Tân ước phần “Cương” trong Việt sử tân ước toàn biên

Một phần của tài liệu Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên (Trang 81)

6. Cấu trúc của Luận văn

2.3.2 Tân ước phần “Cương” trong Việt sử tân ước toàn biên

Phần Cƣơng là phần trên, chép các sự việc xảy ra theo thứ tự từng năm, tháng, ngày, chỉ ghi thật gọn, thật rõ. Phần này phỏng theo nghĩa lệ sách Xuân Thu, lựa chọn những sự việc, những câu ghi chép minh bạch, rõ nghĩa, lấy trong các sách dùng làm sử liệu. Điều này chúng ta có thể thấy qua ví dụ ở phần trên. Để cho cụ thể hơn nữa, chúng tôi xin dẫn ra những dòng đƣợc coi là Cƣơng trong đoạn viết về Hùng Vƣơng nhƣ sau:

HÙNG VƢƠNG. DỰNG NƢỚC GỌI LÀ VĂN LANG, ĐÓNG ĐÔ Ở PHONG CHÂU.

(…)

CHIA TRONG NƢỚC LÀM MƢỜI LĂM BỘ. (…)

ĐẶT DANH HIỆU QUAN CHỨC. (…)

80

ĐẾ NGHIÊU NHÀ ĐƢỜNG SAI HI THÚC GIỮ VIỆC SUY TRẮC KHÍ HẬU Ở NAM GIAO, LÝ HỘI THỜI TIẾT MÙA HÈ.

(…)

LẦN ĐẦU TIÊN SAI SỨ SANG NHÀ ĐƢỜNG(2357-2258 tr.c.ng.)DÂNG CON RÙA THẦN.

(…)

SAI SỨ SANG NHÀ CHU, DÂNG CHIM TRĨ TRẮNG. 8

Sau những câu đƣợc xem là Cƣơng này là những lời truyện, lời chua, lời án. Tổng độ dài của chúng chiếm 4 trang giấy, mỗi trang khoảng 500 tiếng (âm tiết), tổng số khoảng 2000 tiếng (âm tiết). Trong khi đó, vấn đề trên đƣợc trình bày ở Việt sử tân ước toàn biên nhƣ sau:

[2a] [11b]

8

Quốc sử Quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản dịch của Viện Sử

81

HÙNG VƢƠNG

Truy ngƣợc lên hai vua là Kinh Dƣơng vƣơng, Lạc Long Quân, hai vị vua này cai quản phƣơng Nam, những sự tích thời ấy thì rất mơ hồ, đến đời Hùng Vƣơng mới có thể ghi chép lại đƣợc.

Theo cổ truyền rằng, xƣa cháu đời thứ 4 của Thần Nông thị tên là Lộc Tục, đƣợc phân trị phƣơng Nam, đó là Kinh Dƣơng vƣơng, con trai Kinh Dƣơng vƣơng tên là Sùng Lãm, chính là Lạc Long Quân. Xƣa truyền rằng, Lạc Long Quân lấy Động Đình tiên nữ, sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra 100 con trai. Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: [Ta giống Rồng, nàng giống Tiên, không thể ở cùng một chốn. Bèn phân ra 50 ngƣời con theo cha về núi, 50 ngƣời con theo mẹ về biển, lƣu ngƣời con trƣởng làm vua, chính là Hùng vƣơng. Dân chúng bắt đầu sinh sôi và có những đặc tính dị biệt với nhau.]

Hùng vƣơng nối ngôi, lấy quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua đều xƣng là Hùng vƣơng, làm vua ở vùng thƣợng du, chọn chỗ sông nƣớc để dựng nƣớc, dân sống ở vùng nƣớc, nhiều lần bị thuồng luồng hại. Vua dạy dân lấy mực xăm hình thủy quái lên ngƣời để tránh bị hại. Tục xăm mình bắt đầu từ đó. [Hiện nay ở các các dân tộc ở

vùng Tây Bắc, vẫn còn tục này. [11b] Phong Châu nay là đất các huyện Vĩnh Tƣờng.]

THẬP NGŨ ĐẠO CỰC CHÖ TƢỜNG

Chia nƣớc làm 15 bộ, đặt chức quan văn gọi Lạc hầu, tƣớng võ gọi là Lạc ƣớng, quan Hữu Ty9 gọi là Bồ chính. Con trai vua gọi là Quan lang: Hiện nay dân ở vùng Sơn Động vẫn gọi con trƣởng nhƣ vậy.

Con gái gọi là Mị Nƣơng. Việc cha truyền con nối gọi là Phụ đạo. Giao Chỉ: Nay là vùng Hà Nội, Nam Định, Hƣng Yên.

Châu Diên, Phúc Lộc: Nay là Sơn Tây. Vũ Ninh: Nay là Bắc Ninh.

Việt Thƣờng: Nay là Quảng Trị đến Quảng Nam. Ninh Hải: Nay là Yên Quảng.

Dƣơng Tuyền: Nay là Hải Dƣơng.

Lục Hải: Nay là Lạng Sơn.

82 Vũ Định: Nay là Thái Nguyên, Cao Bằng. Hoài Hoan: Nay là Nghệ An.

Cửu Chân: Nay là Thanh Hóa.

Tân Hƣng: Nay là Hƣng Hóa, Tuyên Quang.

Bình Giao, Cửu Đức: hai bộ này chƣa khảo cứu đƣợc.

Văn Lang : Kinh đô.

Nhìn trên đại thể ở Việt sử tân ước toàn biên sự việc đƣợc trình bày

nhƣ một câu chuyện hơn là tách biệt giữa Cƣơng và Mục.

Dƣờng nhƣ phần Cƣơng của bộ sử nguồn đƣợc Việt sử tân ước toàn

biên thể hiện qua việc tác giả đặt các đầu chú, tóm những yếu lƣợc của sự

kiện, để ngƣời đọc nắm đƣợc cốt yếu của sự kiện. Có thể coi đó chính là ƣớc lƣợc phần “Cƣơng”. Xin dẫn ra dƣới đây một đoạn làm minh họa. Trong bản chữ Hán, phần đó nằm ở phía trên, đƣợc chúng tôi cho vào ô hình chữ nhật. Còn ở bản dịch đƣợc ghi bằng chữ in. Ví dụ: LÊ HẬU THÀNH LÊ HOÀN CHI SOÁN; PHÚC SINH LIÊN HOA; LÊ LẬP ĐINH HẬU

83

[24a]

[24a] Ngô Nhật Khánh10, hậu duệ của Ngô vƣơng, đem quân Chiêm Thành vào cƣớp phá, gặp gió lớn, đa số thuyền bè đều bị lật. Nhật Khánh cũng chết chìm, vua Chiêm Thành và đám tàn dƣ quay về. LÊ HẬU THÀNH LÊ HOÀN CHI SOÁN Tống nghe lời tri châu Ung Hầu Nhân Bảo rằng: Hãy nhân nội tình nƣớc Nam đang hỗn loạn, nên thôn tính đi. Lƣ Đa Tốn nói: nên bất ngờ mà đánh úp. Rồi sai Nhân Bảo cùng với bọn Tôn Toàn Hƣng đến xâm lƣợc. Dƣơng hậu sai Lê Hoàn xuất quân cự lại. Phạm Cự Lƣợng cùng với chƣ tƣớng mƣu lập Hoàn lên làm Thiên tử. Dƣơng hậu đem áo long cổn khoác cho Hoàn, đích thân khuyến khích tiến cử. Hoàn bèn lên ngôi, giáng Đế Toàn lại làm Vệ vƣơng. [Xét, Ngô vƣơng khi có đƣợc giang sơn, hết sức quang minh chính đại. Đến Tiên hoàng cũng chẳng có chỗ nào để nghị bàn vào. Vậy thì việc họ Lê làm, ai có thể nói vào đƣợc nhỉ?]

10Ngô Nhật Khánh: 吳日慶; ?-979, là một sứ quân nổi dậy cuối thời nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam giữa thế kỷ 10.Ngô Nhật Khánh ngƣời Đƣờng Lâm,Hà Nội.

84

[24b]

Lê Đại hành hoàng đế, kế theo là Ngọa Triều11, cộng nhà Lê đƣợc 25 năm: [Vua khi mất chƣa đƣợc đặt thụy hiệu, nên chỉ tôn xƣng là Đại hành, [24b] táng ở núi Phẩm, nay ở xã Hạ, Trƣờng An, Ninh Bình.]

PHÚC SINH LIÊN HOA Vua tên húy là Hoàn, ngƣời ở Bảo Thái, Thanh Liêm. Khi mẹ vua hoài thai, có nằm mộng sinh đƣợc hoa sen. Đến khi vua lớn, lại có điềm lạ rồng vàng. Vua Đinh Tiên Hoàng lại cho ông là ngƣời trí dũng, phong quan đến Thập đạo tƣớng quân, Điện tiền Đô chỉ huy, rồi soán ngôi nhà Đinh mà tự mình lên làm vua. Truy tôn cha là Trƣởng Hƣng vƣơng, mẹ là Hoàng Thái hậu. Quân đội nhà Tống chia làm 2 đạo, đƣờng thủy đến Bạch Đằng, bộ đến Lạng Sơn. Vua dẫn các tƣớng, phân đƣờng đánh cho đại bại, bắt đƣợc 2 tƣớng. Nghe tin thất bại, Tống xuống chiếu lui quân.

LÊ LẬP ĐINH HẬU Lập Dƣơng hậu làm Đại Thắng Minh Hoàng hậu, mà lập 5 hoàng hậu. Sai sứ sang chầu nhà Tống. Sợ Tống lại cho quân đánh, nên giả là sứ của Đinh Toản phái sang. Cách năm lại sang sứ chầu, cứ nhƣ thế mãi.

Cách ghi nhƣ thế làm ngƣời ta dễ nhận ra chủ đề của cả đoạn. Đó vừa là đổi mới vừa là dấu ấn của lối viết kỉ truyện.

Một phần của tài liệu Tân ước Việt sử những năm đầu thế kỷ XX (trường hợp Việt sử tân ước toàn biên (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)