1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng tt.PDF

29 511 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 793,15 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM HƯƠNG GIANG HÀNH ĐỘNG ĐI XEM BÓI CỦA NGƯỜI DÂN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG HIỆN NAY Nghiên cứu trường hợp tại một địa đi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HƯƠNG GIANG

HÀNH ĐỘNG ĐI XEM BÓI CỦA NGƯỜI DÂN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói

ở Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

1 In 3 quyển màu nâu

2 107 trang

Hà Nội - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM HƯƠNG GIANG

HÀNH ĐỘNG ĐI XEM BÓI CỦA NGƯỜI DÂN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói

ở Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng)

Chuyên ngành: Xã hội học

Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG THU HƯƠNG

Hà Nội - 2011

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8

2.1 Ý nghĩa lý luận 8

2.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

3.1 Mục đích nghiên cứu 9

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

4.2 Khách thể nghiên cứu 10

4.3 Khách thể khảo sát 10

4.4 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Giả thuyết nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 12

6.1 Phương pháp quan sát tham dự 12

6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 12

6.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 13

6.4 Phương pháp trưng cầu ý kiến 13

6.5 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 14

6.6 Phương pháp phân tích nội dung 14

7 Khung lý thuyết 15

PHẦN NỘI DUNG 15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 15

1.1 Cơ sở phương pháp luận 15

1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 16

1.2.1 Lý thuyết chức năng 16

1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội 17

Trang 4

1.2.3 Lý thuyết trao đổi xã hội 18

1.3 Khái niệm công cụ 19

1.3.1 Tín ngưỡng 19

1.3.2 Tôn giáo 19

1.3.3 Mê tín 21

1.3.4 Hoạt động bói toán 21

1.3.5 Thầy bói 21

1.3.6 Nội thành Hải Phòng 22

1.4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 22

1.5 Quan điểm của Đảng và nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng 26

1.6 Vài nét về địa bàn nghiên cứu 28

1.6.1 Vị trí địa lý, dân số quận Lê Chân 28

1.6.2 Sơ lược về lịch sử và điều kiện về văn hóa, xã hội quận Lê Chân 29

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BÓI TOÁN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: BỨC TRANH CUNG - CẦU 30

2.1 Một số đặc điểm của hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng 30

2.1.1 Thực trạng các địa chỉ đang hành nghề bói toán 30

2.1.2 Các hình thức bói toán 31

2.1.3 Chân dung những người hành nghề bói toán 34

2.2 Chân dung những người đi xem bói tay ở nhà thầy A 43

2.2.1.Cơ cấu giới tính 43

2.2.2 Cơ cấu tuổi: 45

2.2.3 Về nghề nghiệp, trình độ học vấn 47

2.2.4 Tình trạng hôn nhân 48

2.3 Về tần suất đi xem bói: 49

2.4 Động cơ đi xem bói 52

2.5 Nhận xét chung về hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng 59

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HÀNH ĐỘNG ĐI XEM BÓI CỦA NGƯỜI DÂN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG 61

3.1 Các yếu tố tác động tới hành động đi xem bói của người dân 61

Trang 5

3.1.1 Yếu tố cá nhân và sự tác động tới hành động đi xem bói 61

3.1.2 Cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem 71

3.1.3 Hoàn cảnh diễn ra hành động xem bói 76

3.2 Tác động xã hội của hành động đi xem bói 81

3.2.1 Những “chi phí” của người đi xem bói 81

3.2.2 Những “phần thưởng” nhận được từ xem bói 85

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

PHỤ LỤC 99

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Tín ngưỡng, tôn giáo được xem là một hiện tượng xã hội phong phú và đa dạng Hiện tượng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được lý giải trên nhiều cơ sở khoa học khác nhau Từ khi bước vào thời kỳ Đổi mới, nhất là sau năm 1990 cho đến nay, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trở nên sôi động và có xu hướng gia tăng Người dân đến đình, đền, miếu, phủ, nhà thờ…dâng hương lễ bái, cầu lộc, cầu tài…Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là nhu cầu tinh thần của các tín đồ mà còn là nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng “Khắp nơi tô son đắp tượng xây sửa đình, chùa, mồ mả Đồ vàng mã ngày càng nhiều, càng đa dạng, càng tốn kém Các tục lệ xưa trong cưới xin, tang ma được phục hồi Lễ hội khắp nơi đua nhau mở lại Bói toán, hầu

bóng, ngoại cảm phát triển rầm rộ”[58,231]

1.2 Trong cuộc đời, con người luôn có những thời điểm đứng trước những quyết định, sự lựa chọn khó khăn hay những giai đoạn bất ổn, hoang mang Khi rơi vào các hoàn cảnh đó, một nhu cầu tự nhiên của con người là muốn biết trước tương lai Đáp ứng nhu cầu này của con người,

từ ngàn năm trước, những hình thức bói toán đã xuất hiện và cho đến ngày nay vẫn tiếp tục tồn tại, phát triển Việt Nam trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự gia tăng đáng kể của nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó tồn tại hiện tượng lợi dụng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân để thu lợi và bói toán là một hình thức như vậy Theo một nghiên cứu ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có 86% người được hỏi tin và tin một phần vào bói toán V Thanh B ng, 2005 Trong một nghiên cứu khác về nghề bói toán ở Hà Nội cho thấy có khoảng 10-15% sùng bái bói toán, khoảng 50-60% nếu có điều kiện gặp “thầy hay” thì c ng xem cho biết, tin hay không còn tùy theo trường hợp cụ thể Phạm Hoài Nam, Trần Mạnh Đức, Qua một số nghiên cứu đã công bố cho thấy nhu cầu về bói toán của con người khá cao, chính nhu cầu này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động bói toán

1.3 Trong nghiên cứu xã hội học tôn giáo ở Việt Nam, các tác giả đều tập trung phân tích những tác động xã hội, sự biến đổi của các tôn giáo lớn như Phật giáo, Thiên chúa giáo…mà ít đề cập đến chủ đề về bói toán

1.4 Nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế, đồng thời c ng đặt ra nhiều thách thức, áp lực đối với con người trong hành trình mưu sinh Đời sống của người dân không ngừng được tăng lên nhưng con người c ng phải đối diện với những bất ổn, bấp bênh, cảm giác mất an toàn, căng thẳng…của cuộc sống hiện đại Chính trong bối cảnh như vậy, xuất hiện ngày càng nhiều sự bùng phát của hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng Người đi lễ ngày càng đông, các địa chỉ bói toán và người đi xem bói có xu hướng gia tăng, đặc biệt người dân ở đô thị

Trang 7

Chính vì những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu “Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng)” Đề tài này của chúng tôi mong muốn tìm hiểu hoạt động

bói toán ở thành phố Hải Phòng và cắt nghĩa một phần những động cơ, mục đích c ng như nhận thức của người dân thành phố đang từng ngày từng giờ chịu sự tác động mạnh mẽ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

2 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.1 Ý nghĩa lý luận

Trên thế giới, tôn giáo là một vấn đề được các nhà xã hội học ngày từ thời kỳ đầu quan tâm nghiên cứu Ở Việt Nam, xã hội học tôn giáo vẫn còn khá nhiều khoảng trống cả về nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực nghiệm

Những năm sau Đổi mới cho đến nay, với sự thay đổi về tư duy đã có nhiều cởi mở về tôn giáo, tín ngưỡng, Đảng và nhà nước thừa nhận “tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận người dân”[Nghị quyết 24] nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo được thực hiện

Tuy nhiên, xã hội học tôn giáo ở Việt Nam là một chuyên ngành còn non trẻ, phần về lý luận tôn giáo chủ yếu sử dụng những lý thuyết của phương Tây ít nhiều sẽ tồn tại những hạn chế nhất định khi áp dụng vào thực tiễn tại Việt Nam, một quốc gia phương Đông có sự khác biệt nhất định về văn hóa

Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần nhỏ vào việc nhận diện những điều phù hợp

và chưa thật phù hợp của lý thuyết xã hội học tôn giáo phương Tây khi áp dụng nghiên cứu một vấn đề cụ thể của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Từ những năm sau Đổi mới cho đến nay, ở Việt Nam, cùng với sự thay đổi r rệt về đời sống kinh tế xã hội, đời sống tinh thần của con người có sự biến đổi Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra nhộn nhịp hơn và có những biến động phức tạp rất cần sự nghiên cứu cụ thể Hoạt động cầu cúng, đi lễ chùa, bói toán, sự xuất hiện những giáo phái mới đang là những vấn đề cần nghiên cứu làm r Nghiên cứu về hành động đi xem bói của chúng tôi mong muốn góp phần giải thích sự tồn tại và phát triển của hoạt động bói toán trong xã hội hiện đại, cung cấp thong tin cho các nhà quản lý hoạch định chính sách trong lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng

Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học chuyên ngành xã hội học và những nhà nghiên cứu quan tâm tới lĩnh vực này

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 8

Mục đích nghiên cứu của đề tài là hướng tới việc phân tích hành động đi xem bói c ng như các nhân tố có ảnh hưởng tới hành động xem bói của người dân Hải Phòng, từ đó lý giải về sự tồn tại và xu hướng phát triển của hiện tượng bói toán trong xã hội hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Mô tả khái quát về hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng Trong đó tập trung mô tả chân dung xã hội của những người hành nghề bói toán và những người đi xem bói

Phân tích những yếu tố tác động tới hành động đi xem bói bao gồm yếu tố cá nhân, cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem đồng thời tìm hiểu tác động của bối cảnh xã hội đã tác động như thế nào tới hành động đi xem bói của người dân

Đánh giá những tác động của hành động đi xem bói tới cá nhân, gia đình và xã hội Từ

đó đưa ra một số khuyến nghị giúp cho việc quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo hiệu quả hơn góp phần lành mạnh hóa sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo

Dự báo xu hướng bói toán ở thành phố Hải Phòng trong thời gian tới

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Hành động xem bói của người dân nội thành Hải Phòng

4.4.1 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường hợp tại địa điểm xem bói vân tay tại quận Lê Chân, một quận nội thành Hải Phòng Đây là một địa điểm n m trong khu vực đường Thiên Lôi, quận Lê Chân Người hành nghề là nam giới 65 tuổi, là một thượng tá quân đội đã nghỉ hưu Thầy chuyên

về xem đường vân tay và đường chỉ tay Đối với nam giới, thầy xem đường vân và đường chỉ tay của tay trái, đối với nữ giới, thầy xem đường vân và chỉ tay của tay phải Địa điểm này hoạt động thường xuyên vào các ngày trong tuần, dễ quan sát, cho phép người đi xem cùng tham dự trong quá trình giao tiếp giữa thầy và từng người đi xem

4.4 2 Giới hạn về thời điểm nghiên cứu

Thời điểm nghiên cứu là các ngày đầu tháng âm lịch từ mùng 1 đến mùng 5 và các ngày thứ 7, chủ nhật trong tháng để tiến hành nghiên cứu Đây là một nghiên cứu trường hợp, cho nên

phần giới hạn địa bàn nghiên cứu

Trang 9

kết quả nghiên cứu chỉ mang tính đại diện cho những người đi xem bói ở nhà thầy A vào thời điểm trên chứ không đại diện cho tất cả những người đi xem bói ở mọi thời điểm

5 Giả thuyết nghiên cứu

Hoạt động bói toán hiện nay thu hút những người tham gia không những đa dạng về giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân mà còn có sự đa dạng về nghề nghiệp, trình độ học vấn, trong có

có cả nhóm có trình độ học vấn cao

Sự đa dạng về các đặc điểm nhân khẩu xã hội của những người đi xem bói là do sự tác động tổng hợp của các yếu tố như một số yếu tố cá nhân, bối cảnh kinh tế, xã hội nói chung c ng như cách thức tương tác giữa người hành nghề và người đi xem bói Hành động xem bói tác động tới hành vi, tâm lý, đáp ứng phần nào nhu cầu tâm linh của một bộ phận người dân ở đô thị hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp quan sát tham dự

Số lần quan sát đã thực hiện: 11 lần quan sát

Số lượng trường hợp đã quan sát được: 111 người 37 nam, 74 nữ

6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Để tìm hiểu về động cơ, bối cảnh, mục đích của những người đi xem bói chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu 15 trường hợp đi xem bói tại nhà thầy A 10 nữ, 5 nam

6.3 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi

Thời điểm phát bảng hỏi là từ tháng 9 năm 2010 cho đến tháng 3 năm 2011

Kết quả thu được 392 bảng hỏi

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo phương pháp mẫu tăng nhanh Snowball sample

Xử lí thông tin định lượng:

Các số liệu thu thập được từ phỏng vấn theo bảng hỏi được xử lý b ng chương trình xử lý thống kê SPSS 18.0 for Window Từ đó, xử lý các số trung bình, trung vị, tần suất, tương quan theo những yêu cầu của nghiên cứu

6.4 Phương pháp trưng cầu ý kiến

Thời điểm phát phiếu trưng cầu ý kiến: từ tháng 3 năm 2010 cho đến tháng 4 năm 2010 và

từ tháng 2 năm 2011 đến tháng 4 năm 2011 Chúng tôi đã thu về 150 phiếu

6.5 Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc

Số lượng phỏng vấn bán cấu trúc: 10 trường hợp 4 nam, 6 nữ

6.6 Phương pháp phân tích nội dung

Đây là phương pháp phân tích những ghi chép về tương tác giữa thầy bói và người đi xem trong quá trình quan sát

7 Khung lý thuyết

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở phương pháp luận

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi tìm hiểu tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử Tôn giáo cùng với pháp luật, đạo đức, triết học, chính trị, nghệ thuật tạo nên hệ tư tưởng xã hội và cấu thành nên kiến trúc thượng tầng của xã hội Trong từng điều kiện xã hội cụ thể, tôn giáo c ng như các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở kinh tế và các quan hệ, hành vi xã hội của con người ở những mức độ và theo những cách thức khác nhau

Xã hội học tôn giáo xem tôn giáo như một hiện tượng xã hội được sinh ra và phát triển trên

cơ sở những hoạt động sống và những quan hệ của con người Mặt khác sự tồn tại, phát triển và biến đổi của tôn giáo c ng tác động trở lại xã hội Mối quan hệ giữa tôn giáo và xã hội là nội dung quan trọng của xã hội học tôn giáo

Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu hành động xem bói của người dân, tìm hiểu động cơ, mục đích khiến người dân đi xem bói và qua đó c ng đánh giá việc xem bói có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của người dân, nó có tạo nên sự cố kết cộng đồng không hay nó chỉ là

“một sự đền bù hư ảo” đối với cuộc sống của người dân?

1.2 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết chức năng

1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội

1.2.3 Lý thuyết trao đổi xã hội

1.3 Khái niệm công cụ

1.4 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tôn giáo đã và đang trở thành một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên trong lĩnh vực này vẫn còn không ít khoảng trống

Về lý luận chung về tôn giáo, tín ngưỡng

Trong những năm qua, đã có không ít những cuộc hội thảo, nghiên cứu, bài viết nh m làm

r và hoàn thiện hệ thống lý luận về tôn giáo, tín ngưỡng Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ

Trang 11

VII năm 1991 đã chính thức thừa nhận “Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của bộ phận

nhân dân” Chính điều này đã làm cho vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng có một sức sống mới, tạo điều

kiện cho nhiều nghiên cứu về tôn giáo trong tình hình mới Trong điều kiện đó, Viện nghiên cứu tôn giáo đã thực hiện một số công trình nghiên cứu trên quy mô lớn có giá trị về mặt khoa học và

được công bố rộng rãi như: Đề tài KX 04 “Luận cứ khoa học cho việc hoàn chỉnh chính sách tôn

giáo của Đảng và nhà nước” do GS Đặng Nghiêm Vạn làm chủ nhiệm đề tài, chủ trì cuộc trao đổi

“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam” 1997 Ngoài ra còn có “Về tôn giáo tín

ngưỡng Việt Nam hiện nay” 1998 là kết quả của 3 năm nghiên cứu của Viện nghiên cứu tôn giáo,

cố gắng làm r thêm một số lý luận hiện hành và các vấn đề thực tiễn của đời sống tôn giáo hiện

nay “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn” của GS.TS Đỗ Quang Hưng

năm 2008 Hơn nữa c ng phải kể đến hàng loạt các bài viết đăng trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, tạp chí xã hội học có đề cập đến lý luận về vấn đề tôn giáo

Bên cạnh lý luận về tôn giáo, một số điều tra tổng thể về tình hình tôn giáo,tín ngưỡng

đã được thực hiện Ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, L.Cadiere đã khái quát những nét đặc trưng

cơ bản nhất về đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Việt Nam dưới góc độ dân tộc học và xã hội học

Từ sau năm 1975 cho đến trước những năm đất nước tiến hành đổi mới, rất ít các công trình nghiên cứu lớn về tôn giáo nói chung và xã hội học nói riêng được thực hiện Các công trình nghiên cứu tôn giáo thời kỳ này chủ yếu tập trung tìm hiểu và khai thác mặt tiêu cực của tôn giáo Năm 1979-1981, viện xã hội học kết hợp với F Houtart thực hiện cuộc điều tra xã hội học tại xã Hải Vân, trong đó bao quát toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội nói chung và vấn đề tôn giáo nói riêng

Từ năm 1992 đến 1994, Viện nghiên cứu tôn giáo đã tổ chức điều tra thực địa tình hình tôn giáo ở Hà Điều tra nh m tìm hiểu, đánh giá tương đối chính xác và khoa học hiện tượng mà nhiều người gọi là bùng nổ tín ngưỡng đã và đang diễn ra tại Hà Nội [ Nguyễn Duy Hinh, 1993, tr 321] Tuy nhiên với khối lượng mẫu là 300-400 phiếu cho Hà Nội chưa đủ sức đại diện cho tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Hà Nội

Ngoài ra, còn phải kể đến các nghiên cứu xã hội học tôn giáo của các cá nhân

Đề cập tới mối quan hệ giữa Phật giáo với đời sống của người dân Việt Nam được đề cập

trong luận văn thạc sỹ xã hội học của Nguyễn Thị Minh Ngọc “Thực trạng hoạt động Phật giáo và

các dịch vụ nghi lễ ở Hà Nội (qua khảo sát ở 3 chùa) vào năm 2004; luận án tiến sỹ của Trần Văn

Trình về “Nhận thức, thái độ, hành vi đối với Phật giáo của cộng đồng cư dân Hà Nội, Huế, thành

phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” năm 2004; luận án tiến sỹ của Hoàng Thu Hương “Cơ

Trang 12

cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa ở nội thành Hà Nội Qua khảo sát 2 chùa: Chùa

Hà và chùa Quán Sứ” tập trung làm r đặc điểm nhân khẩu xã hội của những người đi lễ chùa

Ngoài ra, còn có luận văn cao học xã hội học của Đinh Thị Vân Chi “Vài nét về hiện tượng

đi lễ của thanh niên Hà Nội” năm 1996, Luận án tiến sỹ của Phạm Văn Quyết “Ảnh hưởng của yếu

tố tôn giáo đến mức sinh trong cộng đồng Thiên Chúa giáo ( nghiên cứu trường hợp xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) năm 2001 đã bàn tới sự phụ thuộc của mức sinh vào

yếu tố tôn giáo trong cộng đồng Thiên Chúa giáo

Năm 1998, nhóm tác giả Phạm Thị Hoài Nam và Trần Mạnh Đức đã công bố bài viết

“Bước đầu tìm hiểu về nghề bói toán ở Hà Nội hiện nay” nghiên cứu b ng phương pháp xã hội học

trên góc độ tìm hiểu nhóm những người hành nghề bói toán.Tuy nhiên, do tác giả tiếp cận đối tượng những người hành nghề bói toán nên không chú trọng tới phân tích dưới góc độ người đi xem để hiểu đầy đủ về hiện tượng bói toán và phân tích r ý nghĩa những số liệu có được từ hệ thống câu hỏi được điều tra

Nhìn chung các nghiên cứu về xã hội học tôn giáo ở Việt Nam không nhiều, bàn tới hiện tượng bói toán lại càng ít Chưa có những nghiên cứu đầy đủ về động cơ, nhu cầu, mục đích xem bói của người dân c ng như cơ cấu nhân khẩu xã hội của người đi xem bói Mặc dù theo chúng tôi hành động xem bói đã có từ xa xưa với nhiều hình thức khác nhau nhưng cho đến ngày nay dưới tác động của khoa học kĩ thuật, của biến đổi kinh tế-xã hội, xem bói đã có những thay đổi Nhưng

nó đã thay đổi như thế nào? tác động ra sao tới đời sống của con người? Liên quan gì đến sự gia tăng hoạt động đi lễ hiện nay? Điều này rất cần những nghiên cứu cụ thể, đầy đủ hơn Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này để mong phần nào lý giải được sự gia tăng các hoạt động bói toán trong thời gian gần đây

1.5 Quan điểm của Đảng và nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng

1.6 Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Hải Phòng là thành phố ven biển, n m phía Đông miền Duyên hải Bắc bộ Hải Phòng hiện nay có 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh , 8 huyện An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì dân số thành phố là 1.837.173 người, trong đó số dân thành thị là 846.191 người và số dân ở nông thôn là

900 982 người

1.6.1 Vị trí địa lý, dân số quận Lê Chân

1.6.2 Sơ lược về lịch sử và điều kiện về văn hóa, xã hội quận Lê Chân

Trang 13

CHƯƠNG 2:

HOẠT ĐỘNG BÓI TOÁN Ở THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG: BỨC TRANH CUNG - CẦU 2.1 Một số đặc điểm của hoạt động bói toán ở thành phố Hải Phòng

2.1.1 Thực trạng các địa chỉ đang hành nghề bói toán

Kết quả khảo sát cho thấy ở khu vực nội thành có 41 người hành nghề bói toán, huyện Thủy Nguyên có 125 người, huyện Kiến Thụy Bao gồm cả khu vực quận Dương Kinh mới tách ra

từ huyện Kiến Thụy có 50 người, huyện An Lão, An Dương có 78 người, huyện Tiên Lãng có 35 người, Vĩnh Bảo có 42 người, Quận Đồ Sơn, Cát Bà, Cát Hải có 21 người hành nghề xem bói

Qua thống kê chưa đầy đủ, với 3921 địa chỉ bói toán đang hoạt động cho thấy sự phát triển của hoạt động này hiện nay

2.1.2 Các hình thức bói toán

Điều tra cho thấy bên cạnh những hình thức bói toán đã quen thuộc như xem tướng, tử vi,

lá trầu quả cau, bài tây…hiện nay tồn tại một số hình thức khác ít phổ biến hơn như xem b ng hoa hồng, lá cây, đồng tiền hay cá biệt như xem b ng chân hương Trong đó xem bói b ng bài tây tương đối phổ biến chiếm 23,8% 90/392 , phong thủy chiếm 16,3% 64/392 , xem tướng, tử vi chiếm 15,1 % 59/392 số các địa chỉ được khảo sát, còn các cách xem khác như: xem b ng đồng tiền, xem chân gà, xem hoa hồng, xem b ng lá cây…c ng chiếm tới 16,1% 63/392 Ngoài ra, xem bói vân tay chiếm 8,9% 35/392 , gọi hồn chiếm 7,9% 31/392 Mỗi người hành nghề lựa chọn cho mình một “công cụ”, có thể là lá trầu, quả cau, đồng tiền, lá bài tú lơ khơ…dựa vào đó để phán về quá khứ, hiện tại, tương lai của một người nào đó Mỗi một công cụ lại được các thầy quy ước một

mã số riêng với những quy luật nhất định để làm căn cứ “bói”

Tóm lại, hoạt động bói toán không chỉ có xu hướng gia tăng về số lượng những địa chỉ hành nghề mà còn ngày càng phong phú về hình thức bói toán Mỗi hình thức xem bói có những đặc điểm riêng Hơn nữa, con đường đến với nghề thầy bói là những câu chuyện đa dạng, muôn hình muôn vẻ mà trong luận văn này chưa có điều kiện đề cập đến

2.1.3 Chân dung những người hành nghề bói toán

toán hiện nay ở thành phố Hải Phòng.l

Trang 14

trong mẫu khảo sát Tuy nhiên, sự đánh giá của người đi xem đối với khả năng hành nghề của thầy

ở từng loại hình có sự khác biệt nào không thì luận văn chưa có điều kiện đề cập đến

2.1.3.2 Về độ tuổi

Xét về độ tuổi thì người hành nghề xem bói thấp nhất là 12 tuổi, cao nhất là 90 tuổi, phần đông tập trung trong khoảng từ 48,5 - 51,4 tuổi Căn cứ vào tương quan giữa nhóm tuổi và giới tính cho thấy những người hành nghề đều tập trung vào nhóm từ 40-59 tuổi xét ở cả hai giới nam

và nữ Cụ thể nam giới tập trung nhất ở nhóm tuổi từ 50-59 tuổi 40,4% , và nhóm từ 40-49 tuổi 31,3% Tương tự như vậy nữ giới tập trung nhất ở nhóm từ 50-59 tuổi 36,7% , và nhóm từ 40-

49 tuổi 29,2% Đây là độ tuổi ở bất kỳ nghề nghiệp nào c ng đã có một thời gian làm việc tương đối, có khả năng tích l y được kinh nghiệm nên tay nghề cao hơn những nhóm khác, đặc biệt với nghề “thầy bói”

Tóm lại, đội ng những người hành nghề bói toán có sự tham gia của nhiều nhóm tuổi khác nhau, trong đó có người già trên 90 tuổi , người thuộc tầng lớp trung niên, thanh niên và thậm chí đang trong lứa tuổi học sinh cấp 2 Độ tuổi không phải là yếu tố tác động tới độ “lành nghề” của thầy mà khả năng của thầy được đánh giá qua nhiều kênh: thâm niên hành nghề, thời gian được ăn

“lộc”…

2.1.3.3 Về nghề nghiệp

Nghề nghiệp ở đây được hiểu là những loại hình nghề nghiệp mà những người đang hành nghề bói toán hiện nay đã làm hoặc đang làm Phần lớn người hành nghề xuất thân là nông dân, người làm nghề tự do, buôn bán, những người thuộc nhóm không làm việc, số ít là những công chức, học sinh, sinh viên Có đến 147/392 37,5% người hành nghề đã từng hoặc đang là nông dân, 108/392 27,6% làm nghề buôn bán, tự do, 95/392 24,2% là những người nội trợ, hoặc là những thầy cúng, thầy bói chuyên nghiệp Số còn lại là công nhân, học sinh, sinh viên, công chức Tuy nhiên, theo quan sát thực tế của chúng tôi, cùng với những thông tin có được từ phỏng vấn sâu

và phỏng vấn bán cấu trúc cho thấy khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng người hành nghề chuyên nghiệp tăng lên

Biểu đồ 2.4: Nghề nghiệp của những người hành nghề xem bói

Học sinh, Sinh viên Công chức Nông dân Công nhân Buôn bán, nghề tự do

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w