6. Cấu trúc của Luận văn
2.3.3 Tân ước “thông giám”
Các bộ quốc sử truyền thống đƣợc biên soạn theo tinh thần làm gƣơng soi chung cho vua cho tôi. Do vậy, “thông giám” trở thành một yếu tố trong phức thể tên gọi của nhiều bộ sử. Điều đó đƣợc Lê Tung vào năm Giáp Tuất niên hiệu Hồng Thuận thứ 6 [1514], tháng trọng thu, phát biểu ở
Việt giám thông khảo tổng luận 越 鑑 通 考 總 論 nhƣ sau: “Thần nghe:
89
đó làm điển mô thì đạo tu tề trị bình của đế vƣơng càng rõ. Xuân Thu vốn
là sử của nƣớc Lỗ. Từ khi Khổng Tử tu chỉnh Xuân Thu để định khen chê
thì quyền điển lễ mệnh thảo của thiên tử càng trọng. Bởi thế cho nên, các bậc đế thánh minh vƣơng trị thiên hạ, để chí vào trách nhiệm làm vua, làm thầy, không thể không nghiên cứu cái học đế vƣơng. Có chí vào nghiên cứu cái học đế vƣơng thì không thể không biết rõ lẽ xƣa nay. Thế thì, sách sử đƣợc làm ra sở dĩ thành rùa bói gƣơng soi cho vua các đời là bởi ý ấy”. Ta có thể thấy điều này trong những đoạn nhận xét về từng vua, từng triều đại. Ở Việt sử tân ước toàn biên cũng còn mang dấu ấn này, nhƣng gƣơng soi đó không chỉ dành cho vua và quần thần của vua mà còn hƣớng về đông đảo quốc dân, những ngƣời sẽ trực tiếp đọc bộ sử này. Hơn nữa, nó chủ yếu lại hƣớng về những ngƣời còn trẻ. Xin dẫn ra ở đây một vài ví dụ.
[22a]
Đinh Tiên hoàng: truyền ngôi cho Vệ vƣơng Toàn, cộng hai đời vua là 13 năm mà Lê lấy ngôi. Táng ở núi Mã Yên, nay thuộc xã Thƣợng Trƣờng An, Ninh Bình.
Đế với tài lƣợc mà tự hùng nhƣng thiếu tính xa nên loạn xảy ra trong gia đình, sƣờn nách sinh biến mà Đinh biến thành Lê.
90
[21b]
LÝ THÁI TỔ HOÀNG ĐẾ:
húy là Công Uẩn, đổi năm đầu là Thuận Thiên. Vua tƣ chất thông minh khác thƣờng, lại thuận lòng dân, đƣợc lên ngôi Thiên tử. Phàm những việc ông kiến thiết đều mang quy mô của bậc đế vƣơng, mà việc làm lúc nào cũng nhân hậu, đời đời tƣơng truyền. Đƣợc hƣởng nƣớc lâu dài cũng là điều nên vậy: [26a] [Truyền 8 đời vua, tổng cộng là 316 năm.]
[37a]
Thái Tông hoàng đế, húy Cảnh, cải nguyên là Kiến Trung, Thiên Ứng, Chính Bình và Nguyên Phong.
Lập Chiêu Hoàng làm Hoàng hậu. Sau đó vì Chiêu Hoàng thì không có con mà phi của Hoài vƣơng là Lý thị đang có thai, nghe theo lời Thủ Độ, mạo nhận lấy. Hoài Vƣơng làm loạn nhƣng đánh nhau bị thua, quay lại xin hàng, tha cho. Phong cho đất An Sinh, làm An Sinh vƣơng (sinh ra Trần Quốc Tuấn). Phế Chiêu Hoàng làm công chúa, [37b] gả cho Lê Phụ Trần. Giáng Lý Thái hậu (tức Hoàng hậu vua Huệ Tông) làm công chúa, gả cho Thủ Độ (nhà Trần hôn thú trong nội tộc, trái với luân thƣờng nhiều lắm. Chuyện này ở đây lƣợc nêu ra một, hai lần mà thôi).
91
Thông giám ở đây đƣợc ƣớc lƣợc nhiều hơn nếu nhƣ ta so nó với các bộ sử nguồn nhƣ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.