1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

LÃNH ĐẠO & QUẢN LÍ, PGS.TS. PHẠM TRÍ DŨNG,9-2012

39 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 561,9 KB

Nội dung

QUẢN LÍ VÀ LÃNH ĐẠO- Lãnh đạo hướng dẫn là quá trình định hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của chủ thể quản lí, là quản lí những mục tiêu rộng hơn, xa hơn, khái quát hơn.. - Quản lí

Trang 1

LÃNH ĐẠO & QUẢN LÍ

PGS.TS Phạm Trí Dũng

Trang 2

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1- Trình bày được khái niệm cơ bản và vai

trò của lãnh đạo, quản lí.

2- Phân biệt được đặc điểm giống và khác

nhau giữa người lãnh đạo và quản lí.

3- Phân tích được các phong cách và hành vi lãnh đạo quan trọng.

Trang 3

1- Theo quan niệm của anh/chị, lãnh đạo là

Trang 4

KHÁI NIỆM SỰ LÃNH ĐẠO

Sự lãnh đạo (Leadership) là một quá trìnhtrong đó một người tác động đến những người

khác nhằm đạt được mục đích chung

Những thay đổi Mối quan hệ

Trang 5

QUẢN LÍ VÀ LÃNH ĐẠO

- Là hai thuật ngữ sử dụng cho hệ thống quản lí con

người và xã hội, chúng không đồng nhất và được giải thích tuỳ thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu.

- Hai thuật ngữ đều hàm ý tác động và điều khiển nhưng khác nhau về mức độ và phương pháp tiến

hành.

Trang 6

QUẢN LÍ VÀ LÃNH ĐẠO

- Lãnh đạo (hướng dẫn) là quá trình định

hướng dài hạn cho chuỗi các tác động của chủ thể quản lí, là quản lí những mục tiêu rộng

hơn, xa hơn, khái quát hơn.

- Quản lí là quá trình chủ thể tổ chức liên kết các tác động lên đối tượng bị quản lí để thực hiện các định hướng tác động dài hạn, là lãnh đạo trong trường hợp mục tiêu cụ thể hơn và chuẩn xác hơn.

Trang 7

QUẢN LÍ VÀ LÃNH ĐẠO

- Lãnh đạo và quản lí do chủ thể tiến hành.

- Chủ thể có thể duy nhất và không duy nhất.

- Để có hiệu quả cao, quá trình lãnh đạo quản

lí phải thống nhất hữu cơ.

- Rost lập luận rằng: “Quản lí là nói về quyền hạn còn lãnh đạo là nói về ảnh hưởng”.

Trang 8

VAI TRÒ QUẢN LÍ́ VÀ LÃNH ĐẠO

Nhà lãnh đạo Nhà quản lí

-Là người đưa ra con đường đúng.

-Xác định được viễn cảnh/tầm nhìn (Vision)

và nhiệm vụ của tổ chức (Mission)

-Xác định các mục tiêu dài hạn và hoạch

định các kế hoạch mang tính chiến lược cho

tổ chức để đạt được những mục tiêu dài

hạn đã đề ra

-Là người đưa ra được các ý tưởng mới cho

tổ chức.

- Có trách nhiệm duy trì nhiệm vụ và viễn

cảnh của tổ chức, đảm bảo để kế hoạch

chiến lược của tổ chức được triển khai.

- Là người làm đúng những điều đã được đưa ra.

- Có trách nhiệm trong quản lí các công việc hàng ngày của tổ chức (cụ thể là tổ chức làm công việc gì, làm bằng cách nào và kết quả ra sao)

- Thực thi một số công việc cụ thể.

Trang 9

VAI TRÒ NHÀ LÃNH ĐẠO & QUẢN LÍ

7- Xác định “Sự hoàn thiện vững chắc”.

8- “Người quan sát”.

9- “Người bảo vệ”.

10- “Người mở rộng tầm nhìn”.

Trang 10

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN CÓ CỦA NHÀ LÃNH ĐẠO & QUẢN LÍ

Trang 11

Các nhà lãnh đạo xác định tầm nhìn của tổ chức Mọi người đều nhìn vào

lãnh đạo, do đó, họ có trách nhiệm lớn trong việc làm chủ cá nhân.

cổ vũ tinh thần của nhân viên.

Mọi người làm mọi thứ vì động cơ của họ, không phải vì động cơ của bạn Phải biết khai thác và kiểm soát được các nguồn nhân lực sẵn có.

Trang 12

MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÍ

Giúp tổ chức

ổn định, trật tự, giải quyết được vấn đề

Liên minh Tổ chức

Trang 14

NGƯỜI LÃNH ĐẠO & NGƯỜI QUẢN LÍ

Có tầm nhìn xa Truyền nhiệt huyết cho mọi người

Thay đổi Sáng tạo

Cố vũ cho ý tưởng mới

Linh hoạt Tập trung vào con người

Dựa vào niềm tin

Thích thử nghiệm

Hỏi cái gì và tại sao

Đề ra mục tiêu cụ thể Suy nghĩ và làm việc theo sự hợp lí

Ít thay đổi Giải quyết vấn đề Củng cố ý tưởng đã có

Thận trọng Tập trung vào hệ thống, cấu trúc

Dựa vào sự kiểm soát

Ổn định Hỏi thế nào và khi nào

Trang 15

MỐI QUAN HỆ LĐ & QL

Theo dõi, giám sát và đánh giá Lập kế

hoạch

Mục tiêu cụ thể

Tổ chức và thực hiện

Người quản

Tầm nhìn tiếp theo

Người

lãnh đạo

Lãnh đạo

Trang 16

Nhà quản lí Nhà lãnh đạo

John Kotter

Đối phó với tình huống phức tạp Đối phó với sự thay đổi

Lập kế hoạch hoạt động và ngân sách Đề ra hướng đi

Tổ chức công việc cho nhân viên Sắp xếp nhân sự phù hợp

Kiểm soát và giải quyết vấn đề thúc đẩy mọi người

Làm cho công việc đúng đắn Làm những việc đúng đắn

PHÂN BIỆT NHÀ LÃNH ĐẠO & QUẢN LÍ

Trang 17

KĨ NĂNG CON NGƯỜI

Trang 18

Kĩ năng con người:

• Làm việc với người khác.

• Làm việc thông qua người khác

• Xây dựng các mối quan hệ

Một số kĩ̃ năng khác:

Giao tiếp hiệu quả Làm việc nhóm Khuyến khích động viên

Trang 19

2 1

Người lãnh đạo quyết định và công bố quyết định.

Người lãnh đạo "rao bán" các quyết định của mình.

Người lãnh đạo trình bày ý kiến và hỏi ý kiến mọi người.

Người lãnh đạo trình bày quyết định của mình nhưng sẵn sàng sửa đổi.

Người lãnh đạo trình bày vấn đề được mọi người đóng góp ý kiến và quyết định

Người lãnh đạo xác định giới hạn và yêu cầu nhóm tự quyết định lấy trong phạm vi giới hạn đó Người lãnh đạo để nhóm tự do chọn lựa chỉ cần chú ý tuân theo một số điều bắt buộc.

Nhà lãnh đạo

sử dụng quyền lực

Miền tự do cho cấp dưới

Trang 20

BỐN HÀNH VI LÃNH ĐẠO QUAN TRỌNG

1- Chỉ đạo:

- Phải có được sự tôn trọng mà không ra lệnh.

- Có thể phải can thiệp và chống đỡ cho việc kiến

thức nông cạn và thiếu kinh nghiệm

2- Huấn luyện:

- Phải nâng cao năng lực.

- Hướng dẫn mọi người phát triển các kỹ năng để tiến hành một cách hiệu quả công việc

Trang 21

- Chỉ ra mức độ tin cậy cao nhất

- Chịu trách nhiệm và được trang bị đầy đủ để hành

động.

Không có tổ chức nào thực hiện duy nhất một mô

Trang 22

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Dựa trên hành vi của người lãnh đạo:

- Lãnh đạo quan tâm- Mối quan hệ/con người.

- Lãnh đạo khởi xướng – Công việc/sản phẩm.

(Theo Đại học Ohio, 1940)

Dựa trên hoàn cảnh lãnh đạo:

- Ra lệnh.

- Giảng giải.

- Tham gia.

Trang 23

Quản lí theo kiểu

Nhóm 9,9

Quản lí theo kiểu

Mặc kệ 1,1

Quản lí theo kiểu Mệnh lệnh 9,1

Trang 24

HÀNH VI LÃNH ĐẠO

bằng các khẩu hiệu: “Sản xuất hay diệt vong”, “Người tốt làm việc cho đến cuối cùng”.

thường biểu hiện bằng các câu nói: “Hãy vui lên, đừng

lo lắng gì” hoặc “Không có điều gì xấu cả”.

Trang 25

HÀNH VI LÃNH ĐẠO

biểu hiện bằng các câu nói: “Xin lỗi, đó không phải là việc của tôi”.

trung bình, và thường biểu hiện bằng các câu nói: “Tôi thấy được rồi đấy”.

người, và thường thể hiện bằng các khẩu hiệu:

“Mọi người vì một người” và “vì mục đích

Trang 26

HOÀN CẢNH LÃNH ĐẠO

Góc độ thiện chí và năng lực người xung quanh

Hành

vi vì mối quan hệ

S4 GIAO PHÓ S1

Trang 27

HOÀN CẢNH LÃNH ĐẠO S1 - Ra lệnh (Telling) (Cách chỉ đạo, định hướng): nói với người khác ai làm gì, làm như thế nào, làm khi nào, làm ở đâu.

S2 - Giảng giải (Selling) (Chuyển tải thông tin, giải

thích, thuyết phục ): nói rõ cái gì, như thế nào, ai, ở đâu.

S3 - Tham gia (Participating) (hay còn gọi là cộng tác, thu hút, tạo thuận lợi): là quá trình giao tiếp, thảo luận,

tạo thuận lợi, cùng có những quyết định trong công việc.

S4 - Giao phó (Delegating) (Uỷ quyền): giao trách nhiệm cho cá nhân hoặc nhóm tự quyết định và thực hiện công

Trang 29

QUYỀN LỰC

1- Quyền lực là gì?

2- Có những loại quyền lực nào?

Trang 30

QUYỀN LỰC

- “Là khả năng tiềm ẩn ảnh hưởng đến hành vi của người khác” (Richard L Daft và Dorothy Marcic)

- Năm 1978, nhà lịch sử đoạt Giải Pulitzer kiêm

học giả về vấn đề lãnh đạo James Mac Gregor Burns

đã đưa ra học thuyết về hai loại lãnh đạo: giao dịch

và biến đổi.

- Là phương tiện để người lãnh đạo, người quản lí tác động đến người khác.

Trang 31

CÁC LOẠI QUYỀN LỰC

Quyền lực chuyên môn

Quyền lực con người

Quyền lực cá nhân

Cam kết

Quyền lực hợp pháp Quyền lực khen thưởng Quyền lực áp đặt

Quyền lực vị trí

Tuân thủ

Trang 32

SỬ DỤNG QUYỀN LỰC

- Hình thức quyền lực sử dụng ít tốn kém nhất là quyền lực nhân cách.

Trang 33

ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI

?

Trang 34

ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI LÃNH ĐẠO GIỎI

(5 nhóm đặc điểm theo Robert B Denhart và cs 2002)

Trang 35

HÃY SUY NGHĨ

- “Quản lí được đến đâu thì mở đến đó”

- “Quản lí phải theo kịp với yêu cầu của

phát triển”.

- “Quản lí phải thúc đẩy phát triển”.

Trang 36

HÃY SUY NGHĨ

- Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy nên cái sự nói, viết của lãnh đạo là quan trọng và cần thiết, tránh việc làm lãnh đạo mà lại quá

đuối về mặt này.

- Nghĩ cho cùng, việc này nếu muốn làm

thì cũng đâu có khó Trừ khi như cái ông

Voltaire kia đã hóm hỉnh khai ra, “Một

công dụng lớn của ngôn từ là che giấu ý

nghĩ của chúng ta”!

Trang 37

HÃY SUY NGHĨ

“Định nghĩa lãnh đạo là gây ảnh hưởng;

Chìa khóa của sự lãnh đạo, quản lí là lựa

chọn theo thứ tự ưu tiên; Thành tố quan

trong nhất trong kĩ năng lãnh đạo, quản lí

là tính nhất quán; Cuộc sát hạch khắt khe

đối với nhà lãnh đạo, quản lí là tạo ra sự

thay đổi tích cực ;… (John C Maxwell)

Trang 38

HÃY SUY NGHĨ

Con đường hoàn thiện kĩ năng lãnh đạo,

quản lí nhanh nhất là giải quyết vấn đề;

Một ưu điểm trong năng lực lãnh đạo, quản

lí là thái độ; Phát triển vốn quí nhất của

nhà lãnh đạo, quản lí là con người; Phẩm

chất quan trọng của nhà lãnh đạo là tầm

nhìn; Giá trị của nhà lãnh đạo, quản lí là tự

kỉ luật; Bài học quan trọng nhất của nhà

lãnh đạo, quản lí là phát triển đội ngũ nhân

Trang 39

BÀI TẬP NHÓM

(Nhóm hai người)

1- Anh (chị) hãy suy nghĩ về một tình huống

quản lí đã từng xảy ra và phân tích cách thức anh(chị) xử lí tình huống đó?

2- Hai người trong cặp hãy chia sẻ, trao đổi về

tình huống trên?

Ngày đăng: 02/08/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w