6. Kết cấu của luận văn
2.4.1 Phê phán tội ác diệt chủng và diệt môi trường sống của kẻ thù xâm
xâm lược
Từ xưa đến nay, trong suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải liên tục chịu sự đô hộ của rất nhiều bọn giặc ngoại bang. Từ Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… trong thời kỳ phong kiến đến bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bọn bành trướng Trung Quốc ở thời hiện đại. Dù bọn chúng có là kẻ thù nào đi nữa thì tội ác mà chúng gây ra cho nhân dân Việt Nam từ bao đời nay thật không thể nào kể xiết. Bằng ngòi bút sắc sảo, đanh thép, HPNT đã từng bước tố cáo tội ác diệt chủng và diệt môi trường sống của kẻ thù xâm lược. Đặc biệt, bọn đế quốc Mỹ với âm mưu, thủ đoạn thâm độc được tiếp sức bởi hàng triệu tấn bom đạn và chất độc hóa học cùng với sự phục dịch đắc lực của bọn tay sai ngụy quyền càng có cơ hội thỏa mãn những cơn khát máu của mình.
Thiên nhiên Việt Nam trước những năm chiến tranh vốn giàu đẹp và phong phú với những cánh rừng bạt ngàn, phủ xanh đất nước, là môi trường sống lí tưởng của nhiều loài động thực vật quý hiếm và của cả chính con người Việt Nam. Thế mà chỉ sau chiến tranh, bởi bom đạn và chất độc hóa học của Mỹ,
giờ, trên bất cứ nơi đâu mà rừng bị hủy diệt, đất ngun ngút cỏ tranh và cỏ bối, mà theo HPNT, đó là “những loại cỏ lịch sử ghi dấu sự hiện diện của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam” (Cồn Cỏ ngày thường). Nó có mặt ở khắp mọi nơi, từ vùng đất đỏ Gio Linh vốn là “mảnh đất quê hương đẹp nhất thế giới” đối với HPNT
(Đánh giặc trên hàng rào điện tử), đến khu rừng tùng cổ A Sao mênh mông từng được ông trân trọng là “một di sản quý báu của Tổ quốc” (Đời rừng), đến tận dãy Bạch Mã, và đến cả “mảnh da thịt Trường Sơn nằm giữa biển khơi”- đảo Cồn Cỏ anh hùng (Cồn Cỏ ngày thường) (Chúng tôi đã phân tích ở phần2.1.2).
Không chỉ thế, với âm mưu “diệt chủng và diệt môi trường sống” vô cùng thâm độc, đế quốc Mỹ đã thực hiện nhiều chính sách bình định quy mô và khốc liệt nhằm đưa cuộc chiến tranh nhân dân của ta đi vào con đường bế tắc. Chẳng hạn, để chống lại sự thâm nhập của quân đội Bắc Việt vào miền Nam Việt Nam, kẻ thù đã cho tiến hành xây dựng hàng rào điện tử Mac Na-ma-ra theo đúng “mẫu mực quốc tế” nhằm biến Gio Linh thành một khu vực “không còn người và súc vật, không có màu xanh của lá cây và cỏ dại” theo đúng nghĩa “No man’s land” (Vùng-đất-không-của-ai-cả, Vùng-đất-không-người-ở) (Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Có đến tận đây, HPNT mới cảm nhận được một cách cụ thể về “qui mô những tham vọng và tội ác của bọn xâm lược quanh cái hàng rào điện tử nọ” (Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Cũng như có về tận Cà Mau, HPNT mới càng thấu hiểu được sự xảo quyệt của Mỹ Diệm khi mượn cớ dồn dân Mũi nhốt vô ấp chiến lược với chiến dịch có cái tên nghe rất “ba trợn” là “Sóng tình thương” vào năm 1963 (Đất Mũi).
Chúng còn đẩy mạnh chính sách tố Cộng trong khi tiến hành “chiến tranh một phía”, mà theo HPNT, đó là “một cuộc phục hận quằn quại của đế quốc Mỹ, thay mặt thực dân Pháp trả thù Điện Biên Phủ (Vành đai trong lửa). Các cuộc tàn sát diễn ra khắp nơi, ác liệt, khẩn trương “như thể là bọn chúng
tranh thủ thì giờ để giết người” đồng thời với những biện pháp tố Cộng khốc liệt, hết sức khốn nạn đối với nhân dân vùng tạm chiếm. Ví như luật 10.59 lê máy chém khắp miền Nam, hay là trò “sám hối” mà bọn chúng dành cho những người có thân nhân đi kháng chiến. HPNT nhấn mạnh “cưỡng bức người Việt Nam phải sám hối về tội đã đánh bại thực dân Pháp, như kẻ có tội phải ân hận trước Chúa, đế quốc Mỹ đã tự bộc lộ cái dã tâm bỉ ổi chưa từng thấy so với bọn xâm lược qua các thời” (Vành đai trong lửa). Có khi chúng trơ trẽn đến mức cấm cả dân không được “ngó ra miền Bắc”, rồi còn hè nhau bật nắp hòm của người chết trôi đã được đồng bào bờ Bắc vớt lên khâm liệm tử tế để lột hết quần áo của người chết, nói là “trả hết lại cho cộng sản” (Đánh giặc trên hàng rào điện tử). Đê tiện hơn, bọn chúng còn dùng bọn thanh niên “Ba cùng” lăn xả vào nhà chị em có chồng đi cách mạng mà “ăn ở, gạ gẫm, hòng đánh bại giới phụ nữ bằng cách hủ hóa mà chúng trâng tráo gọi là “sinh lý kế”” (Vành đai trong lửa), rồi từng đêm, chúng lại kéo đi rểu khắp làng, vừa đi vừa lai rai cái tiết mục văn nghệ ba xu rất mất dạy của chúng: “Bà con ơi! Nếu mà Viêt Cộng tới làng thì làm sao? Thì cứ gậy dùi lựu đạn (cốc cốc… cốc) lựu đạn súng trường (cốc cốc…cốc), gậy dùi lựu đạn súng trường mà giết đi, ơ hò…ơ hò…” (Bản di chúc của cỏ lau).
Rồi sau nhiều phen xúc dân không xong, địch cho cày ủi phát quang đất, dùng lửa thiêu sạch đến ngọn cỏ, mặt đất chỉ còn là đất trắng. Và mục tiêu chiến tranh còn lại duy nhất đối với chúng chính là “những con người”. Như ở đất Mũi, khi không thực hiện được chiến dịch “Sóng tình thương” thì vào năm 1965, bọn chúng xoay sang càn quét đất Mũi bằng hai chiến lược lớn “Mặt trời mọc” và “Phượng hoàng bay”. ác liệt nhất là năm 1971, cứ thoáng thấy bóng người là pháo của bọn hải thuyền quay cả sáu nòng lại mà xả đạn cho đến lúc “cả mảng rừng tan hoang mới thôi” (Đất Mũi). Điển hình nhất là vụ tàn sát ở Thủy Bồ,
ngày 20/12/1966, bọn lính thủy đánh bộ Mỹ đã giết chết một lúc 145 người, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em, trong đó có 115 người đã chết ngay chỉ trong mười lăm phút đầu tiên của trận càn. Đến tận 20 năm sau, ba chục em bé sống sót trong trận càn lịch sử đó “vẫn làm lụng với nửa thân thể còn lại” (Vành đai trong lửa).
Bên cạnh đó, HPNT còn vạch trần chính sách đối xử thô bạo, trắng trợn, không kém phần độc ác của Mỹ đối với tầng lớp trí thức ngả theo kháng chiến trong xã hội bấy giờ. Tiêu biểu là vụ tống xuất ba nhân sĩ lớn của phong trào Hòa bình miền Nam qua bên kia sông Bến Hải trong đó có cả giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ (Hành lang của người và gió). Không thể kể hết những vụ bắt bớ, tra tấn, đánh đập dã man và bí mật thủ tiêu những thanh niên trí thức thành thị tham gia cách mạng trong suốt những năm cao trào chống Mỹ lên cao ở các đô thị
(Một thời làm báo, Hành lang của người và gió, Về chiếc panh-xô và khẩu súng của Trường, Tuyệt tình cốc…). Và đó cũng chính là cái cách mà bọn thực dân Pháp đối xử với những sĩ phu yêu nước trong giai đoạn lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX. Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Châu Thơ Đồng, Thái Bá Phiên… những thủ lĩnh tài giỏi xuất chúng của phong trào Duy Tân đều lần lượt bị chúng bắt giam, quản thúc hoặc xử tử tàn khốc, như vụ chém ngang lưng tiến sĩ Trần Quý Cáp nhằm dập tắt cái khát vọng cách mạng “của những con người chân đất áo vá” ở “điểm bốc cháy của nó” (Đứa con phù sa) hay bản án khắc nghiệt ba mươi năm “gian khổ và tù đày” rồi cuối cùng bị xử tử ở trường chém An Hòa mà giặc Pháp đã chọn và dành riêng cho Trần Cao Vân, “Con Người tự đặt mình vào trung tâm của lịch sử để hành động”
(Thành kính tưởng niệm Trần Cao Vân)…
Còn một loại kẻ thù mà bản chất man trá, xảo quyệt còn tinh vi hơn cả bọn thực dân Pháp, đế quốc Mỹ là bọn bành trướng Trung Quốc xâm chiếm biên
giới phía Bắc nước ta vào cuối những năm thập kỷ 70. Có lên tận biên giới phía Bắc, HPNT mới có dịp nhận thức chính xác hơn về chiến tranh và kẻ thù. Thực tế đã giúp ông khẳng định rằng “chiến tranh biên giới là một ý niệm tổng thể chứa đựng nhiều cuộc chiến tranh khác nhau” mà bọn bành trướng phương Bắc đã tiến hành trong cùng một lúc chống Việt Nam. Ví như cái trò thu mua rễ hồi, vỏ hồi của bọn chúng làm cho cây hồi Lạng Sơn chết khô là để “thay thế một cuộc chiến tranh hóa học nhằm tiêu diệt rừng hồi Việt Nam” (Rừng hồi). Còn hành động của chúng thì cũng tàn ác, bỉ ổi không kém, thậm chí chúng còn có một đạo quân chủ lực “cam tâm chui xuống gầm giường, bàn thờ, chui cả vào tủ áo nhà người ta để cài mìn”, rồi cả lối phi tang toàn bộ chiến trường rất trắng trợn, man trá: nhặt vỏ đạn đem về nước sạch sành sanh nhằm lấp liếm tội ác của mình trước thế giới được HPNT chửi là “lối phi tang kiểu chó”. Theo ông, “điều ấy có lẽ chỉ có trong binh pháp hiện đại của Trung Quốc” (Ai về châu xưa).
Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ hơn ba mươi năm, những chứng tích tội ác của chúng vấn còn tồn tại hiện diện trong mỗi gia đình người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước. Nỗi đau đó không bao giờ có thể được xoa dịu hoàn toàn. Nó luôn như là một ám ảnh gợi nhắc các thế hệ người Việt may mắn được lớn lên trong thời đại đất nuớc hòa bình độc lập về một dĩ vãng tuy hào hùng nhưng cũng rất đau buồn của dân tộc. Với lương tâm và trách nhiệm của một nhà văn - chiến sĩ đã từng đi qua mọi nỗi đau chiến tranh, HPNT rất thấu hiểu những nỗi đau mà dân tộc mình phải chịu đựng. Càng đau xót, thương cảm bao nhiêu thì ông càng bày tỏ thái độ căm phẫn đối với những kẻ đã gây ra tội ác đó bấy nhiêu. Không chỉ thế, theo HPNT, còn một vấn đề đáng tố cáo nữa là những kẻ thua trận trong cuộc chiến khốc liệt đó cuối cùng đã bỏ chạy ngang cuộc “theo kiểu cờ gian bạc lận” (Đời rừng) để lẩn tránh trách nhiệm trước nhân dân Việt Nam và trước cả lịch sử.