1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an

98 586 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT o0o VÕ THÀNH TÂM TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI CÒN Ở LẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT o0o VÕ THÀNH TÂM TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI CÒN Ở LẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Chính sách công Mã ngành : 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. DWIGHT PERKINS ThS. ĐINH VŨ TRANG NGÂN Thành Phố Hồ Chí Minh - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2014 Võ Thành Tâm ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô tại Chương trình Giảng dạy Kinh Tế Fulbright đã truyền dạy tri thức và cảm hứng cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Th.S Đinh Vũ Trang Ngân bởi sự hướng dẫn tận tình, tận tâm và hỗ trợ của Cô đã giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Hội người cao tuổi tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin cho luận văn. Tôi xin tri ân đại gia đình, những người bạn yêu quý MPP5 và MPP4 đã luôn hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, cảm ơn cha mẹ những người luôn ở bên cạnh tôi vào những thời điểm khó khăn nhất trong suốt quá trình học tập tại chương trình ! TP.HCM, tháng 6 năm 2014 Võ Thành Tâm iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh đô thị hoá ngày càng nhanh, người lao động trẻ có xu hướng di cư đến các tỉnh thành lớn để tìm những cơ hội việc làm mới, họ phải chấp nhận để lại quê hương những người thân của mình là cha mẹ và con cái. Trong khi đây là những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội và rất cần được sự quan tâm chia sẻ, hỗ trợ trong cuộc sống. Trong nhiều năm, Long An là tỉnh có lượng người di cư vào thành phố Hồ Chí Minh khá cao, chủ yếu tìm việc làm và học tập nên nghiên cứu đã chọn Long An là địa phương để xem xét tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại. Nội dung chính của nghiên cứu xoay quanh việc đánh giá mức độ hài lòng về 6 nhóm yếu tố hình thành nên chất lượng sống của những người cao tuổi còn ở lại trong các hộ gia đình có lao động di cư và phân tích các tác động của di cư đến sáu nhóm yếu tố đấy. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định tính. Các thông tin sơ cấp và thứ cấp được phân tích thống kê và so sánh các kết quả với nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy những yếu tố chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại cần được quan tâm theo thứ tự ưu tiên là (1) yếu tố tâm lý, (2) yếu tố quan hệ xã hội, (3) yếu tố sức khoẻ, (4) yếu tố niềm tin, (5) yếu tố kinh tế và (6) là yếu tố môi trường sống. Ngoài ra, kết quả so sánh tác động của di cư đến chất lượng sống cũng cho thấy di cư lao động cũng có tác động tích cực và tiêu cực đối với những người cao tuổi còn ở lại. Nếu người di cư có những hành động thể hiện sự quan tâm chăm sóc người cao tuổi cũng sẽ giúp cho người cao tuổi cải thiện về kinh tế, có thêm niềm vui, giảm đi cảm giác cô độc và cảm nhận rõ sự kính trọng của con cháu khi nghe những lời khuyên về kinh nghiệm sống của mình. Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đưa ra một số gợi ý chính sách liên quan như (1) nâng cao vai trò người cao tuổi trong cộng đồng, (2) thay việc chăm sóc cha mẹ của NDC bằng việc chăm sóc của cộng đồng xã hội (3) nâng cao vai trò chăm sóc cha mẹ của con cái để con cái hiểu được đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện và (4) ở cấp độ vĩ mô, chính sách kinh tế của Long An nên hướng đến các ngành nghề có năng lực cạnh tranh cao nhằm tận dụng nguồn lao động của tỉnh. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG BIỂU vii DANH MỤC HÌNH VẼ vii DANH MỤC PHỤ LỤC ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 4 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu 4 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 5 2.1. Tổng quan lý thuyết 5 2.1.1. Tác động của di cư lao động đến nơi xuất cư 5 2.1.2. Những đặc điểm của người cao tuổi 6 2.1.3. Quan điểm về chất lượng sống của người cao tuổi 7 2.2. Khung phân tích của nghiên cứu 8 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 3.1. Đặc điểm di cư lao động của tỉnh Long An 11 3.2. Đặc điểm của mẫu thu về 13 3.2.1. Đặc điểm người cao tuổi trong mẫu 13 3.2.2. Đặc điểm lao động di cư trong mẫu 15 3.2.3. Đặc điểm NCT trong mẫu khảo sát phỏng vấn sâu 18 3.3. So sánh mức độ hài lòng về chất lượng sống của NCT còn ở lại 18 3.3.1. Về sức khoẻ thể chất 18 3.3.2. Về quan hệ xã hội 19 3.3.3. Về tình trạng kinh tế 21 3.3.4. Về môi trường sống 22 v 3.3.5. Về tâm lý 24 3.3.6. Về niềm tin 25 3.3.7. Đánh giá chung về sáu nhóm yếu tố hình thành chất lượng sống 25 3.4. Tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại 27 3.4.1. So sánh theo số lượng người di cư trong hộ 27 3.4.2. So sánh theo giới tính của người di cư 28 3.4.3. So sánh theo mối quan hệ của người cao tuổi và người di cư 30 3.4.4. So sánh theo trình độ và tính chất công việc của người di cư 30 3.4.5. So sánh theo tình trạng hôn nhân của người di cư 32 3.4.6. So sánh theo mức độ thường xuyên thăm hỏi của người di cư 33 3.4.7. So sánh theo mức độ thường xuyên gửi tiền về của người di cư 34 3.4.8. Đánh giá chung về tác động của di cư đến chất lượng NCT 36 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 38 4.1. Kết luận 38 4.1.1. Các yếu tố chất lượng sống của NCT cần quan tâm 38 4.1.2. Các tác động của di cư lao động đến CLS của NCT 39 4.2. Gợi ý chính sách 40 4.3. Những hạn chế của nghiên cứu 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ LỤC a vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á CLS Chất lượng sống ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long IOM International Organization for Migration Tổ chức di cư quốc tế NCT Người cao tuổi NDC Người di cư TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân UN United Nations Liên Hợp Quốc UNFPA United Nations Population Fund Quỹ dân số Liên Hợp Quốc WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới WHO-QOL World Health Organization – Quality of life Chất lượng sống theo Tổ chức y tế Thế giới Từ khoá: Di cư, di cư lao động, chất lượng sống, người cao tuổi còn ở lại, Long An, sức khoẻ, quan hệ xã hội, kinh tế, môi trường, tâm lý, niềm tin. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam từ năm 1992 đến 2008 1 Bảng 3.1 Thay đổi dân số và lao động qua các năm của tỉnh Long An 11 Bảng 3.2 Cơ cấu hộ theo quy mô hộ 12 Bảng 4.1 Kết luận về tác động của di cư lao động đến CLS của NCT còn ở lại 39 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Hệ thống đánh giá chất lượng sống của Oklahoma 8 Hình 2.2 Sáu nhóm yếu tố hình thành nên chất lượng sống của NCT Việt Nam 9 Hình 2.3 Khung phân tích tác động di cư đến chất lượng sống của NCT còn ở lại 10 Hình 3.1 Tỷ lệ % số thành viên trong hộ gia đình ở Long An năm 2009 13 Hình 3.2 Mức độ thường xuyên gửi tiền về cho NCT 17 Hình 3.3. Mức độ thường xuyên về thăm hỏi NCT của NDC 17 Hình 3.4 Mức độ hài lòng trung bình về sức khoẻ thể chất 19 Hình 3.5 Mức độ hài lòng trung bình về quan hệ xã hội 20 Hình 3.6 Đồng ruộng ít canh tác ở huyện Cần Giuộc 21 Hình 3.7 Mức độ hài lòng trung bình về kinh tế 22 Hình 3.8 Môi trường tự nhiên và môi trường nhà ở 22 Hình 3.9 Mức độ hài lòng trung bình về môi trường sống 23 Hình 3.10 Mức độ hài lòng trung bình về tâm lý 24 Hình 3.11 Mức độ hài lòng trung bình về niềm tin 25 Hình 3.12 Mức độ hài lòng trung bình về chất lượng sống 26 Hình 3.13 Chất lượng sống của NCT phân theo số lượng lao động di cư 28 viii Hình 3.14 CLS của NCT còn ở lại theo giới tính của NDC 28 Hình 3.15 Mức độ hài lòng trung bình về yếu tố CLS theo giới tính của NDC 29 Hình 3.16 Chất lượng sống của NCT theo mối quan hệ với NDC 30 Hình 3.17 Chất lượng sống của NCT theo trình độ và tính chất công việc của NDC 31 Hình 3.18 Đánh giá trung bình các nhóm yếu tố CLS theo trình độ của NDC 31 Hình 3.19 Đánh giá trung bình yếu tố CLS theo tình trạng hôn nhân của NDC 32 Hình 3.20 Chất lượng sống của NCT theo tình trạng hôn nhân của NDC 33 Hình 3.21 Chất lượng sống của NCT theo mức độ về thăm hỏi của NDC 33 Hình 3.22 Đánh giá trung bình yếu tố CLS theo mức độ về thăm của NDC 34 Hình 3.23 Chất lượng sống của NCT theo mức độ gửi tiền về của NDC 35 Hình 3.24 Đánh giá trung bình yếu tố CLS theo mức độ gửi tiền về của NDC 36 . đa số người xuất cư đều trong độ tuổi lao động 4 . Chính vì thế nghiên cứu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại: nghiên cứu trường hợp tại một số huyện. hỏi nghiên cứu Thứ nhất, chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại trong các hộ gia đình có lao động di cư hiện nay và những tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi. VÕ THÀNH TÂM TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SỐNG CỦA NGƯỜI CAO TUỔI CÒN Ở LẠI: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI MỘT SỐ HUYỆN CỦA TỈNH LONG AN LUẬN VĂN

Ngày đăng: 06/08/2015, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w