6. Cấu trúc của Luận văn
1.2.2. Nguồn sử cho tân ước Việt sử
Nguồn các bộ sử cho tân ƣớc Việt sử là các bộ quốc sử có tính chất tập đại thành, khâm định do Quốc Sử viện, Quốc Sử quán thực hiện hoặc do cá nhân những bậc kì tài, bách khoa thƣ biên soạn. Dƣới đây chúng tôi xin dẫn danh mục các bộ sử đó do Vũ Văn Ngân lập ra trong luận văn thạc sĩ Hán Nôm bảo vệ năm 2010 nhƣ sau:
1. Đại Việt sử ký toàn thư: 大越史紀全書.
Là bộ sử lớn chép các sự kiện lịch sử nƣớc Việt Nam (Quốc sử) qua các thời đại từ Kinh Dƣơng Vƣơng đến thời Lê trung hƣng năm 1675. Cuốn sử này đƣợc khắc in toàn bộ và công bố lần đầu tiên vào năm Đinh Sửu, niên hiệu Chính Hoà thứ 18, triều Lê Hy Tông,(tức là năm 1697)và là cuốn sử Việt Nam cổ nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều sử gia từ thời nhà Trần và nhà Hậu Lê soạn thảo ra. Cuốn sách đƣợc Ngô Sĩ Liên, một nhà sử học thời Lê Thánh Tông (1460 – 1497) viết với sự tham khảo và sao chép lại một phần từ các cuốn Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu thời nhà Trần và
Đại Việt sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (thời nhà Lê nhƣng trƣớc Ngô Sĩ Liên) và đƣợc các nhà sử học khác nhƣ Vũ Quỳnh, Lê Tung, Phạm Công Trứ, Lê Hy v.v.. hiệu chỉnh và bổ sung thêm sau này. Tên gọi chính thức của cuốn sách này do Ngô Sĩ Liên đặt.
2. Đại Việt thông giám: 大越通鋻.
Năm 1510, Lê Tƣơng Dực sai quan Binh bộ Thƣợng thƣ là Vũ Quỳnh soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo, gọi tắt là Đại Việt thông giám hay Việt giám thông khảo. Đại Việt thông giám đƣợc chia thành Ngoại kỷ chép từ Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ
từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ. Vua còn sai Lê Tung soạn bài tổng luận về bộ sử ấy.
3. Đại Việt thông giám tổng luận: 大越通鋻縂論. Lê Tung soạn dƣới thời Lê Tƣơng Dực (1509-1516).
28
Là 1 bộ sử Việt Nam, do soạn giả Lê Tắc biên soạn năm 1335. Sách chủ yếu ghi chép về các văn bản, thƣ từ ngoại giao trao đổi giữa nhà Nguyên với nhà Trần cũng nhƣ phong tục, tập quán của ngƣời dân Giao Chỉ.
5. Đại Việt sử lược: 大越史略.
Là cuốn sử biên niên viết bằng chữ Hán, khuyết danh, đƣợc biên soạn vào thời Trần. Bản còn hiện nay đƣợc lƣu giữ trong Tứ khố toàn thư 四庫全書của Trung Quốc, còn có tên là Việt sử lược越史略, ghi chép từ Triệu Đà đến hết thời Lý. Quyển thƣợng
Quốc sơ diên cách (những thay đổi của đất nƣớc buổi ban đầu) đến 12 sứ quân; quyển trung và quyển hạ là Nguyễn kỉ (tức kỉ nhà Lý). Cuốn sách có niên kỉ nhà Trần. Có đoạn chép sơ lƣợc, có đoạn chép khá chi tiết, sinh động. Đại Việt sử lược là bộ sử biên niên sớm nhất còn đƣợc lƣu truyền đến nay.
6. Lam Sơn thực lục: 藍山實錄.
Sách ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 – 1427). Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ. Tuy ngƣời đời sau có sửa chữa, thêm bớt, Lam Sơn thực lục
vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử chân thực.
7. Việt giám vịnh sử thi tập: 越鋻詠史詩集.
Đặng Minh Khiêm là danh thần đời Lê Thánh Tông. Ông còn để lại mấy tác phẩm giá trị: Việt giám vịnh sử thi tập đề tựa năm Canh Thìn 1520, Thi lục 123 bài, Thi tuyển thời Lê Chiêu Tông (1516 – 1526).
8. Đại Việt thông sử: 大越通史. Đƣợc Lê Quý Đôn soạn vào năm 1758.
9. Lịch triều Hiến chương loại chí歷朝憲章類志.
Là bộ bách khoa toàn thƣ của Việt Nam về phép tắc các triều đại, chép theo thể phân loại do Phan Huy Chú soạn trong 10 năm (1809 – 1819). Lịch triều hiến chương loại chí
ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê mạt, chia làm 10 phần: Phần 1- Ðịa dư chí (từ quyển 1 đến quyển 5): chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng. Phần 2 - Nhân vật chí (từ quyển 6 đến quyển 12):
29
chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vƣơng, những bậc hiền tài, danh tƣớng, danh nho, những ngƣời tiết nghĩa của Việt Nam. Phần 3 - Quan cức chí (từ quyển 13 đến quyển 19): chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tƣớc, lƣơng bổng và cách tuyển cử quan lại dƣới các triều đại. Phần 4 - Lễ nghi chí (từ quyển 20 đến quyển 25): chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong. Phần 5 - Khoa mục chí (từ quyển 26 đến quyển 28): chép về phép tắc các chƣơng trình thi cử (thi Hƣơng, thi Hội, thi Ðình). Phần 6 - Quốc dụng chí (từ quyển 29 đến quyển 32): chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ. Phần 7 - Hình luật chí (từ quyển 33 đến quyển 38): chép về luật lệ và hình phạt. Phần 8 - Binh chế chí (từ quyển 39 đến quyển 41): chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội. Phần 9 - Văn tịch chí (từ quyển 42 đến quyển 45): chép về sách vở do ngƣời Việt sáng tác, trải qua các triều đại. Phần 10 - Bang giao chí
(từ quyển 45 đến quyển 49): chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nƣớc.
10. Liệt thánh thực lục tiền biên, chính biên: 列聖實錄前編, 正編.
Còn có tên là Đại Nam thực lục 大南實錄, ghi chép các sự kiện từ khi chúa Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến đời vua Khải Định (1925), do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Tiền biên (Đại Nam thực lục tiền biên) hay Liệt thánh thực lục tiền biên, ghi chép các sự kiện lịch sử của 9 chúa Nguyễn Đàng Trong, từ Nguyễn Hoàng (1558) đến hết đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777). Đại Nam thực lục chính biên là phần thứ hai viết về triều đại các vua nhà Nguyễn, nhƣng là phần chủ yếu của bộ biên niên sử viết bằng chữ Hán Đại Nam Thực lục. Đại Nam Thực lục chính biên ghi chép các sự kiện lịch sử từ khi Nguyễn Ánh làm chúa (1778) đến đời Đồng Khánh (1887), và sau này đƣợc viết thêm đến đời vua Khải Định (1925). Cả hai phần Tiền biên và Chính biên của bộ sử Đại Nam thực lục đƣợc soạn bắt đầu từ năm 1821 (năm Minh Mạng thứ hai), sau 88 năm, đến năm 1909 mới cơ bản hoàn thành (gồm toàn bộ phần Tiền biên và 6 kỷ đầu phần Chính biên). Đại Nam Thực lục Chính biên đƣợc phân thành 8 phần (kỷ).
30
Quốc sử quán triều Nguyễn soạn năm 1856 - 1881. Nội dung bao gồm: Tiền biên: Trải từ thời Hồng Bàng cho đến hết năm 967, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân.
Chính biên: Từ năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi cho đến năm 1789, khi hết thời nhà Hậu Lê (đời Lê Chiêu Thống).