Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 51)

Thứ nhất, chính quyền địa phương nên nhận định rõ hơn vai trò của NCT trong cộng đồng, tạo điều kiện để NCT có thể đóng góp sức mình xây dựng cộng đồng nhằm xoá đi suy nghĩ là gánh nặng cho xã hội, cho gia đình. Hội NCT cần đa dạng hoá các hoạt động của hội, nâng cao các phong trào thể dục thể thao, phát triển các câu lạc bộ phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền để NCT có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân là một cách để NCT quên đi mặc cảm là gánh nặng.

Thứ hai, ở cấp độ của tỉnh, chính sách kinh tế nên hướng đến các ngành nghề có năng lực cạnh tranh cao nhằm thu hút lực lượng lao động và tận dụng nguồn lao động, giữ chân lượng lao động trẻ tại địa phương nhằm hạn chế di cư lao động sang các tỉnh thành khác. Song hành với chính sách kinh tế là chính sách giáo dục dành cho những người trẻ, chính sách đào tạo lao động có trình độ, kỹ năng, tay nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Từ đó họ có thể tự tin tìm được việc làm trong tỉnh có thu nhập đáp ứng được đời sống hàng ngày. Khi tình trạng di cư giảm thì sẽ tăng khả năng con cái ở gần cha mẹ, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ từ đó có thể cải thiện chất lượng sống cho cha mẹ già.

Thứ ba, nhấn mạnh vai trò chăm sóc cha mẹ của con cái để con cái hiểu được đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện. Nâng cao vai trò “hiếu thảo” của con cái dành cho cha mẹ, tức là giáo dục con cái phải đối xử tốt với cha mẹ. Trong dài hạn việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Trong ngắn hạn, động viên duy trì gia đình nhiều thế hệ để NCT được sống cùng gia đình, cùng con cháu.

Thứ tư, thay thế một phần việc chăm sóc cha mẹ của người di cư bằng việc chăm sóc của cộng đồng xã hội (chăm sóc y tế tại nhà, thành lập các câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, nhà dưỡng lão). Trong điều kiện kinh tế VN còn nhiều khó khăn nên việc phát triển các dịch vụ xã hội hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người cao tuổi, hỗ trợ mạng lưới cộng tác viên y tế ở thôn xóm để theo dõi kịp thời các vấn đề sức khoẻ cho NCT sẽ phù hợp

hơn. Điều này sẽ cho phép người di cư an tâm hơn trong công việc và người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn tại gia đình.

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)