Trăn trở với những vấn đề thời sự nóng hổi đáng báo động

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 90 - 97)

6. Kết cấu của luận văn

2.4.2 Trăn trở với những vấn đề thời sự nóng hổi đáng báo động

Tính thời sự của cuộc sống chính là điều mà bất kỳ người viết ký nào cũng quan tâm. Chọn thể ký, HPNT cũng không đi ra ngoài cái quỹ đạo ấy.

Sự tồn tại, phát triển của đất nước, dân tộc trong thời đại mới là mảnh đất màu mỡ nhưng cũng nhiều gai góc cho ký bước chân vào tìm hiểu, khám phá và thể hiện. Cuộc sống kinh tế thị trường luôn đặt con người trước sự lựa chọn khốc liệt, không phải trong bom đạn, giữa cái sống và cái chết mà là miếng cơm manh áo thường nhật, giữa lợi ích cá nhân với nghĩa vụ, trách nhiệm, giữa đạo đức, lương tri với những cám dỗ vật chất đời thường. Trên bước đường đổi mới đất nước, đã có lúc, con người đã ngả theo những cám dỗ vật chất phù phiếm để vun vén cho lợi ích cá nhân tầm thường của mình, bỏ mặc lợi ích chung của cả cộng đồng. Chính điều này đã kìm hãm sự phát triển chung của toàn xã hội.

Trên nền tảng của vốn sống, tri thức và sự nhạy bén của tâm hồn, HPNT đã nắm bắt được những vấn đề hiện thực nóng hổi đáng báo động, cần phải lên tiếng đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày rồi tái hiện chúng bằng những trang ký thấm đẫm sự suy tư, trăn trở. Qua đó, chúng ta phần nào cảm nhận được tấm lòng, ý thức của một công dân đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước trong hoàn cảnh mới. Bởi đó chính là “những lời trăn trở, những lời thỉnh cầu sâu đậm ý thức công dân và thiên chức của trí thức - nhà văn mà HPNT đã truyền dẫn sang cho tất cả chúng ta qua những trang viết đầy trách nhiệm” (Hoàng Sĩ Nguyên) [65, tr.14].

Là một nhà văn luôn nhạy cảm trước những biến thái của cuộc sống nên HPNT luôn trăn trở và quan tâm đến môi trường. Đó là vấn đề không dành riêng cho một cá nhân hay một quốc gia nào mà đòi hỏi cả nhân loại phải quan tâm. Nhân ngày Trái đất 5/6, nhà văn cảnh báo với mọi người về hiện tượng ngày

đúc nhựa mặt đất, xịt CO2 đậm đặc cả không khí, chọc thủng toang hoác tầng Ozon với tốc độ khủng khiếp như thế này thì liệu loài người còn sống được tới bao lâu nữa để mà Chinh phục thiên nhiên?(Để bảo vệ trái đất). Từ nỗi lo lắng cho môi trường chung đó, HPNT sửng sốt trước hiện trạng môi trường Huế, mảnh đất ông xem như máu thịt, đang ngày càng bị đe dọa. Sông Hương, núi Kim Phụng, dãy Bạch Mã đều đang bị biến dạng nhanh chóng theo thời gian bởi sự vô ý thức trong cách đối xử với môi trường sống của con người (Chúng tôi đã phân tích ở phần 2.1.2).

Trong cái nhìn toàn thể về môi trường Huế, HPNT còn phát hiện thêm một loại hình ô nhiễm nữa mà không kém phần nguy hại là ô nhiễm về âm thanh do “nhạc Rock từ những quán cà phê dày đặc trên địa bàn thành phố Huế gây ra, suốt ngày đến tận nửa đêm” khiến cho “nhiều loài chim đã biến mất khỏi thành phố cả những loại trước kia đông đảo như là bạn của con người(Báo động về môi trường Huế dưới góc nhìn văn hoá). Ngay cả những người bạn nhỏ bé tội nghiệp đã từng dông dài với cái thiên đường tuổi thơ của ông như chuồn chuồn, dế mèn, ve sầu, đom đóm, bọ ngựa, phù du… cũng đã bị xua đuổi và có lẽ “bọn chúng đang chết dần vì không còn đất sống(Lý chuồn chuồn). Thế mới biết, sự tàn phá của con người đối với môi trường càng lúc càng trở nên nghiêm trọng, nếu không được khắc phục kịp thời thì chính con người sẽ là những nạn nhân tiếp theo của mình.

Cũng có lúc HPNT đi tìm sự lý giải cho nguyên nhân vì sao con người phải hành động như vậy? Có lên tận dãy núi Bạch Mã, HPNT mới càng thấm thía hơn nữa về sức tàn phá mãnh liệt, ghê gớm của con người đối với các công trình xây dựng ở đây vốn rất nổi tiếng trước chiến tranh. Nhưng rồi HPNT cũng tự ngẫm rằng nếu có bắt gặp họ đang đập phá thì ông cũng sẽ không ngăn cản họ, đó không phải là lỗi ở họ mà bởi “thiên hạ thiếu một nền Đại Chính(Ngọn

núi ảo ảnh). Mượn lời của Nguyễn Trãi nhưng HPNT đã gửi gắm vào đó cả thái độ của mình trước thời cuộc bấy giờ: những người được xem là “cha mẹ của dân” đã làm gì để dân bớt khổ, hết đói chưa hay chỉ biết lên giọng “đạo đức giả” với dân? Không chỉ thế, hình ảnh nàng Kan Sao xinh đẹp, trẻ trung, từng là người ông yêu thương trong những năm chiến tranh đã nhanh chóng trở thành một amế già nua chỉ sau những năm hòa bình càng chứng tỏ quan điểm của ông. Bởi sự già nua của Kan Sao không phải do tuổi tác mà là “nỗi già nua của một kiếp người nghèo đói nhọc nhằn, cái lưng gù xuống vì những tháng năm cúi xuống trên rẫy, đôi vai xô tới trước vì địu con, da mặt đen xỉn bởi khói bếp(“Diễm xưa” của tôi). Phải chăng đất nước tuy đã hòa bình, nhưng cái khổ, cái đói, cái nghèo vẫn đè nặng lên vai người phụ nữ này khiến nàng đã già đi một cách nhanh chóng đến như vậy? Xót xa, đồng cảm và chia sẻ là những gì mà HPNT chỉ có thể dành cho “Diễm xưa” của mình trong hiện tại.

Chiến tranh đã qua đi để lại đằng sau nó những vinh quang cùng với những số phận con người. Vấn đề tình nghĩa trong ứng xử với con người, với quá khứ được đặt ra như một khắc khoải của lịch sử. Cuộc sống hiện tại đang hồi sinh và tiếp tục lớn lên từ chính công lao, xương máu của biết bao người đã hy sinh không vì “mong ước được phong anh hùng và được thấy hoa tươi dâng trước mộ”, mà chỉ bởi một điều duy nhất là “khát vọng sống, là đằng sau họ cuộc sống sẽ được thiết kế trở lại trên ấm no, công bằng và nhân phẩm(Đêm chong đèn nhớ lại). Vậy thì con người hôm nay đã làm được những gì để đáp lại lòng mong mỏi ấy của họ? HPNT đã xót xa khi ngắm nhìn “khuôn mặt già nua, xanh mét và đôi môi thâm tím” của mẹ Thỏa trong cái quán cóc chơ vơ dưới chân thành cổ Quảng Trị. Ông băn khuăn “mấy chục năm chiến tranh, mẹ đã sống một đời dân khẩn trương từng ngày đất nước, bây giờ đã hòa bình độc lập, đời mẹ lại vẫn khẩn trương từng ngày vì chữ ký, con dấu và bát cơm tuổi già”. Và HPNT cảm

nhoà trong sương” trong cái quán nhỏ liêu xiêu với ngọn đèn hột vịt heo hắt. Trong tâm hồn ông dâng lên một niềm cảm kích xót xa. Những bà mẹ đã hy sinh cả cuộc đời cho Tổ quốc, họ chẳng đòi hỏi đền ơn, nhưng trong lương tâm mỗi người còn sống, chẳng lẽ không vẳng lên một lời nhắc nhớ? Số phận của mẹ Thỏa cũng là số phận của Bình, người kháng chiến quân năm xưa, một con người “mang theo với mình chứng tích của cuộc chiến đấu kinh hồn”, mà mỗi khi nghĩ về anh, HPNT luôn cảm thấy ngưỡng mộ bởi “hình ảnh người cách mạng nơi anh Bình luôn luôn dội lên như phù điêu trong tâm trí” của ông. Nhưng rồi giờ đây, trong cuộc sống yên bình được tạo dựng lên bởi một phần công sức của anh và những người đồng đội đã hy sinh, thì anh lại phải “cố thu nhỏ mình lại thành một dấu chấm không ai buồn để ý trên chuyến xe cuộc đời mà chỗ ngồi đã dành cho người khác(Bản di chúc của cỏ lau).

Lịch sử được làm nên bởi những người đã chết và cả những người còn sống đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhưng rồi họ đã được đối xử công bằng chưa hay rồi cũng bị lãng quên theo thời gian bởi “trí nhớ bội bạc của con người”. Có lẽ vì thế mà mỗi khi nghĩ về lịch sử, về cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc, trong con người HPNT lại dâng lên một cảm giác lạ lùng “vừa ngưỡng mộ, vừa chua xót”. Sao lại không xót xa được bởi ngay tại Thành cổ Quảng Trị, thành phố “đã nhận lấy phần chết cho Tổ quốc quyết sinh ấy”, mảnh đất nhỏ bé “đã chịu đựng sức nổ bằng bảy quả bom Hirôshima với 81 ngày đêm rung chuyển thế giới” trong khi chờ lịch sử “trả lại cho César cái gì của César” suốt mười lăm năm trời lại được chính quyền tái thiết bằng “một bản quy hoạch dành riêng cho cỏ và châu chấu”. Có về tận Thành cổ, HPNT mới tìm ra được một định nghĩa đầy cay đắng, chua chát về Cỏ Dại: “đó là thứ sản phẩm vô luân sinh sôi trong sự Quên Lãng của con người(Đêm chong đèn nhớ lại).

Bên cạnh đó, qua những bài viết về những vấn đề thường nhật rất nhỏ trong xã hội, chúng ta phần nào nhận ra thái độ phê bình nghiêm khắc, thẳng thắn nhưng đầy tính xây dựng của ông. Nhân đi thăm mộ cụ Nguyễn, ông bày tỏ thái độ chê trách đối với những ông cán bộ văn hóa vạch chương trình đã “không nhắc đến cụ bao giờ cả, dù rằng núi Thái Sơn vẫn đứng ngay bên đường” và còn để mộ cụ “bị bỏ mặc tang thương đến nỗi này(Thăm mộ Nguyễn Công Trứ), hay nhân khi nói về cách làm giàu của “nhà tư bản đỏ” Lê Minh Ngọc, ông xen vào bày tỏ sự phê bình về việc “hiểu biết một cách máy móc” ý niệm chủ nghĩa tư bản khi “cứ nhìn chân dung của nhà tư bản giống như trong thế kỷ trước” của những người mang tư tưởng ấu trĩ, tả khuynh, không chịu đổi mới cho phù hợp với xu thế thời đại (Khái niệm Lê Minh Ngọc), và cũng qua cái chết bi thảm của công nương Diana, HPNT kêu gọi mọi người hãy “níu lấy trái tim của mình để mà sống với mọi người” vì “thế giới này thật quá nguy hiểm” bởi những thằng bán tơ, những bọn săn tin lá cải… bọn chúng đều là “căn duyên gây họa” cho con người (Tưởng niệm Diana)

Như vậy, từ những câu chuyện thường nhật của cuộc sống hàng ngày, HPNT đã rút ra những vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc, cần lên tiếng cảnh báo để chỉnh đốn, sửa chữa kịp thời. Qua đó, chúng ta càng cảm nhận được cái tâm nhân nghĩa với khát vọng xây dựng một xã hội ấm no, công bằng, hạnh phúc luôn tỏa sáng trong con người nhà văn. Đó không chỉ là mơ ước cháy bỏng của riêng nhà văn mà của bao thế hệ con người Việt Nam đã sống và chiến đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong đó có cả những người đã vĩnh viễn ra đi chỉ với mong muốn duy nhất “quá khứ không chỉ là dĩ vãng, mà là than đá dồn nén cồn cào trong lòng đất và luôn đòi bốc cháy” [63, tr.16]. Và than đá chính là khát vọng được dồn nén cồn cào từ những năm tháng chiến tranh ghê gớm, khốc liệt, “nó đòi thực hiện thành cuộc sống bền vững, một cuộc sống xứng đáng hôm

(Nguyên Ngọc) [63, tr.12] là điều mà những con người sống trong thời đại hòa bình phải thực hiện được.

Có thể nói, bằng ý thức, trách nhiệm của một nhà văn - trí thức - cách mạng kết hợp với chất thâm trầm, sâu lắng, triết lý của một tâm hồn Huế, những cảm hứng về thiên nhiên đất nước, văn hóa, lịch sử và số phận dân tộc, con người đã được HPNT biểu hiện một cách vừa sinh động, mạnh mẽ, vừa chân thành, sâu sắc qua những trang ký nồng nàn tình yêu Tổ quốc, nhân dân và cách mạng. Bởi vậy, “Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng ta thấy biết thêm được nhiều, trong hiện tại, ở quá khứ, và do đó có nhiều mơ ước về tương lai. Chúng ta rung cảm nhiều, yêu đất nước và dân tộc chúng hơn. Những điều đó Tường nói không ồn ào, mà nói với một giọng văn ý nhị, đằm thắm, do đó càng thuyết phục, lưu luyến với chúng ta hơn” (Nguyễn Văn Bổng) [10, tr.2].

Chương 3:

PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA KÝ HOÀNG PHUU NGỌC TƯÒNG

Để có thể chuyển tải những nguồn cảm hứng lớn về đất nước, văn hóa, lịch sử, số phận dân tộc và con người một cách sinh động, hấp dẫn, HPNT đã chọn cho mình những phương thức biểu hiện nghệ thuật mang phong cách riêng, thấm đẫm cá tính của nhà văn. Trong chương này, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu bốn phương thức biểu hiện cơ bản của ký HPNT: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và cách ứng xử nghệ thuật đối với từng thể văn của ông.

3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Nói đến tác phẩm là nói đến nhân vật, vì nhân vật chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nói như Tô Hoài: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy một sáng tác” [38, tr.127]. Nhân vật là con người được miêu tả, thể hiện bằng các phương tiện văn học. Nó chính là yếu tố dẫn dắt người đọc vào thế giới đời sống được phản ánh qua lăng kính của tác giả. Mỗi nhà văn có một kiểu xây dựng nhân vật riêng và lẽ tất nhiên đó không phải là sự sao chép nguyên mẫu ngoài đời.

Là một nhà văn viết ký luôn trung thành với bản chất của thể loại là phản ánh “người thật, việc thật” bằng con mắt khách quan đan xen với những suy nghĩ chủ quan của người trần thuật, HPNT đã chọn cho mình một phương thức xây dựng nhân vật mang đậm dấu ấn phong cách cá nhân, thể hiện ở khả năng tung hoành, phóng túng của cái tôi trữ tình và cách tái hiện một thế giới

Một phần của tài liệu ký hoàng phủ ngọc tường (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)