6. Kết cấu của luận văn
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu
3.3.1 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu đạt của văn học. Mác cho rằng ngôn ngữ là “hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. M.Gorki lại khẳng định ngôn ngữ là “yếu tố thứ nhất của văn học”. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, chiều sâu nội tâm phong phú của con người; trong việc thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng và phong cách của nhà văn. Hiện thực được phản ánh muốn có giá trị nghệ thuật cao, gây được ấn tượng thẩm mỹ sâu sắc trong lòng người đọc đòi hỏi nhà văn phải là người “nghệ sĩ của ngôn từ”, nghĩa là ngôn ngữ phải đạt đến một trình độ hoàn thiện. Vì vậy, nói đến văn học, nói đến tác phẩm là nói đến nghệ thuật ngôn từ.
Bất kì nhà văn nào khi sáng tạo nghệ thuật đều luôn có ý thức tìm tòi, đổi mới ngôn ngữ để nhằm nâng cao hiệu quả của tác phẩm nghệ thuật. Ví như Nguyễn Tuân, với sở thích muốn thể hiện cái ngông khác người, khác đời, ông ít khi chịu bằng lòng với vốn từ sẵn có mà luôn học hỏi để sáng tạo ra lớp từ mới cũng như những cách nói mới để làm đẹp hơn tác phẩm của mình và góp phần làm đẹp ngôn ngữ dân tộc. Ông đã không ngừng khai thác triệt để hiệu ứng âm thanh của tiếng Việt, vận dụng lối ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng… kết hợp với các từ ngữ cùng trường nghĩa và dùng rất nhiều lớp từ Hán Việt, từ láy, động từ, tính từ… trong tác phẩm của mình. Kiểu kiếm tìm, lựa chọn, trau chuốt và sáng tạo từ ngữ rất riêng này của Nguyễn Tuân đã làm cho ngôn ngữ có thể phô diễn mọi màu sắc, góc cạnh của chúng, tạo nên những hiệu quả nghệ thuật độc đáo, bất ngờ. Như khi ông tả sông Đà: “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong vùng trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử”, “trông con sông, vui như
thấy nắng ròn tan sau kỳ mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng” (Người lái đò sông Đà).
Không quá cầu kỳ, gọt giũa như Nguyễn Tuân, ngôn ngữ trần thuật của HPNT, con người vốn mang bản chất của “một nhà thơ đồng nội”, luôn giản dị, nhẹ nhàng như những lời trò chuyện, tâm tình. Cảm thức ngôn ngữ và cách dùng từ, đặt câu của HPNT đã tạo nên một văn phong đẹp đẽ, hài hòa, vừa giàu cảm xúc trữ tình, đậm chất triết lí vừa mang tính chính xác, rành mạch của tư duy khoa học. Sức quan sát, khả năng tư duy và độ nhạy cảm của tâm hồn đã kết tinh thành một ma lực sáng tạo ngôn ngữ cho HPNT. Bởi vậy, ông đã tạo được cho mình một thứ ngôn ngữ văn chương, nói như Hoàng Cát : “Đầm ấm mà sang trọng, chắc lọc mà bình dị, ai ai đọc cũng có thể hiểu được nhưng không phải nhà văn nào cũng viết được!” [12, tr.70].
3.3.1.1 Ngôn ngữ đầy chất thơ, giàu cảm xúc và mang đậm tính triết lí
Vốn dĩ là một nhà thơ trữ tình siêu thực và là một người rất ham mê triết học, luôn muốn tìm hiểu, khám khá sự vật hiện tượng trong cuộc sống ở chiều sâu của nó, do đó, ngôn ngữ bút ký, tùy bút của HPNT cũng mang một phong cách độc đáo riêng, thấm đẫm cá tính của nhà văn. Đó là kiểu ngôn ngữ vừa lóng lánh chất thơ, giàu cảm xúc vừa mang đậm chất triết lí, nghiệm suy.
Thật vậy, câu văn trong các tác phẩm của ông nghiêng hẳn về chất thơ thi vị, ngọt ngào. Đã vậy, các sự vật hiện tượng thường được ông nội cảm hóa, nội tâm hóa khiến chúng in đậm cảm xúc chủ quan của con người. Đối với HPNT, giới hạn của thể ký hình như đã giãn nở đến cực điểm. Đọc tác phẩm của ông, đôi khi người đọc không còn phân định được đó là ký, truyện hay thơ văn xuôi. Những khi ông nói về Huế -vùng văn hóa xứ sở của mình, hay nói về
sắc thiên nhiên ở những nơi đó đều hiện lên như một nhân vật trữ tình in đậm cảm xúc chủ quan của tác giả. Chẳng hạn, khi ông tả về sông Hương, thì đấy không chỉ là một dòng sông mang vẻ đẹp ở điệu chảy chậm buồn, ở sự thay đổi màu sắc liên tục trong ngày, ở bao huyền thoại gắn liền với nó mà đó còn là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” (Ai đã đặt tên cho dòng sông)
và hành trình của “người mẹ” từ thượng nguồn ra biển là hành trình của tâm hồn xứ Huế, bộc lộ đủ mọi cung bậc của nó, vừa mãnh liệt vừa lắng sâu, vừa trữ tình thiết tha, vừa bình thản trí tuệ. Hay khi về với khu rừng tùng cổ A Sao - niềm tự hào một thời của bao người Huế trước những năm chiến tranh, tác giả có thể lắng nghe được những tâm sự của nó về cuộc đời “cây tùng kể cho tôi về những kỷ niệm xa xôi mà nó đã trải qua, về những cơn bão đã được nén lại trong mỗi thớ gỗ của nó, về những thoáng hiện của vũ trụ bí ẩn mà tôi được tiếp cận dưới tầng lá của nó, và biết bao suy nghĩ về cuộc đời” (Đời rừng). Còn về với Cà Mau, ông “vốc từng nắm bùn mới sinh dưới chân ngọn triều” để “nghe chất phù sa ướt nhão ấy rung động trong tay như một mẩu da thịt mới mọc” mà cảm thấy sức sống của mình được “tiếp tục lớn lên như một gã trai bước vào tuổi trưởng thành”
(Rừng nước mặn).
Bên cạnh đó, HPNT rất hay sử dụng những đoạn văn trữ tình giàu xúc cảm và hình ảnh để miêu tả thiên nhiên cũng như những suy nghĩ nội tâm và hành động của mình khiến cho nhiều đoạn văn khi đọc mang đậm âm hưởng của thơ văn xuôi. Ví như, vẻ đẹp của “người mẹ” sông Hương đã được tác giả diễn tả bằng những đoạn thơ văn xuôi giàu cảm xúc và hình ảnh: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những vực đáy bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, “Sông Hương là vậy, là dòng
lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước” (Ai đã đặt tên cho dòng sông); Ngay cả cảm xúc của chính mình cũng được ông thi vị hóa “Đêm nằm ở Rạch Tàu, nghe thuyền máy vô ra cửa biển xình xịch suốt đêm, sóng đập rân rạt từng cơn dưới gầm sàn, tâm hồn tôi cứ lâng lâng, dập dềnh trong giấc ngủ mơ hồ của một con chim biển, giữa bài hát vô cùng của thủy triều, của sóng và gió” (Đất Mũi).
Ngoài ra, phép so sánh - một biện pháp tu từ nghệ thuật mà HPNT hay sử dụng trong tác phẩm - thực sự là một công cụ độc đáo, không chỉ giúp thể hiện ý tưởng, nội dung mà còn góp phần quan trọng tạo nên vẻ thi vị, giàu xúc cảm cho ngôn ngữ ký HPNT. Chẳng hạn, những câu văn sử dụng phép so sánh sau:
(1) “… vùng châu thổ sông Hồng lại hiện ra trong trí tưởng của tôi bằng tất cả vẻ đẹp yên tĩnh lâu đời của nó, giống như trong những bài hát quan họ” (Châu thổ ngàn năm).
(2) “… chính sông Hương và thành phố của nó vẫn gợi cho tôi, như một vang bóng trong thời gian, hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng của truyện Kiều” (Ai đã đặt tên cho dòng sông).
(3) “… chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong giống như nụ cười nhếch mép của thời gian phảng phất giữa ngàn lá xanh biếc” (Hoa trái quanh tôi).
(4) “Nước sông ở đây còn đầy vị nguồn, ngọt thanh như ánh trăng và bóng trăng thì làm rùng mình như một mảnh nhan sắc chìm trong thiên cổ” (Sử thi buồn).
Bằng sự quan sát tinh tế, khả năng liên tưởng độc đáo, nhạy bén và tài kết ghép hợp lí, HPNT đã có cách so sánh chủ yếu dựa trên tính đặc sắc của hình ảnh được so sánh, để từ đó đưa ra những hình ảnh so sánh tương hợp thấm
đẫm chất trữ tình, giàu tính gợi hình, gợi cảm khiến người đọc phải chiêm nghiệm, suy ngẫm. Như ở ví dụ (2), hình ảnh “sông Hương và thành phố của nó” được nhà văn so sánh với “hình tượng của cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều” là một so sánh độc đáo nhưng rất logic. Bởi sông Hương vốn được xem là một biểu tượng của thành phố Huế, chúng luôn đi liền với nhau từ trong văn học đến trong cuộc sống như một “cặp tình nhân lý tưởng”. Và Nguyễn Du sau “bao năm lênh đênh trên quãng sông này” đã cho ra đời “những bản nhạc đi suốt cuộc đời Kiều” (Ai đã đặt tên cho dòng sông), vì thế mà chúng có thể được xem là “cặp tình nhân lý tưởng của Truyện Kiều”. ở đây, hình ảnh so sánh không chỉ thể hiện tính tương hợp mà còn mang dấu ấn của thời đại, văn học nên có độ tầng bậc về ý nghĩa. Chính sự tinh tế, khéo léo nhưng không cầu kỳ, rắc rối trong việc sử dụng hình ảnh so sánh đã khiến cho câu văn của HPNT có độ ngân vang, lan tỏa của cảm xúc.
Tuy nhiên, cái chất thơ thi vị, ngọt ngào trong ký HPNT đã phần nào thu hẹp trường nhìn của tác giả. Như khi nói về thiên nhiên xứ Huế, ông hầu như chỉ ca ngợi vẻ đẹp cổ kính, lãng mạn, thơ mộng chứ không đề cập gì đến thiên nhiên khắc nghiệt, nắng quái mưa nhiều, sự nghèo nàn về khoáng sản, đất đai của mảnh đất cố đô. Có lẽ điều này cũng thể hiện tính cách “bảo thủ” truyền thống của người Huế nói chung, của HPNT nói riêng. Bởi vậy, Trần Đình Sử đã từng nhấn mạnh: nếu “mở rộng chất văn xuôi, bút ký của anh sẽ mang lại cái nhìn gần gũi chắc thật hơn nữa” [77, tr.300].
Ngôn ngữ văn chương bao giờ cũng được cá nhân hóa, chủ thể hóa một cách triệt để. Với bản chất là con người luôn muốn thể hiện nhu cầu trầm tư nội tâm, thích chiêm nghiệm, quan sát, HPNT đã sáng tạo được một kiểu ngôn ngữ mang đậm chất triết lí, nghiệm suy. Đây là sự giãi bày tâm hồn của con người luôn hướng vào chiều sâu tâm linh của sự vật hiện tượng, luôn hoài niệm quá
khứ, trở về với những ký ức tuổi thơ, tuổi trẻ, chiêm nghiệm về dòng chảy của thời gian, khắc khoải về lẽ sống, về trách nhiệm của bản thân đối với cuộc đời, suy nghĩ nhiều về sự còn - mất, cái chết, lẽ vô thường, để từ đó có cái nhìn xuyên suốt, thấu đáo và minh triết hơn về lịch sử, cuộc sống và con người. Chính những suy ngẫm, trải nghiệm thực tế cùng vốn trí thức triết học, văn hóa từ hai nguồn Đông - Tây khiến ngôn ngữ triết lí, nghiệm suy của HPNT trở nên sắc nét, chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa.
Bằng cái nhìn am tường về văn hóa - lịch sử, HPNT đã khẳng định “Mỗi bước đi tới một ngôi làng là một bước tìm về cội nguồn sâu thẳm, tự nuôi dưỡng mình bằng sữa mẹ để đủ sức tiếp nhận những điều mới lạ mà không bao giờ đánh mất bản thân mình người Việt” (Làng quê văn hiến). Trong tâm thức của ông, làng quê với thiên nhiên, với con người, nếp sống sinh hoạt… chính là không khí của một môi trường văn hóa mà con người có thể hít thở một cách hồn nhiên, tự nhiên để rèn luyện nhân cách, tài năng của mình. Hay chỉ với một điệu “Lí qua đèo”, một làn điệu dân ca xứ Huế, HPNT đã phát hiện được trong điệu lí ấy số phận, tính cách người Huế và cả những điều muôn đời không thể mất bởi nó “đồng vọng cả vận mệnh lịch sử của dân tộc”, chứa đựng nhiều “yếu tố nhân tình” (Lí qua đèo). Xuất phát từ quan niệm “con người vốn là kẻ cư ngụ trong căn nhà lớn của vũ trụ”, HPNT đã luận đàm về mối quan hệ “con người - cây cỏ”, vốn luôn tồn tại trong đời sống tinh thần người Huế. Để rồi, ông rút ra được triết lý “Người Huế lập vườn, trước hết như là nơi cư ngụ của tâm hồn mình trước thế gian, ước mong sẽ là chút di sản tinh thần để đời cho con cháu” (Hoa trái quanh tôi).
Và bằng cái nhìn của con người suy ngẫm thấu suốt “những nguyên tắc thuộc về chân lý lịch sử”, HPNT đã vượt khỏi cái nhìn một chiều về chiến tranh: “Chiến tranh là một không gian khác, một cuộc đời khác”, “mỗi người là một kẻ
tham dự và phải tuân theo những quy luật của nó để chiến thắng” (Tiếc rừng), bởi vậy “Cuối cùng đất nước vẫn đi tới hòa bình, không phải bằng con đường ngắn nhất như ngày ấy tôi tưởng, mà còn phải vòng qua lửa đạn mịt mù. Chiến tranh vẫn thao tác đúng với luật lệ khắc nghiệt của nó, và với một nòng súng đang nã đạn, không ai có thể ngưng nó lại để làm thành lưỡi cày” (“Dệt gấm”
với thủy quân lục chiến ở Cửa Việt). Không chỉ thế, theo HPNT, chiến tranh tuy qua đi nhưng nó vẫn còn để lại những “di chứng” trong tâm hồn mỗi người. Thật vậy, ông cảm thấy dường như mình đang bị bội nhiễm cái “hội chứng lãnh cảm của một người đã từng đắm say và đang bị phụ tình” (Ngọn núi ảo ảnh), lúc nào cũng luôn trăn trở với những dằn vặt, day dứt lớn: “Lẽ nào như thế, có những con đường không còn ai đi nữa, những tháng năm không còn ai nhớ nữa và những người chết không còn hắt bóng vào đâu nữa. Cỏ lau mọc rất nhanh nhưng không nhanh bằng trí nhớ bội bạc của con người” (Bản di chúc của cỏ lau), “Tôi có quyền gì để quên đi Tổ quốc của tôi đã suốt ba mươi năm nằm gai nếm mật? Xin thưa tận đáy lòng “Tôi không có quyền”” (Trường Thanh niên tiền tuyến và thế hệ giải phóng quân Huế đầu tiên). Vì vậy, có những lúc “chợt nghe thinh không một tiếng hú dài cả con chim trĩ Trường Sơn” thì lòng ông lại “ngẩn ngơ quay quắt muốn tìm về núi cũ” (Côn Sơn).
Có thể nói, thông qua ngôn ngữ, HPNT đã tạo ra được một sự tương hợp giữa thế giới bên ngoài với những suy tư tiềm ẩn trong tâm linh của mình. Sự khéo léo trong cách thức dùng từ, đặt câu, phối hợp các kiểu câu trong một đoạn văn đã mang lại một hiệu quả nghệ thuật bất ngờ trong việc thể hiện cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của nhà văn. Đặc biệt, việc sử dụng với tỉ lệ lớn những câu văn dài (từ 4 dòng trở lên, có khi đến 9 dòng, ví dụ “Tôi thường đọc thấy cái ý tưởng ấy bàng bạc khắp nơi trong cảm hứng của các nghệ sĩ Huế, những nghệ nhân trang trí thích dùng mô-típ con chim phượng (chim phượng luôn luôn tượng
của họa sĩ Tôn Thất Đào, núi Ngự Bình được nhìn thấy như là một cô gái nằm mơ màng giữa những cánh thư màu xanh vốn là những ruộng lúa, hoặc trong bài hát quen thuộc của Trịnh Công Sơn: “Đời ta có khi tựa lá cỏ - ngồi hát ca rất tự do””(Hoa trái quanh tôi)) chở nặng những suy tư, chiêm nghiệm đã làm cho sức lan truyền cảm xúc của tác phẩm trở nên mạnh mẽ hơn. Chúng tôi đã thử làm một biện pháp thống kê tỉ lệ những câu văn dài trên tổng số câu trong tác phẩm (bao gồm các loại câu) ở một số tác phẩm sau:
Sử thi buồn 79 câu dài / 193 câu 40,9%
Tính cách Huế 27 câu dài / 58 câu 46,5%
Rượu hồng đào chưa nhắm đã say 28 câu dài / 69 câu 40,6 %
Mượn đá để ngồi 42 câu dài / 92 câu 45,7 %
Những cuốn sách tôi đã đọc hồi còn bé 30 câu dài / 73 câu 41,1 %
Rõ ràng, những câu văn dài nhưng nhưng không phải dài dòng theo kiểu rườm rà, luộm thuộm mà để chuyển tải những ý tưởng trùng điệp phù hợp với