Về tình trạng kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 32)

Đa số NCT trong hộ có lao động di cư đều làm nghề nông, có đất nhưng thu nhập không cao do khả năng lao động giảm nên đất canh tác thường bị để hoang hoá hoặc rất ít được canh tác trong năm. Đây là một trong những hệ quả của việc lao động trẻ rời làng quê lên thành thị làm mất đi lực lượng lao động nông nghiệp cần thiết cho vùng nông thôn.

Hình 3.6 Đồng ruộng ít canh tác ở huyện Cần Giuộc

Tuy nhiên, khi so sánh thì nhận thấy tình trạng kinh tế của đối tượng nghiên cứu lại được đánh giá tốt hơn nhóm còn lại. Sự khác biệt xuất phát chủ yếu từ nguồn tiền hỗ trợ của lao động di cư dành cho họ, trong khi nguồn hỗ trợ này hoàn toàn không có ở nhóm đối chứng. Ông T.V.L (68 tuổi, có 1 con di cư) chia sẻ “Mỗi tháng con gửi cho ông bà khoảng 2 triệu để chi tiêu nên ông bà cũng được nhẹ phần gánh nặng chi tiêu trong gia đình”.

Các nguồn thu nhập chủ yếu của đối tượng NCT nghiên cứu là từ bản thân, từ con cháu di cư gửi về, từ con cháu sống chung, từ nhà nước và các nguồn khác. Trong đó, họ đánh giá cao nguồn thu nhập từ lao động di cư gửi về và xem đây là nguồn tiền chủ yếu giúp đỡ cho cuộc sống gia đình. Nguồn thu nhập tự thân và con cái sống chung (nếu có) thì thường ít. Nguồn hỗ trợ từ nhà nước chỉ dừng lại ở mức 180.000 VNĐ/tháng cho NCT có độ tuổi từ 80 trở lên nên đa số họ cho rằng nguồn hỗ trợ nhà nước còn chưa hợp lý trong điều kiện giá cả sinh hoạt tăng cao như hiện nay và đối tượng được hưởng còn khá hẹp.

Tuy nhiên, nguồn thu nhập của lao động di cư theo đánh giá của nhiều người cao tuổi còn ở lại thường không ổn định, nguồn tiền gửi về cũng không thường xuyên nên ảnh hưởng nhiều đến mức chi tiêu và sinh hoạt của họ. Đó là lý do làm mức độ chi tiêu của họ có xu hướng thấp dần và khả năng tiết kiệm cao hơn so với nhóm đối chứng, và họ khá hài lòng

với các khoản chi hàng tháng của bản thân. Chia sẻ về vấn đề này bà N.T.D (75 tuổi, có 2 con đi lao động xa) cho biết “Con cái đi làm xa khó khăn nên phải chi tiêu tiết kiệm để phòng thân và để dành cho con, mặc dù sống ít thoải mái hơn nhưng yên tâm hơn”.

Hình 3.7. Mức độ hài lòng trung bình về kinh tế

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 32)