Thế giới nhân vật phong phú, sinh động

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 102 - 106)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2 Thế giới nhân vật phong phú, sinh động

Bên cạnh sự thể hiện cái tôi trữ tình đầy bản lĩnh và trách nhiệm, HPNT cũng xây dựng được một thế giới nhân vật, những con người được ông miêu tả trong tác phẩm, không kém phần sinh động, phong phú. Thế giới nhân vật này được xây dựng trên cơ sở là những con người có thật ở ngoài đời - một đặc điểm cơ bản của thể ký. Và ứng với mỗi loại đề tài, có những nguyên mẫu tương ứng.

Bằng những chuyến đi trải nghiệm thực tế về mọi miền của Tổ quốc cùng với năng lực quan sát, ghi chép tỉ mỉ, cụ thể và trí tưởng tượng dồi dào, HPNT đã tạo dựng được một thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng, bao gồm nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau. Xét về cơ bản, chúng ta có thể bắt gặp

dân tộc (như Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Hoàng Diệu, Bùi Thị Xuân, Trần Cao Vân, Phan Bội Châu…); những người tài hoa (như Nguyễn Du, công nương Diana…); người trí thức (như Dã Mã Võ Thành Minh, Hoàng Đạo Thúy, Tạ Quang Bửu, Ngô Kha, Trần Quốc Vượng, Lê Minh Ngọc…); người nghệ sĩ (như Nguyễn Khoa Vy, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Văn Cao, Bùi Giáng, Phùng Quán, Điềm Phùng Thị, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Trọng Tạo…); chiến sĩ cách mạng (như Bình, Hoàng trong “Bản di chúc của cỏ lau”, Trịnh Tùng, Hồ Triều trong “Miếng trầu đỏ”, Hứa Trung Bộ trong “Ai về châu xưa”…); quần chúng cách mạng (như mẹ E, chú Câm làng Trà trong “Miếng trầu đỏ”, mẹ Phi, mẹ Cộng trong “Vành đai trong lửa”, cụ Nhiệm trong “Cồn Cỏ ngày thường”…); những người xây dựng Tổ quốc XHCN (như Lê Thị Thuận trong “Đánh giặc trên hàng rào điện tử”, kỹ sư A Pách trong “Đời rừng”, anh Phúc, bác Kha trong “Chế ngự cát”…); và cả những người bình thường, giản dị

(như bố con chú Mới trong “Rất nhiều ánh lửa”, bác Năm Hải trong “Còn mãi đến bây giờ”…) vv… Ngoài ra, còn phải kể đến kiểu nhân vật tập thể (như du kích Gio Linh, người dân Vĩnh Linh, người dân Hải Lăng, người dân xóm chài Cồn Hến…). Tất cả họ với những phẩm chất đáng quý của mình đã góp phần làm nên gương mặt con người Việt Nam yêu nước.

Để làm nổi bật hình tượng những con người Việt Nam yêu nước đó, HPNT đã chọn cho mình một bút pháp xây dựng nhân vật mang phong cách riêng. Cụ thể, ở mỗi nhân vật, ông chỉ lựa chọn tái hiện những nét đẹp độc đáo thuộc về tính cách thể hiện qua suy nghĩ, thái độ, hành động của nhân vật.

Có thể nói, các anh hùng dân tộc luôn là một đề tài hấp dẫn để các nhà văn tìm hiểu, khám phá và mỗi người có một cách thể hiện khác nhau. Với HPNT, khi viết về những con người đã từng làm rạng danh non sông đất nước, ông vừa tiếp tục phát huy những vẻ đẹp đã được sử sách ca ngợi, vừa có sự

khám phá những nét đẹp độc đáo, cá biệt của họ mà chưa từng được nói tới. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi, con người mang “tính cách lưỡng nguyên”, đã tạo ra được “một biệt lệ lịch sử” khi “luôn luôn chọn đúng hướng” con đường đi của mình trước “những ngã ba rối rắm của thời đại(Nguyễn Trãi trước những ngã ba thời đại); với Đào Duy Từ, tuy xuất thân từ “một kẻ giữ trâu cho nhà giàu” nhưng ông đã khẳng định được “tư thế của kẻ sĩ đối diện với vương quyền” khiến cho chúa Nguyễn phải nể phục, coi trọng (Thầy Đào Duy Từ); còn Nguyễn Huệ với “một sức suy nghĩ rất mới, bây giờ vẫn mới” đã xây dựng nên “nhân cách mới cho kẻ sĩ cả một thời đại(Nguyễn Huệ với chiến lược con người); và Nguyễn Công Trứ, một người hùng của thế kỷ 18, quyết tâm đem tài kinh luân của mình ra để “giành lấy một chỗ đứng trong trời đất” nhưng lại vẫn luôn tự xác định rằng “ông sinh ra đời để mà chơi(Tay chơi).

Hình ảnh người trí thức cũng đã được HPNT thể hiện trong những trang viết của mình qua những con người có tính cách độc đáo, nổi trội. Như Dã Mã Võ Thành Minh, một trí thức yêu nước đến cháy bỏng, đã từng bất chấp cái giá rét Châu Âu, ngồi thổi sáo bên hồ Leman để “đòi hòa bình, thống nhất” và mơ ước làm người đưa thư giữa hai miền để đến phút cuối đời được “nằm chết với chiếc bè của ông đúng trên vĩ tuyến 17, hai tay dang ra níu lấy hai bờ của dòng sông(Ngọn núi ảo ảnh), hay Tạ Quang Bửu, người thanh niên lập chí “rất cường tráng”, chỉ thích “chinh phục trí thức mà rất xem thường bằng cấp(Ngọn núi ảo ảnh), và Lê Minh Ngọc, bằng tâm huyết của một trí thức vẫn nuôi dưỡng lý tưởng cách mạng, đã chứng minh được “vai trò của cá thể trong sản xuất kinh doanh là cần thiết để phát triển kinh tế trước khi tiến lên một chủ nghĩa xã hội đích thực(Khái niệm Lê Minh Ngọc)

Với những chiến sĩ cách mạng, quần chúng cách mạng, HPNT cũng phát hiện được những nét đẹp độc đáo, đầy cá tính trong tính cách của họ. Như với

Hoàng, người chiến sĩ trí thức đã phụng sự Tổ quốc tới giọt máu cuối cùng, chỉ có một mong ước giản dị được “làm người lính bảo vệ Tổ quốc” chứ “không muốn tham gia đảng phái nào hết(Bản di chúc của cỏ lau); hay với Lê Minh Trường, ẩn dưới cái “vẻ bên ngoài đơn độc, hơi cộc cằn và rất lầm lì đàn ông” là một vẻ đẹp “đầy trí tuệ” của một “người trí thức cách mạng thật sự” có một trái tim đầy nhiệt huyết chiến đấu mà anh đã dành tặng riêng cho “những người cùng khổ(Về chiếc panh - xô và khẩu súng của Trường); Còn đối với những người Mẹ xứ Quảng, một lực lượng quần chúng cách mạng hùng hậu, như mẹ Duyến ở Huỳnh Hạ, mẹ Thỏa ở Thành Cổ, mẹ Sâm, mẹ Cộng, mẹ Phi, mẹ Cửu Trấu ở Quảng Nam…, theo HPNT, tính cách của họ là “sự kết hợp có tính nguyên tắc giữa cái cứng rắn của thép và cái uyển chuyển của nước”, vì thế mà họ có thể “gánh vác thật giỏi giang trên đôi vai mình cả một sứ mệnh lịch sử lớn và nặng đến thế(Vành đai trong lửa). Và cả những con người bình dị cũng tỏa sáng những nét đẹp riêng dưới ngòi bút tài hoa của HPNT, như hình ảnh chị bán cơm hến với dáng gầy mỏng manh trong chiếc áo cời cũ kĩ bán một chén cơm hến có đến 14 thứ gia vị chỉ với giá 500 đồng mà “không hề bớt đi một thứ gia vị nào” vì “nếu thế thì còn chi là Huế nữa(Chuyện cơm hến).

Bên cạnh sự phát hiện vẻ đẹp độc đáo thuộc về tính cách nhân vật, HPNT cũng chú trọng khám phá vẻ đẹp độc đáo, hiếm có của tài năng ở nhân vật mà ông muốn thể hiện. Có thể nói, vẻ đẹp này được ông tập trung khai thác ở kiểu nhân vật trí thức, nghệ sĩ. Do vậy, qua những trang viết của HPNT, người đọc có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình về tài năng của những nghệ sĩ, trí thức đã lưu lại tiếng thơm cho xã hội. Như nghệ sĩ điêu khắc Điềm Phùng Thị, chỉ với 7 ký hiệu của mình đã “tạo ra một thế giới có khả năng tồn tại trong mọi chiều kích” và có khả năng chinh phục người khác bằng “sự tiết độ của ngôn ngữ, sự giản dị của cấu trúc, bằng linh hồn yên tĩnh và bằng tiếng ngân nga của khoảng

Công Sơn, bằng kinh nghiệm sống của chính bản thân và sự thấu suốt mọi lẽ bất hạnh của thân phận con người, ông đã sáng tạo những bài tình ca được xem như là những “bài kinh cầu bên vực thẳm”, có thể “lay động ý thức về thân phận ở bất cứ ai mê muội định tìm một chỗ ẩn trốn an toàn giữa cõi đời(Mùa thu lá bay); hay nhà khảo cổ học Trần Quốc Vượng, ông không chỉ có thể “đọc được tiền sử” từ kiến thức sâu rộng của mình về khảo cổ học mà còn có “một khả năng ngoại cảm để nhìn xuyên qua lòng đất(Lang thang với Trần Quốc Vượng).

Không chỉ thế, HPNT cũng phát hiện được nét độc đáo của tài năng ở những con người bình thường, giản dị. Ví như mẹ Sâm, một người mẹ Quảng Nam kiệt xuất, chữ hầu như không biết mà có thể “chỉ huy cả một mạng lưới tình báo, biệt động trong thành phố(Vành đai trong lửa); hay Lê Thị Thuận, chỉ bằng một cái thuốn và đôi bàn tay của mình, người nữ du kích Triệu Hải này đã gỡ được 20.460 quả mìn đủ loại trong 20 tháng tham gia chiến dịch, được phong là “dũng sĩ gỡ bom mìn(Đánh giặc trên hàng rào điện tử).

Bằng cái tôi của một tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm, HPNT đã xây dựng được một thế giới nhân vật mà mỗi người với nét độc đáo trong tính cách, tài năng của mình đã góp phần tạo nên diện mạo phong phú, đa dạng, sinh động của hình tượng con người Việt Nam yêu nước. Có thể nói, với cách xây dựng nhân vật không ồn ào, không khoa trương, chỉ khơi gợi những nét tính cách, tài năng mang vẻ đẹp độc đáo riêng biệt, không trùng lặp với bất cứ ai, những nhân vật của HPNT hiện lên tuy có vẻ rất đỗi quen thuộc, bình dị như bao con người Việt Nam khác nhưng ở họ vẫn toát ra những nét khí khái riêng, mang hơi thở thời đại mới.

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)