Thu nhập ngoài lãi

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 53)

Ngoài các hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay, các

NHTMCPVN đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụngân hàng hiện đại

như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Bên cạnh đó,

các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tánđược những rủi ro trong kinh doanh, tạo nên một nguồn thu nhập dồi dào đến từnhiều hướng, từ đó từng bước thoát khỏi sựlệthuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng.

Bảng 2.12: Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP niêm yết, 2006- 2012

Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi (%)

2006 /2005 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010/ 2009 2011/ 2010 2012 /2011 ACB 111,73 362,50 -11,61 41,25 -41,56 -16,71 -199,73 CTG 263,72 91,48 -23,43 247,52 -47,79 -14,81 52,25 EIB 171,69 39,22 72,40 5,08 30,80 18,66 -47,96 HBB 108,25 -30,76 -22,63 174,00 111,55 -45,66 - MBB 102,83 79,92 62,14 129,40 -30,21 -113,23 -1708,64 NVB 1.361,01 519,43 -57,87 217,82 -80,50 -249,92 -119,30 SHB - 5356,94 84,69 -32,18 26,83 20,44 - STB 183,32 -26,76 126,52 -39,20 -35,01 8,04 -51,63 VCB 18,34 52,21 239,78 -53,34 19,66 -26,59 69,63

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Kể từ năm 2006, các ngân hàng thương mại khác cũng bắt đầu chú ý hơn đến việc phát triển các dịch vụngân hàng hiện đại mà trước hết là dịch vụthanh toán, trong

đó đáng chú ý nhất là dịch vụ thẻ ATM. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi nhiều nhất trong năm 2006 là NVB, tăng 1.361,01% so với năm 2005, thu

RW

nhập ngoài lãi tăng nhanh như vậy là do trong năm 2006 NVB có các khoản thu nhập

mà năm 2005 không có như: thu từnghiệp vụbảo lãnh, thu phí dịch vụthanh toán, thu phí dịch vụngân quỹ, thu lãi từkinh doanh ngoại hối.

Năm 2007, hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng thu nhập ngoài lãi khá nhanh so với năm 2006. Đáng chú ý nhất là ngân hàng SHB với tốc độ tăng thu

nhập ngoài lãi tăng 4.629% so với năm 2006, trong đó thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng. Ngoài ra SHB còn có thêm các khoản thu nhập từhoạt động mua bán chứng

khoán đầu tư, hoạt động góp vốn đầu tư dài hạn, các khoản thu này chưa xuất hiện

trong năm 2005. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có các ngân hàng đạt mức tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm như HBB, STB.

Năm 2008, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu gây khó khăn cho

nền kinh tế, Chính phủphải áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ đểkiềm chế lạm phát,

đảm bảo an sinh xã hội, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ởmức thấp, nguồn vốn đổvào chứng khoán từcác ngân hàng bị siết chặt. Thêm vào đó, thị trường chứng khoán Việt

Nam năm 2008 đã phải chịu hậu quả từ việc định giá quá cao giá trị của thị trường

năm 2007, sau đó, khi khủng hoảng kinh tếxảy ra, giá trị ảo của chứng khoán đã dần lộ

rõ, chỉ sốchứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng có hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, kết quả là các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm xuất hiện ngày càng nhiều hơn do lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán. Cụ thể là ACB giảm 11,61%; CTG giảm 23,43%; HBB giảm 22,63%; NVB giảm 57,87%.

Năm 2009, 2010 thị trường chứng khoán, giá vàng, tỷ giá hối đoái có những biến động theo chiều hướng phức tạp, khó đoán trước gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của các NHTMCP.

Năm 2011, các ngân hàng hoạt động trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và tiếp tục có những biến động phức tạp, khó lường. Kinh tế trong nước tăng

RX

trưởng chậm, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro; các ngân hàng đối mặt với khó khăn vềthanh khoản và nợxấu, thu nhập ngoài lãi vẫn không mấy khảquan.

Năm 2012, các ngân hàng phải đóng trạng thái vàng theo quy định của NHNN. Vì huy động vàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng

nên đóng trạng thái tại thời điểm giá cao đã khiến các ngân hàng chịu lỗ, dẫn đến thu ngoài lãi sụt giảm, tăng trưởng âm.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 53)