Học quốc sử phải học theo lối mới

Một phần của tài liệu Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên (Trang 51)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.1.3.Học quốc sử phải học theo lối mới

Đào Nguyên Phổ chỉ ra thời thế đang thay đổi, khi mà nƣớc ta lúc

bấy giờ đang chịu sự tác động rất lớn của các trào lƣu tƣ tƣởng mới mẻ từ phƣơng Tây. Tuy có những điểm đã bị thực dân Pháp làm cho biến chất đi, nhƣng cũng không thể phủ nhận những điểm tiến bộ và các tác dụng tích cực. Đồng thời, ông cũng chỉ ra phƣơng thức rèn luyện khoa học. Đó là phải “gỡ bỏ cái cũ”, “khảo cứu năm châu”, nhƣng quan trọng nhất vẫn là phải “chuyên chú cái gần”, chớ chỉ biết theo đuổi cái xa. Nếu không làm đƣợc nhƣ vậy, thì con đƣờng tất yếu sẽ là đẩy đất nƣớc vào cảnh nô lệ. Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ biết mải mê đọc sách thánh hiền của Trung Quốc cổ, mà không biết coi trọng lịch sử nƣớc mình. Ông nhấn mạnh: Những kẻ tự cho mình là tinh thông kim cổ, mà lại không biết gì về lịch sử nƣớc nhà, thì cũng chỉ là kẻ vô dụng. Ông khẳng định: Đọc sử Nam chính là việc quan trọng hàng đầu mà mỗi ngƣời nên làm: “今則風會大開 文明方進 非斬八股而研格致 不可喚為學生 非考五洲而洞古今 不可目 為通士 是人人同所認也 雖然捨至近而專馳遠外 則所學失其本原賤自 家而注重他人 則所成終於奴隸 故有宏卓之識 有博通之器 而不知南史 不詳南事 則必不能有所禪益於南國 亦不可稱為南國之國民 然則讀南 史為當今之第一義 断断然矣 Kim tắc phong hội đại khai, văn minh phương tiến, phi trảm bát cổ nhi nghiên cách trí, bất khả hoán vi học sinh; phi khảo ngũ châu nhi đỗng cổ kim, bất khả mục vi thông sĩ, thị nhân nhân đồng sở nhận dã. Tuy nhiên xá chí cận nhi chuyên trì viễn ngoại, tắc sở học thất kì bản nguyên tiện tự gia nhi chú trọng tha nhân, tắc sở thành chung vu nô lệ, cố hữu hoành trác chi thức, hữu bác thông chi khí nhi bất tri Nam

50

sử, bất tường Nam sự, tắc tất bất năng hữu sở thiện ích vu Nam quốc, diệc bất khả xưng vi Nam quốc chi quốc dân, nhiên tắc độc Nam sử vi đương kim chi đệ nhất nghĩa, đoạn đoạn nhiên hĩ. - Nay phong hội đại khai, văn

minh phƣơng tiến, nếu không bỏ cái cũ để tìm ra cách đích đáng, thì sẽ không thể kêu gọi các học sinh; không khảo chứng năm châu để thông suốt cổ kim, thì không thể tìm ra những ngƣời học có tri thức phổ thông. Đó là điều ai cũng thừa nhận. Tuy nhiên vứt bỏ cái gần mà chỉ chuyên chú theo đuổi cái xa, thì cái học cơ bản là đã mất đi cái gốc; tự làm nhà mình kém cỏi trong khi đi coi trọng đến cái của ngƣời khác, ắt cuối cùng sẽ bị biến thành nô lệ. Vậy nên kiến thức có sâu rộng, vạn vật có tinh thông; không có hiểu biết về Nam sử, tƣờng tận chuyện Nam sự, thì cũng không thể là bậc công thần có ích cho Nam quốc, cũng không thể xứng với toàn dân nƣớc Nam. Vậy nên việc đọc sử Nam chính là việc hàng đầu nên làm, cứ tiếp tục nhƣ vậy”.

Xa thì phải bắt đầu từ gần, có gốc thì mới có ngọn. Đào Nguyên Phổ

dùng lời văn ngắn gọn để chỉ ra phƣơng thức nghiên cứu, học tập đối với những ai đang tìm tòi sách vở. Đó là phải luôn lấy sử nƣớc nhà làm đầu, rồi sau đó mới có thể khảo cứu lịch sử, khảo cứu các kiến thức của các nƣớc khác, tất cả đều nhằm mục đích hƣớng đến tƣơng lai giàu mạnh của dân tộc

Việt Nam: “凡有好子弟者 最先當以南史援之 使曰角念頭 時時有南國

在 又發揚國粹 點綴國葩 以陶鍊青年性質 然後參以北史東史 以观其 急進突飛 博以歐美史 以求其極智奇審優劣之勝敗 衡人我之短長 謀社 會之改良 順時運之勢趨 轉貧作富 改弱為強 教者與學者 各有不容諉 之責焉 他曰如火如茶如花如繪之大越帝國 維新史 出現於全球教界中

51

寔我同胞醞釀而祖織之也 Phàm hữu hảo tử đệ giả, tối tiên đương dĩ Nam sử viện chi sử viết giác niệm đầu, thời thời hữu Nam quốc tại, hựu phát dương quốc túy, điểm xuyết quốc ba, dĩ đào luyện thanh niên tính chất, nhiên hậu tham dĩ Bắc sử Đông sử, dĩ quan kì cấp tiến đột phi, bác dĩ Âu Mĩ sử, dĩ cầu kì cực trí? Kì thẩm ưu liệt chi thắng bại, hành nhân ngã chi đoản trường, mưu xã hội chi cải lương, thuận thời vận chi thế xu, chuyển bần tác phú, cải nhược vi cường, giáo giả dữ học giả, các hữu bất dung, ủy chi trách yên. Tha viết như hỏa như trà như hoa như hội chi Đại Việt đế quốc Duy Tân sử xuất hiện vu toàn cầu giáo giới trung, thực ngã đồng bào uấn nhưỡng nhi tổ chức chi dã.- Phàm là những ai có con em thì việc cần

làm đầu tiên là đem sử nƣớc Nam ra mà truyền thụ cho họ, để họ đầu nghĩ miệng nói lúc nào cũng là nƣớc Nam. Lại phát dƣơng quốc túy, điểm xuyết quốc hoa, để tôi luyện tính chất thanh niên. Sau đó đọc thêm Bắc sử, Đông sử để biết những bƣớc tiến đột khởi của ngƣời ta. Xem rộng sử Âu Mỹ để học hỏi trí tuệ và kĩ xảo đặc biệt của họ. Thẩm xét rõ lẽ ƣu thắng, liệt bại; cân nhắc đƣợc sở trƣờng sở đoản của ngƣời và ta. [5a] Mƣu cải lƣơng cho xã hội, thuận xu thế của thời vận, chuyển nghèo thành giàu, đổi yếu thành mạnh. Ngƣời dạy cũng nhƣ ngƣời học, ai nấy đều có trách nhiệm không thể chối bỏ của mình”.

Kết thúc cho bài tựa của mình, Đào Nguyên Phổ giới thiệu về bộ

sách Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 của Cúc Lữ Hoàng Đạo Thành. Ông nhận xét một cách khái quát rằng, đó là bộ sách “khuếch trƣơng tân học”, “phổ cập cho mọi ngƣời”, từ đó để mọi ngƣời cùng bàn luận về “tân học”. Thời đại mới đã đến, con ngƣời cũng nên bắt đầu thay đổi tƣ duy. Mà muốn thay đổi tƣ duy, thì nên nhìn vào những gì tiến bộ nhất lúc ấy để mà học tập, noi theo. Đề cao cái tân học, cũng là để nhắc

52

nhở mọi ngƣời rằng, cái “thực học” là đấy, đừng có mất công tìm kiếm đâu xa. “Thực học”, là bắt nguồn từ việc phải đọc thông hiểu rộng sử nƣớc

nhà.“敝友金縷菊侶黃公 老於文墨 卓有史才 所輯國史一編 筆簡而明

論精而當 今當新學擴張之日 得此善本 誠鑄國魂之機器 補國腦之靈丹 也 溥願與同人 各置一册 而晨夕焉 詹詹小言 冠於簡首以質於吾邦人 士之談新學者 Tệ hữu Kim Lũ Cúc Lữ Hoàng công, lão vu văn mặc, trác

hữu sử tài, sở tập quốc sử nhất biên, bút giản nhi minh, luận tinh nhi đáng. Kim đương tân học khuếch trương chi nhật, đắc thử thiện bản, thành chú quốc hồn chi cơ khí, bổ quốc não chi linh đan dã. Phổ nguyện dữ đồng nhân, các trí nhất sách, nhi thần tịch yên, chiêm chiêm tiểu ngôn, quan vu giản thủ dĩ chất vu ngô bang nhân sĩ chi đàm tân học giả. - Bạn tôi là ông

Cúc Lữ họ Hoàng ở Kim Lũ, là ngƣời văn tài lão luyện, trác tuyệt sử tài, biên tập đƣợc một bộ quốc sử, bút pháp giản dị mà sáng rõ, lời bàn sâu sắc mà xác đáng. Nay đƣơng buổi cái học mới đƣợc khoáng trƣơng, có đƣợc một bản sách tốt nhƣ thế này, thực nhƣ là cỗ máy để giúp chung đúc hồn nƣớc, là thuốc tiên bồi bổ cho não nƣớc. Đào Nguyên Phổ tôi dám mong mọi ngƣời, ai cũng đặt ra 1 cuốn sách này mà sớm tối bên mình. Lời mọn nói nhiều, giản lƣợc bao trùm, mong đáp ứng đƣợc đòi hỏi của những ngƣời đang đàm luận tân học trong giới nhân sĩ nƣớc ta”.

Dòng lạc khoản của bài tựa cho thấy đây là bộ sách đƣợc các nhân vật chủ yếu tham gia Hội đồng cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán tham

gia đọc. “成泰丙午冬十一月上澣 賜戊戌科第二甲進士庭元承旨藻陂

陶元溥盥手書 翰林院直學士充東洋業院梅園 段展 奉閱 賜庚辰科進 士協辨大學士家川 杜文心 奉閱正 翰林院著作原領教授金缕 黃道成

53

菊侶 奉編纂 Thành Thái Bính Ngọ đông thập nhất nguyệt thượng cán. Tứ Mậu Tuất khoa đệ nhị giáp tiến sĩ Đình nguyên thừa chỉ Tảo Bi Đào Nguyên Phổ quán thủ thư. Hàn lâm viện trực học sĩ sung Đông Dương nghiệp viện Mai Viên Đoàn Triển phụng duyệt. Tứ Canh Thìn khoa tiến sĩ hiệp biện đại học sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm phụng duyệt chính. Hàn lâm viện trứ tác nguyên lĩnh giáo thụ Kim Lũ Hoàng Đạo Thành Cúc Lữ phụng biên soạn. Thƣợng tuần tháng mƣời một năm Bính Ngọ đời Thành Thái, Đệ nhị giáp Tiến sĩ Đình Nguyên khoa Mậu Tuất Tảo Bi Đào Nguyên Phổ vâng quán thủ thƣ (Rửa tay cầm sách, tức là ngƣời đọc sách đầu tiên). Hàn lâm viện Trí học sĩ sung Đông Dƣơng nghiệp viện Mai Viên Đoàn Triển phụng duyệt. Hiệp biện đại học sĩ, Tiến sĩ khoa thi năm Canh Thìn Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm phụng duyệt chính. Hàn lâm viện Trứ tác nguyên lĩnh giáo thụ Kim Lũ Cúc Lữ Hoàng Đạo Thành phụng soạn”.

Thông qua bài "Tự" tác giả ngoài việc đã cho ngƣời học nắm đƣợc bối cảnh chung của xã hội trong buổi "giao thông Âu- Á" còn có một cái nhìn tổng quan về đất nƣớc và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học Sử. Bối cảnh đất nƣớc "cá chậu chim lồng", nửa thực dân phong kiến, hồn nƣớc Nam ta không còn, quốc thể thực đang rơi vào bộ máy cai trị về mọi mặt của Pháp. Trong giáo dục, các vấn đề học vấn đều phải thông qua sự kiểm duyệt của nƣớc cai trị, sách vở học tập hầu hết đều công khai. Vấn đề đặt ra cho việc học, làm sao truyền bá tƣ tƣởng yêu nƣớc vào quốc nhân một cách sâu rộng và công khai. Quốc sử là lựa chọn đầu tiên để những ngƣời thức tự thực hiện việc đó. Nếu nhƣ xƣa kia, đàn bà không đƣợc học sách, học vấn chủ yếu chỉ để phục vụ khoa cử, sách sử thì "tàng ƣ quốc sử quán", việc học không đƣợc phổ cập, thì bây giờ việc học phải đƣợc phổ thông, để trẻ con biết chữ cũng biết đƣợc nguồn gốc của mình, để đàn bà

54

cũng biết đƣợc nghĩa lý, để những ngƣời thức tự biết đƣợc vận mệnh của mình.

Thực dân Pháp khi xâm lƣợc nƣớc ta, thực hiện nhiều chính sách ngu dân, mị dân, làm cho nhân dân ta mất đi nguồn cội, lấn sâu thêm vào cái ngu dốt do trò bịp bợm của chúng xây lên. Bài "tựa" cũng phân tích rõ, chính những sai lầm ấy, làm cho dân mất đi tƣ tƣởng yêu nƣớc, đám thƣợng lƣu mịt mờ phƣơng châm trị quốc, bàn đến việc nƣớc thì gần mà nhƣ xa cách trùng dƣơng vậy. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc ngu dốt, hủ bại: "Nhà nƣớc yếu hèn gốc là ở đây, chẳng phải nói quá đâu".

Cho nên, hƣởng ứng gƣớng Nhật Bản duy tân, gƣơng Trung Hoa cách mạng giữa buổi mƣa Âu gió Mỹ qua tân thƣ, tân báo, tân văn làm họ bừng tỉnh, Việt sử đƣợc chú ý không chỉ vì theo những yêu cầu có tính chất nhà trƣờng mà còn do những yêu cầu xã hội: vì yêu nƣớc, vì sự nghiệp cứu nƣớc cũng nhƣ vì tính phổ thông, phổ cập, đại chúng mà văn hóa hiện đại đòi hỏi phải có.

Đây cũng là một điểm khác biệt lớn với những bộ sử lớn đã đƣợc biên soạn trong quá khứ. Nếu nhƣ chúng ta muốn có kiến thức trác tuyệt hơn ngƣời, hiểu biết rộng thông hơn ngƣời, thì không chỉ chuyên chú đi tìm những cái ngoài xa, cái của ngƣời khác, mà trƣớc nhất phải hiểu rõ những cái gần mình, cái của bản thân mình. Đó là Sử Quốc gia. Làm sao để in cho đƣợc hai chữ Quốc gia vào não bộ mỗi ngƣời, từ trẻ đến già, từ trẻ em đến phụ nữ, rồi đến những bậc nhân sĩ, tài trí. Việc đó hẳn chẳng dễ, nhƣng phải làm, bắt đầu từ việc học Sử. Nhƣ trong Cải lương mông học quốc sử giáo khoa thư tác giả viết: Một trong ba điều lớn nhất của cương vực đó là lịch sử. Quốc sử là cái dùng để ghi lại sự mạnh yếu của một đất nước, dân tộc và sự tiến hóa nhanh chậm của nó. Học thuật phương Tây coi trọng quốc sử hàng đầu. Phàm là học trò ở các trường dù là trai hay là gái đều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

dạy lịch sử nước mình trước tiên, sau đó mới dạy đến lịch sử nước ngoài. Nhỏ thì luyện tập, lớn thì tinh thông. Đọc lịch sử cường thịnh của tổ quốc mình thì hớn hở vui mừng, đọ lịch sử suy thoái của tổ quốc mình thì bùi ngùi buồn bã. Cho nên dân nước họ giàu lòng yêu nước, người người đều vắt óc dốc sức để đưa đất nước tiến lên cường thịnh mà nâng cao danh dự của tổ quốc. Quốc sử đối với quốc dân thực là có mối quan hệ vô cùng mật thiết. Học trò nước ta bảo thủ đi theo văn chương hủ lậu của Trung Quốc, còn đối với việc nước mình thì thực là mơ hồ như rơi vào chốn mây mù...Ô hô, là người nước Nam mà không rõ việc nước Nam, lại như Tịch Đàm quên cả chức sự của tổ tông, mơ màng không nhó rõ huyết thống của mình từ đâu. Lòng yêu nước đã nông lại mỏng thì sẽ khiến cho tiền đồ của đất nước ngày một rơi vào yếu kém và mất dần, thật là vô cùng hổ thẹn, thật là vô cùng đau xót.3Nhƣng làm cách nào để "nhồi nhét" những kiến thức đồ sộ, tiểu tiết ấy vào mỗi ngƣời dân? Những ngƣời học, những ngƣời biên soạn đi tìm cái học mới, phƣơng pháp mới để san định, giản lƣợc những chi tiết rƣờm rà mà tóm lấy cái đại yếu, trình bày các sự kiện một cách hệ thống cho dễ đọc, dễ vào đầu. Phƣơng pháp này gắn liền những cái tên có định ngữ là "ƣớc", "tân ƣớc", "tân biên", "lƣợc biên", "tân san", "toát yếu", "tập yếu" v.v..., là buổi đầu cái gọi là Tân học, xuất phát từ chính nhu cầu giáo dục đại chúng trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục đầu những năm đầu thế kỷ XX. Vì vậy, Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新約 全編 ra đời "thực nhƣ là cỗ máy để hun đúc hồn nƣớc, là linh đan bồi bổ cho não nƣớc".

3

Nguyễn Thị Hƣờng, Nghiên cứu sách dạy Lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán và chữ Nôm

56

Một phần của tài liệu Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên (Trang 51)