xử, phối hợp khéo léo giữa những “người thật, việc thật” và cảm xúc chủ quan của mình. Với sự kinh nghiệm, từng trải của bản thân, HPNT đã rất điệu nghệ trong việc “gắn liền cái hư và thực trong một thể thống nhất” để tạo ra những tác phẩm bút ký vừa giàu lượng thông tin thực tế vừa có khả năng chuyển tải cảm xúc đến tận tâm hồn người đọc.

Vốn là một nhà văn viết ký mang đậm phong cách trữ tình, do đó, ngôn ngữ bút ký của HPNT không chỉ đơn thuần là sự trình bày, tái hiện sự kiện, con người một cách logic, khúc triết mà chúng còn có khả năng tác động lớn đến tâm hồn người đọc bằng hình thức ngôn ngữ giàu hình ảnh và mang đậm cảm xúc. Ví như khi ông dẫn giải về dòng chảy kỳ lạ của sông Thu Bồn đã tạo nên thế đất đầy huyền thoại của mảnh đất Gò: “Nhìn lên bản đồ ở quãng này, thấy ít có nơi đâu mà những dòng sông chia rồi hợp, hợp rồi chia quanh một hòn đảo để tạo

nên cái dáng bồng ẵm trìu mến như vậy. Gò Nổi như là một cái nôi buộc vào bốn tao nôi, đầu phía tây sông Thu Bồn níu lấy rặng Hòn Kẽm Đá Dừng, sông Vu Gia rút sâu vào trong lòng núi vùng Giằng, Hiên; đằng Đông thì hạ lưu của sông Thu Bồn và sông Vĩnh Điện buộc múi neo vào cửa Đại và cửa Hàn”, “Những làng đảo sông nước hẻo lánh này không hiểu sao đã là nơi chôn mảnh nhau làm người của bao nhiêu anh hùng tuấn kiệt qua các thời, và như con chim phượng thần thoại chết trong lửa, mảnh đất đã sống lại một cách dũng mãnh không ngờ từ tro xương của nó(Đứa con phù sa). Trong những đoạn văn trên, các thông tin sự kiện đã được cảm xúc hóa, thi vị hóa qua cái nhìn chủ quan của tác giả, do đó câu văn rất giàu hình ảnh và gợi cảm dù rằng nó vẫn đảm bảo được tính xác thực của sự kiện.

Với biệt tài xâu chuỗi các hiện tượng và sự kiện lại trong một mối tương quan rất biện chứng được diễn đạt bằng lớp ngôn từ súc tích, giàu khả năng gợi hình, gợi cảm, những vấn đề lớn lao của đất nước, của dân tộc đến những vấn đề thường nhật trong cuộc sống của mỗi con người bình thường được HPNT chuyển tải đều mang đậm dấu ấn tính thời sự của cảm xúc hơn là tính thời sự của thời gian, địa điểm. Bởi vậy, bút ký HPNT hấp dẫn người đọc không chỉ ở lượng thông tin phong phú, sâu rộng mà còn ở khả năng dẫn truyền cảm xúc, thể hiện tư tưởng thâm trầm, sâu sắc.

3.4.2 Với tùy bút

Là một thể ký có lối viết phóng khoáng, tự do và chủ quan nhất, do đó trong tùy bút, nhà văn được quyền trực tiếp thể hiện, biểu lộ cảm nghĩ của mình về đối tượng được phản ánh, vì thế cái Tôi bản ngã có điều kiện bộc lộ hết mình. Nhưng đây không phải là thể ký dễ viết và ai cũng viết được. Trong văn học Việt Nam từ trước cách mạng tháng Tám đến nay, số lượng nhà văn “đứng” được ở thể tùy bút không nhiều. Trong đó, Nguyễn Tuân, với những trang tùy

bút điêu luyện của mình trước và sau cách mạng, đã “làm cho thể tùy bút thăng hoa” trở thành một thể văn xuôi có nhiều ưu thế: vừa giàu chất hiện thực, vừa đậm đà chất trữ tình thơ mộng và chất trí tuệ sắc sảo.

Tuy được xem là một người đến sau, nhưng bằng lối viết giàu liên tưởng và giàu kiến thức của một cái Tôi trữ tình nồng nàn, từng trải, đầy chiêm nghiệm và thấm đẫm chất thơ, HPNT đã dần dần khẳng định được phong cách viết tùy bút của mình với những tác phẩm tiêu biểu, như: Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoa trái quanh tôi, Rừng nước mặn, Mùa Xuân thay áo trên cây…

Với quan niệm tùy bút là một cách viết mà trong đó người ta phải dùng lí trí để nắm lấy thực tế, trong các tác phẩm tùy bút, HPNT đã sử dụng triệt để khả năng tung hoành của cái Tôi lí trí phân tích sự vật. Ông đã để cái Tôi của mình đi theo dòng lôi cuốn của cảm hứng, những sự kiện, con người lần lượt hiện lên qua lăng kính tâm trạng đan xen với những suy nghiệm, hồi tưởng. Tuy nhiên, tất cả những vấn đề được tái hiện đều phải tuân thủ đi theo trật tự của dòng cảm xúc, cái logic bên trong của cảm hứng nhà văn chứ không phải được thể hiện tùy hứng, bất chợt. Nét đặc sắc của tùy bút của HPNT là từ những sự việc tưởng chừng như riêng tư, đơn giản, bình thường trong cuộc sống, nhà văn đã rút ra được những vấn đề mang tính triết lí rất thâm trầm, sâu sắc, thấm đẫm tính nhân văn. Có thể nói, cách phát hiện, lí giải vấn đề mới mẻ, độc đáo được thể hiện bằng một giọng điệu trầm tư trữ tình chất chứa những cảm xúc, suy nghĩ về cuộc đời đã được lắng sâu, chiêm nghiệm đã tạo nên sức hấp dẫn cho những trang tùy bút của HPNT.

Chẳng hạn, trong tác phẩm “Mùa Xuân thay áo trên cây”, HPNT đã thể hiện một cái tôi trữ tình nồng hậu đầy sáng tạo, mới lạ trong cách cảm nhận rất tinh tế sự chuyển biến của đất trời vận vật vào mùa xuân. Mọi sự vật được cảm nhận, tái hiện theo dòng cảm xúc của tâm trạng, qua cái nhìn chủ quan của

người trần thuật. Ngay từ đầu tác phẩm, nhà văn đã nhấn mạnh: “Tôi chỉ say mê dõi theo cuộc biến ảo của Xuân, Hạ, Thu, Đông, qua bộ lịch vĩnh hằng của Tự nhiên viết trên cây cỏ”. Bằng sự cảm nhận của cái tôi trữ tình, vẻ đẹp của mùa Xuân đã lần lượt hiện lên qua sự thay đổi của khí trời, của sắc mai vàng trong những khu vườn, của cây cối trong thành phố như cây xà cừ, cây bàng, cây vông… Xen lẫn giữa những suy tư cá nhân là những dòng ký ức, hoài niệm về kỷ niệm thời trai trẻ với những ngày “tuổi trẻ đầy biến động”, hay buổi chiều lãng mạn “đàm đạo về sương khói” trên sông Hương với Sidorov và Bằng Việt… Theo dòng cảm xúc của tâm trạng, nhà văn còn đi sâu miêu tả cụ thể, tỉ mỉ sự thay đổi sự vật trong tiết Xuân sang như sự đổi thay màu sắc rất kỳ diệu của lá bàng, mùi hương hoa sầu đông trong những ngõ vắng và cả sự giao mùa của đất trời từ Xuân sang Hạ cũng được ông ghi nhận bằng những cảm xúc tự đáy lòng: “Tâm hồn tôi thốt nhiên tràn đầy một nỗi xúc động vừa sâu thẳm vừa rộng lớn, vượt khỏi bản thân tôi để đưa tôi hòa nhập vào cuộc chơi linh diệu của ánh sáng. Tôi biết là mùa hạ đã đến”.

Có thể nói, sự khám phá vẻ đẹp của đất trời vào mùa xuân theo cái nhìn chủ quan của cái tôi trữ tình với những ghi nhận cảm xúc rất độc đáo, rất riêng đã mang đến cho tác phẩm một âm điệu trữ tình nồng nàn, giàu xúc cảm nồng hậu.

Bên cạnh đó, với sở trường của một nhà thơ trữ tình siêu thực, trong tùy bút của mình, những yếu tố chính luận và triết lí vốn được sử dụng đan xen với cảm hứng trữ tình nồng hậu đều được nhà văn thể hiện bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh và tràn đầy chất thơ. Đây là một trong những nét độc đáo của tùy bút HPNT mà không nhà văn viết ký nào cũng có thể làm được. Bởi vậy mà tùy bút của ông thấm đẫm chất thơ, dễ đi vào và lắng lại nơi tâm hồn người đọc. Cũng trong tác phẩm “Mùa Xuân thay áo trên cây”, xen vào mạch cảm xúc miên man của

xuân bằng lối viết giàu hình ảnh và đậm chất thơ. Ví như khi ông bàn về vị trí cây mai vàng trong những khu vườn Huế: “Vườn Huế nào dù nghèo, vẫn dành chỗ cho vài ba cây mai, giống như di sản truyền cho nhiều đời, mai già thành cổ thụ, cành cây tán lớn, tỏa sáng cả một vùng chung quanh. Sáng mồng một Tết mở cửa nhìn ra thấy Chúa Xuân đã đến bên thềm. Vì thế dù ít ỏi giữa cây vườn, mai vẫn tạo một gam màu hoành tráng của không gian lớn, như màu áo xuân nữ trời đất ban cho thành phố cố đô”; hay khi nói về vẻ đẹp huyền ảo của mùa sương mù trên sông Hương, ông cũng đan xen vào việc thể hiện triết lí về cuộc đời: “Vào buổi chiều khói sông mờ mịt tưởng chừng có thể làm cay mắt người. Ngày quang đãng, vào lúc này núi hiện ra rất gần, thấy từng nét cong, từng lớp mạnh mẽ của cấu trúc, và cả những mảng màu khác nhau của đá và cây. Bây giờ núi non biến mất trong khói xanh, chỉ còn thoáng một nét nhạt nhòa trong cõi sương mờ ảo xa thẳm, tưởng như sông Hương đang trôi đi giữa rừng. Có ai nghĩ rằng đằng sau vệt cây kia là một kinh thành với đền đài, cung điện và ngai vàng… Thảo nào những thi nhân Huế xưa thường nói rằng cuộc đời là một giấc mộng dài”. Có thể nói, sự khám phá những vấn đề mang tính triết lí của cuộc sống và thể hiện chúng bằng lớp ngôn từ giàu hình ảnh và chất thơ đã mang đến cho tùy bút HPNT một âm hưởng du dương, trầm lắng đầy lôi cuốn, hấp dẫn.

Sự phóng túng cảm xúc chủ quan của HPNT trên những trang viết về các vấn đề thường nhật của cuộc sống nhưng lại mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đã tạo ra những tác phẩm tùy bút vừa thấm đẫm phong cách trữ tình, tự do, phóng khoáng, vừa thể hiện được lối tư duy trí tuệ, đầy triết lí, suy nghiệm của một tâm hồn Huế đậm bản sắc tâm linh.

3.4.3 Sự xâm nhập giữa hai tiểu loại

Sự kết hợp giữa cái tôi trữ tình vừa cảm xúc, vừa quan sát, cảm nghĩ trong bút ký và cái tôi của lí trí phân tích sự vật theo dòng cảm hứng trong tùy

bút đã tạo ra những tác phẩm ký là kết quả của sự hòa trộn giữa hai phong cách tiểu loại: bút ký và tùy bút. Chúng ta có thể kể đến những tác phẩm thuộc loại này như: Chế ngự cát, Hành lang của người và gió, Đánh giặc trên hàng rào điện tử, Đất nước, Như con sông từ nguồn ra biển, Đời rừng…

Đối với những tác phẩm vừa mang cả hai phong cách tiểu loại như trên, HPNT cũng xác định được một cách ứng xử nghệ thuật riêng, nhằm làm nổi bật đặc trưng của cả hai tiểu loại trong cùng một tác phẩm. Cụ thể, cách đặt vấn đề, nhập đề của tác phẩm bao giờ cũng là tùy bút và khi đi vào đề tài chính mà ông miêu tả thì đó lại là bút ký, cuối cùng, khi kết thúc tác phẩm thì ông lại quay trở về với tùy bút . Bởi vậy, có thể nói, tùy bút là sự đặt vấn đề và kết thúc vấn đề cho bút ký trong những tác phẩm pha trộn cả hai phong cách tiểu loại của HPNT.

Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua một số tác phẩm. Như trong “Chế ngự cát”, thì đoạn đầu tác phẩm miêu tả phần đời của cát mang phong cách của tùy bút, còn đoạn giữa tác phẩm miêu tả cảnh người đi chế ngự cát mang phong

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)