1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện: Nghiên cứu về đổi mới cơ chế tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội

114 731 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc đổi mới giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục đại học đã trở nên một đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, giáo dục là một trong những nhân tố cơ bản để đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia. Chính vì vậy, hệ thống các trường đại học càng cần phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế và hiệu quả hoạt động nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế xã hội nói chung. Trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Nghị Quyết Đại hội X đã chỉ rõ “đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”. Tháng 72005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án Đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam. Sau đó, ngày 2112005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 142005NQCP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 20062020 với mục tiêu “tạo được sự chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân”. Nghị quyết 14 đã đưa ra các giải pháp đổi mới cụ thể, tạo tiền đề cho các trường đại học đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy cơ chế tự chủ. Chủ trương đổi mới giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước đi liền với vấn đề tăng quyền tự chủ của Nhà trường trong các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu và hợp tác quốc tế. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là tiền đề quan trọng để các trường đại học xây dựng và phát triển theo xu hướng hội nhập và từng bước đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra không ít khó khăn cho các trường, đặc biệt là tự chủ về tài chính. Các trường sẽ phải chủ động thực hiện các hoạt động tạo nguồn thu, tích cực tìm kiếm các nguồn tài trợ, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để góp phần giải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính khi ngân sách nhà nước dần dần bị cắt giảm. Nếu làm được điều này, các trường đại học sẽ có thể hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Trang 1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CẤP VIỆN

NGHIÊN CỨU VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Mã số: V 2012 - 50V

Chủ nhiệm đề tài: Th.S Trần Thị Vinh

HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC

Trang 2

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5

4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 6

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6

8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 7

9 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 7

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ 9

TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 9

1.1 CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 9

1.1.1 Tình hình đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta những năm qua 9

1.1.2 Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học trong các trường công lập 11

1.1.3 Chủ trương, định hướng chung về đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo 12

1.2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 14

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản 14

1.2.1.1 Tài chính 14

1.2.1.2 Nguồn lực tài chính 15

1.2.1.3 Quản lý tài chính 15

1.2.2 Quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập 16

1.2.2.1 Trường đại học công lập 16

1.2.2.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập 17

1.3.2 Nội dung quản lý tài chính ở các trường Đại học công lập 24

Trang 3

1.3.2.2 Quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học 26

1.3.2.3 Quản lý quyết toán chi Ngân sách Nhà nước 27

1.3.3 Kiểm tra tài chính nội bộ của đơn vị 29

1.3.4 Công tác tài vụ trong quản lý tài chính của đơn vị 29

1.4 CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 30

1.4.1 Yếu tố bên trong nhà trường 30

1.4.2 Yếu tố bên ngoài nhà trường 31

Chương 2 32

THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ 32

ĐÀO TẠO Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 32

2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 32

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 32

2.1.2 Bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất 33

2.1.3 Đội ngũ giảng viên, quy mô đào tạo 36

2.2 THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUỒN LỰC CHÍNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 38

2.2.1 Nguồn lực tài chính chi cho giáo dục đào tạo của toàn quốc 38

2.2.2 Thực trạng về nguồn thu và quản lý nguồn thu của Viện Đại mở Mở Hà Nội 39

2.2.3 Thực trạng về quản lý và sử dụng nguồn kinh phí của ĐH Mở HN 44

2.2.3.1 Thực trạng về quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn Ngân sách Nhà nước của Viện Đại học Mở Hà Nội 44

2.2.3.2 Thực trạng về quản lý và sử dụng kinh phí ngoài Ngân sách Nhà nước của Viện Đại học Mở Hà Nội 45

2.2.3.3 Thực trạng về bộ máy quản lý tài chính của Viện Đại học Mở HN 50

2.3 QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ CỦA VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI 52

2.3.1 Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 53

2.3.2 Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ 53

2.3.3 Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ 54

Trang 4

2.4.1 Đánh giá về tầm quan trọng của nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo 57

2.4.2 Đánh giá về công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài chính phục vụ đào tạo 59

2.4.3 Đánh giá tính hiệu quả việc sử dụng nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo 61

2.5 CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 63

2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG, QUẢN LÝ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO CỦA VIỆN ĐH MỞ HÀ NỘI 67

2.6.1 Những điểm mạnh 67

2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân 68

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHẰM PHÁT HUY NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐÀO TẠO TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 71

3.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI 71

3.1.1 Định hướng đổi mới quản lý tài chính của Nhà nước 71

3.1.2 Định hướng chiến lược của Viện Đại học Mở Hà Nội trong bối cảnh đổi mới hiện nay 72

3.2 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP 74

3.2.1 Đảm bảo tính kế thừa 74

3.2.2 Đảm bảo tính thực tiễn 74

3.2.3 Đảm bảo tính hiệu quả 74

3.2.4 Đảm bảo tính thiết thực và khả thi 74

3.2.5 Đảm bảo tính đồng bộ 75

3.2.6 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 75

3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỤ THỂ NHẰM ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TẠI VIỆN ĐẠI HỌC MỎ HÀ NỘI 75

Trang 5

hiệu quả nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo của Viện 75

3.3.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch trong huy động và sử dụng hợp lý các nguồn kinh phí trong nhà trường 77

3.3.3 Đa dạng hóa nguồn thu hợp pháp dựa trên nguyên tắc phát huy sự linh hoạt, sáng tạo và tạo động lực cho các khoa, các phòng ban của Viện 81

3.3.4 Thực hiện nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong chi tiêu 84

3.3.5 Củng cố và tăng cường hiệu lực bộ máy quản lý tài chính của Viện 87

3.3.6 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính 89

3.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 91

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94

1 KẾT LUẬN 94

2 KHUYẾN NGHỊ 98

2.1 Đối với Nhà nước và với Bộ Giáo dục và Đào tạo 98

2.2 Với Viện Đại học Mở Hà Nội 99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

PHỤ LỤC 1

Trang 6

Bookmark not defined.

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp số lượng giảng viên và trình độ chuyên môn 36Bảng 2.3: Quy mô đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội (Giai đoạn 2006 -2010) 37Bảng 2.4 Tình hình đầu tư Ngân sách Nhà nước cho Giáo dục-Đào tạo(Giai đoạn 2000 - 2009) 38Bảng 2.5: Thực trạng nguồn kinh phí tại Viện Đại học Mở Hà Nội từ năm

2008 - 2011 40Bảng 2.6: Tỷ trọng nguồn lực tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội từnăm 2008 - 2011 40Bảng 2.7: Tổng hợp tình hình thực hiện thu ngoài Ngân sách Nhà nước(Giai đoạn 2008 - 2011) 42Bảng 2.8: Các khoản chi Ngân sách Nhà nước của Viện ĐH Mở Hà Nội(Giai đoạn 2008 - 2011) 44Bảng 2.9: Kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo của Viện ĐH Mở Hà Nội(Giai đoạn 2008 - 2011) 46Bảng 2.10: Tỷ trọng kinh phí chi cho sự nghiệp đào tạo của Viện ĐH Mở

Hà Nội (Giai đoạn 2008 - 2011) 47Bảng 2.11: Số lượng khách thể được điều tra về các nội dung cơ bản 57Bảng 2.12: Khảo sát nhận thức về tầm quan trọng của nguồn lực tài chínhphục vụ đào tạo 58Bảng 2.13: Khảo sát về công tác quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tàichính phục vụ đào tạo 60Bảng 2.14: Đánh giá tính kịp thời, hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tàichính phục vụ đào tạo 61

Trang 7

quản lý nguồn tài chính 64Bảng 3.1: Kiểm chứng tính cần thiết của các biện pháp quản lý tài chínhtại Viện Đại học Mở Hà Nội Bảng 3.2: Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp quản lý tài chính tạiViện Đại học Mở Hà Nội Bảng 3.3: Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước và hội nhập kinh tếquốc tế, việc đổi mới giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục đại học đã trởnên một đòi hỏi cấp thiết Hơn nữa, giáo dục là một trong những nhân tố cơbản để đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia Chính vì vậy, hệthống các trường đại học càng cần phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện

cơ chế và hiệu quả hoạt động nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển bềnvững của nền kinh tế - xã hội nói chung

Trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và giáo dụcđại học nói riêng đã nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước NghịQuyết Đại hội X đã chỉ rõ “đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam” Tháng7/2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Đề án Đổi mới giáo dục Đại họcViệt Nam Sau đó, ngày 2/11/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số14/2005/NQ-CP về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Namgiai đoạn 2006-2020 với mục tiêu “tạo được sự chuyển biến cơ bản về chấtlượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóahiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân”.Nghị quyết 14 đã đưa ra các giải pháp đổi mới cụ thể, tạo tiền đề cho cáctrường đại học đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cườnghoạt động nghiên cứu khoa học, phát huy cơ chế tự chủ Chủ trương đổi mới

giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước đi liền với vấn đề tăng quyền tự chủ của Nhà trường trong các lĩnh vực: nhân sự, tài chính, đào tạo, nghiên cứu

và hợp tác quốc tế Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là tiền đề quan

trọng để các trường đại học xây dựng và phát triển theo xu hướng hội nhập và

Trang 9

từng bước đạt chuẩn quốc tế Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra không ít khókhăn cho các trường, đặc biệt là tự chủ về tài chính Các trường sẽ phải chủđộng thực hiện các hoạt động tạo nguồn thu, tích cực tìm kiếm các nguồn tàitrợ, khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị để góp phầngiải quyết các vấn đề khó khăn về tài chính khi ngân sách nhà nước dần dần

bị cắt giảm Nếu làm được điều này, các trường đại học sẽ có thể hoàn thiện

và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự phát triển bềnvững của đất nước

Với sự ra đời của Nghị định 10 và sau đó là Nghị định 43 về việc giaoquyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,biên chế cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp nói chung

và các trường đại học nói riêng đã cảm thấy rất phấn khởi về chủ trương mới.Tuy nhiên, việc triển khai tại các trường đại học công lập vẫn còn gặp nhiềukhó khăn do chưa có hoặc có nhưng chưa đủ những văn bản hướng dẫn cụ thể

để triển khai thực hiện chủ trương này Và trên thực tế, các văn bản cũ vẫnràng buộc chủ trương mới Các trường đại học công lập đã có quyền hơntrong việc chi tiêu với quy chế chi tiêu nội bộ của mình, nhưng điều đó không

có nhiều ý nghĩa khi mà khoản thu chủ yếu là học phí vẫn bị ràng buộc bởikhung được quy định của nhà nước Những bất hợp lý trong chính sách tàichính sẽ kìm hãm sự phát triển của các trường đại học công lập nói riêng vàgiáo dục đại học nói chung, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế về giáodục đang diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng

Chính vì vậy, cần phải có sự phân tích đánh giá thực trạng chính sáchquản lý tài chính của giáo dục đại học hiện nay, đặc biệt là sự rà soát, đánhgiá lại tính hữu ích và khả năng thực thi các văn bản pháp quy nhằm đưa racác giải pháp kiến nghị, những góp ý, sửa đổi hoặc cần thiết là ban hành cácvăn bản mới để có thể thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính và thực hiện

Trang 10

thành công mục tiêu đổi mới giáo dục đại học, nhằm đảm bảo sự phát triểnbền vững của quốc gia.

Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm vàtăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo, trong

đó, có giáo dục đại học Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nướctăng dần đầu tư giáo dục đào tạo từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi Ngânsách Nhà nước Tổng dự toán chi ngân sách năm 2011 là 5.081,6 tỷ đồng,tăng 2,9% so với năm 2010 Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên,Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới Tuynhiên, do quy mô Ngân sách Nhà nước ta còn bé, nên tổng mức ngân sáchgiáo dục còn nhỏ, mức chi bình quân cho một học sinh, sinh viên còn rất thấp

so với các nước trong khu vực và thế giới

Thời gian qua, cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đạihọc công lập đã từng bước được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển củanền kinh tế xã hội theo hướng ngày càng nâng cao quyền tự chủ, gắn với tựchịu trách nhiệm về tài chính Tuy nhiên, cơ chế đó vẫn chưa gắn với việcnâng cao chất lượng giáo dục đại học Ở nước ta, với chủ trương Nhà nước hỗtrợ cho các cơ sở giáo dục đại học công lập, hỗ trợ cho người học đại học nênhọc phí chưa được xác định là giá dịch vụ đào tạo mà chỉ là sự chia sẻ chi phígiữa người học với cơ sở đào tạo công lập… Duy trì mức học phí thấp cũngchính là một trong các nguyên nhân dẫn đến các trường đại học công lập phảiban hành nhiều khoản thu ngoài quy định, dẫn đến thiếu công khai, minh bạchtrong việc sử dụng nguồn thu Để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơchế tự chủ tài chính nên có một số giải pháp đổi mới cơ chế tài chính đối vớigiáo dục đại học, cần chuyển đổi chính sách học phí sang cơ chế giá dịch vụ.Từng bước tính đủ học phí theo lộ trình; Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủđạo, tăng đầu tư cho giáo dục đại học và thực hiện cơ cấu lại chi Ngân sáchNhà nước; tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách

Trang 11

nhiệm cao hơn cho các trường; từng bước tiến tới thực hiện cơ chế tài chínhhạch toán đầy đủ chi phí đầu vào, đầu ra…Bên cạnh đó, các trường đại họccông lập cần hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính, tự chủ về định mức chi cần đikèm cơ chế thu

Do đó, đảm bảo được nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo theo cơ chế

tự chủ tài chính là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các cơ sở giáo dụcđào tạo Muốn vậy, các biện pháp quản lý tài chính đối với các cơ sở đào tạohiện nay, nhất là các trường công lập phải được nghiên cứu và thực hiện rasao nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả nhất

Cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lậptheo Nghị định số 43 ngày 25/4/2006, quy định quyền tự chủ, tự chịu tráchnhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối vớiđơn vị sự nghiệp công lập Mục tiêu hàng đầu là mở rộng hơn nữa quyền chủđộng gắn với tự chịu trách nhiệm và các cơ chế khuyến khích việc cung cấpcác dịch vụ đào tạo mới có chất lượng cao hơn, đồng thời huy động các nguồnlực nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động này Mặt khác, tiết kiệm chi phínâng cao hiệu suất hoạt động cũng là một mục đích đổi mới cơ chế quản lý tàichính đơn vị sự nghiệp công lập Quyền được tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các đơn vị sựnghiệp nói chung và trường Đại học công lập nói riêng đã tạo ra những cơ hội

về nhiều mặt để khai thác các nguồn thu hợp pháp của đơn vị

Viện Đại học Mở Hà Nội là một trường Đại học công lập, được thànhlập ngày 3/11/1993, một trong những đơn vị được giao quyền tự chủ về tàichính từ năm 2006 đến nay Do vậy nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào nguồnthu từ học phí và lệ phí Trong những năm qua, mặc dù có những khó khănnhưng Viện đã thực hiện các hoạt động có hiệu quả, chấp hành nghiêm chỉnhcác quy định tài chính của Nhà nước, thực hiện tài chính lành mạnh và bước

Trang 12

đầu đã có những tích lũy để phát triển

Nghị định 43/2006/NĐ- CP đã trao quyền tự chủ từ biên chế, bộ máyđến các hoạt động thu chi tài chính để các đơn vị đảm bảo hoàn thành nhiệm

vụ với chất lượng và hiệu quả cao nhất Nghị định 43 thực chất chỉ là giaoquyền tự chủ cho các trường trong việc tổ chức chi, chưa giao quyền tự chủ

về huy động nguồn lực tài chính từ học phí do người học đóng góp Đây làmột bất cập lớn cho các trường trong việc chủ động tìm kiếm, huy động nguồnlực tài chính cho đầu tư phát triển, thu hút nhân tài, xây dựng cơ sở vật chấtnâng cao chất lượng đào tạo Thực hiện theo Nghị định này, vấn đề đặt ra là:

- Công tác quản lý tài chính của nhà trường hiện nay như thế nào? Đãphù hợp chưa?

- Nguồn tài chính hiện nay của nhà trường có đáp ứng được yêu cầu đàotạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

- Nhà trường có thể huy động các nguồn lực tài chính từ những nguồnnào và bằng cách nào? Sử dụng thế nào cho hợp lý nguồn lực tài chính đó ?

Vì những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu về đổi mới cơ chế tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội"

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở

Viện đại học Mở Hà Nội, đề xuất một số biện pháp nhằm đổi mới cơ chế tài

chính góp phần tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ tốt nhất cho hoạtđộng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Viện

3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Chủ trương, định hướng chung về đổi mới cơ chế tài chính tronggiáo dục và đào tạo - Một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chính tại cáctrường Đại học công lập

3.2 Thực trạng quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính tại Viện

Trang 13

Đại học Mở Hà Nội

3.3 Đề xuất một số biện pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằmhuy động tối đa nguồn lực phục vụ đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội

4 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1 Khách thể nghiên cứu: Chủ trương, định hướng chung về đổi mới

cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo, Công tác quản lý tài chính của cáctrường Đại học công lập

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp đổi mới cơ chế quản lý tàichính nhằm huy động tối đa nguồn lực tăng cường nguồn lực tài chính phục

vụ đào tạo tại Viện Đại học Mở Hà Nội

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số biện pháp đổi mới cơ chếquản lý tài chính nhằm huy động tối đa nguồn lực phục vụ đào tạo tại ViệnĐại học Mở Hà Nội Các nguồn lực tài chính phục vụ các hoạt động kháckhông thuộc phạm vi đề tài này

Khi nghiên cứu thực trạng về việc quản lý tài chính, đề tài sử dụng sốliệu tài chính của 4 năm gần đây nhất là năm 2008 đến năm 2011

6 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Việc quản lý tài chính tại Viện Đại học Mở Hà Nội đang từng bướcđược cải tiến và hoàn thiện, nhưng bên cạnh đó với đặc thù là một trường đạihọc công lập mở, là trường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chínhnên vẫn còn tồn tại một số bất cập cần giải quyết Nếu tìm ra được các biệnpháp quản lý tài chính phù hợp thì có thể đảm bảo tốt hơn nguồn lực tài chínhphục vụ đào tạo và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Viện

7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1 Phương pháp luận

Trang 14

Vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu,xem xét vấn đề về biện pháp quản lý tài chính Trên cơ sở đó làm rõ bản chất,các đặc tính và các mối quan hệ của vấn đề nghiên cứu

7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích đã đề ra, ngoàiphương pháp luận, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng linh hoạt các phương phápnghiên cứu cơ bản: phương pháp phân tích thống kê, phân tích – tổng hợp,phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu điển hình và phương phápđiều tra khảo sát thực tế

8 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

8.1 Về mặt lý luận: Làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về

quản lý tài chính tại các trường Đại học công lập

8.2 Về mặt thực tiễn: Chỉ ra được thực trạng quản lý tài chính tại một

trường Đại học Công lập cụ thể là Viện Đại học Mở Hà Nội và đề xuất đượccác biện pháp tăng cường nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo tại Viện Đạihọc Mở Hà Nội Kết quả này có thể làm tài liệu cho các cơ sở giáo dục Đạihọc khác tham khảo phục vụ công tác quản lý tài chính của mình

9 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, đề tài gồm 3 chương:Chương 1: Chủ trương, định hướng chung về đổi mới cơ chế tài chínhtrong giáo dục và đào tạo - Một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý tài chínhtại các trường Đại học công lập

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính tạiViện Đại học Mở Hà Nội

Chương 3: Một số biện pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính nhằmphát huy nguồn lực tài chính phục vụ đào tạo của Viện Đại học Mở Hà Nội

Trang 15

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 16

Chương 1

CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.1 CHỦ TRƯƠNG, ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

TRONG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1.1.1 Tình hình đổi mới giáo dục, đào tạo ở nước ta những năm qua

Hơn 25 năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Cùng với sự phát triển chungmọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục và đào tạo tiếp tục pháttriển mạnh mẽ trên cả ba mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡngnhân tài Đầu tư cho giáo dục, đào tạo ngày càng tăng, trang thiết bị trườnghọc được tăng cường Quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng, trình độdân trí được nâng lên Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp, học nghề dài hạn

và sinh viên đại học tăng liên tục với mức trung bình 10%/năm Chất lượngdạy nghề có nhiều chuyển biến tích cực Đổi mới giáo dục, đào tạo đang đượctích cực triển khai ở mọi cấp học, từ giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghềđến cao đẳng, đại học Việc xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập

đã thu được những kết quả đáng kể Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đàotạo chiếm trên 20% tổng chi ngân sách; việc huy động các nguồn lực xã hộicho giáo dục, đào tạo, phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng sâu vùng xa, vùngkhó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm Quy mô giáo dụctiếp tục được phát triển Đến năm 2010, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạtchuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở Sự ổn định chính trị và những thànhquả phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã cải thiện đời sống nhân dân, tạođiều kiện cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển Dưới sự lãnh đạo của

Trang 17

Đảng, sự quan tâm của Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ vàchính quyền các cấp, đặc biệt là sự quan tâm, tham gia đóng góp của các đoànthể, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, cùng với lòng yêu nước, yêu người,yêu nghề, ý thức trách nhiệm, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổimới của ngành giáo dục đã phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học của dântộc để tạo nên những thành quả giáo dục to lớn, góp phần nâng cao dân trí,phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội vàgiữ vững an ninh, chính trị của đất nước.

Bên cạnh những thành tích và tiến bộ đã đạt được, giáo dục và đào tạonước ta những năm qua vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập kéo dài, rất chậmđược khắc phục Trong đó, đáng quan tâm nhất là chất lượng, hiệu quả giáodục, đào tạo thấp và công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo còn nhiềuyếu kém, chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhậpquốc tế của đất nước Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập kéo dài nêutrên có nhiều, trong đó phải kể đến việc chưa thực sự thấm nhuần và thể hiệnđầy đủ quan điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”; tư duy về giáodục, đào tạo còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; chưa nhận thức đúng vai tròquyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lýnhà nước về giáo dục, đào tạo Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế,giáo dục và đào tạo phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, bị chi phối bởi tâm

lý khoa cử, sính bằng cấp và chịu nhiều tác động tiêu cực của mặt trái kinh tếthị trường, cũng như sức ép khi nhu cầu học tập của nhân dân và đòi hỏi nângcao chất lượng giáo dục, đào tạo ngày càng cao, trong khi khả năng đáp ứngcủa ngành và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạn chế Không cóquy hoạch phát triển nhân lực của cả nước, của các ngành và địa phương làmcăn cứ thực tiễn của việc xác định mục tiêu, kế hoạch, quy mô, cơ cấu và chấtlượng giáo dục, đào tạo

Trang 18

Những yếu kém của giáo dục, đào tạo trên đây của nước ta, nếu khôngsớm được khắc phục, không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triểnbền vững của giáo dục, đào tạo, mà còn góp phần làm gia tăng nguy cơ tụthậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

1.1.2 Sự cần thiết phải đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục đại học trong các trường công lập

Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhànước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sáchđáng kể để đầu tư cho giáo dục Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục vàđào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuy nhiên, trên thực tế cũngtồn tại nhiều bất cập như: quản lý ngân sách giáo dục rất phân tán; Bộ Giáodục và Đào tạo không đủ điều kiện để đánh giá hiệu quả đầu tư của nhà nướccho giáo dục trong toàn quốc; mức chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp sovới nhu cầu; kế hoạch và phân bổ ngân sách giáo dục thiếu cơ sở khoa học;chế độ học phí không phù hợp; thiếu cơ chế hỗ trợ học sinh thuộc gia đình cóhoàn cảnh khó khăn; chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức

bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn hạn chế

Trang 19

thay đổi Chính vì vậy, việc đổi mới căn bản tài chính cho cơ sở giáo dục đạihọc công lập cần phải được đặt ra

1.1.3 Chủ trương, định hướng chung về đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác giáo dục vàđào tạo Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, phát triển giáo dục vàđào tạo cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu,đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ

X tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triểngiáo dục và đào tạo là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu

tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Sau đây là chủ trương, định hướng chung về đổi mới một số cơ chế tàichính trong giáo dục và đào tạo trong những năm tới:

1 Nhà nước bảo đảm vai trò đầu tư chủ yếu cho giáo dục và đào tạo;đồng thời huy động sự đóng góp theo khả năng thực tế của gia đình ngườihọc; khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân;tạo điều kiện thuận lợi thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục và đào tạongoài công lập; hỗ trợ các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đào tạonâng cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý

2 Chính phủ quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơquan quản lý nhà nước ở trung ương và ở địa phương trong việc lập, giao vàthực hiện kế hoạch ngân sách giáo dục và đào tạo Nhà nước tiếp tục tăng đầu

tư và cơ cấu lại chi ngân sách cho các mục tiêu của giáo dục và đào tạo Ưutiên ngân sách cho phổ cập giáo dục tiểu học miễn học phí; phổ cập giáo dụctrung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, trước mắt còn có thuhọc phí; giáo dục ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; phát triển dạynghề và bồi dưỡng nhân tài Ngân sách nhà nước đầu tư cho các cơ sở giáo

Trang 20

dục và đào tạo công lập bảo đảm đạt chuẩn chất lượng trong các giai đoạnphát triển; hình thành một số cơ sở giáo dục và đào tạo chất lượng cao đápứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới của đất nước

3 Hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách để các cơ sở đào tạo nghềnghiệp và đại học công lập được tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vềthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính Các cơ sở giáo dục

và đào tạo phải bảo đảm sự tương quan giữa chất lượng giáo dục, đào tạo vớinguồn tài chính được đầu tư, sử dụng; công bố mục tiêu, năng lực đào tạo, tàichính; thực hiện chế độ báo cáo tài chính với cơ quan quản lý cấp trên trựctiếp theo quy định của nhà nước

4 Các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, tài chính và các cơ quanhữu quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán việc sử dụng tài chính củacác cơ sở giáo dục và đào tạo, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích

và đúng quy định của pháp luật Phụ huynh học sinh và cán bộ, giáo viên ởcác cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, học sinh, sinh viên và cán bộ,giảng viên ở các cơ sở đào tạo nghề nghiệp và đại học có quyền và tráchnhiệm giám sát việc sử dụng kinh phí của cơ sở giáo dục và đào tạo theo quychế chi tiêu nội bộ của cơ sở giáo dục và đào tạo

5 Thực hiện chính sách ưu tiên về lương và phụ cấp cho đội ngũ nhàgiáo; tiếp tục chính sách khuyến khích nhà giáo dạy học ở các vùng khó khăn,vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giáo dục hòa nhập; thực hiện chế độ phụcấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo lưu phụ cấpđứng lớp trong thời hạn 3 năm cho nhà giáo được điều động làm công tác quản lýgiáo dục

6 Đổi mới chính sách học phí, học bổng và hỗ trợ người học theo hướng: Học phí đối với đào tạo nghề nghiệp và đại học công lập thực hiện theonguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học Những năm

Trang 21

đầu, tổng học phí của các cơ sở đào tạo công lập chiếm không quá 40% tổngchi thường xuyên, những năm sau tăng dần phù hợp với lộ trình đổi mới chínhsách học phí Thực hiện miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên là con củangười có công với nước, các đối tượng chính sách; giảm 50% học phí cho họcsinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; học sinh học nghề, sinh viên hộnghèo, cận nghèo và gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay tiền tại ngânhàng chính sách xã hội để học; tiếp tục thực hiện chế độ học bổng chính sách

để hỗ trợ học sinh, sinh viên gia đình chính sách và học bổng khuyến khíchhọc tập đối với học sinh, sinh viên học giỏi Sinh viên tốt nghiệp đặc biệt xuấtsắc được cấp học bổng để học tiếp ở trong nước và nước ngoài

1.2 QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Tài chính

Có nhiều định nghĩa khác nhau về tài chính Theo từ điển Tiếng Việt, Tàichính có hai nghĩa:

"Tài chính là tiền nong và sự thu, chi"

Theo nghĩa rộng trong kinh tế chính trị học, tài chính luôn được hiểu làmột phạm trù phân phối dưới hình thức giá trị, hình thành nên các quỹ tiền tệ,nguồn tiền tệ Chính vì vậy, tài chính phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh

tế trong phân phối các nguồn lực thông qua tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền

tệ, nguồn tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các chủ thểtrong xã hội

Tài chính cho giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp là sự vận động đồng tiền cho

sự phát triển các nhà trường, cho việc tổ chức quá trình đào tạo; hiểu theonghĩa rộng là sự biểu hiện và vận động của các quy luật kinh tế thông quađồng tiền nhằm phát triển bền vững xã hội, thông qua việc làm tăng trưởng vàcải thiện vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội

Trang 22

1.2.1.2 Nguồn lực tài chính

Nguồn lực là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của một tổchức Việc quản lý các tổ chức hiện nay diễn ra trong điều kiện các nguồn lựccủa tổ chức ngày càng trở nên chặt chẽ Huy động và sử dụng hợp lý cácnguồn lực nói chung và tài chính nói riêng luôn luôn là một yêu cầu được đặt

ra hàng đầu đối với các chủ thể quản lý

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tài chính là nguồn lực quan trọng để

hệ thống giáo dục vận hành tốt theo hướng phát triển Do đó, nguồn lực tàichính có thể hiểu: là tiền tệ đang vận động với chức năng phương tiện thanhtoán và phương tiện cất trữ trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụngcác quỹ tiền tệ

Các nguồn lực dành cho giáo dục được phân thành 2 nhóm:

- Nhóm nguồn lực hiện vật: bao gồm con người, trang thiết bị, sách vở,nhà cửa,…

- Nhóm nguồn lực tài chính: dùng để mua sắm hoặc sử dụng nguồn lựchiện vật Tài chính dành cho các hoạt động giáo dục được hình thành từ cácnguồn: nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước.Chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là một nội dung cơ bảnnhất của hoạt động chi ngân sách nhà nước và được ưu tiên hàng đầu Ngânsách nhà nước đã từng bước đảm bảo ổn định đời sống của đội ngũ cán bộgiảng dạy, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập

và nghiên cứu ngoài ra ngân sách nhà nước còn có vai trò điều phối cơ cấucủa mỗi trường cũng như toàn bộ hệ thống

1.2.1.3 Quản lý tài chính

- Ý kiến thứ nhất: Quản lý tài chính là hoạt động quản lý mà là có liên

quan với quy hoạch và kiểm soát về nguồn lực, kế hoạch tài chính của tổ chức,chỉ đạo, giám sát, tổ chức và kiểm soát các nguồn lực tài chính của một tổ chức

Trang 23

- Ý kiến thứ hai: Quản lý tài chính bao gồm hai quá trình cốt lõi của

quản lý tài nguyên và các hoạt động tài chính

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ màchủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương phápthích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triểnphù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định

Quản lý Tài chính Nhà nước là một nội dung của quản lý tài chính và làmột mặt của quản lý xã hội nói chung, do đó trong quản lý Tài chính Nhànước các vấn đề kể trên cũng là các vấn đề cần được nhận thức đầy đủ

Ta có thể có khái niệm tổng quát về quản lý Tài chính Nhà nước nhưsau: Quản lý Tài chính Nhà nước là hoạt động của các chủ thể quản lý Tàichính Nhà nước thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý

và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của Tài chínhNhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã định

1.2.2 Quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập

1.2.2.1 Trường đại học công lập

Đơn vị sự nghiệp công lập: do cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ

chức chính trị - xã hội có thẩm quyền quyết định thành lập gồm:

a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên;b) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên;c) Đơn vị sự nghiệp được Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phíhoạt động thường xuyên

Trường đại học công lập là trường đại học do nhà nước (trung ương

hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa…) vàhoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc các khoảnđóng góp phi vụ lợi, khác với đại học tư thục hoạt động bằng kinh phí đónggóp của học sinh, khách hàng và các khoản hiến tặng

Trang 24

1.2.2.2 Cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập

Cơ chế quản lý tài chính là hệ thống các hình thức, phương pháp vàbiện pháp tài chính được sử dụng để tác động vào quá trình vận hành của cácquan hệ kinh tế tương ứng nhằm vào các mục tiêu quản lý được xác định

Cơ chế quản lý tài chính có ba chức năng chủ yếu:

- Kích thích kinh tế, thông qua sự vận hành của các đòn bẩy tài chính

- Điều tiết các quan hệ kinh tế thông qua các quan hệ tài chính

- Kiểm soát các hoạt động kinh doanh thông qua sự vận động củađồng vốn

Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Mục tiêu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được quy định rõtrong Nghị định 43:

(1) Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trongviệc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tàichính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọi khả năng của đơn vị

để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từngbước giải quyết thu nhập cho người lao động

(2) Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho

xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạtđộng sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ NSNN

(3) Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sựnghiệp, Nhà nước vẫn quan tâm đầu tư để hoạt động sự nghiệp ngày càngphát triển; bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộcthiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp dịch vụtheo quy định ngày càng tốt hơn

(4) Phân biệt rõ cơ chế quản lý Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp với

cơ chế quản lý Nhà nước đối với cơ quan hành chính Nhà nước

Trang 25

Nguyên tắc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

(1) Hoàn thành nhiệm vụ được giao Đối với hoạt động sản xuất hànghoá, cung cấp dịch vụ phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, phùhợp với khả năng chuyên môn và tài chính của đơn vị

(2) Thực hiện công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật

(3) Thực hiện quyền tự chủ phải gắn với tự chịu trách nhiệm trước

cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về những quyết địnhcủa mình; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền

(4) Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cánhân theo quy định của pháp luật

Tự chủ về các khoản thu, mức thu

(1) Đơn vị sự nghiệp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thuphí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do

cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định

Trường hợp Nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vịcăn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội đểquyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đốitượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyềnquy định

Đơn vị thực hiện chế độ miễn, giảm cho các đối tượng chính sách - xãhội theo quy định của Nhà nước

(2) Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan Nhà nước đặthàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy địnhhoặc trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm địnhchấp thuận

Trang 26

(3) Đối với những hoạt động dịch vụ khác đơn vị được quyết định cáckhoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và cótích luỹ.

a Nguồn thu của trường đại học công lập

Nguồn thu của cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng công lập gồm: nguồnNgân sách Nhà nước cấp và nguồn thu ngoài Ngân sách Nhà nước

* Nguồn thu do Ngân sách Nhà nước cấp:

- Cơ sở hình thành:

Cơ sở đại học, cao đẳng công lập là cơ sở do cơ quan chức năng củaNhà nước thành lập để thực hiện nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho và đượccấp kinh phí để thực hiện hoạt động sự nghiệp đó Hoạt động của cơ sở đào

tạo công lập là hoạt động sự nghiệp (giáo dục đào tạo) được Nhà nước cấp

ngân sách thông qua các khoản chi thường xuyên Trong điều kiện thực hiệntrao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và sự nghiệpgiáo dục đào tạo nói riêng thì nguồn kinh phí mà Ngân sách Nhà nước cấpcho các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ yếu là:

Trang 27

+ Kinh phí thường xuyên: ví dụ như: các khoản chi cho con người, cáckhoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn, chi sửa chữa thường xuyên và cáckhoản chi khác Đối với đơn vị không tự chủ tài chính thì nguồn kinh phíngân sách cấp là nguồn duy nhất để thực hiện hoạt động sự nghiệp

+ Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấpngành Chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác mà cấp

dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt

* Nguồn thu ngoài ngân sách (thu sự nghiệp): bao gồm các khoản đơn

vị thu được mà Nhà nước cho phép sử dụng một phần hoặc toàn bộ hoặc choliên doanh liên kết…

- Cơ sở hình thành:

Nguồn thu này phụ thuộc vào cơ chế quản lý tài chính mà Nhà nướccho phép đơn vị đào tạo được áp dụng Ví dụ điển hình là khoản thu học phí,Nhà nước quy định mức khung học phí, quy định tỷ lệ phải nộp và giữ lại Vìthực chất khoản học phí, lệ phí là một trong những nội dung thu thường xuyêncủa Ngân sách Nhà nước nên đơn vị được sử dụng phải ghi thu, ghi chi quaNgân sách Nhà nước Bên cạnh các khoản thu học phí, lệ phí, nguồn thu nàycòn xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động liên doanh, liênkết, hợp tác dự án, …

Cụ thể các nguồn thu của Nhà trường như sau:

Một là, Nguồn thu từ các loại phí, lệ phí theo quy định hiện hành.

+ Thu học phí của người học thuộc các loại hình đào tạo chính quy

Trang 28

và không chính quy (Hệ cấp bằng) trong phạm vi mức thu do Nhà nước

quy định

+ Thu lệ phí theo quy định của pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn củaNhà nước như lệ phí tuyển sinh, …

+ Thu từ dịch vụ đào tạo (hệ cấp chứng chỉ) mức thu do thủ trưởng đơn

vị quyết định phù hợp với khả năng của người hưởng dịch vụ

Hai là, Các khoản thu gắn với hoạt động của đơn vị

+ Thu từ các dự án liên kết đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước+ Thu từ hoạt động sản xuất, bán sản phẩm thực hành, sản phẩm thínghiệm và các hoạt động cung ứng dịch vụ gắn với hoạt động của đơn vị khaithác về cơ sở vật chất (Bếp ăn, nhà để xe, ký túc xá, …)

+ Thu từ các hợp đồng khoa học công nghệ với các tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước

+ Thu do cán bộ giáo viên, giảng viên tham gia hoạt động dịch vụ vớibên ngoài hoặc theo cơ chế khoán nộp về đơn vị

Ba là, Nguồn thu từ các hoạt động hỗ trợ

Bốn là, Các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật.

b Nội dung chi của trường đại học công lập

Bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên:

* Đối với các khoản chi thường xuyên

- Cơ sở tiến hành phân phối:

Các khoản chi thường xuyên là các khoản phát sinh thường xuyên nhưchi tiền lương, tiền giảng dạy, chi phí nghiệp vụ chuyên môn… thể hiện quacác nhóm mục

+ Chi cho người lao động: chi cho con người bao gồm tiền lương, phụcấp theo lương, các khoản trích theo lương, học bổng, khen thưởng, phúc lợi

và các khoản thanh toán khác cho cá nhân… theo quy định

Trang 29

+ Chi quản lý hành chính: vật tư văn phòng, dịch vụ công cộng, thôngtin liên lạc, công tác phí, hội nghị và các khoản phục vụ chung cho hoạt độngcủa cơ quan.

+ Chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn: các khoản chi cho giảng dạy,học tập và nghiên cứu khoa học như: Mua tài liệu phục vụ giảng dạy, họctập; chi nghiên cứu và biên soạn sách giáo khoa, giáo trình; chi cho hộithảo các đề tài; chi cho điều tra, khảo sát nhằm thu thập các tư liệu phục vụnghiên cứu…

+ Chi khác: chi thực hiện các nhiệm vụ khác

+ Chi sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất: chi sửa chữa bảo dưỡngthường xuyên nhà cửa, máy móc, thiết bị

- Phương pháp phân phối:

Đối với các khoản chi thường xuyên, quyền quyết định chi thuộc về thủtrưởng đơn vị là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở Từng mục chi là do đơn

vị tự quyết định thông qua quy chế chi tiêu nội bộ

* Đối với các khoản chi không thường xuyên:

- Cơ sở tiến hành phân phối phụ thuộc vào công việc mỗi đơn vị dự địnhlàm và khả năng kinh phí có thể tạo lập thường là các mục mua sắm và sửachữa lớn tài sản cố định, ví dụ như tu sửa giảng đường, chi mua sắm thêm cáctrang thiết bị cho các phòng làm việc, các phòng học, các phòng thí nghiệm,thực hành; chi để sửa chữa định kỳ hoặc sửa chữa lớn các tài sản cố định hiện

có Nguồn kinh phí ngân sách phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Phương pháp phân phối:

Phân phối nguồn kinh phí này phải tuân thủ theo quy định ngân sáchhiện hành, đảm bảo chi đúng nội dung theo mục, đúng dự toán và định mức.Quá trình thực hiện phải giao dịch với Kho bạc Nhà nước theo đúng mục,tiểu mục

Trang 30

c Lập và thực hiện sử dụng các quỹ đối với trường Đại học công lập

* Lập quỹ:

Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoảnnộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vịđược sử dụng theo trình tự như sau:

- Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:

+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thunhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi, mức trích tối đa khôngquá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiệntrong năm

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sựnghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

+ Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm bkhoản 2 Điều 18 Nghị định 43;

+ Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn địnhthu nhập Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đakhông quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quânthực hiện trong năm;

* Đơn vị sự nghiệp không được chi trả thu nhập tăng thêm và trích lậpcác quỹ từ các nguồn kinh phí quy định tại các điểm c, d, e, g, h, i, k khoản 1Điều 14 Nghị định 43/NĐ-CP và kinh phí của nhiệm vụ phải chuyển tiếp sangnăm sau thực hiện

Trang 31

* Sử dụng các quỹ

- Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nângcao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề nănglực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh,liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt độngdịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị

và theo quy định của pháp luật Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyếtđịnh theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để bảo đảm thu nhập cho người laođộng

- Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng gópvào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theoquy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

- Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chicho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấpkhó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mấtsức; chi thêm cho người lao động trong biên chế Thủ trưởng đơn vị quyếtđịnh việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị

1.3.2 Nội dung quản lý tài chính ở các trường Đại học công lập

1.3.2.1 Quản lý trong khâu lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước

Hàng năm, vào khoảng tháng 7, sau khi nhận được chỉ thị của Thủtướng Chính phủ về việc lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước và thông tưhướng dẫn công tác lập kế hoạch Ngân sách Nhà nước năm sau do Bộ Tàichính ban hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành hoặc UBND các

Trang 32

tỉnh có trường phải nghiên cứu hai loại văn bản trên để tiếp tục chỉ đạo,hướng dẫn công tác lập dự toán cho các cơ sở giáo dục đại học thuộc phạm vi

bộ, ngành hoặc tỉnh mình chịu trách nhiệm quản lý và cấp phát kinh phí

Các cơ sở giáo dục đại học tiếp nhận văn bản hướng dẫn lập dự toán từcác cơ quan chủ quản; sau đó tiến hành lập dự toán năm sau của đơn vị mìnhtheo đúng các quy định của cấp trên Dự toán của mỗi cơ sở giáo dục đại họcđược lập xong phải gửi kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên xét duyệt Các

cơ quan chủ quản cấp trên (với tư cách của đơn vị dự toán cấp I) là các bộ,

ngành ở trung ương, UBND tỉnh hay các cơ sở địa phương có các cơ sở giáodục đại học trực thuộc phải có trách nhiệm xét duyệt dự toán của đơn vị trựcthuộc và tổng hợp thành bản dự toán chung của toàn ngành hoặc địa phương

để gửi về cơ quan tài chính đồng cấp trực tiếp quản lý và cấp phát ngân sách;đồng thời gửi 01 bản về Bộ Giáo dục và Đào tạo để báo cáo

Bộ Giáo dục và Đào tạo với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước vềtoàn bộ hoạt động giáo dục đào tạo trên địa bàn cả nước có trách nhiệm xétduyệt các dự toán do các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc về kinh phí để

tổng hợp vào bản dự toán chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (với tư cách là đơn vị dự toán cấp I) Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phải tổng hợp

các dự toán của các cơ sở giáo dục đại học thuộc các bộ, ngành và địa phươngkhác gửi đến để hình thành bản tổng hợp ngân sách chung, làm cơ sở bảo vệ

kế hoạch ngân sách với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dự toán chi ngân sách cho giáo dục đại học năm kế hoạch, sau khi đãđược Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận sẽ được ghi vào kếhoạch chi Ngân sách Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt NếuThủ tướng Chính phủ đồng ý thì kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước năm sau

sẽ được duyệt trình Quốc hội thảo luận và quyết định trong kỳ họp thườngđược tổ chức vào quý IV hàng năm Kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước được

Trang 33

Quốc hội quyết định sẽ trở thành căn cứ pháp lý để Chính phủ thực hiện phân

bổ và triển khai tổ chức chấp hành cho năm ngân sách mới

Với quy trình lập kế hoạch chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đạihọc như vậy, vừa đảm bảo được tính tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ đầy đủcác quy phạm pháp luật đã được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước

1.3.2.2 Quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học

Căn cứ vào số liệu chi đã chính thức được phân bổ cho cả năm, các bộ,ngành với tư cách là đơn vị dự toán cấp I phải lập kế hoạch chi hàng quý gửi

cơ quan tài chính xem xét, tổng hợp và làm cơ sở để cấp phát kinh phí Nếu

kế hoạch chi hàng quý đã được cơ quan tài chính chấp thuận thì các đơn vị dựtoán cấp I phải lập bảng phân bổ kinh phí cho mỗi cơ sở giáo dục đại học trựcthuộc của mình thông qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Căn cứ vào hạn mức kinh phí được sử dụng và nhu cầu chi tiêu thực tếphát sinh, các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện các giao dịch với Khobạc Nhà nước để nhận kinh phí Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soátchặt chẽ mọi khoản tiền cấp phát ra từ Ngân sách Nhà nước theo đúng quyđịnh hiện hành của Nhà nước

Quá trình sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị luôn phải tuân thủ đúngchính sách, chế độ chi; đúng dự toán Tại mỗi đơn vị luôn phải nêu cao ý thức

tự kiểm soát chi; đồng thời phải sẵn sàng cung cấp các tài liệu cần thiết chocác cơ quan chức năng của nhà nước về thanh tra, kiểm tra và kiểm toán cáckhoản chi Ngân sách Nhà nước tại đơn vị

Sự thiết lập hệ thống kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước theo các cơquan khác nhau đã tạo điều kiện cho những đánh giá kết quả kiểm tra kháchquan hơn; đồng thời buộc mỗi đơn vị sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước phảituân thủ kỷ cương quản lý tài chính một cách thường xuyên

Trang 34

1.3.2.3 Quản lý quyết toán chi Ngân sách Nhà nước

Quyết toán chi Ngân sách Nhà nước ở các đơn vị thụ hưởng hiện đượctiến hành theo hai kỳ trong một năm Ở khâu này, vai trò của cơ quan chủquản được thể hiện rõ và càng thấy được mức độ quán triệt nguyên tắc tậptrung dân chủ trong quản lý chi Ngân sách Nhà nước, cụ thể:

Đến kỳ quyết toán các đơn vị phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toántheo đúng chế độ đã quy định để kịp gửi cho cơ quan chủ quản cấp trên

Cơ quan chủ quản cấp trên chịu trách nhiệm xem xét duyệt quyết toáncủa các đơn vị cấp dưới trực thuộc, tổng hợp số liệu để lập thành báo cáo quyếttoán của toàn ngành gửi cơ quan tài chính đồng cấp thẩm định và tổng hợp

Với các báo cáo quyết toán năm của các bộ, ngành chủ quản có, sau khi

đã được Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp sẽ trở thành cơ sở số liệu choviệc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách năm đó

Báo cáo quyết toán chi ngân sách năm, sau khi đã được Bộ Tài chínhlập phải trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt Nếu Thủ tướng Chính Phủ nhấttrí và Kiểm toán Nhà nước đã xác định nhận thì báo cáo quyết toán chi Ngânsách Nhà nước được trình Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội thẩmđịnh, sau đó đệ trình Quốc hội xét duyệt và phê chuẩn Số liệu quyết toán chiNgân sách Nhà nước được Quốc hội phê chuẩn mới được coi là thực sự hợp

lệ, hợp lý Cũng chính ở thời điểm đó được ghi nhận là mốc thời gian kết thúccủa một chu trình quản lý ngân sách đã qua

* Đối với nguồn thu ngoài Ngân sách Nhà nước, cơ chế quản lý tài chính như sau:

Quản lý tài chính phải đúng quy định của các chính sách, chế độ chi tiêucủa Nhà nước hiện hành, phải chi đúng dự toán đã được duyệt và thườngxuyên phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng về quản lýtài chính Nhà nước, cụ thể như sau:

Trang 35

- Số thu được từ học phí, lệ phí trước tiên phải làm thủ tục nộp vào Khobạc Nhà nước để ghi thu Ngân sách Nhà nước; đồng thời trình báo các tài liệu

có liên quan ghi nhận số kinh phí đã sử dụng từ khoản thu này để Kho bạcNhà nước thực hiện kiểm soát và ghi chi Ngân sách Nhà nước

- Số thu được do kết quả của các hoạt động nghiên cứu khoa học, laođộng sản xuất và cung ứng dịch vụ khác mà mỗi trường tạo ra, sau khi làmthủ tục thu nộp vào Kho bạc Nhà nước sẽ được tiến hành phân phối và sửdụng cho các nhu cầu sau:

+ Trang trải các chi phí đã tạo ra sản phẩm và dịch vụ được tiêu thụnhư: chi phí hội thảo; bài viết cho các đề tài; các chi phí sản xuất trực tiếp;thuế gián thu phải nộp; các chi phí gián tiếp khác được phân bổ…

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có).

+ Trả lãi cho những người góp vốn (nếu có).

+ Lập các quỹ đầu tư phát triển; quỹ phúc lợi; quỹ khen thưởng

- Trong điều kiện hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học công lập đãđược Nhà nước trao quyền tự chủ tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CPvới quan điểm trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sựnghiệp, Nhà nước đã cho phép các đơn vị sự nghiệp được chủ động xây dựngđịnh mức chi tiêu nội bộ của mình Cụ thể là:

Căn cứ theo định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiệnhành của Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động xây dựng tiêuchuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ, để bảo đảm hoạt động thườngxuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị và tăng cường công tác quản

lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả

Đối với các khoản chi quản lý hành chính (công tác phí, hội nghị phí, điện thoại, công vụ phí…), chi hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, tùy theo

từng nội dung công việc, nếu xét thấy cần thiết, có hiệu quả, thủ trưởng đơn

Trang 36

vị được quyết định mức chi cao hoặc thấp hơn mức chi cho Nhà nước quyđịnh trong phạm vị nguồn thu được sử dụng.

Đơn vị sự nghiệp không được phép dùng nguồn kinh phí của đơn vị đểmua sắm thiết bị, đồ dùng, tài sản trang bị nhà riêng cho cá nhân hoặc cho các

cá nhân mượn dưới bất kỳ một hình thức nào (trừ trang bị điện thoại công vụtại nhà riêng)

Quy chế chi tiêu nội bộ phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, côngkhai trong đơn vị sự nghiệp có thu, có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn,được ban hành thành văn bản và gửi cho cơ quan quản lý cấp trên, kho bạcNhà nước để làm căn cứ kiểm soát chi

Các khoản viện trợ, vay nợ qua các dự án phải sử dụng đúng mục đíchcủa các nhà tài trợ và chịu sự kiểm tra giám sát của nhà tài trợ đó Thôngthường phần lớn các khoản viện trợ được cung cấp dưới hình thức hàng hóadịch vụ do nhà tài trợ tổ chức cung ứng; còn các khoản vay nợ cũng phải tuânthủ các ràng buộc đã ghi trong khế ước vay tiền nên việc sử dụng nó chỉ trongkhuôn khổ các hoạt động được các nhà tài trợ chấp thuận mà thôi

1.3.3 Kiểm tra tài chính nội bộ của đơn vị

Mục đích kiểm tra tài chính nhằm:

- Phát huy các nhân tố tích cực, ngăn ngừa và xử lý các vi phạm gâythiệt hại lợi ích Nhà nước

- Lành mạnh hoá tình hình quản lý tài chính

- Tăng cường pháp chế, kỷ luật tài chính

1.3.4 Công tác tài vụ trong quản lý tài chính của đơn vị

Công tác tài vụ của đơn vị hành chính sự nghiệp thực chất là thực hiệnquy định hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp Công tác tài vụ trongquản lý tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp là một khâu không thể

Trang 37

thiếu trong việc chỉ đạo, quản lý tài chính Nội dung chính là chỉ đạo, quản lýchế độ chứng từ kế toán, quản lý chế độ tài khoản và sổ kế toán, chỉ đạo quyếttoán và báo cáo tài chính

1.4 CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP

1.4.1 Yếu tố bên trong nhà trường

Tập hợp các nhân tố bên trong tạo nên điều kiện hoạt động của trường(ví dụ như nhiệm vụ, các tổ chức bên trong ) Với các nhân tố bên trongtrường có thể kiểm soát được và có thể chủ động tạo ra hoặc thay đổi theohướng có lợi cho việc thực hiện mục tiêu của nhà trường

Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến nguồn lực của nhà trường:

Nhiệm vụ của nhà trường, nhân tố quy định cơ cấu, tỷ trọng các nguồnlực của nhà trường

Bộ máy tổ chức trường (hành chính, giáo vụ, tài chính ) có vai tròquan trọng trong việc huy động nguồn lực nội tại của nhà trường Sự lãnhđạo và quản lý của trường ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lực tài chính của nhàtrường, nhân tố này quyết định hiệu quả của việc huy động và sử dụng nguồnlực tài chính của nhà trường

Văn hóa nhà trường, nét riêng của văn hóa trường sẽ thu hút được một

số đối tượng nhất định quan tâm, từ đó tạo ra cơ hội cho trường có thể thu hútnguồn đầu tư

Nhận thức, hành động của mỗi thành viên trong trường có thể tạo ranhững giá trị nguồn lực tài chính cho nhà trường

Các mối quan hệ của tổ chức trường và mối quan hệ của mỗi thành viêntrong trường với môi trường bên ngoài trường là những yếu tố tiềm năng cungcấp nguồn lực tài chính cho nhà trường

Trang 38

1.4.2 Yếu tố bên ngoài nhà trường

Tập hợp các nhân tố bên ngoài trường có liên quan đến hoạt động củatrường bao gồm các nhân tố hoạt động trực tiếp và gián tiếp Các nhân tố bênngoài, nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà trường, nghĩa là trường hầu nhưkhông thay đổi được, trường cần phải thích nghi, tranh thủ cơ hội mang đến

từ bên ngoài để tìm kiếm, khai thác nguồn lực phát triển nhà trường

Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của nhà trường:

Hệ thống chính trị, luật pháp (Luật Giáo dục, điều lệ nhà trường, hệthống các văn bản quy định các hoạt động của nhà trường )

Điều kiện văn hóa (trình độ dân trí, phong tục, truyền thống hiếu học )Điều kiện xã hội (thành thị - nông thôn, dân tộc, các vấn đề về giới )Điều kiện kinh tế (các nhà cung cấp, thu nhập dân cư )

Điều kiện tự nhiên (miền núi, đồng bằng)

Tiến bộ khoa học và công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ dạyhọc )

Điều kiện quốc tế (hội nhập, toàn cầu hóa, kinh tế tri thức )

Trang 39

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ

ĐÀO TẠO Ở VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Viện ĐH Mở HN được thành lập ngày 03/11/1993 theo Quyết định 535/

TTg của Thủ tướng Chính phủ với sứ mạng là "Mở cơ hội học tập cho mọi người với chất lượng tốt, phục vụ nhu cầu học tập đa dạng với nhiều loại hình đào tạo, đa ngành, đa cấp độ, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế" Viện ĐH Mở HN khác đại học truyền thống ở thuật ngữ

- Mở có giới hạn về cơ chế quản lý tài chính: Là một trường đại học cônglập nhưng không được cấp ngân sách nhà nước mà phải tự chủ về tài chính

- Mở về đối tượng, nhằm tạo cơ hội học tập cho nhiều người, ở mọi lứatuổi và mọi hoàn cảnh khác nhau

Viện ĐH Mở HN tạo điều kiện học tập cho nhiều người, nhiều đối tượng

có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức theo các loại hình đào tạo:

- Hệ chính quy (trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp)

Trang 40

- Hệ vừa học vừa làm (tại chức)

- Hệ từ xa: sinh viên tự học theo hướng dẫn

Ngoài ra Viện ĐH Mở HN còn đào tạo:

- Đào tạo thạc sỹ

- Bằng đại học thứ hai (hệ chính quy, tại chức)

- Đào tạo song bằng

- Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp

- Cao đẳng liên thông (từ THCN lên Cao đẳng chính quy)

- Hệ hoàn chỉnh kiến thức (từ Cao đẳng lên đại học)

- Đào tạo cấp chứng chỉ nghiệp vụ

- Chương trình hợp tác với Học viện kỹ thuật BoxHill - Australia

- Chương trình hợp tác với ĐH Công nghệ Quốc gia Mati Liên bangNga và một số trường ĐH Trung Quốc

- Chương trình hợp tác với trường Máy tính Genetic Singapore

2.1.2 Bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất

Hệ thống tổ chức các đơn vị trong Viện:

- Lãnh đạo Viện gồm: Ban giám hiệu

- Chính quyền 3 cấp: Viện - Khoa - Bộ môn

- Các tổ chức quần chúng: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản HồChí Minh, Hội Sinh viên

- Các phòng, ban và trung tâm chức năng bao gồm: 14 đơn vị

- Các khoa chuyên môn: 12 khoa

Ngoài ra Viện ĐH Mở HN còn liên kết với Trung tâm Giáo dục thườngxuyên các tỉnh, đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tại hơn

40 tỉnh thành trong cả nước đào tạo hệ từ xa và VHVL

Ngày đăng: 05/03/2015, 06:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020 Khác
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 - 2014 Khác
3. Bộ Tài chính - 2002, Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu Khác
4. Bộ Tài chính - 2003, Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/5/2003 hướng dẫn đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định tại nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ Khác
5. Bộ Tài Chính - Văn bản pháp quy về cơ chế tài chính (áp dụng cho các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp) Khác
6. Chính phủ Việt Nam - 2005, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao Khác
7. Chính phủ Việt Nam- 2005, Nghị quyết số 14/2005/NĐ-CP ngày 02/11/2005 về đổi mới toàn diện GD ĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 Khác
8. Chính phủ (2005) - Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Khác
9. Chính phủ Việt Nam - 2002, Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về Chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu Khác
10. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 - NXB Bộ Tài chính Khác
11. Dương Thị Bình Minh - 2005, Tài chính công, NXB Tài chính Khác
12. Lưu Xuân Mới, Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Sư phạm.13 Khác
14. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 Khác
15. Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 Khác
16. Viện Đại học Mở Hà Nội - 2011, Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành kèm theo quyết định số 06/QĐ/ĐHM ngày 10/1/2012 Khác
17. Viện Đại học Mở Hà Nội, Báo cáo quyết toán các năm từ 2008 đến 201118. Các trang Web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w