Những hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 52)

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng tìm ra phương pháp thu thập thông tin tốt nhất để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho quá trình phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực và thời gian nên vẫn còn một số tồn tại nhất định.

Thứ nhất, số lượng mẫu chưa đủ lớn nên nghiên cứu chỉ phân tích dựa trên các kết quả của mẫu chỉ biểu hiện một phần của cả tổng thể. Tuy nhiên những thảo luận từ kết quả phân tích của mẩu như một tình huống để đánh giá sự tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và nhận định thông qua mức độ hài lòng của NCT về CLS, chưa đi sâu về phân tích định lượng cho từng nhân tố.

Thứ ba, mặc dù đã cố gắng khái quát các đối tượng phỏng vấn nhưng nghiên cứu cũng bỏ qua những đối tượng NCT là người dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Mạnh Cường (2011), Luận văn Thạc sĩ, Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao CLS ở Việt Nam.

2. Lê Văn Duỵ (2010), Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu hộ gia đình ở Việt Nam

3. Trần Trọng Đàm, Nguyên Đỗ Nguyên, Mai Thị Thanh Thuý, Phạm Nhật Tuấn và Kim Xuân Lan (2005), Tình trạng sức khoẻ và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của NCT tại Bến Lức, Long An.

4. Lê Thị Hải Hà, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Nguyễn Hoàng Phương (2009), Quan niệm về CLS của NCT ở Việt Nam.

5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), Luận văn Thạc sĩ, Nghiên cứu về chất lượng chăm sóc sức khoẻ của NCT Việt Nam: trường hợp TPHCM.

6. Giang Thành Long (2010), Già hoá dân số ở Việt Nam: Thách thức cho một nước thu nhập trung bình.

7. Dương Huy Lương (2010), Luận án Tiến sĩ, Nghiên cứu CLSNCT và thử nghiệm giải pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

8. Đinh Vũ Trang Ngân (2011), Bài giảng: Dân số và phát triển kinh tế.

9. Pfau, Wade Donald và Giang Thành Long (2009), Tiền gửi về quê hương, sắp xếp cuộc sống và phúc lợi của người già ở Việt Nam.

10.Quốc hội (2009), Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 9 năm 2009.

11.Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt Nam năm 2010.

12.Nguyễn Nam Phương (2011), Giáo trình Dân số và phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

13.Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam.

14.Tổng cục thống kê (2009), Chuyên khảo di cư và Đô thị hoá ở Việt Nam.

15.Tổng cục thống kê (2011), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2011: các kết quả chủ yếu.

16.Tổng cục thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình 1/4/2012: các kết quả chủ yếu.

18.UN (2010), Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

19.UN (2011), Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

20.UNDP (2013), Báo cáo phát triển con người năm 2013: Sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu: Tiến bộ về con người trong một thế giới đa dạng.

21.UNFPA (2011), Già hoá dân số và NCT ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách.

22.Trần Hồng Vân (2002), Tác động xã hội của Di cư tự do vào Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, Viện Khoa học xã hội tại TPHCM, NXB Khoa học xã hội. Tiếng Anh

23.Antman, F. M. (2008), Adult Child migration and the Health of Elderly Parents Left behind in Mexico.

24.Chisinau (2011), Specific needs of children and elderly left behind as a consequence of migration.

25.Dinh Vu Trang Ngan, Pincus. J, Sender. J (2012), Migration, employment and child welfare in Ho Chi Minh city and the surrounding provinces.

26.Jane F. et al. (2009), Left behind in transition? The well-being of older people in Tajikistan.

27.Murphy, K. et al. (2006), Improving Quality fof life for Older People in Long-Stay care settings in Ireland.

28.Noll, H. H. (2002), Social indicators and quality of life research: Background, achievemnents and current trends.

29.Quin, M. et al. (2000), Labor Migartion, Left behind Elderly Living Arrangements and Intra- household Elderly Care in Kachanaburi DSS, Thailand.

30.Stohr, Tobias (2013), Intra-family migration decisions and elderly left behind.

31.Tajvar, et al. (2008), Detrminants of Health-Related Quality of Life in Elderly in Tehran, Iran.

32.UN (2011), Current staus of the social situation, wellbeing, participation in development ans rights of older persons worldwide.

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Địa phương thu thập thông tin ... a Phụ lục 2. Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi ... c Phụ lục 3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu ... d Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn nhanh về chất lượng sống của NCT ... f Phụ lục 5. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu về chất lượng sống của NCT ... n Phụ lục 6. Bảng câu hỏi phỏng vấn cấp quản lý NCT ở địa phương ... r Phụ lục 7. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ... s Phụ lục 8. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo tình trạng di cư của hộ ... y Phụ lục 10. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo số lượng người di cư ... bb Phụ lục 11. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo giới tính của người di cư ... dd Phụ lục 12. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo mối quan hệ .... ee Phụ lục 13. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo tình trạng hôn nhân người di cư... ff Phụ lục 14. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo trình độ của người di cư ... gg Phụ lục 15. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo mức độ về thăm của người di cư ... hh Phụ lục 16. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo mức độ gửi tiền của người di cư ... ii Phụ lục 17. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo lượng tiền gửi mỗi lần ... jj Phụ lục 18. Kiểm định giả thuyết về sự giống nhau 2 trung bình mẫu theo tính chất công việc của người di cư ... kk Phụ lục 19. Mô tả các đặc điểm của mẫu thu về ... ll

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Địa phương thu thập thông tin

Nghiên cứu này chọn địa phương thu thập thông tin gồm 3 huyện liền kề với TPHCM trong tổng số 15 huyện của tỉnh Long An. Ba huyện Đức Hoà, Bến Lức và Cần Giuộc đều có số lượng NCT và lượng lao động di cư khá nhiều, chiếm gần 38% trong tổng 141538 NCT của tỉnh.

Mỗi huyện được người nghiên cứu chọn ra hơn 30 mẫu để tiến hành phỏng vấn do số lượng NCT của mỗi huyện khá tương đồng với nhau. Vì có nhiều giới hạn về nguồn lực và tài chính nên nghiên cứu chỉ chọn điển hình một số huyện của tỉnh Long An để thu thập thông tin. Điều này chắc chắn rằng nguồn dữ liệu sẽ không thể khái quát cho cả tỉnh Long An. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định thì nguồn thông tin này sẽ đánh giá được tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của những người cao tuổi còn ở lại trong các hộ gia đình có lao động di cư của tỉnh Long An hiện nay.

(1a) Thống kê số liệu NCT huyện Đức Hoà năm 2013

Huyện Đức Hoà giáp huyện Bình Chánh và Quận Bình Tân của TPHCM. Tổng dân số đầu năm 2013 là 226,693 người và số NCT là 21,167 người (chiếm 14.95% so với tổng số NCT tỉnh), trong đó tỷ lệ người từ 60 – 79 tuổi chiếm tỷ lệ gần 50% trong tổng số.

ST T Xã, phường, thị trấn Tổng số NCT Tỷ lệ %

Độ tuổi hội viên Hội

viên nữ Dưới 60 60-79 80-99 100 trở lên 1 Lộc Giang 1130 5.3% 217 645 263 5 675 2 An Ninh Đông 889 4.2% 325 392 171 1 741 3 An Ninh Tây 1149 5.4% 668 255 225 1 674 4 Tân Mỹ 1186 5.6% 43 830 311 2 582 5 Hiệp Hoà 1226 5.8% 157 825 243 1 758 6 Thị trấn Hiệp Hoà 718 3.4% 41 505 172 0 444 7 Thị trấn Hậu Nghĩa 1345 6.4% 138 967 238 2 765 8 Tân Phú 911 4.3% 73 693 143 2 441 9 Hoà Khánh Tây 836 3.9% 28 608 199 1 408 10 Hoà Khánh Nam 709 3.3% 30 513 165 1 417 11 Hoà Khánh Đông 1037 4.9% 43 834 159 1 439 12 Đức Lập Thượng 956 4.5% 73 684 199 0 550

13 Đức Lập Hạ 1160 5.5% 130 803 227 0 785 14 Mỹ Hạnh Bắc 933 4.4% 48 671 214 0 492 15 Mỹ Hạnh Nam 983 4.6% 62 275 645 1 504 16 Đức Hoà Thượng 1576 7.4% 40 1283 250 3 557 17 Đức Hoà Hạ 1018 4.8% 36 784 197 1 555 18 Đức Hoà Đông 1228 5.8% 60 938 230 0 654 19 Thị trấn Đức Hoà 1221 5.8% 101 857 263 0 799 20 Hựu Thạnh 956 4.5% 198 534 223 1 603 Tổng cộng 21167 100% 2511 13896 4737 23 11843

Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động Hội NCT Đức Hoà, 2013

(1b) Thống kê số liệu NCT huyện Bến Lức năm 2013

Huyện Bến Lức nằm về phía đông của tỉnh Long An, giáp huyện Bình Chánh của TPHCM. Tổng dân số của huyện tính đến đầu năm 2013 là 152794 người và số NCT là 14265 người (chiếm 11% so với tổng số NCT tỉnh), trong đó tỷ lệ người từ 60-79 tuổi chiếm tỷ lệ gần 60% trong tổng số. ST T Xã, phường, thị trấn Tổng số NCT Tỷ lệ %

Độ tuổi hội viên Hội

viên nữ Dưới 60 60-79 80-99 100 trở lên 1 Thị Trấn Bến Lức 1811 12.7% 82 1469 260 0 757 2 An Thạnh 1391 9.8% 36 1136 219 0 828 3 Lương Hoà 870 6.1% 0 723 147 0 311 4 Lương Bình 809 5.7% 260 412 137 0 352 5 Thạnh Hoà 262 1.8% 36 145 80 1 152 6 Thạnh Lợi 1006 7.1% 50 770 186 0 384 7 Tân Hoà 102 0.7% 10 81 11 0 46 8 Bình Đức 418 2.9% 0 324 94 0 224 9 Thạnh Đức 992 7.0% 117 729 146 0 359 10 Nhựt Thành 1075 7.5% 61 750 260 4 720 11 Long Hiệp 1383 9.7% 268 850 261 4 768 12 Phước Lợi 1548 10.9% 398 869 281 0 924 13 Mỹ Yên 756 5.3% 58 555 143 0 412 14 Thạnh Phú 895 6.3% 172 41 679 3 537 15 Tân Bửu 947 6.6% 215 566 162 4 579 Tổng cộng 14265 100% 1763 9420 3066 16 7353

(1c) Thống kê số liệu NCT huyện Cần Giuộc năm 2013

Huyện Cần Giuộc nằm ở vùng hạ phía Đông Nam của tỉnh Long An, giáp huyện Nhà Bè, Bình Chánh và huyện Cần Giờ của TPHCM. Tổng dân số của huyện tính đến đầu năm 2013 là 186286 người và số NCT là 17685 người (chiếm 12.5% so với tổng số NCT tỉnh), trong đó tỷ lệ người từ 60 – 79 tuổi chiếm tỷ gần 70% trong tổng số.

ST T Xã, phường, thị trấn Tổng số NCT Tỷ lệ %

Độ tuổi hội viên Hội

viên nữ Dưới 60 60-79 80-99 100 trở lên 1 Phước Lâm 837 4.7% 123 426 287 1 599 2 Phước Lý 956 5.4% 303 433 219 1 515 3 Mỹ Lộc 1535 8.7% 74 1185 274 2 809 4 Long Phụng 590 3.3% 33 383 173 1 272 5 Tân Lập 1518 8.6% 488 755 274 1 1162 6 Long Hậu 870 4.9% 118 571 181 0 502 7 TT Cần Giuộc 1245 7.0% 215 846 184 0 814 8 Phước Vĩnh Tây 657 3.7% 92 368 195 2 447 9 Long Thượng 1098 6.2% 106 816 172 4 476 10 Phước Vĩnh Đông 670 3.8% 45 479 145 1 358 11 Trường Bình 1164 6.6% 210 730 222 2 631 12 Phước Hậu 1114 6.3% 55 849 204 6 495 13 Phước Lại 1103 6.2% 64 786 253 0 495 14 Tân Kim 1570 8.9% 154 1147 266 3 704 15 Thuận Thành 889 5.0% 33 681 173 2 272 16 Đông Thạnh 1080 6.1% 23 790 265 2 555 17 Long An 789 4.5% 18 615 156 0 456 Tổng cộng 17685 100% 2154 11860 3643 28 9562

Nguồn: Báo cáo Tổng kết hoạt động Hội NCT Cần Giuộc, 2013

Phụ lục 2. Phương pháp thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi phỏng vấn nhanh được thiết kế gồm 2 phần. Phần 1 tìm hiểu về thông tin cá nhân của NCT 16 câu về đặc điểm NCT, 15 câu về đặc điểm NDC. Phần 2 của bảng câu hỏi gồm 75 câu về chất lượng sống (18 sức khoẻ, 13 quan hệ xã hội, 19 kinh tế, 9 môi trường, 11 tâm lý, 5 niềm tin) tìm hiểu về mức độ hài lòng của NCT dựa trên thang đo Likert 5 mức độ từ “Rất không hài lòng” đến “Rất hài lòng” về sáu nhóm yếu tố sức khoẻ, tinh thần, kinh tế, quan hệ xã hội, môi trường và niềm tin. Thang đo likert 5 mức độ đo lường mức độ hài lòng về CLS được WHO kiểm định độ tinh cậy và được sử dụng nhiều

trong các nghiên cứu về CLS trên thế giới. Các nội dung được tác giả dịch từ bộ câu hỏi 100 câu của WHO về CLS

Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu được thiết kế gồm 2 phần. Phần 1 thông tin về NCT và hộ gia đình tương tự như bảng câu hỏi phỏng vấn nhanh. Phần 2 được thiết kế bao gồm các câu hỏi gợi mở về các vấn đề liên quan đến CLS. Có tổng cộng 32 câu về chất lượng sống (6 sức khoẻ, 7 quan hệ xã hội, 5 kinh tế, 4 môi trường, 4 tâm lý, 5 niềm tin và 1 câu kết luận chung).

Bảng câu hỏi phỏng vấn cấp quản lý bao gồm thông tin người trả lời và các câu hỏi mở. Mục đích của việc phỏng vấn cấp quản lý để có được thông tin tổng quan tình hình đời sống NCT địa phương nói chung và NCT trong các hộ gia đình có lao động di cư nói riêng. Phụ lục 3. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu

Cách thức chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng cách chọn mẫu ngẫu nhiên có mục đích. Các đối tượng NCT tham gia phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên thông qua những thông tin được cung cấp bởi chính quyền địa phương với kỳ vọng đa dạng về độ tuổi, về giới tính, tình trạng hộ gia đình và đặc điểm của NDC lao động trong hộ về trình độ, các mối quan hệ và giới tính. Những NCT có sức khoẻ quá yếu, khó hoặc không thể giao tiếp, sẽ không được lựa chọn tham gia vào nghiên cứu.

Để có được nguồn thông tin một cách đầy đủ và được sự hỗ trợ của địa phương, người nghiên cứu chủ động liên hệ với chủ tịch hội NCT các cấp của tỉnh Long An, sau đó mới trực tiếp liên hệ với các cấp quản lý NCT để có được danh sách và số lượng cụ thể NCT của xã. Công việc rà soát được thực hiện nhằm chọn lọc ra tất cả những NCT của từng xã phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu. Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ NCT địa phương đưa người nghiên cứu đến từng hộ gia đình để tiến hành phỏng vấn nhanh và phỏng vấn sâu các đối tượng đã phân nhóm.

Việc chọn số lượng mẫu như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào mục đích của từng nghiên cứu. Ngoài ra, năng lực tài chính và giới hạn thời gian cũng là yếu tố quyết định đến việc chọn số lượng mẫu cần thiết. Nghiên cứu “tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại: nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh Long An” chỉ dừng lại ở mức độ thống kê, so sánh nên người nghiên cứu sẽ chọn số lượng mẫu

ở mức có thể chấp nhận được là 144 mẫu. Trong đó, tổng số lượng mẫu phỏng vấn nhanh là 130 mẫu (bao gồm 100 hộ NCT có con cái di cư và 30 hộ NCT không có con cái di cư) và 14 mẫu phỏng vấn sâu chia đều cho mỗi huyện và đảm bảo tính ngẫu nhiên về các yếu

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)