Phân tích hoạt động của các NHTMCP niêm yết từ năm 2005-2012

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 45)

2.3.1. Tổng tài sản

Tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết liên tục tăng từ năm 2005-2012, năm sau đều tăng cao hơn năm trước. Tốc độ tăng tổng tài sản của các ngân hàng diễn ra mạnh mẽ nhất vào hai năm 2006 và 2007 khi mà nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc, thị trường tài chính phát triển, các ngân hàng hoạt động hiệu quả

và tổng tài sản không ngừng tăng lên. Tuy nhiên bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản tại các

ngân hàng đã dần chậm lại. Sang năm 2009, 2010, 2011 tổng tài sản của các ngân hàng

đã có sự tăng trở lại nhưng với tốc độ chậm hơn hai năm 2006 và 2007. Năm 2012 là năm khó khăn đối với ngành ngân hàng, tổng tài sản tăng ít hơn so với những năm trước đó, và thậm chí có ngân hàng còn đạt mức tăng trưởng âm so với năm 2011, ví

dụ như ACB, EIB, NVB.

Bảng 2.6: Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết, 2006-2012 Tăng trưởng tổng tài sản (%)

2006 /2005 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010/ 2009 2011/ 2010 2012 /2011 ACB 83,93 91,27 23,32 59,27 20,71 38,81 -37,26

CTG 17,00 22,64 16,54 25,93 50,83 25,26 9,32

RO HBB 111,51 101,27 0,37 23,86 29,92 8,68 - MBB 64,69 118,96 49,70 55,61 58,86 26,64 26,49 NVB 677,67 779,07 10,12 71,38 7,10 12,39 -4,05 SHB - 835,49 16,28 91,01 85,78 39,11 - STB 71,41 160,62 5,99 51,99 46,50 -8,04 7,95 VCB 22,35 18,22 -3,15 33,66 20,35 19,26 13,02

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Tuy nhiên, quy mô tổng tài sản giữa các NHTMCP niêm yết có sự chênh lệch nhau khá lớn. Xuất thân từ ngân hàng thương mại nhà nước, được cổphần hóa để trở

thành NHTMCP, hai ngân hàng VCB và CTG có một giá trị tài sản khổng lồvà chiếm tỷ trọng lớn trong khối các NHTMCPVN. Đứng vị trí thứ 3 về giá trị tài sản, chỉ sau CTG và VCB là ngân hàng ACB. Tài sản của ACB liên tục tăng trong giai đoạn từ

2005-2012. Ngân hàng có giá trị tài sản đứng thứ 4 là STB. Tốc độ tăng tài sản của STB từ 2005-2012 phản ánh theo đúng những diễn biến của nền kinh tế Việt Nam. Tiếp theo là nhóm các ngân hàng như EIB, MBB. Và cuối cùng là nhóm các ngân hàng

như HBB, NVB, SHB.

Bảng 2.7: Tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết, 2005-2012 Tổng tài sản (triệu đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 24.272.864 44.645.039 85.391.681 105.306.130 167.724.211 202.453.569 281.019.319 176.307.607 CTG 115.765.970 135.442.520 166.112.971 193.590.357 243.785.208 367.712.191 460.603.925 503.530.259 EIB 11.369.233 18.323.772 33.710.424 48.247.821 65.448.356 131.110.882 183.576.032 170.156.010 HBB 5.524.791 11.685.318 23.518.684 23.606.717 29.240.379 37.987.726 41.285.500 - MBB 8.214.933 13.529.356 29.623.582 44.346.106 69.008.288 109.623.198 138.831.493 175.609.964 NVB 144.861 1.126.545 9.903.074 10.905.279 18.689.953 20.016.386 22.496.047 21.584.048 SHB - 1.322.027 12.367.441 14.381.310 27.469.197 51.032.861 70.989.542 - STB 14.454.338 24.776.183 64.572.875 68.438.569 104.019.144 152.386.936 140.136.974 151.281.538 VCB 136.456.412 166.952.020 197.363.405 191.151.945 255.495.883 307.496.090 366.722.279 414.475.073

RP

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2005-2012, các NHTMCP niêm yết có tốc

độ tăng tài sản khá nhanh chủ yếu tập trung vào việc phát triển các mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, lắp đặt các máy ATM, tạo nền tảng cơ sở vật chất vững chắc cho hoạt động của ngân hàng trong những năm sau.

2.3.2. Vốn chủsởhữu

Cũng giống như diễn biến của mức tăng tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của các

ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất vào hai năm 2006 và 2007. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, lợi nhuận của các ngân hàng bị giảm hơn so

với năm 2007 dẫn đến lợi nhuận chưa phân phối giảm, trong khi đó thị trường chứng khoán liên tục mất điểm, cơ hội tăng vốn chủ sở hữu bằng cách bán thêm cổphiếu ra thị trường trởnên khó thực hiện hơn trước, chính vì những lý do đó mà tốc độ tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP niêm yết trong năm 2008 đã giảm nhanh so với năm

2007, thậm chí ngân hàng HBB còn đạt mức tăng trưởng âm. Vốn chủ sở hữu có sự

tăng trưởng trở lại giai đoạn 2009 - 2011 nhưng với tốc độ thấp hơn rất nhiều so với

hai năm 2006 và 2007. Năm 2012, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu là thấp nhất

trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 2.8: Tăng trưởng vốn chủsởhữu của các NHTMCP niêm yết, 2006-2012 Tăng trưởng vốn chủ sở hữu (%)

2006 /2005 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010/ 2009 2011/ 2010 2012 /2011 ACB 28,89 278,35 24,11 24,13 16,16 6,79 5,56

CTG 12,76 88,85 15,87 1,91 44,53 56,80 18,02

RQ HBB 348,67 81,02 -5,87 8,66 8,66 24,26 - MBB 114,52 159,94 31,74 47,29 28,95 8,55 33,41 NVB 405,23 11,11 85,86 8,35 73,44 59,02 -0,99 SHB - 326,06 4,05 6,63 73,07 39,39 - STB 52,06 156,05 5,56 35,94 32,92 1,47 -5,70 VCB 32,22 21,57 7,93 14,45 23,69 38,56 45,09

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Và điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng tổng tài sản không tương thích với tốc

độ tăng trưởng vốn chủsở hữu. Ví dụ như ngân hàng STB, vào năm 2011, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản giảm so với năm 2010 là 8,04%, trong khi đó vốn chủ sở hữu lại

tăng 1,47%. Năm 2012 thì ngược lại, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là 7,95%, còn vốn chủsởhữu lại giảm 5,7% so với năm 2010.

2.3.3. Tiền gửi của khách hàng

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2005-2010, các NHTMCP niêm yết luôn có sự tăng trưởng khá cao đối với tiền gửi từ khách hàng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Các ngân hàng có quy mô nhỏ có tốc độ tăng tiền gửi từ khách hàng nhanh hơn

các ngân hàng có quy mô lớn.

Bảng 2.9: Tăng trưởng tiền gửi từkhách hàng của các NHTMCP niêm yết, 2006- 2012

Tăng trưởng tiền gửi của khách hàng (%)

2006 /2005 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010/ 2009 2011/ 2010 2012 /2011 ACB 68,16 64,50 16,16 35,35 23,28 32,73 -11,94 CTG 8,44 23,15 7,93 21,98 38,78 24,94 12,37 EIB 57,34 74,31 34,80 25,55 50,00 -7,74 31,32 HBB 49,09 83,43 30,88 23,16 18,59 14,71 - MBB 72,00 70,35 52,73 47,18 64,44 36,21 31,49 NVB 1274,34 1016,70 -1,93 59,91 11,34 38,25 -

RR

SHB - 662,19 238,99 54,31 74,71 35,70 123,08

STB 67,30 152,59 4,29 31,19 29,45 -4,51 43,16

VCB 10,59 18,21 -10,29 33,11 21,11 10,87 25,28

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Trong năm 2006, NVB có tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng cá nhân và các tổchức kinh tếrất nhanh, tăng 1.274,34% so với năm 2005.

Năm 2007, NVB lại tiếp tục đứng đầu danh sách ngân hàng có tốc độ tăng tiền gửi của khách hàng cao nhất (tăng 1.016,7% so với năm 2006), tiền gửi của khách

hàng tăng nhanh là do NVB đã chuyển đổi mô hình hoạt động từNHTMCP nông thôn lên NHTMCP thành thị và chuyển trụ sở chính về TP.HCM, đồng thời các điểm giao dịch cũng được tăng thêm đã thu hútđược lượng tiền gửi nhiều hơn trước. Đây cũng là tình hình chung của các NHTMCPVN trong năm 2007, các ngân hàng tập trung chú trọng phát triển mạng lưới hoạt động, tăng các điểm giao dịch khắp cả nước, đồng thời nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm tiền gửi mới, phù hợp với từng phân khúc khách hàng; vì vậy đã thu hút được một lượng tiền gửi lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn biến theo chiều

hướng khá phức tạp làm cho việc huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm gặp nhiều khó khăn. Kết quả là một số ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi từkhách hàng giảm, ví dụ như NVB giảm 1,93%, VCB giảm 10,29%. Do có sựdi chuyển vốn từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp sang ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nên bên cạnh các ngân hàng có tổng huy động tiền gửi giảm thỉ một số ngân hàng khác lại có tốc độ tăng khá nhanh như SHB, tăng

238,99%.

Năm 2009 và 2010, các NHTMCPVN vẫn có tốc độ tăng tiền gửi từkhách hàng

RS

Năm 2011, trước tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhiều ngân hàng gặp

khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VND có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp dẫn người gửi tiền. Tuy nhiên, khi chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ra đời vào ngày

7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xửlý tổchức tín dụng huy động vượt trần, trong tháng 9/2011 lãi suất huy động VND mới chính thức quay về mức 14%. Như vậy nghiệp vụ huy động tiền gửi của các ngân

hàng năm 2011 gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng tiền gửi của khách hàng không

cao như những năm trước đó, thậm chí có ngân hàng còn tăng trưởng âm, ví dụ như

EIB giảm 7,74%; STB giảm 4,51%.

2.3.4. Tăng trưởng dư nợvà rủi ro tín dụng

Mức độ an toàn trong tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTMCP niêm yết giai

đoạn 2008-2012 ở mức thấp. Bảng 2.10 cho thấy rằng do tăng trưởng tín dụng nhanh khiến các NHTMCP niêm yết có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn khi tỷlệ tín dụng/tiền gửi toàn hệthống luônở mức xấp xỉ hoặc trên 100%. Tỷsố này của ngân hàng ACB và ngân hàng MBB tương đối thấp hơn các NHTMCP niêm yết khác.

Bảng 2.10: Tỷlệ dư nợ cho vay/ Huy động tiền gửi của các NHTMCP niêm yết, 2005-2012

Ngân hàng

Tỷlệ dư nợchovay/ Huy động tiền gửi (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 46,94 50,63 57,54 54,24 71,74 80,87 72,29 82,10 CTG 88,22 87,58 89,16 97,51 109,97 113,74 114,06 115,31 EIB 77,02 77,67 80,56 68,76 99,01 107,21 139,16 106,34 HBB 107,56 129,62 111,24 94,89 97,87 115,44 120,39 - MBB 69,49 55,01 65,29 57,95 74,01 74,23 65,94 63,25

RT

NVB 158,95 64,43 71,06 90,91 102,43 99,23 87,13 104,99

SHB - 133,96 148,86 65,49 86,57 94,03 83,83 -

STB 80,05 81,73 79,98 75,89 98,58 105,30 103,84 86,54

VCB 56,36 56,56 68,95 86,42 83,76 86,35 92,25 84,79

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, giai đoạn 2005-2007, cơ cấu dư nợ cho vay của các ngân hàng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn tập trung vào các ngành kinh tếquan trọng như nâng cấp xây dựng cơ

sở hạtầng, nuôi trồng thủy sản, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Tuy tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng tỷlệnợxấu của các ngân hàng lại giảm, chất

lượng tín dụng được cải thiện rõ rệt.

Năm 2008, lãi suất huy động tăng nhanh đã khiến cho lãi suất cho vay bị đẩy lên

ở mức quá cao, các doanh nghiệp trở nên dè dặt hơn trong việc vay vốn ngân hàng, một số doanh nghiệp đã tính đến khả năng thu hẹp sản xuất để đối phó với tình hình kinh tế khó khăn này. Trong tình hình kinh tế khó khăn, giá cảcác nguyên liệu đầu vào

tăng cao, sản phẩm đầu ra khó tiêu thụ, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và rơi vào tình trạng mất khả năng trả nợ làm cho chất lượng tín dụng ngày một xấu đi. Ngoài ra, thị trường bất động sản xuống dốc khiến cho các khoản vay liên quan đến bất động sản khó có khả năng thu hồi nợ. Trong khi một số NH đã cho vay khá nhiều vào lĩnh vực bất động sản vào năm 2007; đến năm 2008, khi biến cố khủng hoảng kinh tế nổra thì các khoản vay này mới thực sự bộc lộ hết tính chất rủi ro của nó. Tỷ lệ nợ xấu năm

2008 của toàn ngành ngân hàng là 3,6%, tăng so với mức 2% của năm 2007. Điều đó đồng nghĩa với việc chi phí dựphòng rủi ro tín dụng năm 2008 tăng, dẫn đến tỷlệchi phí dựphòng rủi ro tín dụng trên dư nợcũng tăng, điển hình như ngân hàng CTG, EIB,

RU

Năm 2011, Tính riêng 9 tháng đầu năm 2011, số doanh nghiệp phá sản, giải thể ước khoảng 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không thanh toán được nợ, tỷlệnợxấu của hệthống ngân hàng vào cuối tháng 8/2011ở mức trên 3%, tương đương khoảng 76.000 tỷ đồng, trong đó nợcó khả năngmất vốn chiếm tới 37.000 tỷ đồng.

Năm 2012, có thể xem là một năm khá sóng gió đối với ngành ngân hàng Việt

Nam, tăng trưởng tín dụng thấp kỷ lục, các TCTD phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu..., và vì thế tỷlệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ

cũng không tăng đáng kể so với những năm trước đó. Các ngân hàng như ACB, STB

có mức độrủi ro tín dụng khá ổn định qua các năm

Bảng 2.11: Tỷlệchi phí dựphòng rủi ro tín dụng trên dư nợtín dụng, 2005- 2012 Ngân hàng Tỷlệchi phí dựphòng rủi ro tín dụng / dư nợtín dụng

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 0,0013 0,0024 0,0028 0,0025 0,0046 0,0026 0,0029 0,0051 CTG 0,0271 0,0303 0,0268 0,0327 0,0048 0,0114 0,0167 0,0131 EIB 0,0330 0,0046 0,0018 0,0151 0,0036 0,0043 0,0036 0,0032 HBB 0,0044 0,0052 0,0090 0,0105 0,0043 0,0147 0,0130 - MBB 0,0169 0,0210 0,0035 0,0101 0,0094 0,0112 0,0109 0,0223 NVB 0,0273 0,0012 0,0012 0,0030 0,0083 0,0039 0,0054 0,0069 SHB - 0,0086 0,0030 0,0029 0,0082 0,0062 0,0035 - STB 0,0022 0,0025 0,0033 0,0021 0,0047 0,0029 0,0051 0,0144 VCB 0,0219 0,0025 0,0092 0,0181 0,0056 0,0085 0,0166 0,0138

RV

2.3.5. Thu nhập ngoài lãi

Ngoài các hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay, các

NHTMCPVN đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụngân hàng hiện đại

như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Bên cạnh đó,

các ngân hàng còn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tánđược những rủi ro trong kinh doanh, tạo nên một nguồn thu nhập dồi dào đến từnhiều hướng, từ đó từng bước thoát khỏi sựlệthuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng.

Bảng 2.12: Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của các NHTMCP niêm yết, 2006- 2012

Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi (%)

2006 /2005 2007 /2006 2008 /2007 2009 /2008 2010/ 2009 2011/ 2010 2012 /2011 ACB 111,73 362,50 -11,61 41,25 -41,56 -16,71 -199,73 CTG 263,72 91,48 -23,43 247,52 -47,79 -14,81 52,25 EIB 171,69 39,22 72,40 5,08 30,80 18,66 -47,96 HBB 108,25 -30,76 -22,63 174,00 111,55 -45,66 - MBB 102,83 79,92 62,14 129,40 -30,21 -113,23 -1708,64 NVB 1.361,01 519,43 -57,87 217,82 -80,50 -249,92 -119,30 SHB - 5356,94 84,69 -32,18 26,83 20,44 - STB 183,32 -26,76 126,52 -39,20 -35,01 8,04 -51,63 VCB 18,34 52,21 239,78 -53,34 19,66 -26,59 69,63

Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết

Kể từ năm 2006, các ngân hàng thương mại khác cũng bắt đầu chú ý hơn đến việc phát triển các dịch vụngân hàng hiện đại mà trước hết là dịch vụthanh toán, trong

đó đáng chú ý nhất là dịch vụ thẻ ATM. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi nhiều nhất trong năm 2006 là NVB, tăng 1.361,01% so với năm 2005, thu

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 45)