6. Cấu trúc của Luận văn
1.3.3. Kết cấu của Việt sử tân ước toàn biên
Việt sử tân ước toàn biên gồm 2 quyển Thƣợng và Hạ Quyển Thượng từ tr.1a đến tr.63a, nội dung bao gồm:
- 1 lời bạt tr.1b
- Lời tựa (Đại Việt sử ước tự大越史約序) tr.2a-5b - Ba điều tự chí (Tự chí tam tắc自志三則) tr.6a-7a
- Niên kỷ các triều đại (Lịch đại kỷ niên歷代紀年) tr.8a-10b - Nội dung (Hùng Vƣơng 雄王- Bình Định Vƣơng 平定王) tr.11a-63a
Quyển Hạ từ tr.64a-116b, bao gồm:
38
- Tây Sơn thủy mạt khảo西山始末攷: tr.107a-116b
Việt sử tân ước toàn biên là bộ lƣợc sử Việt Nam, làm cho các học
sinh học lớp Tiểu học. Tờ mặt sách đề rõ: Việt sử tân ước toàn biên 越史 新約全編; phía trên bên phải: Thành Thái Bính Ngọ trọng đông tân tuyên
成泰丙午仲冬新鐫 (in năm Thành Thái Bính Ngọ (1906)); phía trái bên dƣới: Cúc Lữ Hoàng phó tầm, Quan Văn tàng bản 菊侶黃付撏觀文藏板
(Cúc Lữ họ Hoàng cho khắc in, nhà Quan văn chứa ván in).
Sau tờ mặt có ghi lại lời của tác giả về việc lựa chọn bản in (tiểu chí, tr.1b), cho biết sách này là bản đã sửa chữa và khắc lại, đã trình phủ Thống sứ duyệt, cho phép đem bán “此書編成 經交印工 將活本刷印矣 第舛謬 甚多 不足當諸儒生寓目 茲本已再详閱檢正 即交印工 將新本删並呈
貴府座官聽將施行 金縷 黃道成 謹識 Thử thư biên thành, kinh giao ấn
công, tương hoạt bản loát ấn hĩ. Đệ suyễn mậu thậm đa, bất túc đương chư nho sinh ngụ mục. Tư bản dĩ tái tường duyệt kiểm chính, tức giao ấn công. Tương tân bản san khắc tịnh trình. Quý phủ tòa quan thính tương thi hành. Kim Lũ Hoàng Đạo Thành. Cẩn chí. - Sách này làm xong, đã cho thợ in đem soát bản để in, nhƣng sai sót rất nhiều, không đáng cho các nho sinh tham khảo. Bản này sau khi đã đƣợc kiểm duyệt hiệu chính lại, lập tức cho thợ in khắc in. Đã đem bản mới trình lên. Quý phủ tòa quan cho phép thi hành. (Ấn) Kim Lũ, Hoàng Đạo Thành, cẩn chí”.
39
Tiếp đó là bài tựa Đại Việt sử ước tự 大越史約序 tr.2a-5b do Đào Nguyên Phổ 陶元溥 (Tảo Bi 藻陂) viết, Đoàn Triển 段展 (Mai Viên 梅園) duyệt; Đỗ Văn Tâm 杜 闻 心 (Gia Xuyên 家 川) duyệt và sửa lại; Hoàng Đạo Thành 黃道成 (Cúc Lữ -菊侶) biên toản (biên soạn).
[2a]
Đại Việt sử ước tự. Quốc vô đại tiểu, hữu quốc tất hữu sử. Sử dã giả, toàn quốc thổ địa, nhân dân, triều đại, chính giáo chi nhiếp ảnh phiến dã. Âu Mĩ, Nhật Bản chư văn minh quốc, sử học thượng yên. Vạn quốc sử tắc chuyên môn chi khoa, nhi bản quốc sử tắc phổ thông chi khóa dã. Nhân sinh thất tuế, sơ nhập mông thục, tức mệnh tập quốc văn, tụng quốc sử, phụ nữ diệc nhiên. Cái sở dĩ ấn quốc gia nhị tự, vu các nhân não cân chi trung. Lao cố nhi bất năng di. Triền củ nhi bất khả giải đãi. Phù niên dĩ trưởng, học dĩ thành, vô bất tri tổ quốc dữ thân gia hữu mật thiết chi quan hệ. Cố thị quốc địa như tư sản, ngộ quốc nhân như đồngbào, hợp đại quần liên đại đoàn mưu
40
[6a]
Tự chí tam tắc
Nhất phụng ước.
Quốc sử cẩn cựu sử, cập hâm định Thông giám cương mục, ước kì hữu khai đại lễ, cập dữ vong đại yếu, cứ thực bị thư, ngoại cung tập, quốc triều thế hệ, Quốc Triều Thực Lục, cập Nhất Thống Chí, Gia Định Thông Chí, Phương Đình Địa Chí, Tiết Nghĩa Lục, Tang Thương Ngẫu Lục, Tịnh chư tạp chí, dữ thiếu thời sở văn chư cố lão, hữu sở phát minh khảo chứng giả, ước lược thành thư, chí vu vân Đài Loại Ngữ, Lịch Triều Hiến Chương, Thông Giám dĩ bị tập giả, gian diệc lược tập, kì văn sự tắc cựu sử, nhi từ ngữ hữu bất năng tận, nhân cựu giả bất cảm câu chấp, độc thị thiện thiện, ố ác chi nghĩa, tắc thiết tự hữu thủ yên.
Tiếp theo là Lịch đại kỷ niên 歷代年紀 (chỉ ghi tên từ thời Hùng Vƣơng 雄王 (Khoảng năm 2879 TCN) đến đời vua Lê Mẫn đế 黎愍帝, không đối chiếu Công nguyên).
Nhƣ vậy, trong giới hạn nhất định, chúng tôi đã đề cập tới vấn đề “tân ƣớc”Việt sử nhƣ là chi lƣu phần nào phản ánh đời sống Hán văn lịch sử và giới thiệu Việt sử tân ước toàn biên越 史 新 約 全 編 của tác gia Hoàng Đạo Thành dƣới góc nhìn văn bản học và kết cấu của nó, làm cơ sở cho những phân tích về tính chất “tân ƣớc” của Việt sử thể hiện trong tác phẩm này.
41
Chƣơng này đề cập đến những vấn đề về bối cảnh xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho thấy tân ƣớc Việt sử ra đời là một đòi hỏi của thời đại. Đồng thời, chúng tôi đã giới thiệu Việt sử tân
ước toàn biên về mặt văn bản và kết cấu nhƣ là một trƣờng hợp đại diện
cho trào lƣu tân ƣớc Việt sử chữ Hán làm cơ sở cho những vấn đề sẽ đƣợc trình bày chƣơng 2 của luận văn này.
42
Chƣơng 2
TÂN ƢỚC VIỆT SỬ TRONG
VIỆT SỬ TÂN ƯỚC TOÀN BIÊN越 史 新 約 全 編
Chƣơng này sẽ đề cập và phân tích những điểm chính yếu của tân ƣớc Việt sử đƣợc thể hiện trong Việt sử tân ước toàn biên 越 史 新 約 全 編 nhƣ: bài tựa, bài tự ghi ba nguyên tắc, cách thức và phƣơng pháp tân ƣớc Việt sử theo tinh thần “kính cẩn giản ƣớc theo các bộ sử cũ và Khâm
định thông giám cương mục; chép đủ những gì liên quan đến đại thể, cốt
yếu hƣng vong”, nhằm mục đích khải thị cho xã hội vấn đề “đọc sử nƣớc Nam là điều cần phải làm đầu tiên bây giờ. (…). Phàm là những ai có con em thì việc cần làm đầu tiên là đem sử nƣớc Nam ra mà truyền thụ cho họ, để họ đầu nghĩ, miệng nói lúc nào cũng là nƣớc Nam”