Cảm hứng văn hoá lịch sử

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 55)

6. Kết cấu của luận văn

2.2 Cảm hứng văn hoá lịch sử

Trong tâm thức người Việt, văn hoá cùng với lịch sử là những mảnh đất thiêng liêng có ý nghĩa định hình nên phong cách con người và làm nên hình dáng xứ sở. Xuất phát từ tâm thức dân tộc của môt người yêu nước chân thành và mãnh liệt, HPNT đã tái hiện lại truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc với một niềm tự hào, ngưỡng mộ sâu sắc. Bằng cái nhìn biện chứng, khoa học của con người am tường những kiến thức sử học, địa lí, văn hoá, HPNT không chỉ đi tìm, phát hiện vẻ đẹp văn hoá ở chiều sâu của nó, mà còn đưa ra những khám phá mới các vấn đề của lịch sử dân tộc tưởng chừng đã bị chôn vùi theo thời gian. Chính vì thế, giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Bút ký HPNT là một cuộc đi tìm cội nguồn, một sự phát hiện bề dày văn hoá lịch sử của các hiện tượng đời sống” [77, tr.253].

2.2.1 Luôn hướng đến chiều sâu văn hoá

Nghiên cứu về bản sắc văn hóa Việt Nam, GS. Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình” [89, tr.27]. Còn theo HPNT “Văn hoá chính là bài thơ của cuộc sống, không phải được làm ra trong một khoảnh khắc cảm hứng của thi sĩ mà được sáng tạo qua kinh nghiệm sống trường kỳ của nhân dân, là sức cố gắng vươn đến cái Đẹp của con người qua nhiều đời, trong cuộc tiếp xúc, trao đổi giữa con người với con

người mang lối sống khác nhau thuộc các dân tộc(Trung tâm thành Châu Hoá).

Như vậy, văn hoá bao giờ cũng có một lịch sử, nó không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội của con người. Không chỉ thế, nó còn định hướng những chuẩn mực cho con người trong quá trình vươn đến cái Đẹp, làm phong phú đời sống tinh thần của chính con người. Để có thể nhận thức một cách sâu sắc những giá trị văn hoá bền vững, trường tồn theo chiều dài lịch sử dân tộc, con người cần có sự tìm tòi, khám phá văn hoá ở chiều sâu của nó. Chọn hướng tiếp cận này, HPNT đã thể hiện cái nhìn thông thoáng, hiện đại của một người luôn nung nấu khát vọng tìm kiếm những giá trị văn hoá vĩnh hằng của dân tộc.

Bằng cách tiếp cận, lí giải rất riêng của mình, HPNT đã khám phá và làm mới những giá trị văn hoá của dân tộc, chủ yếu trên ba phương diện: văn hoá ẩm thực, văn hoá chơi và văn hoá tâm linh.

2.2.1.1 Văn hoá ẩm thực

Trong cuộc chuyển vận sôi động tìm kiếm và sáng tạo thức ăn cho chính mình, mỗi cộng đồng dân tộc đã hình thành một quan niệm ăn uống trên cơ sở thói quen, phong tục tập quán riêng. Trên phương diện mỹ học, ăn uống trong giá trị tự thân của nó đã trở thành nét đẹp văn hoá, được lưu truyền trong mỗi cộng đồng. Những trang viết của HPNT về văn hoá ẩm thực dẫu không nhiều nhưng là những trang viết công phu, tỉ mỉ. Nó không chỉ mang lại cho người đọc sự thưởng thức giác quan đơn thuần mà còn thể hiện được tấm lòng biết ơn thiên nhiên và con người xứ sở của nhà văn.

Viết về văn hoá ẩm thực Huế, ông xem xét việc ăn uống trong giá trị tự thân của nó trên phương diện mỹ học, dưới ánh sáng của tâm thức văn hoá dân

dưỡng sinh và làm phong phú thêm những quan hệ ứng xử với con người xung quanh. Trong sự quán chiếu về chiều sâu văn hoá, HPNT nhận thức văn hoá ẩm thực là nét văn hoá chung, được thể hiện rất riêng, rất độc đáo ở người Huế, góp phần quan trọng trong quá trình tạo dựng nên tính cách con người cũng như văn hoá vùng đất này.

Bằng sự hệ thống lại các kiến thức về văn hoá ẩm thực từ sách vở, kết hợp với kinh nghiệm, sự quan sát của bản thân về nết ăn uống của con người nơi đây, HPNT đã đi đến một kết luận rất rành mạch: tính tổng hợp là một trong những đặc trưng cơ bản làm nên bản chất của văn hoá ẩm thực Huế. Nó chi phối sự đa dạng khẩu vị ăn, tính chất quý tộc - bình dân, quá trình giao lưu văn hoá và mối liên hệ giữa truyền thống với hiện đại của nghệ thuật ăn uống cố đô. Qua sự đối chiếu số liệu trong các sách, công trình nghiên cứu, HPNT khẳng định có khoảng bảy trăm món ăn hiện còn lưu giữ tại Huế theo chín “hệ” khác nhau. Chúng thật sự mang lại cho văn hoá Huế sự giàu có đặc biệt. Nhưng văn hoá không chỉ hiện ra ở bề nổi, nó tiềm ẩn bên dưới hình ảnh, con số những giá trị to lớn khác.

Tìm hiểu, khám phá văn hóa ở bề sâu, HPNT chú ý tìm kiếm cái gốc rễ đã tạo nên ý thức văn hóa của người Huế trong quá trình đa dạng hóa khẩu vị ăn uống của họ. Trên cơ sở nghiên cứu của những người đi trước, ông khẳng định tính chất Mường, Chăm trong món ăn Huế, “vả trộn, mít trộn, bánh lá (hoặc bánh nậm), canh lọm (nấu bằng lõm chuối sứ) đều có gốc gác từ những món ăn của người Mường”, “những món ăn làm bằng cá khô bánh tráng, nước chấm mắm nêm, đều là cách ăn của người Chăm(Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế). Như vậy, chính ý thức văn hóa, thói quen ăn uống và sự sáng tạo, tài hoa của người Huế đã giúp họ lưu giữ, tiếp thu các yếu tố văn hóa Mường, Chăm, Trung Hoa, Pháp… đã làm nên sự phong phú, đa dạng cho văn hóa ẩm thực Huế.

Và trong suy nghiệm của HPNT, văn hóa ẩm thực không chỉ là yếu tố dân tộc mà còn được nâng lên thành vấn đề dân tộc. Thế nên, khi ăn bát phở Bắc trên đất Sài Gòn, nhà văn như nhìn thấy trong đó “bao nhiêu phế hưng và nếm thấy trong thìa nước trong trẻo ngọt ngào kia một chút hương vị bể dâu của những tháng năm(Phở hoài cảm), cũng như khi ăn chén cơm hến bình dân, ông cảm nhận được “hương vị bát ngát suốt đời người(Chuyện cơm hến).

Nhưng yếu tố góp phần rất quan trọng tạo nên bản sắc và sức sống vững bền cho văn hóa ẩm thực Huế là những người phụ nữ Huế - “chủ thể” làm ra phong vị xứ Huế qua các món ăn. Với họ, “tài nghệ nấu nướng là nội dung hàng đầu của bổn phận làm dâu, làm vợ, đồng thời là nhân cách bà chủ gia đình trước họ hàng xã hội(Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế). HPNT nhận thấy tính cách, môi trường xã hội cùng hệ thống giáo dục đào tạo sâu rộng về công việc bếp núc đã giúp người phụ nữ Huế biến công việc tưởng chừng như đơn giản và tầm thường “nấu ăn” thành một nghệ thuật. Vì thế, nấu ăn đã trở thành “ý thức tự nguyện” của người phụ nữ và họ đã làm việc đó bằng “tất cả tâm hồn” mình nhằm để “dành một sự tôn vinh làm niềm tự hào cho truyền thống gia đình(Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế).

Đất Huế vốn nghèo. Người Huế đã tự rèn cho mình đức tằn tiện và ý thức tổ chức, sắp xếp cuộc sống trên một nền tảng vật chất khiêm tốn. “Tái tạo những vật vứt đi để tạo thành những giá trị văn hóa, làm phong phú thêm cuộc sống của con người” là một triết lý mà người Huế đã thực hiện trong suốt hành trình sống của họ. Bằng cái nhìn nhân văn và đầy tính triết lý, HPNT khẳng định “đấy là nét nhân bản trong nghệ thuật làm bếp của người đàn bà Huế”. Họ đã dùng tài năng nấu nướng của mình để bù vào chỗ thiếu hụt của vật chất. Chính vì thế mà ngồng bông cải, cá lẹp, rau mưng là những thứ “đáng vứt đi” nhưng dưới bàn tay khéo léo của những người nội trợ, chúng vẫn trở thành món ăn có

chất lượng bất ngờ(Mấy đặc trưng của “văn hóa ăn” vùng Huế). Bởi vậy mà văn hóa ẩm thực “tính nghèo” Huế chứa đựng trong nó sức sáng tạo, tài hoa, ý thức vượt khó và tấm lòng của con người đối với quê hương, cộng đồng.

Khác với HPNT, Vũ Bằng dành cho văn hóa ẩm thực đặc sắc và tinh tế của Hà Nội một sự quan tâm đặc biệt. Ông khám phá nét văn hóa này bằng tất cả niềm thích thú của một người sành ăn nhưng không đến nỗi cầu kỳ, khó tính. Ông viết về Cốm Vòng, bánh Xuân Cầu, tiết canh cháo lòng, thịt cầy, hẩu lốn… những món ăn bình dân của người Hà Nội trong niềm tiếc nuối, nhớ mong vời vợi về một “ký ức văn hóa” sống động ngàn đời: “…những quà đó đã đem đến cho lòng ta bao nhiêu sự đắm say, bao nhiêu thú vị, bao nhiêu cảm giác mông lung nhã lịch! Ta cầm lấy mà thấy như ôm một chút hương hoa của đất nước vào lòng(Miếng ngon Hà Nội). Còn với Nguyễn Tuân, cũng viết về văn hóa ẩm thực, nhưng ông không tập trung khám phá văn hóa ẩm thực của một vùng văn hóa như HPNT và Vũ Bằng mà ông luôn luôn đi tìm đặc sản tinh túy của mỗi vùng đất đã từng đặt chân đến. Hà Nội có phở, cốm; Huế có bánh bèo, bánh nậm và Hội An có cao lầu… Mỗi món ăn là kết quả của một lịch sử đời sống cộng đồng qua nhiều thế hệ hợp sức, sáng tạo và hoàn thiện. Không chỉ thế, Nguyễn Tuân thường mô tả một cách tỉ mỉ những sáng tạo nghệ thuật ẩm thực trong một “quá trình” từ lịch sử ra đời, cách chế biến đến bày dọn, thưởng thức theo đúng quy cách, đúng khẩu vị người Việt Nam chân chính, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ đến cái cơ sở văn hóa, cơ sở thẩm mỹ vững chãi của món ăn. Trong tư thế của một “kẻ chơi ngông muốn làm việc ngược đời” (Nguyễn Đăng Mạnh) [52, tr.14], Nguyễn Tuân đã tiếp cận việc ăn uống như “một giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc” [52, tr.15]. Bởi vậy mà những phát hiện của Nguyễn Tuân về văn hóa ẩm thực thường mang tính độc đáo, rất nghệ sĩ và sành điệu.

Như vậy, nếu Vũ Bằng viết về ẩm thực với sự chú trọng diễn tả những cảm xúc trần gian của khẩu vị ăn uống đan xen với những tâm sự đời tư, còn Nguyễn Tuân xem ẩm thực như một vấn đề dân tộc học, thì HPNT tiếp cận nghệ thuật ẩm thực trên mọi phương diện: kỹ thuật, mỹ học, dân tộc, văn hóa - lịch sử, triết lí… Từ đó, chúng ta có thể nói, trước miếng ăn, Nguyễn Tuân như là một “tao nhân”, còn Vũ Bằng chỉ như là một “thường dân” thì HPNT như một “triết nhân”.

2.2.1.2 Văn hoá chơi

Trong cuộc sống thường ngày, con người không chỉ quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất của mình mà còn hướng đến sự thỏa mãn các nhu cầu của đời sống tinh thần. Ngay từ thời xa xưa, các cụ thủy tổ người Việt với dụng cụ thô sơ, mộc mạc, trình độ văn minh còn sơ khai cũng đã biết tự chế tạo ra những sản phẩm làm phong phú đời sống tinh thần của mình mà tiêu biểu là chiếc Trống Đồng - “món đồ chơi chói lọi Rạng Đông”. Đó là những biểu hiện cụ thể của kiểu văn hóa chơi mà HPNT đã dấn thân tìm kiếm để rồi mang đến những khám phá thú vị về vẻ đẹp chiều sâu của nó mà ít ai ngờ tới.

Từ những di sản văn hoá nghệ thuật mà cha ông để lại, từ những mẫu hình tiêu biểu của các danh nhân văn hóa, HPNT đã tìm hiểu văn hoá chơi của dân tộc qua đó làm nổi bật tính cách con người ở mỗi vùng đất nước. Ví như Người Hà Bắc “mê chơi đến quá độ tài tình” với quan họ hội Lim, tranh làng Hồ, gốm Bát Tràng…; người Nghệ Tĩnh “chơi đào hoa tới số” với hội phường Vải, phường nón, hát ghẹo, hát ả đào…;người Huế ham chơi “cha truyền con nối”, “bày đủ trò đủ cuộc” đàn hát, thả diều, uốn cây, xào nấu… còn người Nam Bộ thì “làm hết mình, chơi hết ga” đi đâu cũng chai rượu, cây đàn. Trong suy nghĩ của HPNT, “ham chơi là cách sống đạt đạo của con người đã nhìn thấy từ lâu bản

chất phù hư của thế giới, hiểu rõ rằng những giá trị vật chất có khả năng đến đâu trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cho con người(Người ham chơi).

Ngay chính bản thân HPNT cũng là một tay chơi khi mang trong mình cái thú lãng du non nước đã được hun đúc trong ông từ thời thơ ấu qua hình tượng “con chim gi sừng” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Những chuyến ngao du từ “Trời Điện Biên mây trắng” qua “Miền gái đẹp” đến những cuộc lang thang, hội hè cùng với những người bạn của ông như Trần Quốc Vượng, Trịnh Công Sơn, Đinh Cường, Lâm Triết, Lê Bá Đảng, Điềm Phùng Thị, Phùng Quán, Bùi Giáng, Nguyễn Trọng Tạo, Trương Thìn… và cả những bậc tiền bối Thảo Am Nguyễn Khoa Vy, Ưng Bình Thúc Giạ Thị… đã mang đến cho “người ham chơi” HPNT những trang viết về văn hoá chơi của dân tộc thêm phong phú, sinh động. Chỉ với sự hiểu biết nghệ thuật rất sành điệu, am hiểu sâu sắc các lĩnh vực âm nhạc, hội hoạ, điêu khắc, HPNT mới chuyển tải được những cuộc chơi tinh tế, trí tuệ của những người bạn ông trên sân chơi nghệ thuật. Mỗi người với tài năng sáng tạo thiên bẩm của mình không chỉ đem đến cho nghệ thuật nước nhà sự mới mẻ, hưng thịnh mà còn góp phần làm cho văn hoá chơi của dân tộc thêm đa dạng, sâu sắc.

Bằng tấm lòng tri âm tri kỷ giữa những tâm hồn đồng điệu, HPNT đã khám phá được những điều mà họ làm được từ những cuộc chơi đó, ví như Thảo Am tiên sinh với “thi tài” của mình đã đưa “tính nghịch ngợm của ngôn ngữ dân gian xứ Huế lên thành chất liệu thơ độc sáng không ngờ” để rồi hậu thế phải cười chảy nước mắt với những bài “Thơ Ham Chơi” của cụ (Thảo Am Nguyễn Khoa Vy); với Điềm Phùng Thị, nghệ thuật “chữ cái” của bà là “sự hợp lưu của hai nguồn suối: mỹ học Thiền và chủ nghĩa tượng trưng Châu Âuu”, và “chữ cái Điềm Phùng Thị rốt cuộc chính là những biểu trưng (symbole)(“7 chữ cái” Điềm Phùng Thị); và Văn Cao, trong những lúc ngồi im lặng tại căn phòng nhỏ

của mình suốt mấy chục năm trời để “lắng nghe tiếng nói im lặng của thế giới”, ông đã “cưu mang hết số phận của dân tộc mình và báo trước những nguy cơ đang đến trước con người(Tống biệt Lưu Nguyễn về Trời); còn Trịnh Công Sơn, “một gương mặt hoàng tử sầu muộn và dịu dàng” với những bài Tình ca như những “bài kinh cầu bên vực thẳm lay động ý thức con người về thân phận ở bất cứ ai mê muội định tìm một chỗ ẩn trốn an toàn giữa cõi đời(Mùa thu lá bay), không chỉ nổi tiếng ở những sân khấu tràn đầy hoa hồng mà còn được biết đến ở những “nơi không có hoa hồng”, lại có một khát vọng rất bình dị “lưu lại cho đời có chăng chỉ một chữ thôi. Chữ Say(Người uống rượu - Một cuộc uống rượu vô tiền khoáng hậu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn); còn với Đinh Cường, một họa sĩ trừu tượng luôn để ý thức lắng dần vào thế giới của Đất Đá, thì có lẽ “chất liệu Đá trong tác phẩm Cường bắt nguồn từ khát vọng muốn xóa bỏ ý thức đau khổ của mình trước cuộc đời và muốn trở về tìm sự an nghỉ cho linh hồn trong thế giới vô cơ của đất đá, cát bụi(Vẻ trầm mặc của đất đá)…vv… Qua đó, chúng ta có thể cảm nhận được cái thú thưởng thức nghệ thuật đầy trí tuệ và tao nhã ở HPNT mà không phải ai cũng có được.

Bằng tâm hồn “đạt đạo” của một “người ham chơi”, HPNT đã mang đến cho văn hóa chơi của dân tộc một triết lí thật thú vị, con người “làm để sống, sống để chơi”, và chơi để làm tốt hơn nữa. Đó là thế cân bằng giữa người làm, người nghĩ và người chơi trong mỗi con người. Chính nhờ “tâm thức chơi” tồn tại

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)