So sánh theo trình độ và tính chất công việc của người di cư

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 41)

Trình độ của người di cư có ảnh hưởng rất lớn đến CLS của NCT trong hộ gia đình. Nếu trình độ của NDC càng thấp thì NCT càng ít hài lòng với CLS của họ hơn. Điều này được giải thích khi NDC có trình độ cao, thu nhập cao sẽ có điều kiện quan tâm cha mẹ và có kiến thức chăm sóc cha mẹ tốt hơn so với nhóm còn lại.

Người di cư có trình độ từ trung học cơ sở (THCS) trở xuống thường rất khó khăn để tìm kiếm thu nhập. Công việc của họ thường giản đơn và không ổn định nên điều kiện quan tâm, chăm sóc cho cha mẹ ở quê nhà có phần hạn chế, rất ít hoặc thậm chí không. Bà N.T.H (96 tuổi, có con gái di cư) chia sẻ “con gái chỉ học hết cấp hai phải nghỉ học để tìm việc làm. Hiện tại đang buôn bán vải và giao hàng hoá lên Sài Gòn. Công việc khá nặng nhọc và tiền lời không nhiều nên cũng ít về thăm bà, khoảng 2 tháng về 1 lần”

Hình 3.17. Chất lượng sống của NCT theo trình độ và tính chất công việc của NDC

Từ kết quả của mẫu cũng nhận thấy có sự tăng dần mức độ hài lòng của NCT về các nhóm yếu tố theo trình độ của NDC. Tuy nhiên, nhóm yếu tố niềm tin thì có xu hướng ngược lại. Nguyên nhân là điều kiện kinh tế ban đầu của các hộ thường ở mức trung bình hoặc thấp nên khi con rời quê đi làm xa thì cha mẹ sẽ có nhiều niềm tin và mong rằng con sẽ thay đổi cuộc sống gia đình nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)