Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 71 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm

với cảm hứng ngợi ca chân thành, sâu sắc. Bên cạnh đó, bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà văn - trí thức - cách mạng, HPNT đã tái hiện lại quá trình “tìm về với dân tộc” đầy gian lao, thử thách của cả một thế hệ tuổi trẻ trí thức miền Nam trước những bước ngoặt lớn lao của lịch sử dân tộc.

2.3.1 Ca ngợi con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm

Từ bao đời nay, tinh thần yêu nước đã là một bản chất tiềm ẩn và thường trực trong tâm khảm mỗi con người Việt Nam, trở thành một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Đặc biệt, khi đất nước rơi vào họa xâm lăng thì tinh thần ấy càng được thể hiện ở những hành động bảo vệ Tổ quốc rất mạnh mẽ, bởi đó là lẽ sống của mỗi người con đất Việt: “Nếu Mẹ (Tổ quốc) bị người ta làm nhục, thì dù theo đạo nào, con cũng phải xả thân để bảo vệ Mẹ(Ngọn núi ảo ảnh). Lịch sử dân tộc đã chứng minh rõ điều đó. Ngay từ xa xưa, mỗi khi đất nước bị bọn giặc bên ngoài xâm lược thì toàn thể dân tộc Việt Nam với lòng yêu nước nồng nàn đã nhất loạt đứng lên đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi với quyết tâm sắt đá: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” (Hồ Chí Minh) [25, tr.52]. Với sách lược chiến tranh nhân dân có từ ngàn xưa, dân tộc ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược dù chúng có to lớn, hung bạo đến nhường nào.

HPNT là một người yêu nước. Tình yêu quê hương đất nước được hình thành trong tâm thức từ truyền thống dân tộc, được nuôi dưỡng ngay trên mảnh đất quê hương đang bị bọn xâm lược giày xéo từng ngày đã giúp ông tái hiện cuộc chiến tranh chống Mỹ một cách “chân thực và nghiêm khắc” [63, tr.7]. Và khi viết về những con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, HPNT không chú trọng ngợi ca những chiến công vĩ đại của họ, bởi theo ông: “các mô tả có tính chất hào nhoáng về chiến công đều thuộc phạm trù của chủ nghĩa lãng mạn, thậm chí còn bộc lộ cái phi đạo lý của một kẻ đứng ngoài cuộc, thích kể chuyện đùa về xương máu(Vành đai trong lửa), mà ngược lại ông tập trung khắc họa sức mạnh tiềm ẩn của tình yêu nước và sự lưu dẫn của nó trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam, đó là cơ sở để lý giải sức mạnh vũ bão của cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại này. Đối với họ, chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc đã trở thành “nhật lệnh của lương tâm nhân dân(Vành đai trong lửa), là

danh dự của mỗi người “trong mối quan hệ thầm kín của lương tâm đối diện với đất nước(Cồn Cỏ ngày thường).

Thật vậy, chỉ với tình yêu nước sâu sắc, nồng nàn, những chiến sĩ cách mạng mới chịu đựng được mọi khó khăn, gian khổ để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Như để có thể tồn tại giữa mạng lưới chiến tranh tình báo của địch, các chiến sĩ ở trại Cây Thị như Bình, Hoàng phải tự luyện cho mình “cách sống vô hình vô ảnh: đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng, ở không nhà(Bản di chúc của cỏ lau); hay để hoàn thành nhiệm vụ trấn giữ chốt tiền tiêu của Tổ quốc ở Bắc vĩ tuyến 17, các chiến sĩ ở đảo Cồn Cỏ phải chịu đựng “một thứ gian khổ thầm lặng nhưng căng thẳng mà người đất liền ít khi hiểu thấu” đó là trạng thái “thèm nước ngọt” của cơ thể, nó như là sự kêu đòi bức thiết cảm thấy tận trong da thịt của con người khi bị cách ly khỏi môi trường sống của nó (Cồn Cỏ ngày thường). Theo HPNT, sở dĩ những người kháng chiến này có thể vượt qua được mọi sự thử thách khắc nghiệt của môi trường chiến đấu, bởi từ trong sâu thẳm tâm hồn, họ luôn nghe được lời nhắc nhở về nguyện vọng thống thiết của nhân dân “Đừng để lụi tàn, hãy nhóm lên ngọn lửa(Bản di chúc của cỏ lau).

Bằng cái nhìn chân thực của con người đã từng có mặt trong cuộc chiến tranh khốc liệt đó, HPNT đã tái hiện lại không gian sống ác liệt, bi tráng như huyền thoại của người dân Vĩnh Linh trên con đường “tiếp máu” cho Cồn Cỏ trong những năm chiến tranh. Ông khám phá giữa sóng nước, bão gió và bom đạn ác liệt, những người dân biển bình dị mà vĩ đại đã quyết chiến với giặc bằng cả danh dự và lương tâm của mình trước Tổ quốc. Ngay tại “mảnh da thịt của Trường Sơn nằm giữa biển khơi”, trên hòn đảo “trần thân nơi điểm cao không nơi ẩn nấp, không một tấc đất để lùi chân(Cồn Cỏ ngày thường), HPNT như thấu suốt cái ý thức quyết chiến trường cửu của dân tộc trong cách đánh duy nhất mang triết lí “tồn tại hay không tồn tại” của cuộc chiến tranh nhân dân, đó là

mệnh lệnh của lương tâm con người đang hiện hữu cụ thể nơi hòn đảo kiên cường này. HPNT đã viết những dòng chân thực, đầy cảm xúc về sự lẫm liệt và bi tráng của tinh thần quyết tử cho Tổ quốc tồn sinh trong những con người Vĩnh Linh: “Đã có những con thuyền ra khơi từ lúc chiều tối để sáng hôm sau không trở về bến. Nhưng cứ đúng giờ thì mỗi gia đình lại vẫn có người tiếp tục xuống thuyền, đủ quân số; anh chết thì em đi, em Ba, em Tư, sau cùng là bố già; chỉ cất lên một câu hò tạ từ rồi nắm lấy tay chèo, khẳng khái ra đi như đất nước thời cổ

(Cồn Cỏ ngày thường)

Viết về những con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh nhân dân toàn diện, trường kỳ của dân tộc, HPNT rất chú ý miêu tả sức mạnh yêu nước tiềm ẩn ở những con người bình thường, giản dị trong xã hội như những người mẹ, người chị, các cụ già, các em bé thiếu niên và cả những người tàn tật... Và chân dung những người mẹ, đặc biệt là những người mẹ xứ Quảng, luôn được HPNT tái hiện ở vị trí trang trọng nhất. Bằng trực giác nhạy bén và chính xác, ông đã nhận xét, họ là “sự kết hợp có tính nguyên tắc giữa cái cứng rắn của thép và cái uyển chuyển của nước(Vành đai trong lửa). Chính sự kết hợp tuyệt vời này đã làm cho các mẹ có được một sức mạnh ghê gớm để đối phó với kẻ thù khiến chúng phải nể sợ. Đó là mẹ Thỏa ở Thành Cổ đã diễn trò giả điên trong “một vở kịch yêu nước(Đêm chong đèn nhớ lại) trường kỳ suốt ba năm liền để nuôi giấu người cán bộ dưới hầm bí mật trong nhà mẹ, là mẹ Duyến ở làng Huỳnh Hạ, trong cái thế kẹt nhất thời của lịch sử, với một con đò nhỏ mẹ đã “giữ dòng Bến Hải luôn luôn là một con sông có đủ nguyên vẹn cả hai bờ(Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Đó còn là mẹ Sâm, một bà mẹ Quảng Nam kiệt xuất, một “người mẹ Việt Nam kỳ diệu, nhìn bà là thấy được lịch sử(Tại sao Tổ quốc lại là Mẹ?), chữ hầu như không biết mà chỉ huy cả một mạng lưới tình báo, biệt động của cách mạng trong thành phố suốt những năm chống Mỹ..vv.. HPNT đã

chính những phụ nữ vốn được xem là “phái yếu” đã có thể gánh vác thật giỏi giang trên đôi vai của mình cả một sứ mệnh lịch sử lớn và nặng đến thế. Với ông, các mẹ thực sự là “những tấm gương thần thánh” mà bao thế hệ con cháu sau này biết soi vào đó sẽ “giữ được lương tâm trong sáng đến suốt đời(Vành đai trong lửa).

Bên cạnh đó, những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm như kiên cường, bất khuất, thông minh, sáng tạo, đầy tinh thần lạc quan… cũng được HPNT tái hiện và ngợi ca. Trong tác phẩm “Vành đai trong lửa”, ông khẳng định chính sự sáng tạo những biện pháp ngụy trang vũ khí “mưu mẹo cơ trí đến mức đạt trình độ ảo thuật” mà các mẹ, các chị đã hoàn thành việc chuyên chở vũ khí vào thành phố đầy mạo hiểm, vượt qua được sự kiểm tra, lùng sục ráo riết của kẻ thù, đánh lừa cả bọn tình báo địch, kể cả CIA; hay với trí thông minh, linh hoạt “đầy tính chất kết hợp, phối hợp, ứng chiến, tao ngộ” trong chiến thuật tấn công mà những người du kích Bến Hải đã “hạ nhục” cái hàng rào điện tử Mac Na-ma-ra vốn được xem là nơi huy động “tất cả tư duy chiến tranh của Đế quốc Mỹ”, khiến nó chỉ còn là một “mớ thép gỉ” bùng nhùng và “cọc sắt đổ nát trong cỏ dại(Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Và cũng chính tinh thần lạc quan, yêu đời mà ông cùng với những người đồng chí của mình đã từng sống những năm tháng “trang nghiêm nhất của đời người” ở vùng rừng núi Trường Sơn trong “tiếng cười hả hê no bụng(Rừng cười).

Từ nhiều góc độ quan sát, ngòi bút HPNT không chỉ hướng đến ngợi ca sự cao cả của tinh thần chiến đấu, đức hy sinh của con người Việt Nam trong chiến tranh mà bằng tấm lòng yêu thương, sẻ chia đầy nhân bản, ông còn miêu tả một cách cụ thể những suy nghĩ, trăn trở, những nỗi đau mất mát, hy sinh cùng với niềm vinh quang và cay đắng của con người ở những chiến tuyến khác nhau,

dưới những góc độ khác nhau (“Dệt gấm” với thủy quân lục chiến ở Cửa Việt, Như con sông từ nguồn ra biển, Tiếc rừng, Ngọn núi ảo ảnh…). Trong tâm tưởng của những người từng có mặt trong cuộc chiến thì “Chiến tranh là một cái gì thật cay đắng, tàn bạo và vô cùng mỉa mai; rất nhiều khi chẳng có ai muốn, chẳng một bên nào muốn, ấy vậy mà nó cứ phải là chiến tranh!” (Hoàng Cát) [12, tr.70]. Đêm xem cải lương ở vùng giáp ranh Cửa Việt đã để lại trong HPNT một “lưu ảnh huyền ảo” về tâm hồn những khán giả mặc áo lính ở hai phía đối nghịch. Trong “khoảnh khắc hòa bình tưởng như huyền thoại” của cuộc chiến đẫm máu còn kéo dài, HPNT đã cảm nhận sâu sắc những ước mơ chất phác, nhân hậu về cuộc đời của những người lính trận. Dù là những chiến sĩ quân Giải phóng hay lính Thủy quân lục chiến, họ “đều là người Việt, ra đi từ những ngôi làng Việt(“Dệt gấm” với thủy quân lục chiến ở Cửa Việt) mang trong trái tim mình nỗi khát khao thành khẩn yêu thương và khát vọng sống của loài người.

2.3.2 Ca ngợi con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước

Nếu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ của dân tộc, chính sức mạnh tiềm ẩn của tình yêu nước sâu sắc, bền chặt mà những con người Việt Nam đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược thì trong thời bình, cũng chính tình yêu nước cao cả, thiêng liêng đó đã tiếp sức, động viên họ trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

Đất nước vừa mới thống nhất, do đó còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc khắc phục hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại. Đã vậy, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, thiên tai lũ lụt lại thường xuyên xảy ra khiến đời sống con người ngày càng bần cùng hơn, đặc biệt là người nông

đã cùng chung sức dần dần khắc phục mọi khó khăn đang tồn tại, đưa đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân từng bước cải thiện cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. HPNT đã cảm nhận được khí thế đổi mới sôi nổi cùng với tinh thần đầy quyết tâm của người dân ở những nơi ông đặt chân đến.

Vùng đất đỏ Gio Linh trước chiến tranh vốn trù phú, sầm uất, thế mà sau chiến tranh, tất cả chỉ còn lại “một bãi cỏ tranh rối bời xanh ngắt đến đau lòng”. Trên những tàn tích sụp đổ của hệ thống hàng rào điện tử Mac Na-ma-ra thì đã có đến “gần năm nghìn hécta đất đai bị cài mìn(Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Giờ đây cuộc chiến đấu thứ hai trên hàng rào Mac Na-ma-ra đã diễn ra cũng gay go, ác liệt không kém với cuộc chiến đấu trực diện với kẻ thù trước đây. Hàng nghìn con người từ nông dân đến du kích đang phải thuốn mìn để giải phóng đất. Họ lao động với một trạng thái cực kì căng thẳng bởi máu vẫn có thể tiếp tục đổ xuống nếu không cẩn thận. Cũng giống như trong cuộc chiến đấu với kẻ thù trước đây, HPNT tự hào rằng “người nông dân lại chiến đấu hết sức dũng cảm và đang giành chiến thắng(Đánh giặc trên hàng rào điện tử).

Còn trong “Đời rừng”, khu rừng tùng cổ A Sao qua những năm chiến tranh đã bị tàn phá hoàn toàn. Nhưng sau chiến tranh, bằng chính sức sống diệu kỳ của rừng và bằng những cố gắng của con người miền núi nơi đây, toàn bộ khu rừng tùng đã sống lại “tươi non, biếc xanh, lớp lớp dàn khắp mặt đất như một thế hệ trẻ đang đứng dậy”, nó đã “biết hát rì rào dù trời không có gió, trên lá, trên đầu cây đã quyện nhẹ chút khói lam” đúng như bản chất vốn dĩ của nó. Điều này dự báo rằng muông thú sẽ trở lại với rừng già của chúng. Với những biểu hiện tuyệt vời của lòng yêu nước của người dân miền núi nơi đây, ông khẳng định “từ trong lau và cỏ tranh, những cánh rừng Việt Nam sẽ chiến thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh hóa học của Đế quốc Mỹ(Đời rừng).

Không chỉ thế, những con người Việt Nam “gian khổ và sáng tạo” đầy quyết tâm, nhiệt huyết đó đã tìm cách chế ngự được sức mạnh hung bạo, khắc nghiệt của thiên nhiên để bảo vệ cuộc sống bình yên, no ấm của mình. Qua “Chế ngự cát”, HPNT đã nêu bật được sức mạnh của con người, của cách mạng trong việc trị thủy vùng cát vốn dĩ là kẻ gieo rắc tai họa cho nhân dân trong vùng từ bao đời nay. Với khẩu hiệu “Tất cả cho đê cát”, người dân ở các khắp các làng mạc Hải Lăng đã đổ về ven biển, khởi công xây đắp trên mặt cát “cái công trình ước vọng lâu đời của mình”. Cuối cùng, chỉ với cái cuốc, đôi trạc và hai bàn tay chai sạn của mình, những con người nơi đây đã biến con đê ước vọng đó thành cái có thực, nó báo hiệu sự “bình yên của cuộc đời bắt đầu ló dạng trong giấc ngủ thật ngon đêm qua” của người dân vùng cát.

Những con người Việt Nam lam lũ, cần mẫn đó còn tự biết đổi mới phương thức sản xuất lạc hậu tồn tại từ bao đời để nâng cao năng suất lao động. Ngay như những người nông dân ở Gò Nổi, trước đây họ chỉ quen với hình ảnh con trâu cùng với cái guồng nước kiểu sông Nin. Thì giờ đây, trên tinh thần “dám nghĩ dám làm”, họ đã quyết tâm đi đầu trong việc đổi mới phương thức sản xuất nông nghiệp, đưa đồng ruộng đi vào hợp tác hóa và giành quyền chủ động trị thủy cho cây lúa. Chính sự mạnh dạn đổi mới này đã làm cho mảnh đất Gò “thay da đổi thịt” hoàn toàn. Và HPNT nhận ra ở họ cái “khát vọng và ý chí của con người muốn phá vỡ cái quán tính của quá khứ trong tất cả những gì trì kéo và kềm hãm của nó để giành lấy thế chủ động sáng tạo trên hướng đổi mới của cuộc sống(Đứa con phù sa).

Trong không khí sôi nổi, hào hứng của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, HPNT đã chứng kiến được sự trưởng thành nhanh chóng của cả một thế hệ tuổi trẻ Việt Nam hăng hái đi đầu trong mọi lĩnh vực. Ông rất tâm đắc khi viết về những con người này, những chủ nhân tương lai của một nước Việt Nam

hòa bình, độc lập. Trên mặt trận khắc phục hậu quả chiến tranh, chúng ta đã từng biết đến một Lê Thị Thuận - nữ dũng sĩ gỡ bom mìn được bạn bè thế giới khâm phục (Đánh giặc trên hàng rào điện tử), một kỹ sư A Pách say mê công việc tái thiết rừng tùng A Sao (Đời rừng); thì trên mặt trận chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt, những người thanh niên Hải Dương với năng suất lao động vượt bậc đã trở thành những “con người mới” trong chiến dịch “Bình Trị Thiên

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)