1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã làm thay đổi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, nhu cầu của con người mong muốn được tiếp cận với các công nghệ mới, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông làm sao cho hiệu quả trong học tập và trong công việc hàng ngày. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục đào tạo đều muốn trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, dạy cách học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời và tự nghiên cứu. Những năm học qua, VĐHMHN đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy học và sử dụng CNTT-TT với mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Sự thay đổi không chỉ thực hiện trong PPDH mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá trình giáo dục, ứng dụng công nghệ dạy học, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, trong đó đang cố gắng xây dựng và pt học liệu điện tử. Đặc biệt, nhận thấy rõ tầm quan trọng của học liệu điện tử ngày trở nên hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Trong quá trình dạy học, nhà trường đã và ngày càng quan tâm đến giáo trình, học liệu. Đặc biệt là học liệu điện tử ngày càng có vai trò thuận lợi trong việc tiếp cận với người học. Bởi lẽ, học liệu điện tử được xây dựng theo quan điểm hỗ trợ người học khai phá tri thức, tự nghiên cứu. Học liệu có khả năng hướng dẫn và cung cấp thông tin. Người học tự trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, thông qua học liệu có thể tự kiểm tra mình. Người học tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - thầy cô giáo làm cố vấn học tập. Viện Đại học Mở Hà Nội tuy đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn những bất cập cần được khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của Viện trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. Riêng về xây dựng và phát triển học liệu điển tử có những bất cập: - Chưa có những biện pháp quản lý đồng bộ để thực hiện có kết quả những chủ trương, nghị quyết của Đảng uỷ và Ban giám hiệu. - Chưa quản lý được việc xây dựng học liệu điện tử một cách khoa học. - Chưa xây dựng được biện pháp quản lý việc sử dụng học liệu của người học dẫn đến việc học liệu làm ra nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. - Chưa đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất cả ở Viện và các trung tâm liên kết đào tạo với nhà trường. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản của giảng viên, học viên và sinh viên còn nhiều hạn chế để xây dựng và khai thác học liệu điện tử. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội” làm đề tài của luận văn tốt nghiệp và góp phần tham mưu cho Lãnh đạo Viện có sự quan tâm và đầu tư tốt hơn trong việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo.
LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành chương trình khoá học Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Học Viện quản lý giáo dục và hoàn thành luận văn “Biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng HLĐT trong đào tạo của Viện Đại học mở Hà Nội”. Tôi xin được bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Viết Nhụ - Học viện Quản lý Giáo dục, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này. Với tình cảm chân thành, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới Viện Đại học Mở Hà Nội và các Phòng, trung tâm chức năng, các cán bộ quản lý, các giảng viên, cùng anh em đồng nghiệp trong Viện đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành việc học tập, thu thập và xử lý thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu của mình. Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, trong luận văn không tránh khỏi thiếu sót, người nghiên cứu mong tiếp tục nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2011 Tác giả Phạm Văn Tuấn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BGĐT Bài giảng điện tử CBQL Cán bộ quản lý CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục CLDH Chất lượng dạy học CNTT Công nghệ thông tin CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông CNH-HĐH Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá CSVC Cơ sở vật chất DH Dạy học ĐTTX Đào tạo từ xa GAĐT Giáo án điện tử GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giảng viên HLĐT Học liệu điện tử HTQT Hợp tác quốc tế ICTs Information and Communication Technologies NG&CBQLGD Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục NQ Nghị quyết NXB Nhà xuất bản NCKH Nghiên cứu khoa học PPDH Phương pháp dạy học PPDHTC Phương pháp dạy học tích cực PTKTDH Phương tiện kỹ thuật dạy học QLGD Quản lý giáo dục TBDH Thiết bị dạy học TW Trung ương VĐHMHN Viện Đại học Mở Hà Nội MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 5 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 7 1.2.1. Quản lý 7 1.2.2. Quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường đại học 8 1.2.3. Biện pháp quản lý 11 1.2.4. Tăng cường: 11 1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục 12 1.3.1. Một số khái niệm 12 1.3.2. Khái niệm bài giảng điện tử và học liệu điện tử 14 1.4. Quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử 26 1.4.1. Quản lý việc xây dựng HLĐT 26 1.4.2. Quản lý việc sử dụng HLĐT 28 TIỂU KẾT CHƯƠNG I 29 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 30 2.1. Giới thiệu một số nét về Viện Đại học mở Hà Nội 30 2.1.1. Một số nét về lịch sử phát triển 30 2.1.2. Quy mô và chất lượng đào tạo 31 2.1.3. Đội ngũ cán bộ giảng viên 36 2.1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo 39 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên đối với việc xây dựng và sử dụng HLĐT 44 2.3. Thực trạng việc xây dựng và sử dụng HLĐT 46 2.3.1. Thực trạng việc xây dựng HLĐT 46 2.3.2. Thực trạng việc sử dụng HLĐT 47 2.4. Thực trạng ứng dụng CNTT-TT trong xây dựng và sử dụng HLĐT trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 49 2.5. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng HLĐT: 52 2.5.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng HLĐT 52 2.5.2. Thực trạng quản lý việc sử dụng HLĐT 53 TIỂU KẾT CHƯƠNG II 54 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG ĐÀO TẠO CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 55 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 55 3.1.1. Căn cứ vào các quy định, văn bản của Nhà Nước, Bộ GD-ĐT về ứng dụng CNTT, về xây dựng và sử dụng HLĐT 55 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 57 3.1.3. Nguyên tắc đảm tính thiết thực và khả thi 57 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 57 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 57 3.2. Những định hướng phát triển của VĐHMHN trong thời gian tới 58 3.2.1 Công tác đào tạo 58 3.2.2. Công tác nghiên cứu khoa học 61 3.2.3. Công tác tổ chức quản lý 61 3.2.4. Công tác chính trị - tư tưởng 63 3.2.5. Công tác quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế 64 3.2.6. Công tác sinh viên 65 3.2.7. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quản lý và đào tạo 65 3.3. Các biện pháp quản lý tăng cường xây dựng và sử dụng HLĐT 66 3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về lợi ích và tác dụng của HLĐT trong đào tạo 66 3.3.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ, giảng viên, sinh viên trong xây dựng và sử dụng HLĐT 68 3.3.3. Tăng cường xây dựng HLĐT trong đào tạo . 70 3.3.4. Tăng cường sử dụng HLĐT trong đào tạo 75 3.3.5. Ứng dụng CNTT-Truyền thông trong quản lý xây dựng và sử dụng HLĐT trong đào tạo 78 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp 82 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã được đề ra 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG III 84 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 85 2. Khuyến nghị 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 - Các chức năng và chu trình quản lý 8 Sơ đồ 2.1 - Tác dụng của HLĐT trong đào tạo 25 Sơ đồ 3.1 - Quy trình xây dựng HLĐT 72 Sơ đồ 3.1 - Quy trình sử dụng HLĐT 77 Sơ đồ 3.3 - Mối quan hệ giữa các biện pháp 82 Bảng 2.1 - Chất lượng đào tạo của VĐHMHN năm 2010 35 Bảng 2.2 - Tổng hợp số lượng giảng viên và trình độ chuyên môn 37 Bảng 2.3 - Thống kê cơ sở vật chất ứng dụng CNTT trong đào tạo 46 Biểu đồ 1 - Phân tích cơ cấu giảng viên 38 Biểu đồ 2 - Phân tích cơ cấu trình độ học vị 38 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã làm thay đổi nền kinh tế. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động của đời sống xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Do đó, nhu cầu của con người mong muốn được tiếp cận với các công nghệ mới, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông làm sao cho hiệu quả trong học tập và trong công việc hàng ngày. Trên thực tế, các cơ sở giáo dục đào tạo đều muốn trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, dạy cách học cho người học, tạo cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học tập suốt đời và tự nghiên cứu. Những năm học qua, VĐHMHN đã có nhiều thay đổi trong phương pháp dạy học và sử dụng CNTT-TT với mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Sự thay đổi không chỉ thực hiện trong PPDH mà còn thay đổi cả việc tổ chức quá trình giáo dục, ứng dụng công nghệ dạy học, phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy, trong đó đang cố gắng xây dựng và pt học liệu điện tử. Đặc biệt, nhận thấy rõ tầm quan trọng của học liệu điện tử ngày trở nên hết sức quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Trong quá trình dạy học, nhà trường đã và ngày càng quan tâm đến giáo trình, học liệu. Đặc biệt là học liệu điện tử ngày càng có vai trò thuận lợi trong việc tiếp cận với người học. Bởi lẽ, học liệu điện tử được xây dựng theo quan điểm hỗ trợ người học khai phá tri thức, tự nghiên cứu. Học liệu có khả năng hướng dẫn và cung cấp thông tin. Người học tự trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, thông qua học liệu có thể tự kiểm tra mình. Người học tự hành động, tự kiểm tra, tự điều chỉnh - thầy cô giáo làm cố vấn học tập. 1 Viện Đại học Mở Hà Nội tuy đã đạt được những thành tựu nhất định song vẫn còn những bất cập cần được khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định thương hiệu của Viện trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. Riêng về xây dựng và phát triển học liệu điển tử có những bất cập: - Chưa có những biện pháp quản lý đồng bộ để thực hiện có kết quả những chủ trương, nghị quyết của Đảng uỷ và Ban giám hiệu. - Chưa quản lý được việc xây dựng học liệu điện tử một cách khoa học. - Chưa xây dựng được biện pháp quản lý việc sử dụng học liệu của người học dẫn đến việc học liệu làm ra nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả. - Chưa đầu tư đúng mức về cơ sở vật chất cả ở Viện và các trung tâm liên kết đào tạo với nhà trường. Ngoài ra, kiến thức và kỹ năng tin học cơ bản của giảng viên, học viên và sinh viên còn nhiều hạn chế để xây dựng và khai thác học liệu điện tử. Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội” làm đề tài của luận văn tốt nghiệp và góp phần tham mưu cho Lãnh đạo Viện có sự quan tâm và đầu tư tốt hơn trong việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng việc quản lý xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Với sự phát triển của CNTT-TT, học liệu điện tử đã được hình thành, song việc phát triển và sử dụng còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả tại Viện Đại học Mở Hà Nội. Nếu tìm được một số biện pháp quản lý mới thích hợp, khắc phục được những hạn chế đang tồn tại trong thực tiễn sẽ nâng cao được việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử, góp phần nâng cao chất lượng trong đào tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội. - Đề xuất các biện pháp quản lý mang tính khả thi nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận và phân tích thực trạng quản lý, đề xuất các biện pháp quản lý trong việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội. 3 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. - Nghiên cứu cơ sở lý luận trong quản lý xây dựng và sử dụng học liệu điện tử; - Tham khảo các tài liệu, báo cáo khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 7.3. Những phương pháp phân tích, xử lý số liệu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, Luận văn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong giáo dục đào tạo Chương 2: Thực trạng về quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo Phụ lục. 4 [...]... liệu mở, HLĐT, các phương tiện giúp cho người học trong việc sử dụng học tập đáp ứng được yêu cầu của các loại học liệu Thứ Ba: Nhận biết rõ việc quản lý một học liệu và phương thức sử dụng loại học liệu này 30 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu một số nét về Viện Đại học mở Hà Nội 2.1.1 Một số nét về lịch sử phát triển Viện. .. tượng quản lý đặt ra 1.2.4 Tăng cường: Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997 “Làm cho mạnh thêm, nhiều thêm” Trong đề tài này, với “các biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng HLĐT trong đào tạo ” có nghĩa, các biện pháp quản lý nhằm mục đích tăng cường hơn nữa, thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng và sử dụng HLĐT trong đào tạo Thực tế, việc xây dựng và sử dụng HLĐT đã được tiến hành ở 12 Viện. .. trình và chỉ đạo thực hiện quy trình xây dựng và sử dụng học liệu điện tử c) Tổ chức đánh giá và thẩm định học liệu điện tử Đây là khâu cuối cùng của quy trình quản lý việc xây dựng HLĐT - Trước hết đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây dựng HLĐT ở các bộ môn, Khoa và của toàn Viện - Đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng học liệu điện tử 28 - Đánh giá yếu tố tích cực của học liệu điện tử trong dạy học. .. đó” Trong quản lý, biện pháp quản lý là tổ hợp nhiều cách thức tiến hành của chủ thể quản lý nhằm tác động đến đối tượng (khách thể) quản lý để giải quyết những vấn đề trong công tác quản lý, làm cho quá trình quản lý vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đề ra và phù hợp với quy luật khách quan Như vậy, biện pháp quản lý là việc người quản lý sử dụng các chức năng quản lý, công cụ quản lý một... Sơ đồ 1.1 - Các chức năng và chu trình quản lý Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của người quản lý (chủ thể quản lý) đến người bị quản lý (khách thể quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho một tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức 1.2.2 Quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường đại học Vấn đề cơ bản của quản lý giáo dục là quản lý nhà trường vì nhà trường là cơ sở giáo dục,... học Chức năng này giúp người học tự kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức của bản thân, trợ giúp người học phát hiện những sai sót trong nhận thức và tự điều chỉnh 1.4 Quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử 1.4.1 Quản lý việc xây dựng HLĐT a) Lập kế hoạch xây dựng HLĐT: Việc xây dựng HLĐT tùy thuộc vào kế hoạch và nhiệm vụ đào tạo của nhà trường Trên cơ sở đó thì trung tâm sản xuất học liệu. .. động có mục đích của chủ thể quản lý của quá trình đào tạo đến các đối tượng quản lý (mục tiêu, nội dung đào tạo, đối tượng được đào tạo, lực lượng tham gia đào tạo, phương 11 pháp và phương thức đào tạo, các điều kiện phục vụ đào tạo ) nhằm hoàn thành được các mục tiêu đào tạo đã đặt ra 1.2.3 Biện pháp quản lý Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: Biện pháp là cách làm, cách thức tiến hành một công việc... Viện Đại học Mở Hà Nội được thành lập ngày 03/11/1993 (theo quyết định số 535/TTg của Thủ tướng Chính phủ) VĐHMHN là một trường đại học công lập hoạt động trong hệ thống các trường đại học quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý VĐHMHN là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu với các loại hình đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của xã hội, góp phần tăng tiềm... Giáo trình thiết kế Bài giảng điện tử (lưu hành nội bộ) của Thạch Trương Thảo; - Bài giảng điện tử của Lê Công Triêm (2005)… Về đề tài quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử tại VĐHMHN” thì chưa được nghiên cứu 1.2 Một số khái niệm cơ bản 1.2.1 Quản lý Thuật ngữ quản lý đã có từ rất lâu và được sử dụng rộng rãi và có những tiếp cận khác nhau Khái niệm quản lý được đưa ra theo nhiều cách... nay, nhu cầu học tập bằng học liệu điện tử (HLĐT) ngày càng phổ biến Bởi tính thuận lợi và tích cực của học liệu, HLĐT giúp người học dễ tiếp cận và học ở mọi nơi, mọi lúc VĐHMHN đang triển khai tăng cường xây dựng và tổ chức sử dụng HLĐT cho sinh viên ở các loại hình đào tạo Đặc biệt trong đào tạo từ xa thì học bằng HLĐT giúp người học tiếp cận thông tin bài giảng và tự kiểm tra trình độ của mình rất . đào tạo Chương 2: Thực trạng về quản lý việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội Chương 3: Biện pháp quản lý nhằm tăng cường xây dựng và sử dụng học. và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường việc xây dựng và sử dụng học liệu điện tử trong đào tạo của. xây dựng và sử dụng HLĐT 68 3.3.3. Tăng cường xây dựng HLĐT trong đào tạo . 70 3.3.4. Tăng cường sử dụng HLĐT trong đào tạo 75 3.3.5. Ứng dụng CNTT-Truyền thông trong quản lý xây dựng và sử dụng HLĐT