6. Cấu trúc của Luận văn
2.2.2 Các bộ sử nguồn cho tân ước
"Phụng ƣớc quốc sử" là nguyên tắc then chốt trong thao tác tân ƣớc của Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編. Những bộ quốc sử mà soạn giả cũng nêu ra những sách mà ông dùng làm nguồn cho sự tân ƣớc của mình gồm có:
58
2.2.2.1. Khâm định Thông giám cương mục 欽定通鑑綱目(tức
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục欽定越史通鑑綱目, gọi tắt là
Cương mục 綱目) - bộ chính sử của Quốc sử Quán triều Nguyễn, Phan Thanh Giản 潘清澗 chủ biên, Phạm Xuân Quế 范春桂 phó chủ biên, khởi thảo năm Tự Đức 9 (1856), hoàn thành năm Tự Đức 34 (1881) (tổng cộng 26 năm).
2.2.2.2. Quốc triều thế hệ 國朝世係 (tức Đại Nam Quốc triều thế
hệ 大南國朝世系 - phả hệ triều Nguyễn ghi từ thế tổ thứ 19 là Hiệu úy Nguyễn Công Luật đến Nguyễn Ánh (Gia Long). Họ này là dòng dõi Nguyễn Bặc, công thần nhà Đinh (Phần khảo từ thủy tổ đến Nguyễn Hoằng Dụ viết bằng chữ Nôm. Phần từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Ánh viết bằng chữ Hán).
2.2.2.3. Quốc triều thực lục 國朝寔錄 (biên soạn năm 1811 đời vua Gia Long).
2.2.2.4. Nhất thống chí 一統志 ( Đại Nam nhất thống chí 大南一統 志 do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1865-1875, hoàn thành năm 1882, ghi lại địa lí các tỉnh, thành phố toàn Việt Nam. Mỗi tỉnh có các phần: Ranh giới, diên cách, hình thế, khí hậu, phong tục, thành trì, trƣờng học, hộ khẩu, núi sông, khe đầm, cổ tích, đền chùa, đê điều, chợ búa, nhân vật… (nguyên tắc thứ hai nói về địa lí nƣớc ta trong Tam tự chí tắc自志三 則; hoặc Hoàng lê nhất thống chí 皇黎一統志 (hay còn gọi là An Nam
59
nhất thống chí 安南一統志 ), tiểu thuyết lịch sử 17 hồi (7 hồi tiền biên, 10 hồi tục biên) ghi chép các sự kiện lịch sử đời Lê Hiển Tông (1740-1786) đến năm Gia Long thứ nhất 1802; tình hình phủ chúa Trịnh, loạn Kiêu binh, Nguyễn Huệ tiến quân ra bắc lần thứ nhất, Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền, Quang Trung đại phá quân Thanh…(khá phù hợp với nội dung phần
Tây Sơn thủy mạt khảo 西山始末考 ở cuối sách )).
2.2.2.5. Gia Định thông chí 嘉定通志 (hay còn gọi là Gia Định thành thông chí 嘉定城通志), bộ địa chí của Trịnh Hoài Đức 鄭懷德
(1765-1825) viết về Gia Định bằng chữ Hán và chữ Nôm. Đây cũng đƣợc coi là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam dƣới thời Nguyễn.
2.2.2.6. Phương Đình địa chí 方亭地志 (tức Phương Đình địa chí loại 方亭地誌類 hay Đại Việt địa dư toàn biên 大越地輿全編 của Phƣơng Đình 方亭 Nguyễn Văn Siêu 阮文超 ghi lại địa lí Việt Nam: giới hạn, tên nƣớc, quận, phủ, châu thay đổi qua các triều đại, cách chia tỉnh, phủ, huyện châu, tên sông núi, thành trì, cung điện, lăng tẩm; sơ lƣợc địa lí 13 tỉnh Bắc Kì, đại lí thành Thuận Hóa (Huế) và các nƣớc láng giềng nhƣ Cao Miên, Vạn Tƣợng; Bài khảo về lƣu vực sông Nhị Hà.
2.2.2.7. Tiết Nghĩa Lục 節義錄(có thể là Lê Mạt tiết nghĩa lục 黎末 節義錄 , ghi lại tiểu sử và sự nghiệp thơ văn của 40 ngƣời tiết nghĩa (trong đó có 2 nữ) đời hậu Lê: Lê Quýnh, Trần Danh Án, Nguyễn Thị Kim… 102 bài thơ của những ngƣời tiết nghĩa từ Hậu Trần đến Hậu Lê. Một sự kiện xảy ra vào thời Tây Sơn; hoặc Toàn Lê tiết nghĩa lục 全黎節義錄 do
60
Nguyễn Năng Thiệu 阮能紹 Nguyễn Tôn Lễ 阮尊禮 biên tập và viết bài tấu năm Gia Long 14 (1815)).
2.2.2.8. Tang Thương ngẫu lục 桑滄偶錄. Đây là tập kí bằng chữ Hán do đôi bạn thân là Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án cùng hợp soạn vào khoảng Lê mạt - Nguyễn sơ, tức là khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Ban đầu đây chỉ là sách chép tay, nhƣng đến gần trăm năm sau, năm Bính Thân 1896, niên hiệu Thành Thái thứ 8, Tiến sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm lúc ấy đang là Tổng đốc Hải Dƣơng đã quyên tiền khắc ván, từ đó mới có bản in. Tuy nhiên, văn bản này mang nặng tính chất truyền kì, dã sử, ghi lại huyền thoại về Lí Thần Tông, Phạm Ngũ Lão, đền Trấn Vũ, núi Dục Thúy…
2.2.2.9. Vân Đài loại ngữ 芸臺類語 do Lê Quý Đôn biên soạn, hoàn thành năm 1773, lúc ông mới 47 tuổi. Đây là bộ sách có tính chất bách khoa, đồ sộ nhất thời trung đại Việt Nam, gồm 9 chƣơng: Lí khí, Hình tƣợng, Khu vũ, Điển vựng, Văn nghệ, Âm tự, Thƣ tịch, Sĩ quy, Phẩm vật. Bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bƣớc tiến bộ vƣợt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.
2.2.2.10. Lịch triều hiến chương 歷 朝憲 章(tức Lịch triều hiến chương loại chí 歷朝 憲章類志 của tác giả Phan Huy Chú, biên soạn trong 10 năm, ghi chép lại các dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần: Đại dƣ chí, Nhân vật chí, Quan chức chí, Lễ nghi chí, Khoa mục chí, Quốc dụng chí, Hình luật chí, Binh chế chí, Văn tịch chí và Bang giao chí.
61
Đồng thời, tác giả cũng kết hợp với các thể loại tạp chí khác, cùng với những điều nghe đƣợc từ các cố lão lúc còn nhỏ, đã đƣợc khảo chứng chứng minh, giản lƣợc thành sách: "kính cẩn theo các bộ sử cũ và Khâm định thông giám cương mục, giản ƣớc những gì liên quan đến đại thể, ghi đủ những cốt yếu hƣng vong. Ngoài ra, kính cẩn thu tập các sách Quốc triều thế hệ, Quốc triều thực lục và Nhất thống chí, Gia Định thông chí, Phương Đình địa chí, Tiết nghĩa lục, Tang thương ngẫu lục, cùng các sách
thuộc loại tạp chí và những điều thủa nhỏ tôi đƣợc nghe từ các vị cố lão, những gì phát minh thêm hoặc khảo chứng đƣợc, ƣớc lƣợc lại thành sách. Đến nhƣ các sách Vân đài loại ngữ, Lịch triều hiến chương, Thông giám đã sƣu tập đầy đủ, cũng đƣợc lƣợc tập. Trong đó, việc thì theo sử cũ, nhƣng từ ngữ thì không thể lấy hết đƣợc, theo sử cũ nhƣng không dám câu nệ cố giữ,
[6b] chỉ những gì có ý nghĩa biểu dƣơng điều thiện, đả kích cái ác thì mới dám trộm lấy mà thôi".
Do chỗ "phụng ƣớc quốc sử" là nguyên tắc then chốt trong thao tác tân ƣớc của Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編, bộ quốc sử mà soạn giả dùng làm nguồn cho sự tân ƣớc của mình trƣớc hết phải kể đến 欽 定越史通鑒綱目Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Bộ sử này
chính là bộ sử nguồn trực tiếp cho các hoạt động tân ƣớc Việt sử nói chung mà ở đây là Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編. Do vậy, cần đi sâu vào giới thiệu bộ sử nguồn này.