Kết cấu “phi cốt truyện”

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 107 - 113)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1 Kết cấu “phi cốt truyện”

Có thể nói, hình thức kết cấu “phi cốt truyện” là một đặc điểm thường thấy ở các tác phẩm ký. Bởi nếu những yếu tố trữ tình hoặc chính luận của chủ thể trần thuật mạnh đến mức chi phối một cách thoải mái thì người thật việc thật tuy vẫn được tái hiện, nhưng “không thể và không cần thiết tổ chức thành cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh” [49, tr.435]. Mặt khác, ký sử dụng hư cấu tùy theo mức độ và phạm vi cho phép, do đó nó cũng không chủ trương xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh. Đây là một nét khác biệt lớn giữa tác phẩm ký và tác phẩm truyện (truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết). Vì truyện có “hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật” [22, tr.423]. Với thủ pháp nghệ thuật chính là hư cấu và tưởng tượng, truyện bao giờ cũng có một cốt truyện hoàn chỉnh, thông qua đó, tính cách nhân vật được thể hiện, xung đột truyện được bộc lộ và phát triển.

Ký HPNT cũng thuộc dạng kết cấu “phi cốt tryện” dù rằng nhà văn đã miêu tả rất nhiều sự kiện, tình huống, xung đột và tính cách nhân vật được biểu hiện rất cụ thể . Tuy nhiên, hình thức “phi cốt truyện” trong mỗi tác phẩm cũng có cách tổ chức khác nhau. Qua khảo sát các tác phẩm trong tập 2 và 3 của “Tuyển tập HPNT” (80 tác phẩm), chúng tôi tạm thời chia ra bốn hình thức cốt truyện cơ bản: (phân loại tác phẩm theo cốt truyện sẽ được liệt kê cụ thể ở phần Phụ lục)

1. Cốt truyện tâm lí: câu chuyện được kể lại theo dòng suy tưởng của nhà văn, có 13 tác phẩm (Hoa trái quanh tôi, Rừng nước mặn, Ai đã đặt tên cho dòng sông,…).

2. Cốt truyện chỉ là sự tập hợp một hệ thống sự kiện dưới một chủ đề nào đó: có 15 tác phẩm (Vành đai trong lửa, Đánh giặc trên hàng rào điện tử, Rừng cười, Tiếc rừng,…).

3. Cốt truyện xoay quanh một vấn đề đáng chú ý hay một nhân vật có tiếng tăm trong xã hội, trong đó đan xen không ít những suy nghĩ, liên tưởng của nhà văn: có 47 tác phẩm (Chế ngự cát, Đất Mũi, Còn mãi đến bây giờ,…).

4. Cốt truyện tương đối hoàn chỉnh: chủ yếu tập trung ở các tác phẩm truyện ký, có 5 tác phẩm (Bản di chúc của cỏ lau, Rất nhiều ánh lửa,…). Tuy chỉ tái hiện lại cuộc đời hoặc một đoạn đời của một nhân vật cụ thể nhưng nhà văn vẫn đan cài vào những cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của mình về nhân vật, do đó làm cho lời kể đôi khi không được liền mạch.

Để tác phẩm có thể tạo được sự hấp dẫn, cuốn hút đối với người đọc dù rằng nó không có một cốt truyện hoàn chỉnh, HPNT đã có sự vận dụng linh hoạt các yếu tố lịch sử, yếu tố dân gian, truyền thống dân tộc đan xen với những mẩu chuyện huyền thoại. Tất cả những yếu tố này đã góp phần làm cho tác phẩm trở

3.2.1.1 Sử dụng phong phú các yếu tố lịch sử

Với HPNT, việc vận dụng linh hoạt các yếu tố lịch sử đã góp phần làm tăng thêm không khí trang nghiêm của tác phẩm cũng như giúp người đọc có một sự nhận thức sâu sắc hơn về các vấn đề được nhà văn đề cập. Các yếu tố lịch sử được HPNT biểu hiện ở nhiều hình thức: có khi là câu chuyện lịch sử có liên quan đến đối tượng miêu tả, có khi là một nhân vật lịch sử hay những yếu tố của truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc

Chính sự vận dụng, liên hệ các yếu tố lịch sử đã giúp cho HPNT có một sự nhìn nhận, đánh giá những vấn đề của hiện tại trở nên khoa học, biện chứng qua sự đối chiếu lịch sử giữa xưa và nay. Điều này có thể thấy rõ trong Chế ngự cát, Đánh giặc trên hàng rào điện tử, Đất Mũi, Đứa con phù sa, Ai về châu xưa, Cồn Cỏ ngày thường, Rượu hồng đào chưa nhắm đã say

Thật vậy, có được nghe HPNT đọc lại những câu thơ của Cao Bá Quát nói về nỗi ám ảnh của dải cát mênh mông ven biển Trị Thiên đối với những người khách bộ hành ngày xưa, người đọc mới càng cảm nhận được sự tàn bạo, khốc liệt của thiên nhiên vùng cát và mới “thấm thía hết cái giá mà con người phải trả khi chung sống với cát(Chế ngự cát); hay khi nói về sự vững chắc của lũy thép Vĩnh Linh trong cuộc chống chọi trực tiếp với cái hàng rào điện tử rất hiện đại của Mỹ, HPNT đã không đi sâu vào miêu tả sự kiên cố của chiến lũy mà dành gần bốn trang sách để nói về “nhân trận” trong “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo. Để từ đó, người đọc vừa hiểu thêm về lịch sử vừa hiểu được sức mạnh vĩ đai của cuộc chiến tranh nhân dân, chính nó đã tạo nên những chiến thắng vang dội trong suốt lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt Nam. Ông còn khẳng định “không chỉ có một Vĩnh Linh mà khắp Tổ quốc Việt Nam đã dựng lên vô cùng vô tận những lũy thép thành đồng(Đánh giặc

dân nhà Trần trước bọn giặc Nguyên Mông hùng mạnh cách đây bảy thế kỷ khi ông về thăm mảnh đất Châu Lộc, nơi vừa diễn ra cuộc chiến đấu và chiến thắng bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc vào cuối những năm thập kỷ 70, HPNT đã tạo được không khí thiêng liêng của lịch sử và nhắc lại một bài học luôn làm rùng mình các thế lực ngoại xâm “Không được cho Giao Chỉ là nước nhỏ mà khinh thường(Ai về châu xưa).

Bên cạnh những sự kiện lịch sử thì những nhân vật lịch sử cũng là một “chất xúc tác” làm cho các tác phẩm của HPNT trở nên hấp dẫn hơn. Như khi về thăm “cái ngưỡng” của đất nước là đèo Hải Vân, HPNT đã nhớ tới một nhân vật lịch sử đã góp phần quyết định cho sự mở rộng của biên giới Đại Việt về phía Nam, đó là Huyền Trân Công chúa, nàng đã “vì lợi cho dân tình đem lại mà cân”, sẵn sàng chấp nhận cuộc hôn nhân chính trị với vua Chăm Chế Mân để đất nước nhận được món quà sính lễ vô cùng quý giá “hai châu Ô - Lý vuông ngàn dặm(Rượu hồng đào chưa nhắm đã say). Hay những khi HPNT viết về dòng sông Hương xinh đẹp, trầm tĩnh, hiền hòa của Huế cố đô thì bao giờ ông cũng có sự liên hệ đến những nhân vật lịch sử đã từng có sự gắn kết với dòng sông này, chẳng hạn với Nguyễn Du, ông đã bao năm lênh đênh trên dòng sông này với “một phiến trăng sầu” để có được những bản đàn “đi suốt cuộc đời Kiều(Ai đã đặt tên cho dòng sông); Lê Quí Đôn đã làm thơ, viết sách ở đây, ngày nhàn vẫn “nhẹ áo, lỏng đai, tiêu dao ở khoảng Hà Khê, Thiên Mụ(Hoa trái quanh tôi); và Cao Bá Quát thì đã “trải mười năm ngao du để đi tìm một thanh gươm cổ và cuối cùng ký thác với sông Hương cái khát vọng lớn về một

lưỡi kiếm dựng trời xanh”” (Hoa trái quanh tôi); còn Phan Bội Châu đã dành hết quãng đời “ông già Bến Ngự” của mình để “viết sách và cả một khối lượng đồ sộ văn chương triết học của ông đã ra đời trong một lòng thuyền bồng bềnh trên sông Hương(Sử thi buồn)

3.2.1.2 Vận dụng linh hoạt các yếu tố dân gian, truyền thống dân tộc

Liên quan chặt chẽ với việc sử dụng các yếu tố lịch sử, HPNT cũng có ý thức sử dụng các yếu tố dân gian, truyền thống dân tộc. Điều này xuất phát từ cái tâm của một nhà văn luôn có ý thức trở về với cội nguồn truyền thống dân tộc. Ngay chính ông đã từng khẳng định “Với tôi, như một nghệ nhân đi lang thang tìm đọc những hoa văn dọc những ngôi làng ghé qua, tôi sẵn sàng rung động với vẻ đẹp của mọi mô-típ dân gian, và đối với tôi, vẻ đẹp ấy là cái có thật

(Còn mãi đến bây giờ).

Chẳng hạn, tiếng chim dân gian, xuất phát từ mô-típ người chết hóa chim trong văn học dân gian, đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật đầy sức hấp dẫn trong tác phẩm của HPNT. Đó là tiếng “chim chiến tranh” thê thiết trên cao nguyên Blao, tiếng “chim gọi lửa” khắc khoải trong những cánh rừng già miền tây Huế, tiếng chim lạ của đầm lầy đất Mũi… Ông phát hiện, ở mỗi giai đoạn lịch sử, tiếng chim ấy “lại gởi gắm một vài điều bi tráng(Đất nước). Khi vua Duy Tân thất thủ, tiếng chim kêu thảm thiết “thôi rồi cơ cuộc”, lúc cuộc chiến của dân tộc diễn ra gian khổ, quyết liệt, nó động viên, thôi thúc “khó khăn khắc phục”, “tre già măng mọc”, “đốt lửa lênTrong thẳm sâu của HPNT, tiếng chim ấy là linh hồn của Tổ quốc hóa thân, là một âm thanh có sức vang động gọi nhắc được nguồn cội, hồn thiêng đất nước. Bởi vậy, việc sử dụng biểu tượng tiếng chim đã làm tăng thêm không khí sử thi huyền thoại của ký HPNT.

Có khi, ông dựa vào các mẩu chuyện cổ dân gian của dân tộc để sáng tạo ra những mẩu chuyện dân gian hiện đại khác. Như trong truyện ký “Miếng trầu đỏ”, hình ảnh “hai khóm trầu xanh tươi tỏa lá lấp loáng quanh thân cau già” mọc bên cạnh hai ngôi mộ người chiến sĩ cộng sản mang màu sắc “nửa thực

và vật” giống như trong truyện cổ Trầu - Cau đầy tình nghĩa, nhân hậu của dân tộc ta.

Cũng với ý định đó mà khi miêu tả nhân vật, HPNT đã đi sâu vào miêu tả lớp người già mang nhiều vẻ đẹp truyền thống. Đó là hình ảnh mẹ Duyến đưa đò trên sông Bến Hải trong “Đánh giặc trên hàng rào điện tử”, là mẹ Thỏa giả điên ở Thành Cổ để che giấu cán bộ trong “Đêm chong đèn nhớ lại”, là bà mẹ Huế hơn bảy mươi tuổi còn đi học bổ túc văn hóa trong “Rất nhiều ánh lửa”, là bác Kha say mê quy hoạch lại cánh đồng cát trong “Chế ngự cát”… Ông đã mượn lời các cụ các mẹ để nói về truyền thống dân tộc. Truyền thống đó chính là lòng yêu nước sâu thẳm, là tình người cưu mang đùm bọc yêu thương nhau, là ý chí bất khuất kiên cường trong chống giặc ngoại xâm và trong lao động sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3.2.1.3 Cũng có khi, nhà văn sử dụng đan xen những mẩu chuyện huyền thoại trong quá trình trần thuật khiến cho sự kiện được miêu tả mang vẻ huyền ảo, linh thiêng. Ví như sự đan xen những truyền thuyết “mang vẻ huyền sử của trí tưởng tượng sùng bái” nói về những chiến công hiển hách, về tình yêu và cái chết của nữ tướng Bùi Thị Xuân khi ông về thăm quê hương Bà đã cho người đọc càng thêm phần ngưỡng mộ, cảm phục về tài đức của người nữ anh hùng dân tộc đã từng làm cho bọn vua quan nhà Nguyễn phải kinh sợ, khiếp vía (Còn mãi đến bây giờ); hay việc già làng Cà-Tu kể về huyền thoại cuộc bầu chọn chim phượng hoàng lên làm vua của loài chim khi đang nói về tội ác của bọn Mỹ Diệm đã giúp người đọc hiểu rõ hơn tấm lòng hướng về cách mạng của người dân miền núi nơi đây. Đối với họ, “bọn Mỹ Diệm là con công” còn ông Kon Meo “cà răng, mặc khố với người dân tộc, ăn củ rừng củ mài để làm cách mạng” chính là “con triêng bay cao bay xa(Đời rừng); và trong sự hồi tưởng về một kỷ niệm tình yêu thật đẹp của thời trai trẻ ở dãy Bạch Mã, HPNT cũng gợi

lại “huyền thoại về hoa phù dung đầu tiên” qua chuyện tình của Ađam và Eva mà ông đã đọc được trong Kinh Thánh. Huyền thoại này đã làm cho không gian tình yêu của hai người thêm phần huyền ảo, thơ mộng (Ngọn núi ảo ảnh).

Có thể nói, việc vận dụng linh hoạt các yếu tố lịch sử, yếu tố dân gian, truyền thống dân tộc kết hợp đan xen những huyền thoại trong quá trình kể chuyện, tái hiện lại sự kiện và con người đã làm cho những trang viết của HPNT không rơi vào sự đơn điệu nhàm chán thường thấy ở một bài ký vốn mang tính chất phản ánh người thật, việc thật. Điều này càng chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác trong cách hành văn, dẫn truyện của nhà văn.

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 107 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)