Quy mô vốn (Capital size)

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 29)

Tỷ số vốn được xem như là một công cụ giá trị để đo tình trạng đủ vốn cũng như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng. Nhìn chung mọi người đều tin rằng một ngân hàng có vốn hóa tốt sẽtạo ra lợi nhuận nhiều hơn, sẽcó tỷsuất lợi nhuận cao

hơn. Trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của các ngân hàngở 12 nước được chọn ra từcác khu vực Châu Âu, Bắc Mỹvà Úc, Bourke (1989)

đã tìm ra mối tương quan thuận giữa tình trạng đủ vốn và tỷsuất lợi nhuận, cụ thể là ngân hàng có tỷsốvốn càng cao thì tỷsuất lợi nhuận càng cao. Tương tự, nghiên cứu của Berger (1995) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹtrong khoảng thời gian nửa sau thập niên 1980, và nghiên cứu của Anghazo (1997) dựa trên dữ liệu của các ngân hàng Mỹ từ năm 1989 đến 2003 đều cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đều có tỷ

suất lợi nhuận cao hơn.

Demirguc và cộng sự (1999) đã có một nghiên cứu rộng hơn về hiệu quả hoạt

động của các ngân hàng ở 80 quốc gia bao gồm cả các nước phát triển và đang phát

triển trong khoảng thời gian từ1988–1995. Họ đãđi đến kết luận rằng các ngân hàng

nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngân hàng nội địa ở các nước đang phát

triển, trong khi điều này là ngược lại ở các nước phát triển. Tuy nhiên, nhìn chung, nghiên cứu của họ ủng hộ mối tương quan thuận giữa tỷ số vốn và tỷ suất lợi nhuận.

PS

Nghiên cứu của Athanasoglou (2005) dựa trên dữliệu của các ngân hàng Hy Lạp trong khoảng thời gian từ1985 – 2001 cũng chỉ ra vốn là một nhân tố quan trọng giải thích tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng, quy mô vốn ngân hàng càng lớn thì tỷsuất lợi nhuận càng cao. Mối tương quan thuận giữa quy mô vốn và tỷsuất lợi nhuận của ngân hàng cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Naceur và Goaied (2008) khi xem xét tác

động của các biến về ngân hàng, cấu trúc tài chính và các điều kiện kinh tế vĩ mô lên lợi nhuận biên và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Tunisia trong khoảng thời gian từ1980–2000.

Nghiên cứu tại khu vực Trung đông và Bắc Phi cũng cho kết quả tương tự.

Naceur và Omran (2008) đã phân tích ảnh hưởng của chính sách ngân hàng, sự cạnh tranh, sự cải cách tài chính đến tỷsuất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ở các

nước thuộc khu vực Trung đông và Bắc Phi trong suốt khoảng thời gian từ 1989 – 2005 và đi đến kết luận vềmối tương quan thuận giữa quy mô vốn và tỷsuất lợi nhuận. Nghiên cứu của Flamini (2009) vềcác yếu tốquyết định tỷsuất lợi nhuận của các ngân hàng ở vùng Châu Phi cận Saharan (Sub Saharan Africa – SSA) dựa trên dữliệu của 389 ngân hàng thuộc 41 nước SSA cũng đãđi đến kết luận về mối tương quan dương

giữa quy mô vốn và tỷsuất lợi nhuận. Nghiên cứu này đãđưa ra lời đềnghị rằng chính phủ các nước thuộc khu vực SSA cần có quy định vốn điều lệ cao hơn cho các ngân

hàng nhằm đảm bảo tính an toàn và bền vững cho hệ thống tài chính. Trước đó,

Aburime (2008) nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Nigeria từ dữliệu của 33 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2000 - 2004 cũng cho kết quả tương tự.

Tại Châu Á, các nghiên cứu vềtỷsuất lợi nhuận của các ngân hàng đãđược tiến hành và cho kết quả tương tự. Nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) về các yếu tố

quyết định tỷsuất lợi nhuận của các ngân hàng ởmột nền kinh tế đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm từ Philippines trong khoảng thời gian từ 1990 – 2005, đã tìm ra

PT

mối tương quan dương giữa quy mô vốn và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Gần đây

nhất là nghiên cứu của Sufian (2011) dựa trên dữ liệu của 29 ngân hàng Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ1992-2003 cho thấy các ngân hàng có quy mô vốn lớn có tỷ

suất lợi nhuận cao. Nghiên cứu này cho rằng các ngân hàng có vốn hóa tốt đối mặt với

nguy cơ vỡ nợ thấp hơn. Hơn nữa, một cấu trúc vốn mạnh rất cần thiết cho các ngân hàng trong nền kinh tế đang phát triển, vì nó cung cấp thêm sức mạnh cho các ngân hàng có thể đứng vững trong thời kỳ khủng hoảng tài chính và tăng mức độ an toàn

cho người gửi tiền khi phải đối mặt với các điều kiện kinh tếvĩ mô không ổn định.

Như vậy tất cả các nghiên cứu được thực hiện trong các khoảng thời gian khác nhau, tại những khu vực địa lý khác nhau đều cho kết quả về mối tương quan dương

giữa quy mô vốn và tỷsuất lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 29)