Về quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 30)

Đa số NCT thuộc đối tượng nghiên cứu trong mẫu có mức hài lòng thấp khi đánh giá vai trò của mình đối với cộng đồng và xã hội. Họ thường phải chăm lo nhiều việc trong gia đình hơn nên việc tham gia hoạt động cộng đồng như vui chơi, giải trí thường hạn chế nhiều và các quan hệ cộng đồng cũng mất dần. Theo đánh giá của ông H.V.Q (Chủ tịch Hội NCT xã Phước Lợi, Bến Lức) cho rằng “Ông bà trong các hộ có con cái đi làm, đi

học xa vẫn đăng ký tham gia hội người cao tuổi nhưng rất ít khi cùng sinh hoạt cộng đồng với mọi người”. Chính điều này đã làm giảm đi một phần chất lượng sống của họ.

Tuy nhiên, họ lại đánh giá cao vai trò của các mối quan hệ gia đình và vai trò của họ trong gia đình. Đa số NCT được hỏi vừa phải chăm sóc cháu giúp con, vừa phải tự chăm sóc bản thân và lo cuộc sống hàng ngày nhưng điều đó làm họ vui khi còn giúp ích được cho gia đình. Đặc biệt, khi NCT trông cháu thì họ cũng đồng thời dạy bảo và xây dựng văn hoá gia đình. Lúc đó, vai trò của NCT trong gia đình được phát huy tối đa ở hoạt động giáo dục về đạo đức, nhân văn, tri thức và hướng nghiệp dạy nghề cho thế hệ trẻ. Ông N.V.H (79 tuổi, có 3 người con đi làm ở TPHCM) chia sẻ “Truyền thống nghề mộc của gia đình đã qua bốn thế hệ, mặc dù hiện tại không còn sức khoẻ nhưng ông đang dạy nghề lại cho cháu trai sống chung để giữ gìn truyền thống”.

Một phần của tài liệu Tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 30)