1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN

96 764 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế, song hoạt động của chúng cũng chứa đựng nhiều rủi ro,bộc lộ nhiều yếu kém trong nghiệp v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRƯƠNG ĐÔNG LỘC

TP Hồ Chí Minh – Năm 2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các

ngân hàng thương mại cổ phần” là kết quả nghiên cứu của bản thân Các số liệu và

nội dung trong bài nghiên cứu là trung thực theo danh mục tài liệu tham khảo

Tác giả

Nguyễn Hồng Ngọc

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trương Đông Lộc đã tận tìnhhướng dẫn và động viên tôi thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí

Minh đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi

Và cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè, cơ quan quan tâm, giúp

đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

Nguyễn Hồng Ngọc

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan……….i

Lời cảm ơn……… ii

Mục lục……… iii

Danh mục từ viết tắt………vi

Danh mục bảng……… vii

Danh mục hình……… viii

Danh mục phụ lục……… iv

Lời mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại……….……… 1

1.1.1 Khái niệm……….………… 1

1.1.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại……… ……… 2

1.1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ - Nguồn vốn) của ngân hàng thương mại……….… …… 2

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn ( Tài sản Có – Tài sản) của ngân hàng thương mại……… 5

1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian……… 9

1.2 Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại……… 9

1.2.1 Tổng quan về tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại………….……9

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng………12

1.2.2.1 Các yếu tố nội bộ quyết định đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng…….13

1.2.2.1.1 Quy mô vốn (Capital size)……… …13

1.2.2.1.2 Quy mô tiền gửi (Size of deposit liabilities)……… … 15

Trang 6

1.2.2.1.3 Quy mô ngân hàng (Bank size)……… …….15

1.2.2.1.4 Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)……… … 16

1.2.2.1.5 Rủi ro tín dụng (Credit risk)……….16

1.2.2.1.6 Mức độ đa dạng hóa (Level of diversification)………16

1.2.2.1.7 Chi phí hoạt động (Operating cost)……….17

1.2.2.1.8 Chính sách lãi suất (Interest rate policy)………17

1.2.2.1.9 Năng suất lao động (Labour productivity)……….18

1.2.2.1.10 Tình trạng công nghệ thông tin (State of information technology)………18

1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài quyết định đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng……… …19

1.2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế……… ………19

1.2.2.2.2 Tốc độ lạm phát……….………….…….20

1.2.2.2.3 Tốc độ tăng cung tiền……… 21

1.2.2.2.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán……… ….21

1.2.2.2.5 Sự tự do hóa thị trường ngoại hối………….……… 21

1.2.2.2.6 Mức độ độc quyền của ngành ngân hàng……….22

Kết luận chương 1……….……… ……… 22

Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam 2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam……… 23

2.2 Vài nét về các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam………27

2.3 Phân tích hoạt động của các NHTMCP niêm yết từ năm 2005-2012……….29

2.3.1 Tổng tài sản……… 29

2.3.2 Vốn chủ sở hữu………31

2.3.3 Tiền gửi của khách hàng……… 32

Trang 7

2.3.4 Tăng trưởng dư nợ và rủi ro tín dụng……….… 34

2.3.5 Thu nhập ngoài lãi……… ………….……… 37

2.3.6 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)……….39

2.3.7 Phân tích rủi ro tài chính của các NHTMCP niêm yết……….…….… 42

Kết luận chương 2……… ……… ……45

Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần 3.1 Phương pháp nghiên cứu……… 47

3.2 Tổng quan về mẫu nghiên cứu………52

3.3 Tương quan giữa ROA và các biến độc lập

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam……… ………… ………55

3.5 Các kiến nghị nhằm làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam……….56

3.5.1 Đối với các NHTMCP niêm yết……… 61

3.5.1.1 Tăng quy mô vốn chủ sở hữu……… ………61

3.5.1.2 Giảm rủi ro tín dụng……… ………… 61

3.5.1.3 Tăng thu nhập ngoài lãi……… …….62

3.5.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước……… 66

3.5.3 Đối với Chính phủ……….……… ……67

3.6 Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu mới………68

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)

CTG: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank)

EIB: Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

HBB: Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank)

HNX: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (Hanoi stock exchange)

HOSE: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Hochiminh Stock

Exchange)MBB: Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB)

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTW: Ngân hàng Trung ương

NVB: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank)

ROA: Lợi nhuận trên tổng tài sản

ROE: Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

SHB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội

STB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

TCTD: Tổ chức tín dụng

VCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Trang 9

vào thời điểm 31/12/2012……… …27Bảng 2.5: Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam, 2010-2012……… 29Bảng 2.6: Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết, 2006-2012……… 29Bảng 2.7: Tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết, 2005-2012……….… 30Bảng 2.8: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP niêm yết, 2006-2012…….31Bảng 2.9: Tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng của các NHTMCP niêm yết,

2006-2012……… 32Bảng 2.10: Tỷ lệ dư nợ cho vay/ Huy động tiền gửi của các NHTMCP niêm yết,

2005-2012………34Bảng 2.11: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng, 2005- 2012…36Bảng 2.12: Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP niêm yết, 2006-2012 37Bảng 2.13: Tỷ suất sinh lợi trên tài sản của các NHTMCP niêm yết, 2005-2012……39Bảng 3.1: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình……… 48Bảng 3.2: Mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình………52Bảng 3.3: Ma trận tương quan giữa ROA và các biến độc lập

Trang 10

được sử dụng trong mô hình hồi quy……….…… 55

Bảng 3.4: Kết quả hồi quy về mối quan hệ giữa ROA của các NHTMCP niêm yết vàcác biến giải thích……….56

Trang 11

tác động cố định (Fixed Effect Model)……….…………PL5

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc ROA theo mô hình hồi quy

tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model)……… ……….…PL6

Phụ lục 5: Kết quả kiểm định giữa mô hình tác động ngẫu nhiên

và mô hình tác động cố định……… ……… PL7

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, hoạt động của các ngân hàng thươngmại đã tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế Cùng với việc xuất hiện của nhiềuloại hình ngân hàng khác nhau, hoạt động của các ngân hàng đã trở nên sôi nổi, phong

phú Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình mới trong hệ thống ngân hàng thương

mại Việt Nam Các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những đóng góp tích cực cho

sự phát triển của nền kinh tế, song hoạt động của chúng cũng chứa đựng nhiều rủi ro,bộc lộ nhiều yếu kém trong nghiệp vụ và quản lý, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận hàng năm

không đạt được kết quả như mong muốn

Có thể nói tỷ suất lợi nhuận ngân hàng có tầm quan trọng ở cấp độ vi mô và vĩ

mô của nền kinh tế Ở cấp độ vi mô, lợi nhuận chính là điều kiện thiết yếu và là nguồnvốn rẻ nhất của một tổ chức tín dụng Lợi nhuận ngân hàng không chỉ là kết quả củahoạt động kinh doanh mà còn là tính thiết yếu cho hoạt động thành công của ngân hàng

trong giai đoạn cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tín dụng Vì vậy, mục tiêu cơ bản

của các nhà quản trị ngân hàng là phải đạt được tỷ suất lợi nhuận mong muốn, như làtính tất yếu cho bất kỳ hoạt động kinh doanh nào Ở cấp độ vĩ mô, một hệ thống ngânhàng tốt và hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tàichính quốc gia

Xuất phát từ lí do đó, nên tôi đã chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ

suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần” nhằm tìm ra những nguyên

nhân chính ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng, từ đó đề xuất những giảipháp phù hợp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, giúp các ngân hàng tạo ra nhiều lợinhuận hơn cho chính mình và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển ngànhngân hàng ổn định, bền vững

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung của luận văn:

Mục tiêu chung của đề tài này là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghịnhằm làm tăng tỷ suất lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

2.2 Mục tiêu cụ thể của luận văn:

- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng hoạt động và tỷ suất lợi nhuận của các ngân

hàng thương mại cổ phần;

- Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân

hàng thương mại cổ phần;

- Mục tiêu 3: Đề xuất các giải pháp nhằm làm tăng tỷ suất lợi nhuận, nâng cao

hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi

nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: luận văn sẽ thu thập số liệu từ 9 ngân hàng thương mại cổ

phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

- Về thời gian: Đề tài sẽ phân tích hoạt động, tỷ suất lợi nhuận đạt được, tìm ra

những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân

hàng thương mại cổ phần ở giai đoạn 2005-2012 Từ đó sẽ chọn các yếu tố để xây

dựng mô hình, phân tích, và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến tỷ suấtlợi nhuận của các ngân hàng TMCP

Trang 14

4 Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp nghiên cứu.

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập chủ yếu từ báo cáo tài chính đã

được kiểm toán của 9 ngân hàng TMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

TPHCM và Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2012 Như vậy, sốliệu mà luận văn sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu dạng bảng (panel data) Ngoài

ra, luận văn còn sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của Tổngcục Thống kê và các báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước

4.2 Phương pháp nghiên cứu.

Qua cơ sở lý luận cũng như qua nghiên cứu tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh

doanh, kết quả tỷ suất lợi nhuận mà các ngân hàng thương mại cổ phần đạt được qua

các năm, luận văn nhận thấy tỷ suất lợi nhuận ngân hàng tăng hay giảm là do nhiều

nguyên nhân gây ra Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, luận văn không có điều kiện

để định lượng các yếu tố đó Với mong muốn làm sáng tỏ thêm một số vấn đề, luậnvăn sử dụng phương pháp chuyên gia dưới hình thức tham vấn trực tiếp một số người

am hiểu sâu về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, thông tin từ các bài viết trêncác báo, tạp chí chuyên ngành, các trang web liên quan, cũng như liên hệ thực tế kếtquả kinh doanh nhiều năm qua để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Trong luận văn này, phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm cả định tính

và định lượng, cụ thể như sau:

- Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả mẫu nghiên cứu và phân

tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

cổ phần

Trang 15

- Mục tiêu 2: Để đo lường ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỷ suất lợi nhuận của các

ngân hàng, mô hình hồi quy hiệu ứng cố định (fixed effects model) được sử dụng trongnghiên cứu này Một cách cụ thể, mô hình hiệu ứng cố định có dạng như sau:

Yit= βo+ β1X1it+ β2X2it+ β3X3it+ β4X4it+ β5X5it+ β6X6it+ β7X7it + uit

Trong đó:

Yitlà tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng i ở năm t

X1, X2, X3, X4, X5 , X6 ,X7 là các biến độc lập (biến giải thích) Chi tiết về cácbiến độc lập và giả thuyết về mối tương quan giữa chúng với biến phụ thuộc được trìnhbày ở Bảng 1

Bảng 1: Diễn giải và kỳ vọng của các biến trong mô hình

Quy mô ngân hàng (X1) Logarit tự nhiên của tổng tài sản Tỷ lệ thuậnQuy mô vốn chủ sở hữu (X2) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Tỷ lệ thuậnQuy mô tiền gửi (X3) Tỷ lệ tổng tiền gửi của khách hàng

kinh tế (X7)

Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dânGDP

Tỷ lệ thuận

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Qua kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại cổphần tại Việt Nam có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động của ngân hàng, về các yếu tố

ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng để từ đó đề xuất những biện pháp quản

Trang 16

lý đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh, phát triển ngân hàng ổn định, bền vữngnhằm làm tăng lợi nhuận, và giá trị ngân hàng của mình.

6 Kết cấu của luận văn:

Bố cục của đề tài nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuậncủa các ngân hàng thương mại cổ phần” được chia thành phần giới thiệu, 3 chương,kết luận với kết cấu chi tiết như sau:

Giới thiệu

Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại và tỷ suất lợi nhuận của

ngân hàng thương mại

Chương 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của các

ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam

Chương 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân

hàng thương mại cổ phần

Kết luận

Trang 17

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Chương này trình bày tổng quan lý thuyết về ngân hàng thương mại, lợi nhuận,

tỷ suất lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thươngmại, và giới thiệu kết quả của một số nghiên cứu có liên quan

1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát

triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác

động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại

kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì

ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài

chính không thể thiếu được

Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ

hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi

nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật

(Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)

Theo Luật Ngân hàng nhà nước:

Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với

nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung

ứng dịch vụ thanh toán.

Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào

loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn

Trang 18

– Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế

– Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và

- Không cung cấp dịch vụthanh toán

1.1.2 Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Nghiệp vụ nguồn vốn (Tài sản Nợ ) của ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thânngân hàng cũng như đối với xã hội Trong nghiệp vụ này, ngân hàng thương mại đượcphép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy

động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với

nền kinh tế

Thành phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm:

– Vốn điều lệ (Statutory Capital)

Trang 19

– Các quỹ dự trữ (Reserve funds)

– Vốn huy động (Mobilized Capital)

– Vốn đi vay (Bonowed Capital)

– Vốn tiếp nhận (Trust capital)

– Vốn khác (Other Capital)

Vốn điều lệ và các quỹ:

Vốn điều lệ, các quỹ của ngân hàng được gọi là vốn tự có của ngân hàng

- Nguồn hình thành:

+ Vốn chủ sở hữu khi ngân hàng mới thành lập

+ Nguồn vốn bổ sung hàng năm từ lợi nhuận kinh doanh, từ vốn góp thêm của chủ

sở hữu

- Mục đích sử dụng:

+ Vốn điều lệ của ngân hàng trước hết được dùng để:Xây dựng nhà cửa, văn phònglàm việc, mua sắm tài sản, trang thiết bị nhằm tạo cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt

động của ngân hàng, số còn lại để đầu tư, liên doanh, cho vay trung và dài hạn

+ Các quỹ dự trữ của ngân hàng: đây là các quỹ bắt buộc phải trích lập trong quátrình tồn tại và hoạt động của ngân hàng, các quỹ này được trích lập theo tỷ lệ qui địnhtrên số lợi nhận ròng của ngân hàng, bao gồm:

Quỹ dự trữ : được trích từ lợi nhuận ròng hằng năm để bổ sung vốn điều lệ Quỹ dự phòng tài chính: Quỹ này để dự phòng bù đắp rủi ro, thua lỗ trong hoạt

động của ngân hàng

Quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ

Quỹ khen thưởng phúc lợi

Trang 20

Lợi nhuận để lại để phân bổ cho các quỹ Chênh lệch tỷ giá, đánh giá lại tàisản, nguồn vốn đầu tư XDCB

- Đặc điểm

+ Vốn tự có là nguồn vốn có tính ổn định cao và không ngừng gia tăng

+ Vốn tự có của ngân hàng là yếu tố tài chính quan trọng bậc nhất tuy nó chỉchiếm một tỷ trọng nhỏ, nó vừa cho thấy qui mô của ngân hàng vừa phản ánh khả năng

đảm bảo các khoản nợ của ngân hàng đối với khách hàng

Vốn huy động:

Đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại, thực chất là tài sản

bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưngphải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng yêu cầu Nguồn vốn huy

động là nguồn tài nguyên to lớn nhất

- Nguồn hình thành

+ Nhận tiền gửi

Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn+ Phát hành giấy tờ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu

+ Các khoản tiền gửi khác

- Đặc điểm vốn huy động

+ Nguồn vốn không ổn định

+ Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất

- Mục đích sử dụng

Trang 21

+ Thiết lập dự trữ

+ Cấp tín dụng

Vốn đi vay:

Nguồn vốn đi vay có vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng

thương mại Thuộc loại này bao gồm:

-Vốn vay trong nước:

+ Vay ngân hàng trung ương: NHTW sẽ tiếp vốn cho ngân hàng thương mại

thông qua biện pháp chiết khấu, tái chiết khấu nếu các hồ sơ tín dụng cùng các chứng

từ xin tái chiết khấu có chất lượng Làm như vậy, NHTW sẽ trở thành chỗ dựa và là

người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại

+ Vay các ngân hàng thương mại khác thông qua thị trường liên ngân hàng

Vốn khác:

Đó là các nguồn vốn phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng (đại lý,

chuyển tiền, các dịch vụ ngân hàng…)

1.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng vốn ( tài sản Có ) của ngân hàng thương mại:

Thành phần TS Có của ngân hàng bao gồm:

Trang 22

+ Dự trữ (Reserves)

+ Cấp tín dụng (loans)

+ Đầu tư (Investment)

+ Tài sản Có khác (Other Assets)

Dự trữ:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải bảo

đảm an toàn để giữ vững được lòng tin của khách hàng Muốn có được sự tin cậy vềphía khách hàng, trước hết phải bảo đảm khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu

rút tiền của khách hàng Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốnkhông sử dụng nó để sẵn sàn đáp ứng nhu cầu thanh toán Phần vốn để dành này gọi là

dự trữ Ngân hàng nhà nước được phép ấn định một tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng thời

kỳ nhất định, việc trả lãi cho tiền gởi dự trữ bắt buộc do chính phủ qui định Dự trữ baogồm:

+ Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves): bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng

NN, tại các ngân hàng khác

+ Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves): (cấp hai) là dự trữ không tồn tại bằngtiền mà bằng chứng khoán, nghĩa là các chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyểnthành tiền một cách thuận lợi Thuộc loại này gồm:

Tín phiếu kho bạc

Hối phiếu đã chấp nhận

Các giấy nợ ngắn hạn khác

Gọi là dự trữ thứ cấp bởi nó chỉ được sử dụng khi các khoản mục dự trữ sơ cấp

bị cạn kiệt Khi quản lý dự trữ bắt buộc, ngân hàng TW có thể áp dụng 1 trong 3

phương pháp

Trang 23

+Phương pháp phong toả: Theo đó toàn bộ mức dự trữ bắt buộc phải gửi vào

một tài khoản tại ngân hàng TW và sẽ bị phong toả để đảm bảo thực hiện đúng mức dựtrữ

+ Phương pháp bán phong toả: Theo đó một phần của mức dự trữ bắt buộc sẽđược quản lý và phong toả tại một tài khoản riêng ở NHTW

+ Phương pháp không phong toả: theo phương pháp này tiền dự trữ được tính và

thực hiện hàng ngày trên cơ sở số dư thực tế về tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳhạn Toàn bộ mức dự trữ sẽ không bị phong toả, nó có thể tồn tại dưới hình thức tiềnmặt hay tiền gửi ngân hàng TW hay dưới dạng chứng khoán ngắn hạn là tuỳ NH

thương mại, tuy nhiên đến cuối mỗi tháng, NHTW sẽ kiểm tra việc thực hiện dự trữ bắt

buộc, nếu các NHTM không thực hiện đúng sẽ bị phạt (cảnh cáo, phạt tiền nếu táiphạm)

Cấp tín dụng: (Credits):

Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần dự trữ, các ngân hàng thươngmại có thể dùng để cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân bao gồm:

- Cho vay (Loans):

Là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thương mại Trong đó ngân hàng thươngmại sẽ cho người đi vay, vay một số vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư hoặc tiêu

dùng Khi đến hạn người đi vay phải hoàn trả vốn và tiền lãi Ngân hàng kiểm soátđược người đi vay, kiểm soát được quá trình sử dụng vốn Người đi vay có ý thức trả

nợ cho nên bắt buộc họ phải quan tâm đến việc sử dụng làm sao có hiệu quả để hoàntrả nợ vay Trong cho vay thì mức độ rủi ro rất lớn, không thu hồi được vốn vay hoặctrả không hết hoặc không đúng hạn…do chủ quan hoặc khách quan Do đó khi cho vaycác ngân hàng cần sử dụng các biện pháp bảo đảm vốn vay: thế chấp, cầm cố …

- Chiết khấu (Discount)

Trang 24

Đây là nghiệp vụ cho vay (gián tiếp) mà ngân hàng sẽ cung ứng vốn tín dụng

cho một chủ thể và một chủ thể khác thực hiện việc trả nợ cho ngân hàng Các đối

tượng trong nghiệp vụ này gồm hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các giấy nợ có giá

khác

– Cho thuê tài chính (Financial leasing):

Là loại hình tín dụng trung, dài hạn Trong đó các công ty cho thuê tài chínhdùng vốn của mình hay vốn do phát hành trái phiếu để mua tài sản, thiết bị theo yêucầu của người đi thuê và tiến hành cho thuê trong một thời gian nhất định Người đithuê phải trả tiền thuê cho công ty cho thuê tài chính theo định kỳ Khi kết thúc hợp

đồng thuê người đi thuê được quyền mua hoặc kéo dài thêm thời hạn thuê hoặc trả lại

thiết bị cho bên cho thuê

– Bảo lãnh ngân hàng: (Bank Guarantee)

Trong loại hình nghiệp vụ này khách hàng được ngân hàng cấp bảo lãnh chokhách hàng nhờ đó khách hàng sẽ được vay vốn ở ngân hàng khác hoặc thực hiện hợp

đồng kinh tế đã ký kết

– Các hình thức khác (Other)

Đầu tư ( Investment)

Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó manglại khoản thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ này,ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới cáchình thức như:

– Hùn vốn mua cổ phần, cổ phiếu của các Công ty; hùn vốn mua cổ phần chỉđược phép thực hiện bằng vốn của ngân hàng

- Mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, trái phiếu công ty…

Trang 25

Tất cả hoạt động đầu tư chứng khoán đều nhằm mục đích mang lại thu nhập,mặt khác nhờ hoạt động đầu tư mà các rủi ro trong hoạt động ngân hàng sẽ được phântán, mặt khác đầu tư vào trái phiếu chính phủ thì mức độ rủi ro sẽ rất thấp

Tài sản Có khác:

Những khoản mục còn lại của tài sản Có trong đó chủ yếu là tài sản cố địnhnhằm: Xây dựng hoặc mua thêm nhà cửa để làm trụ sở văn phòng, trang thiết bị, máy

móc, phương tiện vận chuyển, xây dựng hệ thống kho quỹ…ngoài ra còn các khỏan

phải thu, các khoản khác…

1.1.2.3 Nghiệp vụ trung gian

Những dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển vừa cho phép hỗ trợ đáng kể chonghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập chongân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí… có vị trí xứng đáng trong giai đoạnphát triển hiện nay của ngân hàng thương mại Các hoạt động này gồm:

– Các dịch vụ thanh toán thu chi hộ cho khách hàng (chuyển tiền, thu hộ séc, dịch vụ

cung cấp thẻ tín dụng, thẻ thanh toán )

– Nhận bảo quản các tài sản quí giá, các giấy tờ chứng thư quan trọng của công chúng

– Bảo quản, mua bán hộ chứng khoán theo uỷ nhiệm của khách hàng

– Kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc đá quí

– Tư vấn tài chính, giúp đỡ các công ty, xí nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu…

1.2 Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại:

1.2.1 Tổng quan về tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại.

Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại người ta sử dụng các chỉ tiêu sau đây:

Trang 26

+ Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với tổng tài sản Có trung bình – gọi là hệ

số ROA (Return on Asset)

ROA =

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản bình quân

Ý nghĩa: Một đồng Tài sản Có (tổng TÀI SẢN) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ

tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có Tài sản Có sinh lời cànglớn thì hệ số nói trên càng lớn

+ Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với vốn chủ sở hữu bình quân của ngân

hàng Được phản ánh qua hệ số ROE (Return on Equity)

Ý nghĩa: một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này cho

thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồngvốn chủ sở hữu

+ Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với số tài sản

Có sinh lời

P’ =

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản Có sinh lời

Trong đó tài sản Có sinh lời bao gồm:

Các khoản cho vay

ROE =

Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu bình quân

Trang 27

Đầu tư chứng khoán

Tài sản Có sinh lời khác

Chỉ tiêu này cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời Tỷ suất này cànggần ROA thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn

Những lưu ý khi phân tích chỉ số ROE, ROA của ngành ngân hàng

Khi tính ROE, ROA, công thức tính đều có tử số giống nhau, tuy nhiên, vì mẫu

số khác nhau nên kết quả cũng khác nhau Chỉ số ROA trong một số trường hợp sẽ

được khuyến nghị sử dụng nhiều hơn là chỉ số ROE, bởi chỉ số này xem xét đến cơ cấu

sử dụng vốn, giữa vốn chủ sở hữu và vay nợ Có những doanh nghiệp có chỉ số ROEcao (so với ngành), tuy nhiên, doanh nghiệp có thể dựa nhiều vào vay nợ, do đó, hiệuquả sử dụng vốn không thật sự hiệu quả Nhà phân tích có thể áp dụng công thức đơngiản phân tích Dupont để tìm hiểu căn nguyên của bản chất ROE vì sao cao bằng cáchtìm hiểu cơ cấu tài sản trên vốn chủ sở hữu, để thấy được tình hình sử dụng đòn bẩy(vay nợ) của doanh nghiệp

Một lưu ý khác là ở hầu hết các thị trường, chỉ số ROE nằm ở ngưỡng từ 20% là chấp nhận được Tuy nhiên, khi xem xét chung đến cùng một yếu tố lạm phát

10%-và lãi suất theo cùng một đồng nội tệ, ngưỡng này có thể thay đổi Ở thời kỳ kinh tế

tăng trưởng, chỉ số ROE trung bình của tất cả các công ty trong cùng một thị trường có

thể cao đến 20%, và những thời điểm kinh tế suy thoái, ROE trung bình có thể giảmmạnh chỉ còn dưới 10% Do đó, ROE, ROA ở các thời kỳ kinh tế khác nhau sẽ khácnhau, mặc dù trong cùng một ngành

Đối với ngành ngân hàng, chỉ số ROE nằm ở ngưỡng:

+ Nhỏ hơn 10%: khả năng tạo lợi nhuận hiệu quả của ngân hàng đó kém.

+ Từ 10%-20%: ngân hàng hoạt động cho lợi nhuận bình thường.

+ Lớn hơn 20%: ngân hàng tạo ra lợi nhuận cao khi sử dụng vốn chủ sở hữu.

Trang 28

Riêng đối với chỉ số ROA, một ngân hàng lành mạnh thông thường chỉ có khả năng tạo

ra chỉ số ROA nằm trong ngưỡng từ 1%-2%, và còn phụ thuộc vào các thị trường, quốcgia khác nhau Các yếu tố từ vĩ mô như lãi suất các loại (cho vay, huy động), luật pháp,cạnh tranh cũng đóng góp không nhỏ vào việc lý giải sự khác nhau của chỉ số ROA ởcác thị trường khác nhau, mặc dù cùng hoạt động trong ngành ngân hàng

Cụ thể, chỉ số ROA của ngành ngân hàng nếu nằm ở ngưỡng:

+ Nhỏ hơn 0,5%: tạo lợi nhuận kém, thường chỉ các ngân hàng quốc doanh, các ngân

hàng vay nợ nhiều trong phần nợ trên bản cân đối, hoặc trích lập dự phòng nhiều khicho vay mới đạt mức ROA thấp như thế này

+ Từ 0.5%-1%: hầu hết các thị trường ngân hàng đều nằm ở nhóm này.

+ Từ 1%-2%: lợi nhuận khỏe mạnh.

+ Từ 2%-2,5%: lợi nhuận tốt, nhưng cần lưu ý đến những mô hình bất thường trong

hoạt động (do độc quyền ngân hàng), hoặc ngân hàng tham gia vào các nghiệp vụ cholợi nhuận cao, đi kèm với rủi ro cao

+ Lớn hơn 2,5%: bất thường, cần thận trọng và xem xét kĩ bởi các hoạt động rủi ro

của ngân hàng

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến

tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Trong khi một vài nghiên cứu tập trung vào việc tìmhiểu tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng ở một khu vực, một nhóm các quốc gia, ví dụ

như: nghiên cứu của Bourke (1989) ở Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc; Molyneux và Thornton

(1992) ở Châu Âu, Kunt và Huizinga (1999) ở 80 nước trên thế giới,…thì các nghiêncứu khác lại tập trung vào một quốc gia cụ thể, ví dụ như: nghiên cứu của Berger(1995) ở Mỹ, Athanasoglou và cộng sự (2005) ở Hy Lạp, Sufian và Chong (2008) ởPhilippines, Sufian (2011) ở Hàn Quốc, Dù nghiên cứu trên một nhóm các quốc gia

Trang 29

hay ở một quốc gia riêng biệt thì các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngânhàng cũng được chia làm hai loại: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài

1.2.2.1 Các yếu tố nội bộ quyết định đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng có thể

được định nghĩa là các yếu tố chịu ảnh hưởng bởi các quyết định mang tính chủ quan

của ban lãnh đạo ngân hàng Các yếu tố này bao gồm: quy mô vốn, quy mô tiền gửikhách hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, chính sách lãi suất, mức độ đa dạnghóa, chi phí vận hành, năng suất lao động, tình trạng công nghệ thông tin

1.2.2.1.1 Quy mô vốn (Capital size)

Tỷ số vốn được xem như là một công cụ giá trị để đo tình trạng đủ vốn cũng

như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng Nhìn chung mọi người đều tin rằng

một ngân hàng có vốn hóa tốt sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao

hơn Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân

hàng ở 12 nước được chọn ra từ các khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc, Bourke (1989)

đã tìm ra mối tương quan thuận giữa tình trạng đủ vốn và tỷ suất lợi nhuận, cụ thể là

ngân hàng có tỷ số vốn càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng cao Tương tự, nghiên cứucủa Berger (1995) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ trong khoảng thời gian nửasau thập niên 1980, và nghiên cứu của Anghazo (1997) dựa trên dữ liệu của các ngânhàng Mỹ từ năm 1989 đến 2003 đều cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đều có tỷsuất lợi nhuận cao hơn

Demirguc và cộng sự (1999) đã có một nghiên cứu rộng hơn về hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng ở 80 quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát

triển trong khoảng thời gian từ 1988 – 1995 Họ đã đi đến kết luận rằng các ngân hàng

nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngân hàng nội địa ở các nước đang phát

triển, trong khi điều này là ngược lại ở các nước phát triển Tuy nhiên, nhìn chung,nghiên cứu của họ ủng hộ mối tương quan thuận giữa tỷ số vốn và tỷ suất lợi nhuận

Trang 30

động của các biến về ngân hàng, cấu trúc tài chính và các điều kiện kinh tế vĩ mô lên

lợi nhuận biên và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian

từ 1980 – 2000

Nghiên cứu tại khu vực Trung đông và Bắc Phi cũng cho kết quả tương tự

Naceur và Omran (2008) đã phân tích ảnh hưởng của chính sách ngân hàng, sự cạnh

tranh, sự cải cách tài chính đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở các

nước thuộc khu vực Trung đông và Bắc Phi trong suốt khoảng thời gian từ 1989 –

2005 và đi đến kết luận về mối tương quan thuận giữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận

Nghiên cứu của Flamini (2009) về các yếu tố quyết định tỷ suất lợi nhuận của các ngânhàng ở vùng Châu Phi cận Saharan (Sub Saharan Africa – SSA) dựa trên dữ liệu của

389 ngân hàng thuộc 41 nước SSA cũng đã đi đến kết luận về mối tương quan dươnggiữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận Nghiên cứu này đã đưa ra lời đề nghị rằng chínhphủ các nước thuộc khu vực SSA cần có quy định vốn điều lệ cao hơn cho các ngânhàng nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững cho hệ thống tài chính Trước đó,Aburime (2008) nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến tỷ suất lợi nhuận của ngânhàng Nigeria từ dữ liệu của 33 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004cũng cho kết quả tương tự

Tại Châu Á, các nghiên cứu về tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đã được tiếnhành và cho kết quả tương tự Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) về các yếu tốquyết định tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng ở một nền kinh tế đang phát triển: bằngchứng thực nghiệm từ Philippines trong khoảng thời gian từ 1990 – 2005, đã tìm ra

Trang 31

mối tương quan dương giữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Gần đâynhất là nghiên cứu của Sufian (2011) dựa trên dữ liệu của 29 ngân hàng Hàn Quốctrong khoảng thời gian từ 1992-2003 cho thấy các ngân hàng có quy mô vốn lớn có tỷsuất lợi nhuận cao Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với

nguy cơ vỡ nợ thấp hơn Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân

hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngânhàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn

cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô không ổn định

Như vậy tất cả các nghiên cứu được thực hiện trong các khoảng thời gian khác

nhau, tại những khu vực địa lý khác nhau đều cho kết quả về mối tương quan dươnggiữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng

1.2.2.1.2 Quy mô tiền gửi (Size of deposit liabilities)

Naceur và Goaied (2001) nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt độngcủa ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1995 chỉ ra rằng các ngânhàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản của họ Tỷ lệ tiềngửi so với tài sản càng lớn nghĩa là ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt

động đầu tư và cho vay Việc gia tăng hoạt động đầu tư và cho vay sẽ mang lại lợi

nhuận trên tổng tài sản cao cho ngân hàng (Allen và Rai, 1996), (Holden và Banany,2004)

1.2.2.1.3 Quy mô ngân hàng (Bank size)

Kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) tại Philippines, nghiên cứu củaPasiouras và Kosmidous (2007) tại ngân hàng của 15 nước Châu Âu trong khoảng thờigian từ 1995-2001, nghiên cứu của Staikouras và cộng sự (2008) tại các ngân hàngChâu Âu từ năm 1998-2005 đã tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và tỷsuất lợi nhuận của các ngân hàng Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Sufian (2011)tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Spathis và cộng sự (2002) tại các ngân hàng Hy Lạp từ

Trang 32

năm 1990 – 1999, nghiên cứu của Kosmidou (2008) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm

1990-2002 đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất lợinhuận của các ngân hàng

1.2.2.1.4 Rủi ro thanh khoản (Liquidity risk)

Molyneux và Thornton (1992), Sufian (2011) đều tìm ra mối tương quan nghịch

giữa rủi ro thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng, kết quả nghiên cứu chothấy ngân hàng có khả năng thanh khoản kém hơn sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn

1.2.2.1.5 Rủi ro tín dụng (Credit risk)

Các nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2005) ở Hy Lạp, Athanasoglou

và cộng sự (2006) ở vùng đông nam Châu Âu, Sufian và Chong (2008) ở Philippines,Vong và Chan (2009) ở Macao, Sufian (2011) ở Hàn Quốc đều tìm ra mối tương quan

âm giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Các nghiên cứu này đưa ralời khuyên rằng các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý rủi ro tín dụng, nâng caochất lượng tín dụng hơn là việc mở rộng dư nợ tín dụng

1.2.2.1.6 Mức độ đa dạng hóa (Level of diversification)

Khi các ngân hàng được đa dạng hóa, nó có thể sinh ra nhiều nguồn thu nhậphơn, vì thế có thể giảm được sự phụ thuộc của nó vào thu nhập từ lãi, thu nhập mà dễ

dàng bị chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế vĩ mô Kết quả nghiên cứu của Jiang

và cộng sự (2003) chỉ ra rằng các ngân hàng đa dạng hóa ở Hong Kong có tỷ suất lợinhuận cao Tương tự, nghiên cứu của Sufian (2011) cũng cho thấy mối tương quanthuận giữa thu nhập phi lãi và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Hàn Quốc Nghiên cứuchỉ ra rằng các ngân hàng có thu nhập đa dạng từ các công cụ phái sinh và các hoạt

động thu phí khác có lợi nhuận cao Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) ở

Philippines cũng cho thấy mối tương quan dương giữa thu nhập phi lãi và tỷ suất lợinhuận của ngân hàng Nghiên cứu này đưa ra lời đề nghị rằng các ngân hàng nên cung

Trang 33

cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ mới để tăng lợi nhuận, nâng cao tỷ suất lợi nhuận.Ngoài ra, các ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc phát triển công nghệ để tăng thêmtính tiện ích cho các sản phẩm của mình cũng như góp phần cải thiện năng suất lao

động cho ngân hàng

1.2.2.1.7 Chi phí hoạt động (Operating cost)

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các ngân hàng có chi phí hoạt động càng cao thì

tỷ suất lợi nhuận càng thấp Và lập luận đó đã được ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu củaBouke (1989), Jiang và cộng sự (2003), Athanasoglou và cộng sự (2005), Sufian(2011), Sufian và Chong (2008), Sufian và Habibullah (2009)

Ngược lại Molyneur và Thornton (1992) lại phát hiện ra biến chi phí có tácđộng thuận đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Châu Âu Họ đã chứng minh được

rằng các ngân hàng đạt được tỷ suất lợi nhuận cao có chi phí tiền lương cao Nghiêncứu của Guru và cộng sự (2002) về các yếu tố quyết định tỷ suất lợi nhuận của cácngân hàng ở Malaysia, sử dụng mẫu là 17 ngân hàng thương mại Malaysia trongkhoảng thời gian từ 1986 - 1995 đã cho kết quả về mối tương quan thuận giữa chi phívận hành và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Mối tương quan thuận giữa tỷ suất lợinhuận và chi phí cũng được tìm thấy ở Tunisia trong nghiên cứu của Naceur và Goaied(2008)

1.2.2.1.8 Chính sách lãi suất (Interest rate policy)

Chính sách lãi suất của ngân hàng bao gồm lãi suất huy động và lãi suất chovay Lãi suất huy động là một trong những nguồn chi phí vốn của ngân hàng Đó là lý

do tại sao Fries và cộng sự (2002) cho rằng hàm số lợi nhuận của một ngân hàng baogồm tiền lãi để thanh toán cho người gửi tiền Mặt khác, tiền lãi từ hoạt động tín dụngcủa ngân hàng là nguồn thu nhập chủ yếu được dùng để tái đầu tư mở rộng kinh doanh.Bobáková (2003) cho rằng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi chínhsách lãi suất và chính sách này có thể được điều chỉnh để nâng cao tỷ suất lợi nhuận

Trang 34

của ngân hàng Vì thế, yếu tố quyết định chính là năng lực của ngân hàng trong việcxây dựng chuẩn khung lãi suất để đáp ứng chi phí sử dụng vốn, chi phí hoạt động cũng

như lợi nhuận yêu cầu của các cổ đông ngân hàng

1.2.2.1.9 Năng suất lao động (Labour productivity)

Những bằng chứng thực nghiệm từ Athanasoglou ( 2005) đã chỉ ra rằng năngsuất lao động tăng có ảnh hưởng tích cực và quan trọng đến tỷ suất lợi nhuận của ngânhàng Nghiên cứu này cho thấy năng suất lao động cao là một nhân tố quan trọng tạo rathu nhập cao cho ngân hàng Vì thế, các ngân hàng nên hướng đến mục tiêu tăng năngsuất lao động thông qua các chiến lược khác như: giữ ổn định đội ngũ lao động, đảmbảo chất lượng cao hơn của lao động được tuyển dụng mới, cắt giảm nhân sự để tăngtổng đầu ra bằng cách tăng cường đầu tư vào các tài sản cố định kết hợp với công nghệmới

1.2.2.1.10 Tình trạng công nghệ thông tin (State of information technology)

Hệ thống công nghệ thông tin góp phần quan trọng trong việc quản lý cũng nhưhiệu quả dịch vụ khách hàng Porter và Millar (1985) đã chứng minh rằng đầu tư vàocông nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm tổng chi phí của ngân

hàng và đa dạng hóa sản phẩm, được phản ánh trong sự gia tăng của lợi nhuận ròng

Sử dụng những bằng chứng từ những dữ liệu kế toán, Holden và Bannany đã

điều tra thực nghiệm xem liệu việc đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin có ảnhhưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Mỹ trong suốt khoảng thời gian từ năm 1976 đếnnăm 1996 hay không Kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra rằng việc đầu tư vào hệ thống

công nghệ thông tin, chủ yếu là đầu tư vào hệ thống máy ATM, có ảnh hưởng tích cực

đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Việc phát triển hệ thống máy ATM của ngân hàng

sẽ đem lại thu nhập từ dịch vụ cao hơn mà không cần phải tuyển thêm nhân sự và mởthêm chi nhánh, vì vậy giảm được chi phí giao dịch và cuối cùng là tăng lợi nhuậncũng như tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng

Trang 35

Sử dụng Internet để thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng giúp làm giảm chiphí giao dịch và tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Daniel và Storey (1997) rút ra từkết quả của một cuộc điều tra trong đó mỗi giao dịch không dùng tiền mặt giảm được1,08 bảng Anh cho một chi nhánh

1.2.2.2 Các yếu tố bên ngoài quyết định đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là cácnhân tố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản trị ngân hàng, nó tượng trưngcho các sự kiện diễn ra bên ngoài ngân hàng Tuy nhiên, các nhà quản trị vẫn có thể

lường trước được những thay đổi của môi trường bên ngoài và cố gắng xây dựng

những chính sách nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội phát triển cũng như hạn chế tối đanhững tác động không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại Trong cácnghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới, các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến tỷsuất lợi nhuận của ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tốc

độ tăng cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khoán, sự tự do hóa thị trường

ngoại hối, sự tập trung kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng

1.2.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Theo kinh nghiệm thông thường, trong thời kỳ kinh tế phát triển sẽ có nhiều nhucầu tín dụng hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm

tăng sức mạnh cho các gói dư nợ tín dụng vì lúc này các doanh nghiệp có điều kiện

kinh doanh thuận lợi hơn, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tíndụng, giảm chi phí, và làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, điều kiệnkinh tế suy thoái có thể gây tổn thất cho ngân hàng do các khoản vay không hiệu quả

gia tăng, và làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Brouke (1989) đã đưa

ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế làm tăng tỷ suất lợinhuận của ngân hàng Nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) cũng tìm ra mối tương

quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng

Trang 36

Trong khi kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Vong và Chan(2009) lại cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng đến tỷ suất lợinhuận của ngân hàng

1.2.2.2.2 Tốc độ lạm phát

Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ

ra rằng lạm phát làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Họ cho rằng mối tương

quan dương giữa tốc độ lạm phát và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng chỉ ra rằng thu

nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng Tốc độ lạm phát cao đicùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao Nhưng nếu lạm phát xảy rabất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí củangân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợinhuận của ngân hàng

Sử dụng dữ liệu của 154 ngân hàng trong suốt khoảng thời gian từ 1980 – 2006,

Aburime (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến tỷ suất lợi

nhuận của ngân hàng Nigeria và cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ lạmphát và lợi nhuận của ngân hàng Cùng cho kết quả về quan hệ thuận giữa hai biến nàycòn có các nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002), Athanasoglou (2006), Vong vàChan (2009)

Tuy nhiên, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại cho kết quả âm Họ giảithích rằng ở Philippines, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương vàlạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này Lạm phát gây mất

ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và tỷ suất lợi nhuận giảm

xuống

Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên tỷ suất lợi

nhuận của ngân hàng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau

Trang 37

1.2.2.2.3 Tốc độ tăng cung tiền

Nghiên cứu của Sufian và Habibullah (2009) đã tìm ra mối tương quan nghịchgiữa tốc độ tăng cung tiền và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Trung Quốc Trong khi

đó, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại không tìm thấy mối liên hệ giữa tốc độtăng cung tiền và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Phippines

1.2.2.2.4 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán càng phát triển rộng, càng năng động và càng hiệu quả

khi đất nước trở nên giàu có hơn Vì thế, các nước đang phát triển thường có ít thịtrường chứng khoán phát triển Theo những nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999),

Kunt và Huizinga (2001), Naceur và Goaied (2008) chỉ ra rằng ngân hàng sẽ có cơ hộinâng cao tỷ suất lợi nhuận ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển Vì khithị trường chứng khoán phát triển, các ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn của mình,

mà vốn lại là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Hơnnữa, khi thị trường chứng khoán phát triển, thông tin tài chính của các công ty sẽ minhbạch hơn, nhờ đó các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay chính xác, gópphần làm giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lợicho ngân hàng

1.2.2.2.5 Sự tự do hóa thị trường ngoại hối

Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng ở một quốc gia có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ

tỷ giá hối đoái ở quốc gia đó Ogunleye (1995) đã khẳng định rằng tỷ suất lợi nhuậncủa ngân hàng có thể bị hạn chế bởi chế độ tỷ giá cố định; trong khi đó, chế độ tỷ giáthả nổi có điều chỉnh và thả nổi hoàn toàn lại cho phép một biên độ đủ rộng cho cácngân hàng trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và vì thế có thể làm cho tỷ suất lợinhuận của ngân hàng tăng cao

Trang 38

Tuy nhiên, Aburime (2008) lại tìm ra mối tương quan âm giữa sự tự do hóa thị

trường ngoại hối và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Điều này có nghĩa là ngân hàng

Nigeria tạo ra được lợi nhuận cao hơn trong thời kỳ chế độ tỷ giá cố định

1.2.2.2.6 Mức độ độc quyền của ngành ngân hàng

Nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999) đã tìm ra mối tương quan âm giữa tỷ

số độc quyền và lợi nhuận biên của ngân hàng Kết quả nghiên cứu này cho thấy tỷ sốtổng tài sản toàn ngành ngân hàng trên GDP càng lớn và tỷ số độc quyền càng thấp thìlợi nhuận biên và khả năng sinh lợi cảng giảm Các nghiên cứu của Athanasoglou vàcộng sự (2006) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của các ngân hàng ở vùng đông namChâu Âu trong khoảng thời gian từ 1998 – 2002, Sufian (2011) tại Hàn Quốc cũng chokết quả tương tự

Tuy nhiên nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008) lại cho kết quả ngược lạiNghiên cứu giải thích mối tương quan âm này có nghĩa là độc quyền làm cho tỷ suấtlợi nhuận của các ngân hàng thương mại Tunisia thấp hơn so với thị trường cạnh tranh

Kết luận chương 1

Lợi nhuận là điều mà các ngân hàng quan tâm nhất Lợi nhuận phản ánh hiệuquả hoạt động, khả năng sinh lợi, hiệu quả quản lý của một ngân hàng Trên cơ sở phântích kết hợp với tham khảo, trích dẫn một số nghiên cứu có liên quan, luận văn đã đưacác yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng, bao gồm các nhân tố bên trong

và bên ngoài, Cơ sở lý luận Chương 1 là tiền đề cần thiết để đi vào phân tích số liệutrong Chương 2 và đánh giá tình hình lợi nhuận, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP

niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trang 39

Chương 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Trong phần này, luận văn sẽ trình bày sơ lược về hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam, quá trình hình thành và phát triển Sau đó, luận văn sẽ tiến hành phântích kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổphần giai đoạn 2005-2012

Luận văn lấy mẫu nghiên cứu là các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết,gồm 9 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng niêm yết trên HOSE (CTG, EIB, MBB,STB, VCB) và 4 ngân hàng niêm yết trên HNX (ACB, HBB, NVB, SHB) Năm 2012,tác giả chỉ lấy số liệu của 7 ngân hàng, vì tháng 8 năm 2012, ngân hàng HBB và ngân

hàng SHB đã sáp nhập với nhau, lấy tên chung là SHB, do đó số liệu của ngân hàng

SHB vào năm 2012 sẽ không tương thích với những năm trước đó

2.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia

và toàn cầu Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngân hàng là một bộ phận không thểthiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toángiữ vai trò đặc biệt quan trọng Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nềnkinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành ngân hàng giữ vai tròquan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

Các giai đoạn phát triển:

Các giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng chia ra làm 2 giai đoạn chính:

Trước năm 1990:

Trang 40

cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp – Trong đó

lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật phápphân biệt rạch ròi:

+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanhtiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một Ngân

hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của các

ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hànhchính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu vàchi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán,ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tàichính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện

Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà

nước, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về

số lượng ngân hàng Giai đoạn 2000 – 2007, đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnhtiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo

hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất

hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh Thời kỳ này số lượng các

NHTMCP đã giảm xuống đôi chút so với những năm cuối của thập kỷ 1990 Ngoài ra,

số lượng các chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng gia tăng

Ngày đăng: 08/08/2015, 11:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Allen N. Berger (1995), “The Relationship Between Capital And Earnings In Banking”, Journal of Money, Credit and Banking, vol.27, No.2, pages 432-456 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Relationship Between Capital And Earnings InBanking”, "Journal of Money, Credit and Banking
Tác giả: Allen N. Berger
Năm: 1995
2. Anghazo (1997), “Commercial Bank Interest Margins, Default Risk, Interest-Rate Risk and Off-balance Sheet Banking”, Journal of Banking and Finance, Vol.21, pages 55-87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Commercial Bank Interest Margins, Default Risk, Interest-RateRisk and Off-balance Sheet Banking”, "Journal of Banking and Finance
Tác giả: Anghazo
Năm: 1997
3. Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan (2009), “Deterninants of Bank Profitability in Macau”, Macau Monetary Research Bulletin, Vol.12, pages 93-113 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Deterninants of Bank Profitability inMacau”, "Macau Monetary Research Bulletin
Tác giả: Anna P.I.Vong & Hoi Si Chan
Năm: 2009
4. Balachandher K.Guru, J.Staunton and B.Shanmugam (2002), “Determinants Of Commercial Bank Profitability In Malaysia”, University Multimedia Working Papers Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants OfCommercial Bank Profitability In Malaysia”
Tác giả: Balachandher K.Guru, J.Staunton and B.Shanmugam
Năm: 2002
5. Bóbácová, I.V (2003), “Raising The Profitability Of Commercial Banks”, BIATEC, Vol.XI, pages 21-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Raising The Profitability Of Commercial Banks”,"BIATEC
Tác giả: Bóbácová, I.V
Năm: 2003
6. Bourke, P. (1989), “Concentration And Other Determinants Of Bank Profitability In Europe, North America And Australia”, Journal of Banking and Finance, Vol.13, pages 65-79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Concentration And Other Determinants Of Bank ProfitabilityIn Europe, North America And Australia”, "Journal of Banking and Finance
Tác giả: Bourke, P
Năm: 1989
7. Daniel, E. and Storey, C.(1997), “On-line Banking: Strategic and Management Challenges, Long Range Planning, Vol.30, No.6, Pages 890-898 Sách, tạp chí
Tiêu đề: On-line Banking: Strategic and ManagementChallenges, "Long Range Planning
Tác giả: Daniel, E. and Storey, C
Năm: 1997
8. Demirguc – Kunt, A. and H. Huizinga (1999), “Determinants Of Commercial Bank Interest Margins And Profitability: Some International Evidence”, World Bank Economic Review, Vol.13, pages 379-408 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants Of CommercialBank Interest Margins And Profitability: Some International Evidence”, "WorldBank Economic Review
Tác giả: Demirguc – Kunt, A. and H. Huizinga
Năm: 1999
9. Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008), “Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines”, Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, Vol.4, No.2, pages 91-112 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants Of BankProfitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From ThePhilippines”, "Asian Academy of Management Journal of Accounting andFinancial
Tác giả: Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong
Năm: 2008
10. Fazlan Sufian (2011), “Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants”, Journal of Economics and Management, Vol.7, No.1, pages 43-72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Profitability of Korean Banking Sector: Panel EvidenceOn Bank- Specific And Macroeconomic Determinants”, "Journal of Economicsand Management
Tác giả: Fazlan Sufian
Năm: 2011
11. Guorong Jiang, Nancy Tang, Eve Law and Angela Sze (2003), “Determinants Of Bank Profitability In Hong Kong”, Hong Kong Monetary Authority, September 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants OfBank Profitability In Hong Kong”, "Hong Kong Monetary Authority
Tác giả: Guorong Jiang, Nancy Tang, Eve Law and Angela Sze
Năm: 2003
12. Ken Holden & Magdi El-Banany (2004), “Investment In Information Technology Systems And Determinants Of Bank Profitability In The UK”, Taylor and Fracis Journals, Vol.14, pages 361-365 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Investment In Information TechnologySystems And Determinants Of Bank Profitability In The UK”, "Taylor and FracisJournals
Tác giả: Ken Holden & Magdi El-Banany
Năm: 2004
13. Kosmidou, K. (2008), “The Determinants of Banks’ Profits in Greec during the Period of EU Financial Intergration”, Managerial Finance, No.34, Pages 146- 159 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Determinants of Banks’ Profits in Greec during thePeriod of EU Financial Intergration”, "Managerial Finance
Tác giả: Kosmidou, K
Năm: 2008
14. Linda Allen & Anoop Rai (1996), “Operational Efficiency In Banking: An International Comparison”, Journal of Banking and Finance, Vol.20, pages 655- 672 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Operational Efficiency In Banking: AnInternational Comparison”, "Journal of Banking and Finance
Tác giả: Linda Allen & Anoop Rai
Năm: 1996
15. Molyneux, P. and J. Thornton (1992), “Determinants Of European Bank Profitability: A Note”, Journal of Banking and Finance, Vol.16, pages 1173- 1178 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants Of European BankProfitability: A Note”, "Journal of Banking and Finance
Tác giả: Molyneux, P. and J. Thornton
Năm: 1992
16. Panayiotis P. Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis, Matthaios D.Delis (2005),“Bank-Specific, Industry-Specific And Macroeconomic Determinants of Bank Profitability”, Bank of Greece, No.25, pages 1-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank-Specific, Industry-Specific And Macroeconomic Determinants of BankProfitability”,"Bank of Greece
Tác giả: Panayiotis P. Athanasoglou, Sophocles N.Brissimis, Matthaios D.Delis
Năm: 2005
17. Panayiotis P. Athanasoglou , Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras (2006),“Determinants of Bank Profitability In The South Eastern European Region”, Munich Personal RePEc Archive, No.10274, pages 1-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Determinants of Bank Profitability In The South Eastern European Region”,"Munich Personal RePEc Archive
Tác giả: Panayiotis P. Athanasoglou , Matthaios D.Delis, Christos K. Staikouras
Năm: 2006
18. Pasiouras, F., & Kosmoudo, K. (2007). “Factor influencing the profitability of domestic and foreign comercial banks in the European Union”. Research in International Business and Finace , No.21, Pages 222-237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pasiouras, F., & Kosmoudo, K. (2007). “Factor influencing the profitability ofdomestic and foreign comercial banks in the European Union”. "Research inInternational Business and Finace
Tác giả: Pasiouras, F., & Kosmoudo, K
Năm: 2007
19. Porter, M. and Millar, V.(1985), “How Information Gives You Competitive Advantage”, Harvard Business Review, July/August, Pages 140-160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: How Information Gives You CompetitiveAdvantage”,"Harvard Business Review
Tác giả: Porter, M. and Millar, V
Năm: 1985
20. Samy Ben Naceur and Mohammed Omran (2008), “The Effect Of Bank Regulations, Competion And Financial Reforms On MENA Bank’s Profitability”, Economic Research Forum (ERF), No.449 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Effect Of BankRegulations, Competion And Financial Reforms On MENA Bank’s Profitability”,"Economic Research Forum (ERF)
Tác giả: Samy Ben Naceur and Mohammed Omran
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w