ROA trung bình của các NHTMCPVN có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm
2005-2007. Giai đoạn từ năm 2008-2012, ROA trung bình có xuhướng giảm.
Bảng 2.13: Tỷsuất sinh lợi trên tài sản của các NHTMCP niêm yết, 2005-2012
Ngân hàng
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA,%)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 ACB 2,00 2,00 3,30 2,68 2,08 1,66 1,73 0,50 CTG 0,39 0,48 0,76 1,35 1,54 1,50 2,03 1,70 EIB 0,21 1,74 1,78 1,74 1,99 1,85 1,93 1,20 HBB 2,23 2,88 2,62 2,04 1,91 1,42 0,78 - MBB 1,93 2,44 2,82 2,41 2,66 2,54 2,11 1,97 NVB 2,14 1,85 0,75 0,68 1,06 1,28 0,78 0,01 SHB - 0,74 2,60 2,10 2,35 1,90 1,75 - STB 1,89 2,08 2,91 1,49 1,79 1,50 1,44 0,68 VCB 0,95 1,88 1,31 1,29 1,64 1,50 1,25 1,13 Trung bình khối NHTMCP 1,31 1,45 1,48 1,40 1,33 1,18 1,09 0,90
Nguồn: Báo cáo thường niên của 9 NHTMCP niêm yết
Năm 2005, tỷsuất sinh lợi trên tài sản trung bình của các NHTMVN đạt 1,31%. Ngân hàng HBB có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là 2,33%, cao nhất trong các
SO
NHTMCP niêm yết. Các ngân hàng lớn như CTG, EIB, VCB có khả năng sinh lợi rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình năm 2005.
Năm 2006, nền kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện nền kinh tế vĩ mô
khá thuận lợi. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổchức Thương mại Quốc tế (WTO) đã mở ra những cơ hội và thách thức mới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh kinh tếViệt Nam. Thị trường tài chính ngân hàng cũng có nhiều khởi sắc, đánh dấu một bước phát triển cảvềchất và lượng của hệ
thống ngân hàng Việt Nam. Tỷsuất sinh lợi trên tài sản trung bình của các NHTMVN
đạt mức 1,45% tăng hơn so với mức 1,31% của năm 2005. Khả năng sinh lợi của VCB
được cải thiện đáng kể, từmức 0,95% năm 2005 lên mức 1,58% năm 2006. Các ngân hàng như HBB, MBB, thuộc nhóm các ngân hàng có tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao
trong năm 2006 lần lượt là 2,88% và 2,44%. Khả năng sinh lợi của CTG chỉ đạt 0,48% thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình, CTG dường như vẫn tỏra khá yếu kém trong việc sửdụng tài sản hiệu quả.
Nhìn chung trong năm 2007, hiệu quả hoạt động của các NHTMCP đã được nâng cao. Hệ số ROA trung bìnhđạt 1,48% mức cao nhất trong 8 năm, từ 2005-2012.
Các ngân hàng như: ACB, STB, thuộc nhóm các ngân hàng có ROA cao trong năm 2007. Các ngân hàng như CTG, NVB thuộc nhóm các ngân hàng có ROA thấp, thấp
hơn rất nhiều so với mức trung bình năm 2007.
Bước sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như ngành ngân
hàng Việt Nam nói riêng phải chịu tác động tiêu cực từcuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu. Ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với những khó khăn từ thực trạng nền kinh tế, mặt khác lại phải chịu sựchi phối của các chính sách kinh tếvĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính Phủ và NHNN. Lạm phát tăng cao đến 19,89%
trong năm 2008 đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTMVN. ROA trung bình của các NHTMCP giảm từ mức 1,48% trong năm 2007 xuống còn 1,40% trong
SP
năm 2008. Nhìn chung, trong năm 2008, các ngân hàng đều có ROA giảm so với năm
2007, chỉtrừngân hàng CTG.
Năm 2009, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu vẫn chưa thật sự
chấm dứt, tình hình kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thị trường trong nước và thế giới biến động theo chiều hướng khá phức tạp; điều này đã làm cho khả năng
sinh lợi trung bình của toàn khối NHTMCPVN tiếp tục giảm, chỉ còn 1,33%. Ngân hàng NVB tiếp tục là ngân hàng có chỉ số ROA thấp nhất trong các NHTMCP niêm yết (1,06%), thấp hơn cảROA trung bình của khối NHTMCP.
Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế
giới khi mà các nước đang nỗlực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. Thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán chưa thực sự phục hồi, bên cạnh đó những biến động bất thường về giá
vàng, giá USD trong nước tại một số thời điểm đã gây ra những kho khăn nhất định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, sự gia tăng nhanh mạng lưới chi
nhánh các ngân hàng trong nước, sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của các ngân hàng
nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các TCTD. Bên cạnh đó,
các tiêu chuẩn về năng lực tài chính và các chỉ tiêu an toàntrong ngân hàng đãđược áp dụng theo hướng đảm bảo an toàn hơn, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Để đạt được các tiêu chuẩn này, các ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính, cơ chếquản trịrủi
ro, chính sách kinh doanh,… Chính những yếu tố này đã tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các ngân hàng khi thị trường tài chính còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, ROA trung bình toàn khối NHTMCPVN trong năm 2010 giảm xuống mức 1,18% từmức 1,33% của năm 2009. Đặc biệt, chỉ sốROA của ngân hàng MBB là 2,54%, cao nhất trong nhóm, và gấp đôi mức ROA trung bình của khối NHTMCP.
Trong năm 2011, các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, hoạt động
SQ
sản, hoạt động của các tổ chức tín dụng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo số liệu mà
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thu thập được từ báo cáo của các TCTD thì lợi nhuận
sau thuế năm 2011 của toàn hệ thống TCTD mặc dù tăng 15,1% so với năm 2010, nhưng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng lợi nhuận của các năm trước đó, trong đó có
gần 50% các TCTD có lợi nhuận giảm so với năm 2010. Tuy nhiên, các NHTMCP niêm yết là các ngân hàng có vốn hóa lớn, hoạt động kinh doanh ổn định, an toàn, có hiệu quả. Do đó, mặc dù chỉ số ROA có giảm nhưng hầu hết vẫn cao hơn ROA trung
bình của khối NHTMCP.
Năm 2012, ngân hàng Nhà nước cho biết, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng
năm 2012 sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuậnảm đạm trong 2012
đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Ba nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm
2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạnhiệt, chi phí dựphòng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu
gia tăng. Điều này cũng dẫn đến chỉ số ROA trong năm 2012 sụt giảm ở hầu hết các ngân hàng. ROA trung bình toàn khối NHTMCPVN trong năm 2012 giảm chỉ còn 0,9%, thấp nhất giai đoạn 2005-2012.