Tốc độ lạm phát

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 36)

Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ

ra rằng lạm phát làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Họ cho rằng mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng chỉ ra rằng thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng. Tốc độ lạm phát cao đi

cùng với lãi suất cho vay cao và vì thếthu nhập cũng cao. Nhưng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷsuất lợi nhuận của ngân hàng.

Sửdụng dữliệu của 154 ngân hàng trong suốt khoảng thời gian từ1980–2006,

Aburime (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến tỷsuất lợi nhuận của ngân hàng Nigeria và cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và lợi nhuận của ngân hàng. Cùng cho kết quảvềquan hệthuận giữa hai biến này còn có các nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002), Athanasoglou (2006), Vong và Chan (2009).

Tuy nhiên, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại cho kết quả âm. Họ giải thích rằng ởPhilippines, trong thời kỳlạm phát cao, các ngân hàng dễbị tổn thương và

lạm phát là nhân tốchính gây áp lực cho các định chếtài chính này. Lạm phát gây mất

ổn định kinh tếvĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và tỷsuất lợi nhuận giảm xuống.

Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau.

QP

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN (Trang 36)